+ Doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
* Ở Nhật Bản
Theo Điều 4 Chương II về chủ thể nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (Luật thuế pháp nhân của Nhật Bản) thì:
1. Pháp nhân trong nước theo quy định của Luật này có nghĩa vụ phải nộp thuế pháp nhân. Tuy nhiên, đối với pháp nhân công ích hoặc tổ chức không có tư cách pháp nhân thì có nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp có thực hiện hoạt động kinh doanh có sinh lời, thực hiện công việc ủy thác về thuế pháp nhân hoặc kinh doanh tiền lương hưu hoặc tiền tiết kiệm theo quy định tại Điều 84.
2. Các pháp nhân khác nằm ngoài quy định trên không có nghĩa vụ phải nộp thuế pháp nhân.
3. Pháp nhân nước ngoài khi có thu nhập có nguồn gốc trong nước theo quy định tại Điều 138 (thu nhập có nguồn gốc trong nước) giới hạn cả tổ chức không có tư cách pháp nhân mà có hoạt động kinh doanh có thu nhập phát sinh từ nguồn trong nước, pháp nhân nhận ủy thác về thuế thuế pháp nhân hoặc kinh doanh tiền lương hưu thì theo quy định của Luật này có nghĩa vụ phải nộp thuế pháp nhân.
4. Cá nhân mà thực hiện công việc ủy thác về thuế pháp nhân theo Luật này có nghĩa vụ phải nộp thuế pháp nhân [15].
Pháp nhân trong nước gồm có 05 loại: Pháp nhân thông thường, pháp nhân công cộng, pháp nhân công ích, hợp tác xã và tổ chức không có tư cách pháp nhân.
Theo khoản 1 Điều 4 được trích dẫn ở trên thì Nhật Bản đã quy định đối với pháp nhân công ích hoặc tổ chức không có tư cách pháp nhân thì có nghĩa vụ nộp thuế với thu nhập từ hoạt động mang tính lợi nhuận.
Riêng pháp nhân công cộng nằm ngoài quy định của khoản 1 không có nghĩa vụ phải nộp thuế.
Pháp nhân nước ngoài gồm 04 loại như đã kể trên trừ hợp tác xã. Theo quy định tại Điều luật đã trích dẫn ở trên, pháp nhân nước ngoài là chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế hạn chế, pháp nhân chỉ có nghĩa vụ nộp thuế đối với thu nhập phát sinh ở Nhật Bản được liệt kê tại Điều 138; trường hợp nhận ủy thác nộp thuế pháp nhân hoặc là hoạt động kinh doanh lương hưu được quy định tại khoản 3 Điều 145.
Trong chương về đối tượng nộp thuế, Luật thuế pháp nhân Nhật Bản còn cụ thể hóa hai chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế đặc biệt đó là "Người có nghĩa vụ nộp thuế liên kết (hay hợp nhất)" và "Người có nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp ủy thác nộp thuế". Cụ thể là:
Phần 2 của Chương II: Người có nghĩa vụ nộp thuế liên kết (hay hợp nhất):
Điều 4.2: Trong trường hợp pháp nhân trong nước (chỉ giới hạn trong các pháp nhân thông thường hoặc các hợp tác xã, các pháp nhân liệt kê dưới đây không thuộc diện áp dụng) và tất cả các pháp nhân trong nước khác (trừ pháp nhân ngoài liên kết) mà trong quan hệ với pháp nhân trong nước nêu trên bị chi phối hoàn toàn bởi pháp nhân trong nước đó (chỉ giới hạn trong các quan hệ được quy định trong nghị định với tư cách là các quan hệ không có sự can thiệp của pháp nhân ngoài liên kết (tức là các pháp nhân ngoài pháp nhân thông thường, pháp nhân đã nhận quyết định tiến hành thủ tục phá sản, các công ty có mục đích đặc định được quy định trong khoản 3 Điều 2 (định nghĩa) Luật về lưu động hóa vốn và các pháp nhân được quy định trong các nghị định khác. Hiểu tương tự đối với phần dưới đây của điều luật.) và pháp nhân nước ngoài; hiểu tương tự với phần dưới đây của chương này) nhận
được sự xác nhận của Cục trưởng Cục thuế về việc coi pháp nhân trong nước này là người có nghĩa vụ nộp thuế để nộp thuế pháp nhân thì các pháp nhân này sẽ dựa trên quy định của Luật này lấy pháp nhân trong nước đó làm người có nghĩa vụ nộp thuế để nộp thuế pháp nhân.
