Thuế thu nhập
= | Thu nhập chịu thuế | - | Thu nhập được miễn thuế | + | Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nguyên Tắc Cơ Bản Của Pháp Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
- So Sánh Pháp Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Ở Việt Nam Và Nhật Bản
- Các Quy Định Về Thu Nhập Chịu Thuế
- Xác Định Thu Nhập Chịu Thuế Trong Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp
- Thuế Suất Thuế Pháp Nhân Đối Với Công Ty Thông Thường Và Tổ Chức Không Có Tư Cách Pháp Nhân
- Các Quy Định Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
= | Doanh thu | - | Chi phí được trừ | + | Các khoản thu nhập khác |
Doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng bất động sản thì phải xác định riêng thu nhập chịu thuế từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản để kê khai nộp thuế riêng.
Để xác định về thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế, ta cần xác định được các doanh thu để tính thu nhập chịu thuế, các khoản chi phí được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh và các khoản thu nhập khác. Sau đây là chi tiết các yếu tố cấu thành nên thu nhập chịu thuế:
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế
Trước hết, doanh thu được hiểu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà cơ sở kinh doanh thu được trong kỳ tính thuế, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn cổ đông hoặc chủ sở hữu. Để cụ thể hóa việc xác định doanh thu tính thu nhập chịu thuế, pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam quy định:
Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng. Doanh thu được tính bằng đồng Việt Nam; trường hợp có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ.
Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp
khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp
trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa hoặc xuất hóa đơn bán hàng. Theo Bộ luật Dân sự 2005 tại Điều 168 khoản 1 quy định: "Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu". Còn đối với những hàng hóa thông thường khác thì thời điểm chuyển giao quyền sở hữu là khi bên mua giao tiền và bên bán nhận tiền và giao hàng hóa.
Đối với dịch vụ là thời điểm dịch vụ hoàn thành hoặc xuất hóa đơn bán hàng.
Trường hợp thời điểm lập hóa đơn xảy ra trước thời điểm dịch vụ hoàn thành thì thời điểm xác định doanh thu được tính theo thời điểm lập hóa đơn.
Chi phí được trừ và không được trừ trong kỳ tính thuế
Về nguyên tắc, chi phí hợp lý là những khoản chi phí đáp ứng yêu cầu sau:
Thứ nhất, chi phí phải liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh được chi cho mục đích tạo ra thu nhập chịu thuế. Vì thế, đối với các khoản chi không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế thì không được tính là chi phí hợp lý, như: chi ủng hộ các địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội nằm ngoài cơ sở kinh doanh; chi từ thiện và các khoản chi khác không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế.
Thứ hai, chi phí hợp lý phải là các khoản thực chi, có chứng từ hợp pháp. Với yêu cầu này thì các khoản chi sau sẽ không được tính là chi phí như: các khoản trích trước vào chi phí như trích trước về sửa chữa lớn tài sản cố định, phí bảo hành sản phẩm hàng hóa, công trình xây dựng và các khoản trích trước khác; các khoản chi không có hóa đơn, chứng từ không hợp
pháp… Tuy nhiên, do trên thực tế có những cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, nguyên liệu của những đối tượng mà không thể có hóa đơn, chứng từ mà thực tế các khoản chi đó rất cần thiết cho hoạt động kinh doanh, thậm chí nó chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Để phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay, bảo đảm quyền lợi cho các cơ sở kinh doanh, pháp luật có quy định với một số trường hợp ngoại lệ sau: Cơ sở kinh doanh mua sản phẩm làm bằng mây, tre, cói, dừa, cọ của người nông dân trực tiếp làm hàng thủ công mỹ nghệ của các nghệ nhân không kinh doanh; đất, đá, cát, sỏi của người dân tự khai thác; phế liệu của người trực tiếp thu nhặt và một số dịch vụ của cá nhân không kinh doanh, không có hóa đơn, chứng từ được lập bảng kê theo quy định của Bộ Tài chính trên cơ sở chứng từ đề nghị thanh toán của người bán hàng, cung ứng dịch vụ. Giám đốc cơ sở kinh doanh duyệt chi theo bảng kê phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của bảng kê.
Thứ ba, chi phí phải hợp lý, hợp pháp theo đánh giá. Với yêu cầu này thì các khoản tiền phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở kinh doanh, phần chi vượt quá mức khống chế tối đa đối với một số khoản chi do pháp luật quy định thì sẽ không được tính là chi phí.
Các khoản chi phí được trừ để tính thuế: được quy định tại Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi cụ thể:
Chỉ trừ các khoản chi được quy định tại khoản 2 Điều 9, doanh nghiệp
được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên qua đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Luật đã trực tiếp thừa nhận chi phí được trừ là toàn bộ khoản chi phí thỏa mãn nguyên tắc đã nêu và không nằm trong các khoản chi phí không được hợp lý liệt kê. Đây là một bước tiến rất lớn đối với Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp, đảm bảo tính đơn giản, minh bạch, dễ thực hiện, đồng thời giảm thiểu các hành vi lợi dụng để trốn thuế.
Các khoản chi phí không được trừ để tính thuế:
Đối với một số khoản chi phí của cơ sở kinh doanh mặc dù thỏa mãn các yêu cầu trên nhưng khoản chi đó đã do các nguồn kinh phí khác đài thọ thì cũng không được tính. Thực trạng áp dụng quy định này cho thấy, pháp luật hiện hành đã xác định rất đúng những khoản chi thực sự không thể coi là khoản chi được trừ vào chi phí cho doanh nghiệp. Có thể tổng kết một số nguyên tắc xác định các khoản chi không được trừ vào doanh thu trong thực tế, đó là:
- Các khoản chi không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định hoặc hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.
