ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THỊ HUYỀN
Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam
Chuyên ngành: Luật dân sự
Mã số: 60 38 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN CỪ
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Lê Thị Huyền
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỞ HỮU CHUNG
HỢP NHẤT CỦA VỢ CHỒNG 7
1.1. Một số khái niệm 7
1.1.1. Khái niệm về sở hữu, quyền sở hữu 7
1.1.2. Khái niệm về sở hữu chung 10
1.1.3. Khái niệm về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng 12
1.2. Khái quát các quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ
chồng trong hệ thống pháp luật Việt Nam13
1.2.1. Theo cổ luật 13
1.2.2. Trong thời kỳ Pháp thuộc 15
1.2.3. Thời kỳ miền Nam nước ta trước ngày thống nhất đất nước
(1954 -1975) ....................................................................................... 20
1.2.4. Quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo hệ thống pháp luật của nhà nước ta từ Cách mạng tháng Tám
(1945) đến nay 25
1.3. Quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng trong
pháp luật của một số nước trên thế giới 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 33
Chương 2:QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ SỞ
HỮU CHUNG HỢP NHẤT CỦA VỢ CHỒNG 35
2.1. Căn cứ xác lập sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng 35
2.1.1. Dựa vào thời kỳ hôn nhân 36
2.1.2. Dựa vào nguồn gốc tài sản 46
2.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản thuộc sở
hữu chung hợp nhất 52
2.2.1. Quyền của vợ, chồng đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất 52
2.2.2. Nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung hợp nhất 55
2.3. Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000 57
2.3.1. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 57
2.3.2. Chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn 60
2.3.3. Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước 63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 67
Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ SỞ HỮU CHUNG HỢP
NHẤT CỦA VỢ CHỒNG 69
3.1. Thực tiễn áp dụng chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng 69
3.1.1. Những kết quả đạt được trong thực tiễn áp dụng chế độ sử
hữu chung hợp nhất của vợ chồng 69
3.1.2. Những vướng mắc, bất cập khi áp dụng chế độ sở hữu chung
hợp nhất của vợ chồng 72
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện và áp dụng
pháp luật về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng 91
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật 91
3.2.2. Chế độ tài sản theo thỏa thuận (hôn ước) 99
3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật 100
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 102
KẾT LUẬN 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ luật dân sự | |
CNXH | Chủ nghĩa xã hội |
DLBK | Dân luật Bắc Kỳ năm 1931 |
DLGYNK | Tập Dân luật giản yếu Nam Kỳ năm 1883 |
DLTK | Dân Luật Trung Kỳ năm 1936 |
HĐTPTANDTC | Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao |
HN&GĐ | Hôn nhân và gia đình |
HVLL | Hoàng Việt Luật Lệ |
LGĐ | Luật Gia đình |
QTHL | Quốc Triều hình luật |
TAND | Tòa án nhân dân |
TANDTC | Tòa án nhân dân tối cao |
XHCN | Xã hội chủ nghĩa |
Có thể bạn quan tâm!
- Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo Pháp luật Việt Nam - 2
- Khái Niệm Về Sở Hữu Chung Hợp Nhất Của Vợ Chồng
- Thời Kỳ Miền Nam Nước Ta Trước Ngày Thống Nhất Đất Nước (1954 -1975)
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng | Trang | |
Bảng 3.1: | Người đứng tên giấy tờ sở hữu/quyền sử dụng một số tài sản phân theo thành thị - nông thôn | 73 |
Bảng 3.2: | Quan niệm về việc chồng hay vợ đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác theo khu vực sinh sống | 74 |
Bảng 3.3: | Tỉ lệ án hôn nhân gia đình về tranh chấp tài sản chung so với tổng số án hôn nhân gia đình một số năm gần đây | 86 |
Bảng 3.4: | Số liệu về án hôn nhân gia đình có tranh chấp tài sản chung theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm | 88 |
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hôn nhân gia đình là mối quan hệ xã hội quan trọng nhất trong cuộc sống. Do đó, trong vấn đề hôn nhân gia đình nói chung và vấn đề tài sản trong gia đình nói riêng, người Việt thường đề cao lợi ích của gia đình hơn lợi ích của mỗi cá nhân. Tài sản chung là thứ cần có để tạo điều kiện cho việc nhân danh lợi ích gia đình khi tham gia vào các giao dịch. Đó cũng là lý do Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09/06/2000 quy định chế độ sở hữu của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất.
Tài sản chung của vợ chồng là khối tài sản góp phần đảm bỏ nhu cầu đời sống của gia đình nhằm duy trì cuộc sống cũng như thỏa mãn các nhu cầu về tinh thần, vật chất của vợ chồng, các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình hôn nhân tồn tại.
Khối tải sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng không phải là tồn tại mãi mãi, mà cũng như quan hệ vợ chồng sẽ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng thay đổi trong một số trường hợp như: chia tài sản chung của vợ chồng trong thời ký hôn nhân, chia tài sản khi ly hôn, chia tài sản khi một bên vợ hoặc chồng chết trước,...
Bên cạnh đó trong thực tiễn xét xử các tranh chấp tài sản khi ly hôn cho thấy vụ việc khá phức tạp, và chủ yếu phát sinh do cách áp dụng pháp luật để xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng còn thiếu chính xác. Việc xác định tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng là rất quan trọng, đặc biệt là thời điểm hiện nay khi mà xã hội luôn có sự vận động, phát triển kéo theo các mối quan hệ phức tạp và khó xác định hơn. Khi việc xác định tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng chính xác sẽ giúp cho việc giải quyết tranh chấp dễ dàng hơn, giúp giảm bớt tranh chấp tài sản phát sinh liên quan đến HN&GĐ.
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn nữa cũng như muốn đưa ra những quan điểm của bản thân về vấn đề này dựa trên cơ sở những kiến thức đã được tích lũy trong quá trình học tập và tình hình áp dụng pháp luật trên thực tiễn, tác giả đã chọn đề tài: "Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo Pháp luật Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận những nội dung cơ bản của sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng trong quy định pháp luật hiện hành mà chủ yếu là Luật HN&GĐ năm 2000. Bên cạnh đó xác định những bất cập trong thực tiễn và đề xuất những giải pháp tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật trong thời gian tới và nâng cao hiệu quả việc thực hiện, bảo vệ quyền sở hữu chung nói chung, sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng nói riêng ở nước ta hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, cần phải thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Tìm hiểu một số vấn đề lý luận chung về sở hữu, sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, về các căn cứ xác lập, chấm dứt sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.
- Làm sáng tỏ bản chất pháp lý của chế định sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo quy định pháp luật Việt Nam.
- Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật ở nước ta hiện nay về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.
- Phân tích được những hạn chế và những vướng mắc của việc áp dụng pháp luật liên quan đến sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng; tạo sự nhận thức và áp dụng pháp luật được thống nhất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo quy định