1. Pháp nhân đang thanh lý
2. Pháp nhân mà trong quan hệ với pháp nhân thông thường hoặc các hợp tác xã bị chi phối hoàn toàn bởi pháp nhân thông thường hoặc hợp tác xã đó
3. Các pháp nhân khác được quy định trong nghị định
Trong phần này Luật Nhật Bản cũng quy định rõ trường hợp người có nghĩa vụ nộp thuế bị hủy bỏ chứng nhận nộp thuế liên kết, đó là:
Tại Điều 4.5.1, mỗi pháp nhân liên kết mà thuộc bất kỳ mục nào dưới đây thì Cục trưởng cục thuế quốc gia có thể hủy bỏ chứng nhận nộp thuế liên kết. Trong trường hợp này, khi hủy bỏ chứng nhận thì chứng nhận sẽ mất hiệu lực kể từ sau ngày bị hủy bỏ.
- Việc thiết lập, đăng ký, bảo quản các loại sổ sách của năm kinh doanh hợp nhất không thực hiện theo quy định tại thông tư của Bộ Tài chính, chỉ thị của Cục trưởng cục thế Quốc gia, Vụ trưởng vụ thuế quốc gia hoặc Trưởng phòng thuế.
- Có đủ căn cứ hợp lý để nghi vấn tính chân thực về việc che giấu một phần hoặc toàn bộ hay ghi chép hoặc đăng ký giả dối các giao dịch trên sổ sách của năm kinh doanh thống nhất hay toàn bộ những mục ghi chép hoặc đăng ký khác trên sổ sách đó.
- Không nộp bản kê khai trong thời hạn nộp theo quy định của khoản 22.1
Điều 81 (kê khai thuế thống nhất).
Theo Điều 4.5.2, trường hợp phát sinh thực tế như nêu ở mục dưới đây, Pháp nhân liên kết mẹ con vào ngày quy định tại mục tương ứng được coi là đã bị hủy bỏ chứng nhận nộp thuế liên kết. Trong trường hợp này, chứng nhận nêu trên sẽ mất hiệu lực kể từ sau ngày được coi là đã hủy bỏ.
- Trường hợp giữa pháp nhân mẹ liên kết và pháp nhân trong nước (pháp nhân thông thường hay hợp tác xã) phát sinh quan hệ chi phối toàn bộ theo pháp nhân trong nước tương ứng. Hủy bỏ chứng nhận nộp thuế liên kết từ ngày phát sinh.
- Trường hợp pháp nhân con liên kết không còn thì pháp nhân liên kết chỉ là pháp nhân mẹ. Hủy bỏ chứng nhận từ ngày pháp nhân con không còn.
- Trường hợp pháp nhân liên kết mẹ giải thể: Từ ngày tiếp theo ngày
giải thể (trường hợp giải thể theo sự sáp nhập công ty thì kể từ ngày sáp nhập).
- Trường hợp pháp nhân liên kết con giải thể (giải thể theo quyết định sáp nhập hay quyết định mở thủ tục phá sản) hoặc xác định số tài sản còn lại: từ ngày tiếp theo ngày giải thể (trường hợp giải thể theo sự sáp nhập công ty thì từ ngày sáp nhập) hoặc ngày tiếp theo ngày xác định tài sản còn lại nêu trên.
- Trường hợp giữa pháp nhân liên kết con và pháp nhân liên kết mẹ không còn quan hệ chi phối toàn bộ theo pháp nhân liên kết mẹ: từ ngày không còn quan hệ chi phối nêu trên.
- Pháp nhân liên kết mẹ trở thành pháp nhân công ích tương ứng: từ ngày chuyển đổi tương ứng đó.
- Trong trường hợp giữa pháp nhân liên kết mẹ và pháp nhân trong nước (pháp nhân công ích...) có quan hệ chi phối theo pháp nhân trong nước tương ứng, pháp nhân trong nước đó sẽ trở thành pháp nhân thông thường hay hợp tác xã: từ ngày chuyển đổi tương ứng đó.
4.5.3. Pháp nhân liên kết khi có lý do bất khả kháng được sự cho phép của Cục trưởng cục thuế quốc gia có thể yêu cầu bỏ việc áp dụng nộp thuế liên kết. Tuy nhiên, nếu lý do này không được Cục trưởng cục thuế quốc gia cho là lý do bất khả kháng thì Cục trưởng cục thuế quốc gia có quyền từ chối yêu cầu của pháp nhân.
