pháp lý cho cải cách, hiện đại hóa, chuyển đổi tổ chức bộ máy quản lý sang mô hình quản lý tiên tiến, hình thành được hệ thống qui trình quản lý thuế mới, triển khai nhiều ứng dụng tin học trong quản lý thuế. Nhưng để triển khai, vận hành được và đi tiếp theo chiều sâu của cải cách thành công thì yếu tố con người có trình độ, năng lực là quyết định. Do đó, việc đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn này. Để có căn cứ cho đào tạo, trước hết cần phải khẩn trương hoàn thành việc xây dựng Bản mô tả công việc của từng vị trí cán bộ trong tổ chức (trong bản mô tả này có tiêu chuẩn của cán bộ ở từng vị trí). Trước mắt, ưu tiên xây dựng Bản mô tả công việc cho các vị trí thuộc các chức năng quản lý thuế chính (chức năng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, chức năng xử lý tờ khai thuế, kế toán thuế, chức năng quản lý thu nợ thuế, chức năng thanh tra, kiểm tra thuế). Trên cơ sở đó đánh giá những kiến thức mà cán bộ còn thiếu, yếu, để xây dựng nội dung, chương trình và tổ chức đào tạo cán bộ phù hợp, cũng như làm căn cứ để đánh giá, bố trí luân phiên, luân chuyển cán bộ. Cụ thể:
- Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ cho từng loại cán bộ thực hiện từng chức năng quản lý thuế.
- Rà soát việc phân bổ nguồn lực thực hiện các chức năng quản lý thuế toàn Cục, đánh giá phân loại công chức theo trình độ, thâm niên công tác,…Cơ cấu lại đội ngũ công chức, đảm bảo tập trung nguồn lực thực hiện các chức năng quản lý thuế chủ yếu theo hướng: cán bộ tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế khoảng 25%, cán bộ dữ liệu và xử lý tờ khai thuế và tin học khoảng 15%, cán bộ cưỡng chế thuế khoảng 10%, cán bộ thanh tra khoảng 30%, cán bộ lãnh đạo, quản lý khoảng 10% và cán bộ phục vụ hậu cần khoảng 10%.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ngắn, trung, dài hạn cho đội ngũ công chức thuế; xây dựng hệ thống chương trình và giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ thuế phù hợp với từng loại công chức, từng
loại hình bồi dưỡng; xây dựng đội ngũ giảng dậy chuyên trách, kiêm nhiệm đủ trình độ đảm đương công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức toàn Cục thuế; xây dựng trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ thuế chính quy hiện đại,…
2.2.2.3. Cải cách và hiện đại hóa công tác thanh tra
Trước hết cần rà soát, đánh giá hiện trạng công tác thanh tra trong Cục thuế Hà Nội nói riêng và toàn ngành thuế nói chung. Trình nhà nước bổ sung chức năng điều tra các vi phạm về thuế cho cơ quan thuế.
Nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế trong công tác thanh tra của các cơ quan thuế các nước. Rà soát mô hình và các phương pháp thanh tra đã áp dụng trong thí điểm cơ chế tự khai tự nộp. Xây dựng mô hình, phương pháp thanh tra cho ngành thuế phù hợp với cơ chế quản lý, nhóm đối tượng nộp thuế và theo từng loại thuế.
Xây dựng và thực hiện phân tích, đánh giá lựa chọn đối tượng nộp thuế thanh tra áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro và lập kế hoạch thanh tra hàng năm theo cơ chế quản lý tự khai tự nộp. Đánh giá, hoàn chỉnh và tiếp tục triển khai trong phạm vi và lộ trình mở rộng của cơ chế tự khai tự nộp theo từng mức độ áp dụng trên cơ sở hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin đối tượng nộp thuế trong và ngoài ngành thuế và sự hỗ trợ của ứng dụng tin học cho công tác thanh tra.
Phối hợp xây dựng cơ sở dữ liệu đối tượng nộp thuế phục vụ công tác thanh tra thuế từ các thông tin đối tượng nộp thuế trong và ngoài ngành thuế. Rà soát các nguồn thông tin về đối tượng nộp thuế cung cấp, hỗ trợ cho công tác thanh tra thuế. Bổ sung yêu cầu về thông tin của đối tượng nộp thuế cho công tác thanh tra chuẩn bị xây dựng cơ sở dữ liệu đối tượng nộp thuế đầy đủ tập trung toàn quốc.
Có thể bạn quan tâm!