- Các khoản chi không liên quan đến việc tạo ra doanh thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế.
- Các khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ. Ví dụ như:
1. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính như: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản được bù đắp từ nguồn kinh phí khác.
3. Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật có liên quan về trích
lập dự phòng, tiền trang phục, tiền ăn giữa ca…
4. Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa vượt mức tiêu hao hợp lý và giá xuất kho.
5. Trích khấu hao tài sản cố định không đúng với quy định của pháp
luật về khấu hao tài sản cố định.
6. Các khoản chi phí trích trước vào chi phí mà thực tế không chi khi hết thời hạn quy định gồm: trích trước về sửa chữa lớn tài sản cố định và các khoản trích trước khác.
Riêng đối với các tài sản cố định đặc thù việc sửa chữa có tính chu kỳ thì cơ sở kinh doanh được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nếu số thực chi sửa chữa lớn hơn số trích theo dự toán thì cơ sở kinh doanh được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này, nếu số thực chi nhỏ hơn số trích theo dự toán thì hạch toán giảm chi phí.
7. Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ kinh doanh cá thể, thù lao trả cho sáng lập viên công ty không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh; các khoản chi trả cho người lao động không được quy định trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể theo quy định của Bộ luật lao động.
8. Các khoản thuế:
- Thuế giá trị gia tăng của cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ hoặc hoàn thuế.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp hoặc tạm nộp.
- Thuế thu nhập cá nhân.
9. Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, chi phí tiếp tân, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị, chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chi phí chiết khấu thanh toán, chi phí báo biếu, báo tặng của các cơ quan báo chí liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vượt quá 10% tổng số chi phí được trừ không bao gồm các khoản chi thuộc diện khống chế nếu trên. Đối với hoạt động thương nghiệp thì tổng số chi phí để xác định mức khống chế không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra.
10. Các khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục theo quy định của
pháp luật.
v.v…
Các khoản thu nhập chịu thuế khác
Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà
khoản thu nhập này không thuộc các ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh có
trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ các hoạt động ngoài hoạt động tạo nên doanh thu. Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định về các khoản thu nhập khác tại Điều 3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 sửa đổi bổ sung năm 2013 và cụ thể hóa tại Điều 7 Chương II Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 18/6/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi. Theo đó, thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập sau:
1. Thu nhập từ hoạt động tài chính, bao gồm:
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm thu nhập từ việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật;
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản;
- Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bán ngoại tệ bao gồm: Lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật bao gồm cả tiền lãi trả chậm, lãi trả góp, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn; thu nhập từ bán ngoại tệ; khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính; khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ (riêng chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập mà tài sản cố định này chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính). Đối với khoản nợ phải thu, khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ thì chênh lệch tỷ giá hối đoái của các khoản nợ phải thu, khoản cho vay này là khoản chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái tại thời điểm thu hồi nợ với tỷ giá hối đoái tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu;
2. Thu nhập từ hoạt động đầu tư, bao gồm:
- Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 Nghị định này;
- Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, các loại giấy tờ có giá khác;
- Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bao gồm cả tiền thu về bản quyền dưới mọi hình thức, thu về quyền sở hữu trí tuệ; thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật; cho thuê tài sản dưới mọi hình thức;
- Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.
3. Thu nhập từ các hoạt động khác bao gồm:
- Hoàn nhập các khoản dự phòng, các khoản trích trước và chi phí nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết theo kỳ hạn trích lập;
- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ, nay lại đòi được;
- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;
- Các khoản thu nhập từ kinh doanh từ những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra và các khoản thu nhập khác;
- Chênh lệch giữa thu về tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế trừ đi khoản bị phạt, trả bồi thường do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật;
- Các khoản tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật nhận được;
- Chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, trừ trường hợp đánh giá tài sản có định khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần;
- Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, hàng hóa ở nước ngoài. Trường hợp khoản thu nhập từ dự án đầu tư ở nước ngoài
đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài, khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài hoặc đã được đối tác nước tiếp nhận đầu tư trả thay nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam. Số thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được miễn giảm đối với phần lợi nhuận được hưởng từ dự án đầu tư ở nước ngoài theo pháp luật của nước doanh nghiệp đầu tư cũng như được trừ khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam.
Đối với các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của dự án đầu tư tại nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài kê khai và nộp thuế theo quy định tại Hiệp định.
* Ở Nhật Bản
Cơ sở đánh thuế thu nhập pháp nhân theo Điều 21 Luật thuế thu nhập pháp nhân là khoản thu nhập hàng năm. Điều 22 quy định: Thu nhập chịu thuế xác định dựa trên tổng lợi nhuận trừ các chi phí trong năm tài chính đó. Lợi nhuận là khoản thu được trong hoạt động kinh doanh trừ lợi nhuận phát sinh từ giao dịch vốn, còn chi phí là khoản chi phí, tổn thất, giá đầu vào ngoài các chi phí liên quan đến giao dịch vốn. Ngoài ra, Luật còn quy định việc tính toán lợi nhuận, chi phí phải theo tiêu chuẩn quản lý kế toán. Luật thuế thu nhập pháp nhân có một số quy định đặc thù liên quan đến lợi nhuận, giá đầu vào, chi phí và tổn thất. Việc tính toán chi phí và tổn thất theo tiêu chuẩn xử lý kế toán công bằng, thỏa đáng. Việc xác định lợi nhuận dựa trên các số liệu về doanh thu và chi phí trong quyết toán tài chính.
Đối với pháp nhân thông thường, thuế pháp nhân là thuế đánh vào thu nhập trong năm tài chính và thu nhập từ thanh lý pháp nhân. Thu nhập trong năm tài chính là khoản chênh lệch giữa khoản lãi và khoản lỗ (Điều 22).