Còn đối tượng phải nộp thuế trong trường hợp ủy thác thuế pháp nhân được quy định cụ thể là:
Đối với người nhận ủy thác của ủy thác thuế pháp nhân
Điều 4 khoản 6, Người nhận ủy thác của ủy thác thuế pháp nhân vận dụng quy định của Luật này gồm: Phần 5 (quy tắc xử phạt) cũng như Chương 6 (vùng nộp thuế), Điều 12 (tài sản thuộc tài sản ủy thác và khoản nợ cũng như thu hồi chi phí và tiền lãi phải được trả về tài sản ủy thác), Điều 4 (người có nghĩa vụ nộp thuế), Mục 29.2 Điều 2, với mỗi loại được công nhận là riêng biệt như: tài sản sẵn có (nói chi phí và lợi nhuận cũng như khoản nợ và tài sản ngoài tài sản như tài sản ủy thác của ủy thác thuế pháp nhân, tại khoản tiếp đây cũng giống như vậy), tài sản ủy thác của ủy thác thuế pháp nhân (nói chi phí và lợi nhuận phải được trả lại tài sản ủy thác tương ứng cũng như khoản nợ và tài sản thuộc tài sản ủy thác. Chương dưới đây cũng giống như vậy).
Trong trường hợp tại khoản trên, các tài sản như là tài sản có sẵn và tài sản ủy thác của ủy thác thuế pháp nhân là tài sản thu hồi theo từng loại riêng biệt đã được công nhận theo quy định cùng khoản này.
Đối với pháp nhân nhận ủy thác (Điều 4 khoản 7)
Trường hợp vận dụng quy định của Luật này về pháp nhân nhận ủy thác (về pháp nhân là người nhận ủy thác của ủy thác thuế pháp nhân (tương ứng trường hợp người nhận ủy thác là cá nhân thì cá nhân là người nhận ủy thác tương ứng) là nói pháp nhân là người nhận ủy thác tương ứng trong trường hợp vận dụng quy định của Luật này với tư cách là người trả lại tài sản ủy thác liên quan đến ủy thác thuế pháp nhân tương ứng theo quy định tại điều trước) hay về người thụ hưởng ủy thác thuế pháp nhân thì sẽ tuân theo quy định dưới đây.
1. Trường hợp trụ sở doanh nghiệp, văn phòng, hay những nơi khác tương tự (dưới đây được gọi là "nơi kinh doanh") được ủy thác của ủy thác thuế pháp nhân mà ở trong nước thì pháp nhân nhận ủy thác về ủy thác thuế pháp nhân tương ứng cũng là pháp nhân trong nước.
2. Trường hợp nơi kinh doanh được ủy thác của ủy thác thuế pháp nhân không ở trong nước thì pháp nhân nhận ủy thác thuế pháp nhân tương ứng là pháp nhân nước ngoài.
3. Pháp nhân nhận ủy thác (những pháp nhân không phải là công ty) thì được coi là công ty.
4. Pháp nhân nhận ủy thác về ủy thác thuế pháp nhân gồm ủy sáp nhập ủy thác, ủy thác trước sáp nhập ủy thác thì bao gồm cả pháp nhân bị sáp nhập; pháp nhân nhận ủy thác về ủy thác thuế pháp nhân là ủy thác mới liên quan đến sáp nhập ủy thác thì bao gồm cả pháp nhân sáp nhập.
5. Pháp nhân nhận ủy tác về ủy thác thuế pháp nhân di chuyển với tư cách là tài sản ủy thác của ủy thác mới hay ủy thác khác đồng nhất với người nhân ủy thác một phần của tái sản ủy thác đó theo sự phân chia ủy thác là phân chia bao gồm cả phân chia kiểu phân cắt thì bao gồm cả pháp nhân phân chia; Pháp nhân nhận ủy thác về ủy thác thuế pháp nhân tiếp nhận di chuyển của 1 phần của tài sản ủy thác đó từ ủy thác khác đồng nhất người nhận ủy thác theo phân chia ủy thác thì bao gồm cả pháp nhân kế thừa sau phân chia.
6. Quyền thụ hưởng lợi ích của ủy thác thuế pháp nhân là người thụ hưởng lợi ích của ủy thác thuế pháp nhân, người coi là vốn đầu tư hay cổ phiếu bao gồm cả cổ đông…Trong trường hợp này thì cổ phiếu hay vốn đầu tư của pháp nhân là người nhận ủy thác của ủy thác thuế pháp nhân đó thì coi đó không phải là vốn đầu tư hay cổ phiếu của pháp nhân ủy thác về ủy thác thuế pháp nhân tương ứng, cổ đông của pháp nhân là người nhận ủy thác tương ứng thì không là cổ đông của pháp nhân ủy thác tương ứng.
