Thuế Suất Thuế Pháp Nhân Đối Với Công Ty Thông Thường Và Tổ Chức Không Có Tư Cách Pháp Nhân

việc chuyển dịch đất đai, chứng khoán cho pháp nhân bị tách theo giá thị trường, công ty bị tách có nghĩa vụ nộp thuế chuyển nhượng tài sản.

Như vậy, nếu so sánh với Nhật Bản, ở Việt Nam chưa hình thành có hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến xác định thu nhập trong tổ chức lại doanh nghiệp. Những quy định pháp luật về tổ chức lại doanh nghiệp ở nước ta cũng gắn với đặc thù của nền kinh tế, việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất chủ yếu được thực hiện giữa các doanh nghiệp trong cùng tập đoàn, hoạt động mua bán công ty chưa nhiều và được quản lý chặt chẽ, chủ yếu tổ chức lại doanh nghiệp vẫn thông qua hình thức mua bán tài sản. Để hoàn thiện các quy định này, cần có sự rà soát tổng thể thực tiễn tổ chức lại doanh nghiệp để làm căn cứ xác định phương thức đánh thuế phù hợp.

2.1.3. Các quy định về thuế suất

* Ở Việt Nam

Bộ Tài chính vừa mới ban hành Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, từ ngày 01/01/2014 thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông là 22% và từ ngày 01/01/2016 là 20%. Đối với doanh nghiệp (DN) có tổng doanh thu năm trước liền kề dưới 20 tỷ thì thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng là 20%. Nếu năm trước đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh chưa đủ 12 tháng, tính bình quân doanh thu một tháng không vượt 1.67 tỷ thì áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%.

Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất 22% (từ 01/01/2016 là 20%).

Thông tư 78/2014/TT-BTC cũng bổ sung lãi tiền gửi và lãi tiền vay vào đối tượng phải tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu với thuế suất 5%.

Về thời điểm xác định doanh thu, Thông tư 78/2014/TT-BTC đã bổ sung quy định về thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế, theo đó trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của số năm thu tiền trước chia cho số năm thu tiền trước. Đối với hoạt động vận tải hàng không là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ vận chuyển cho người mua.

Về thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định doanh nghiệp được bù trừ lỗ trong chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế.

Doanh nghiệp phải chuyển số lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) của các năm 2013 trở về trước còn trong thời hạn chuyển lỗ vào thu nhập của hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư, nếu chuyển không hết thì được chuyển vào thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả thu nhập khác) từ năm 2014 trở đi.

Trường hợp doanh nghiệp làm thủ tục giải thể, sau khi có quyết định giải thể nếu có quyết định chuyển nhượng bất động sản là tài sản cố định của doanh nghiệp thì thu nhập (lãi) từ chuyển nhượng bất động sản (nếu có) được bù trừ với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh vào kỳ tính thuế phát sinh hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

Về chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế,

Thông tư quy định, hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần từ 20 triệu trở lên

(đã bao gồm VAT) phải thanh toán không dùng tiền mặt để được tính chi phí hợp lý. Trường hợp hóa đơn này đã hạch toán vào chi phí tính thuế nhưng sau đó không thanh toán theo đúng điều kiện thì phải kê khai điều chỉnh giảm chi phí tính thuế. Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp được chi tối đa 01 triệu đồng/tháng/người để trích nộp Quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; đồng thời phải ghi rõ điều kiện hưởng trong Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể… và doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ bảo hiểm bắt buộc trước đó.

Thông tư 78 cũng bổ sung một số khoản chi không được trừ khi tính thu nhập chịu thuế như chi mua thẻ hội viên sân gôn, chi phí chơi gôn, các khoản chi liên quan đến phát hành cổ phiếu (trừ cổ phiếu thuộc loại nợ phải trả), cổ tức, tăng giảm vốn chủ sở hữu.

Đồng thời thông tư cũng bổ sung thêm một số khoản chi phí được trừ như các khoản chi thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng an ninh; Chi hỗ trợ tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp.