- Thuế Suất Thuế Pháp Nhân Đối Với Công Ty Thông Thường Và Tổ Chức Không Có Tư Cách Pháp Nhân
- Các Quy Định Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
- Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việc Nâng Cao Tính Hiệu Quả Của Pháp Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Ở Việt Nam
- So sánh pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản - 13
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Xây dựng và triển khai thực hiện các kỹ năng thanh tra thuế đối với từng trường hợp. (thu thập thông tin, đánh giá rủi ro, lập hồ sơ thanh tra, lập chứng cứ, đánh giá sau thanh tra…), bao gồm:
+ Xây dựng và triển khai thực hiện kỹ năng phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong thanh tra thuế.
+ Xây dựng và triển khai thực hiện kỹ năng sử dụng thông tin kinh tế ngành trong thanh tra thuế.
Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp với các ngành có liên quan trong công tác thanh tra thuế: Hải quan, Bộ Tài chính và các cơ quan khác của Chính phủ;
Xây dựng mô hình và phương pháp cho công tác điều tra thuế đối với các trường hợp gian lận, trốn thuế. Xây dựng chương trình phối hợp điều tra thuế với các ban ngành khác như: công an, tòa án…
Phối hợp xây dựng các phần mềm ứng dụng tin học hỗ trợ công tác thanh tra thuế từ khâu thu thập cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp, chuyển đổi dữ liệu doanh nghiệp để phân tích, đánh giá, xác định mức độ rủi ro phục vụ việc lựa chọn đối tượng thanh tra, lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại cơ quan thuế và triển khai kế hoạch thanh tra tại doanh nghiệp. Các phần mềm hỗ trợ bao gồm: phần mềm hỗ trợ phân tích, nhận dạng rủi ro (phân tích ngang, dọc, tỷ suất, giá trị,...); phần mềm hỗ trợ chuyển đổi, xử lý dữ liệu đầu vào (doanh nghiệp, cơ quan chính phủ, thông tin khác); phần mềm hỗ trợ kiểm tra rủi ro phát hiện (tại cơ quan thuế); phần mềm hỗ trợ phục hồi dữ liệu công tác thanh tra tại đơn vị; phần mềm hỗ trợ thanh tra trên máy tính; phần mềm hỗ trợ báo cáo kết quả thanh tra, đánh giá hiệu quả hoạt động thanh tra.
Phối hợp để tổ chức lại bộ phận thanh tra cho phù hợp với cơ chế quản lý mới từ cấp Trung ương đến địa phương. Tách chức năng thanh tra nội bộ và giải quyết khiếu nại tố cáo thành chức năng độc lập.
Phối hợp để đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ thanh tra, chú trọng đào tạo theo từng kỹ năng chuyên sâu, kiến thức kế toán doanh nghiệp và khả năng sử dụng ứng dụng tin học trong việc phân tích, khai thác thông tin và quản lý thanh tra thuế.
2.2.2.4. Ứng dụng khoa học công nghệ
Ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển tin học đáp ứng yêu cầu cải
cách và hiện đại hóa công tác quản lý thuế. Giải pháp:
- Cần phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận nghiệp vụ với tin học do cán bộ tin học chỉ mô tả được điểm kỹ thuật thuần túy, còn các cán bộ nghiệp vụ không có kinh nghiệm mô tả chính xác mình cần gì và cung cấp được gì cho phía tin học.
- Điều kiện cơ bản để thực hiện tin học hóa là các nghiệp vụ phải được chuẩn hóa về quy trình xử lý, các khuôn dạng, mẫu biểu của các loại báo cáo, sổ sách phải cụ thể rõ ràng và được áp dụng thống nhất trong toàn ngành thuế.
- Đội ngũ cán bộ tin học Cục thuế còn yếu về chuyên môn và thiếu về số lượng. Do vậy Cục thuế cần có kế hoạch đào tạo phổ cập trình độ sử dụng, khai thác máy tính ở mức độ thành thạo để đảm bảo nguồn nhân lực cho công tác phát triển tin học.
- Một dự án về ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế khi triển khai cần đảm bảo nguồn tài chính và sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Cục thuế và Tổng cục thuế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Ở Việt Nam, trước tình hình kinh tế - xã hội đang phát triển, yêu cầu hội nhập quốc tế đang thách thức, các loại hình doanh nghiệp, tổ chức có hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng, nên việc xây dựng hệ thống pháp luật thuế phù hợp với chuyển biến tình hình, dự đoán trước được những vấn đề sẽ phát sinh trong tương lai trong quan hệ thu - nộp thuế là vô cùng cần thiết.