7. Pháp nhân ủy thác là pháp nhân được hình thành vào ngày hiệu lực của việc ủy thác thuế pháp nhân liên quan đến pháp nhân ủy thác tương ứng phát sinh hiệu lực (trường hợp hợp đồng ủy thác nhiều dựa trên một điều khoản sẽ là ngày hợp đồng đầu tiên được ký kết; trường hợp ủy thác bên ngoài ủy thác thuế pháp nhân mà tương thích với ủy thác thuế pháp nhân sẽ là ngày có sự tương thích đó).
8. Trường hợp đã hoàn thành ủy thác về ủy thác thuế pháp nhân hay trường hợp có người nhận ủy thác (gồm người được coi là người thụ hưởng lợi ích quy định tại khoản 1 điều này theo quy định của khoản 2 điều này. Dưới đây gọi là "người thụ hưởng lợi ích") quy định tại Điều 12 khoản 1 (trả lại chi phí và lợi nhuận phải được trả lại tài sản ủy thác cũng như khoản nợ và tài sản thuộc tài sản ủy thác) về ủy thác thuế pháp nhân (khoản 29 Điều 2) thì giải thể pháp nhân nhận ủy thác về ủy thác thuế pháp nhân này (trừ trường hợp phù hợp với việc ủy thác được nêu tại mục 8 hay điểm i mục 2 khoản 29 Điều 2).
9. Trường hợp người ủy thác của ủy thác thuế pháp nhân (trừ ủy thác tại mục 2 khoản 29 Điều 2. Tại khoản dưới đây cũng như vậy) ủy thác có tài sản hay trường hợp người nhận ủy thác theo quy định của khoản 1 Điều 12 mà ủy thác được coi là có khoản nợ và tài sản thuộc tài sản ủy thác đó thương thích với ủy thác thuế pháp nhân thì coi là có vốn đầu tư đối với pháp nhân nhận ủy thác về ủy thác thuế pháp nhân này.
10. Việc phân phối lợi nhuận của ủy thác thuế pháp nhân thì chia đề tiền thặng dư không theo sự suy giảm của tiền thặng dư tư bản và việc hoàn trả nguyên bản ủy thác thuế doanh nghiệp coi như chia đều tiền thặng dư theo sự suy giảm của tiền thặng dư tư bản.
11. Mục cần thiết liên quan đến việc vận dụng quy định của Luật này về người thụ hưởng lợi ích của ủy thác thuế pháp nhân hay pháp nhân ủy thác ngoài pháp nhân quy định tại các khoản trước thì quy định tại Nghị định của Chính phủ.
Trường hợp ủy thác thuế pháp nhân có từ 2 người ủy thác trở lên (Điều 4 khoản 8)
1. Trường hợp có từ 02 người ủy thác của 01 ủy thác thuế pháp nhân trở lên thì tài sản như là tài sản ủy thác về ủy thác thuế pháp nhân tương ứng của những người ủy thác sẽ vận dụng quy định của Luật này coi như tài sản ủy thác của 01 người.
2. Trường hợp quy định tại khoản trên thì những người ủy thác của cùng khoản là người ủy thác giám sát việc ủy thác của ủy thác thuế pháp nhân cùng khoản sẽ nộp thuế pháp nhân về ủy thác thuế pháp nhân tương ứng với tư cách là người có nghĩa vụ nộp thuế.
2.1.2. Các quy định về thu nhập chịu thuế
2.1.2.1. Phương pháp xác định thu nhập chịu thuế
* Ở Việt Nam
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thu nhập chịu thuế được xác định trong từng kỳ tính thuế. Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính. Kỳ tính thuế đầu tiên đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập và kỳ tính thuế cuối cùng đối với cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản,… được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản,… có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với doanh nghiệp mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng.
Thu nhập chịu thuế bao gồm: Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và thu nhập khác, kể cả thu nhập có từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài.
Phương pháp tính thuế được xác định như sau:
= | Thu nhập tính thuế | - | Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) | x | Thuế suất Thuế thu nhập doanh nghiệp |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Vấn Đề Lý Luận Về Pháp Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
- Các Nguyên Tắc Cơ Bản Của Pháp Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
- So Sánh Pháp Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Ở Việt Nam Và Nhật Bản
- So sánh pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản - 7
- Xác Định Thu Nhập Chịu Thuế Trong Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp
- Thuế Suất Thuế Pháp Nhân Đối Với Công Ty Thông Thường Và Tổ Chức Không Có Tư Cách Pháp Nhân