* Ở Nhật Bản:

Thuế suất đối với pháp nhân ở Nhật Bản gồm thuế pháp nhân (thuế phát sinh khi có thu nhập trong hoạt động kinh doanh) và thuế địa phương (như là dạng "thuế cư dân của doanh nghiệp" khi doanh nghiệp đó tồn tại ở một địa phương nhất định về mặt địa lý).

Bảng 2.1: Thuế suất thuế pháp nhân đối với công ty thông thường và tổ chức không có tư cách pháp nhân


Thu nhập chịu thuế

Vốn cuối năm dưới 100.000.000 yên

Vốn cuối năm

từ 100.000.000 yên trở lên

Dưới 8.000.000 yên/ 1 năm

15%


25,5%

Từ 8.000.000 yên trở lên/ 1 năm

25,5%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

So sánh pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản - 9

Nguồn: [22].

Bảng 2.2: Thuế suất thuế pháp nhân đối với pháp nhân phi lợi nhuận


Thu nhập chịu thuế

Tỷ lệ thuế doanh nghiệp

Dưới 8.000.000 yên/ 1 năm

15%

Từ 8.000.000 yên trở lên/ 1 năm

25,5%

Nguồn: [22].

Bảng 2.3: Thuế suất thuế pháp nhân đối với pháp nhân công ích


Thu nhập chịu thuế

Tỷ lệ thuế doanh nghiệp

Dưới 8.000.000 yên/ 1 năm

15%

Từ 8.000.000 yên trở lên/ 1 năm

19%

Nguồn: [22].

Bảng 2.4: Thuế suất thuế pháp nhân đối với hợp tác xã


Thu nhập chịu thuế

Vốn cuối năm dưới 100.000.000 yên

Vốn cuối năm từ 100.000.000 yên trở lên

Dưới 8.000.000 yên / 1 năm

15%


22%

Từ 8.000.000 yên trở lên/ 1 năm

19%

Nguồn: [22].

Bảng 2.5: Thuế suất thuế pháp nhân đối với công ty y tế


Thu nhập chịu thuế

Tỷ lệ thuế doanh nghiệp

Dưới 8.000.000 yên / 1 năm

15%

Từ 8.000.000 yên trở lên/ 1 năm

19%

Nguồn: [22].

Đối với pháp nhân thông thường, thuế chính quyền Trung ương đánh trên toàn bộ thu nhập với mức thuế suất là 25.5%, đối với công ty có thu nhập dưới 8 triệu yên nhưng vốn sở hữu dưới 100 triệu yên là 15%. Đối với thuế của Tỉnh, do Tỉnh quyết định, thông thường là 5%.

Đối với pháp nhân phi lợi nhuận, thuế của chính quyền Trung ương là 25.5%, đối với doanh nghiệp có thu nhập dưới 8 triệu yên, mức thuế suất là 15%. Đối với thuế của Tỉnh, do Tỉnh quyết định, thông thường là 5%.

Đối với doanh nghiệp công ích, chỉ đánh thuế đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh với mức thuế suất đối với doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế dưới 8 triệu yên là 15%, trên 8 triệu yên là 19%. Thuế của địa phương do Tỉnh quyết định, thông thường là 5%.

Các loại pháp nhân đều có nghĩa vụ nộp thuế cho Quận với mức 12,3%/ tổng thuế thu nhập pháp nhân.

Trong trường hợp áp dụng chế độ đánh thuế liên kết, mức thuế suất áp

dụng như sau:

- Đối với pháp nhân thông thường có vốn góp trên 100 triệu yên hoặc công ty tương hỗ là 25,5%.

- Đối với pháp nhân thông thường có vốn góp dưới 100 triệu yên hoặc không góp vốn (trừ công ty tương hỗ) là 25,5% đối với thu nhập trên 8 triệu yên và 15% đối với thu nhập dưới 8 triệu yên.