1. Thông qua việc so sánh pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp ở hai nước Việt Nam và Nhật Bản nhận thấy có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt. Tình trạng đó do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do trình độ phát triển kinh tế - xã hội, mức độ đầu tư nước ngoài, bộ máy nhà nước... có sự khác biệt. Do đó, việc tham khảo kinh nghiệm để hoàn thiện
pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp cần phải căn cứ vào tình hình mỗi nước. Tuy nhiên, qua việc nghiên cứu pháp luật thuế pháp nhân của Nhật Bản, Việt Nam có thể tham khảo những quy định mới để dự liệu những quan hệ pháp luật thuế mà Luật thuế pháp nhân điều chỉnh sẽ phát sinh trong tương lai ở Việt Nam. Đồng thời học hỏi định hướng chính sách thuế thể hiện trong Luật thuế pháp nhân Nhật Bản để xây dựng pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam đảm bảo tính công bằng, tạo môi trường phát triển và phát triển bình đẳng cho các tổ chức có hoạt động kinh doanh.
2. Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Nhật Bản là mô hình cần được nghiên cứu để hoàn thiện các quy đinh của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, việc hoàn thiện theo hướng này cần theo lộ trình tương thích với năng lực quản lý thuế của bộ máy nhà nước, với trình độ của chủ thể nộp thuế.
KẾT LUẬN
Việt Nam, trên lộ trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển kinh tế đất nước vừa vừa đáp ứng nhu cầu hội nhập với các nước trên thế giới, một trong những vấn đề quan trọng là việc xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật, trong đó pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp có vai trò không nhỏ. Thời gian gần đây, Việt Nam đã và đang có những bước đột phá trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là kinh tế, số lượng doanh nghiệp ngày một tăng, loại hình kinh doanh, quan hệ phát sinh trong hoạt động kinh doanh cũng ngày một đa dạng. Nắm bắt được tình hình đó, Nhà nước ta cũng đã tiến hành sửa đổi pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp cho phù hợp, điều chỉnh được những quan hệ pháp luật thuế mới phát sinh. Cụ thể, ngày 19/6/2013, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13; cùng với đó là những văn bản dưới luật ra đời để hướng dẫn luật là Nghị định 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi và Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP. Những quy định này phần nào đã giải quyết được những vướng mắc khi thi hành pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp cũ. Tuy nhiên, vẫn còn những thiếu sót, và những dự liệu tương lai mà pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp cần hoàn thiện.
Hoàn thiện pháp luật thuế nói chung, hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng của Việt Nam trước tình hình kinh tế luôn luôn biến động không ngừng là hết sức khó khăn và phức tạp. Nó không thể chỉ là vấn đề đáp ứng những yêu cầu trước mắt mà còn phải có những dự liệu cho những vấn đề lâu dài, sẽ hình thành trong tương lai. Thông qua việc nghiên cứu, so sánh hai hệ thống pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở hai nước Việt Nam và Nhật Bản, đã chỉ ra được ngoài những nét tương đồng cơ bản trong một sắc thuế thì hệ thống pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở hai
nước cũng có nhiều điểm khác nhau. Những điểm khác nhau này do nhiều yếu tố tạo nên trong đó có yếu tố chính trị, kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, thông qua đó cũng giúp cho chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn, cũng như có những bài học kinh nghiệm mà nước bạn là Nhật Bản đã trải qua trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp để Việt Nam áp dụng vào tình hình thực tế của mình, có những định hướng xây dựng hệ thống pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn thiện hơn, góp phần tạo môi trường thuận lợi trong sản xuất kinh doanh đồng thời đảm bảo được nguồn thu cho ngân sách nhà nước, phát triển nền kinh tế nước nhà mạnh và bền vững.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiêng Việt
1. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Hà Nội.
2. Chính phủ (2013), Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, Hà Nội.
3. Đào Thúy Hằng (2013), "Những đột phá từ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi", http://tapchitaichinh.vn, ngày 30/12/2013.
4. Nguyễn Thị Lan Hương (2009), So sánh pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản, Đề tài cấp khoa, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
5. Đỗ Huyền (2013), "Cải cách chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp để thu hút đầu tư", http://www.hiephoidoanhnghiep.vn, ngày 08/01/2013.
6. Nhật Quang (2014), "Chính sách ưu đãi thuế: Còn nhiều hạn chế",
http://baocongthuong.com.vn, ngày 15/8/2014.
7. Quốc hội (2013), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Hà Nội.
8. Quốc hội (2013), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi, bổ sung),
Hà Nội.
9. Phạm Thị Giang Thu (2008), "Một số ý kiến trao đổi về dự thảo luật thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp", Luật học, (4), tr. 36.
10. Lê Quang Thuận, "Xu hướng cải cách thuế thu nhập doanh nghiệp trên thế
giới", http://www.tapchitaichinh.vn, ngày 22/4/2013.
11. Lê Thị Thu Thủy (2008), "Một số ý kiến về Dự thảo luật thuế thu nhập doanh nghiệp", Nghiên cứu lập pháp, (6), tr. 19.