- Đối với hợp tác xã, nếu có vốn sở hữu trên 100 triệu yên thì thuế suất áp dụng là 22%. Trường hợp vốn sở hữu dưới 100 triệu yên, nếu thu nhập chịu thuế dưới 8 triệu yên thì thuế suất áp dụng là 15%, nếu thu nhập chịu thuế trên 8 triệu yên thì thuế suất áp dụng là 19%.

- Đối với doanh nghiệp y tế, nếu thu nhập chịu thuế ít hơn 8 triệu yên thì thuế suất là 15%, nhiều hơn 8 triệu yên thì thuế suất là 19%.

Như vậy, việc áp dụng thuế suất thông thường ở Nhật Bản tương đối phức tạp. Ngoài phân biệt đánh thuế theo cấp chính quyền Trưng ương và địa phương, phân biệt mức thuế đối với từng loại hình doanh nghiệp theo chế độ đánh thuế thông thường, Nhật Bản còn công nhân các quy định thuế suất áp dụng cho đánh thuế liên kết giữa các doanh nghiệp theo quy định. Sự đa dạng hóa các loại thuế suất tạo ra sự công bằng cho các công ty thuộc các ngànhh và lĩnh vực khác nhau cũng như có quy mô vốn và lợi nhuận khác nhau.

2.1.4. Các quy định về miễn, giảm thuế

* Ở Việt Nam

Miễn thuế

Chế độ miễn thuế áp dụng với các doanh nghiệp thuộc một số lĩnh vực nhất định hoặc loại thu nhập của các doanh nghiệp.

Thu nhập được miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 4 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013.

Thu nhập miễn thuế là thu nhập từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp (dịch vụ tưới, tiêu nước; cày, bừa đất, nạo vét kênh, mương nội đồng; dịch vụ phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, vật nuôi; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp); Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có từ 30% số lao động bình quân trong năm trở lên là người khuyết tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS; Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, người đang cai nghiện, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS.

Các thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) lần đầu của doanh nghiệp được cấp chứng chỉ giảm phát thải; Thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của Ngân hàng Phát triển Việt Nam về tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu; thu nhập từ hoạt động tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng chính sách xã hội; thu nhập của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam; thu nhập từ hoạt động có thu do thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của các quỹ tài chính Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập

và hoạt động theo quy định của pháp luật; Phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác (bao gồm cả Văn phòng giám định tư pháp) để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó theo quy định của luật chuyên ngành về giáo dục - đào tạo, y tế và về lĩnh vực xã hội hóa khác; phân thu nhập hình thành tài sản không chia của hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã; Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cũng là đối tượng được miễn thuế.

Ngoài ra, Luật còn quy định miễn thuế đối với khoản tài trợ nhận được từ tổ chức, cá nhân khác để dùng cho các hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và các hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.

Miễn, giảm thuế có thời hạn

Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với: Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới; Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định 218/2003/NĐ-CP và thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp (trừ khu công nghiệp nằm trên địa bàn có điều kiện - kinh tế xã hội thuận lợi).

Như vậy, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi đã có sự bổ sung đang kể về lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn ưu đãi thuế để thúc đẩy sản xuất và tăng chất xúc tác cho môi trường đầu tư. Cụ thể:

Bổ sung vào diện áp dụng thuế ưu đãi 10% trong 15 năm, miễn 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa 9 năm đối với:

- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới: ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao; đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học; bảo vệ môi trường;

- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản) đáp ứng một trong hai tiêu chí: (i) Quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6.000 tỷ đồng, giải ngân không quá 3 năm, có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10 nghìn tỷ đồng/năm sau 3 năm kể từ năm có doanh thu; hoặc (ii) Quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6 nghìn tỷ đồng thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ khi được cấp phép đầu tư và sử dụng trên 3.000 lao động.

- Thu nhập của doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông

nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao.

Bổ sung vào diện áp dụng thuế suất ưu đãi 20%, miễn 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm đối với: Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới: sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; sản xuất thiết bị tưới tiêu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; phát triển ngành nghề truyền thống.

Bổ sung quy định ưu đãi thuế đối với khu công nghiệp: thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp (trừ khu

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 10/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí