Quy Định Của Một Số Nước Về Sinh Con Bằng Kỹ

con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản). Đây là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên quy định việc thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm; quy định việc cho tinh trùng, nhận tinh trùng; cho noãn, nhận noãn; cho phôi, nhận phôi; cơ sở lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi và xác định cha, mẹ cho trẻ sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Nghị định này áp dụng đối với các cặp vợ chồng vô sinh, phụ nữ sống độc thân muốn sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; người cho tinh trùng, người nhận tinh trùng, người gửi tinh trùng; người cho noãn, người nhận noãn; người cho phôi, người nhận phôi; cơ sở lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi; các cơ sở y tế được Bộ Y tế cho phép áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để sinh con. Lần đầu tiên một văn bản quy phạm pháp luật giải thích: Sinh con theo phương pháp khoa học, thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm, cặp vợ chồng vô sinh, noãn, phôi. Ngoài ra nghị định đã đưa ra nguyên tắc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cũng như các hành vi bị nghiêm cấm.

Sau ba tháng kể từ khi Nghị định số 12/2003/NĐ-CP được ban hành Bộ Y tế cũng có hướng dẫn cho các cơ sở y tế về Nghị định này. Thông tư số 07/2003/TT-BYT ngày 28 tháng 5 năm 2003 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12/02/2003 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học. Thông tư này quy định thẩm quyền, thủ tục cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi. Bên cạnh đó thông tư này quy định trách nhiệm các cơ sở y tế được phép thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cũng như các hành vi nghiêm cấm các cơ cơ sở y tế hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được làm. Nếu như Nghị định số 12/2003/NĐ-CP nghiêm cấm các hành vi mang thai hộ và sinh sản vô tình thì Thông tư số 07/2003/TT-BYT mớ rộng các hành vi nghiêm cấm trong thực hiện kỹ thuật sinh sản. Các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 4 Thông tư này đó là mang thai hộ; sinh sản vô tính; thực hiện việc cho phôi đối với phụ nữ độc thân; thực hiện

việc cho, nhận noãn, cho nhận, tinh trùng cho, nhận phôi đối với người nước ngoài. Trừ các trường hợp người vợ là người gốc Việt Nam; kinh doanh tinh trùng, noãn, phôi; tiết lộ các thông tin có liên quan đến tên, tuổi, địa chỉ, hình ảnh của người cho tinh trùng, người nhận tinh trùng, người cho phôi, người nhận phôi.

Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2007 cũng có đề cập đến sinh con bằng kỹ thuật sinh sản. Tại Điều 6 Luật này đã quy định về quyền hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo đã là căn cứ pháp lý quan trọng đối với cá nhân có ý nguyện hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo giúp họ thực hiện được ý nguyện của mình. Bên cạnh đó khoản 3, 4 Điều 3 giải thích một số khái niệm dùng trong kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Bên cạnh đó cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm đó là: "Cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời", được quy định tại khoản 7 Điều 11 luật này.

Để thống nhất các quy trình khám, chẩn đoán và kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm và lưu giữ tinh trùng, lưu giữ noãn, lưu giữ phôi, lưu giữ mô tinh hoàn của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Bộ trưởng Bộ Y tế đã có Thông tư số 12/2012/TT-BYT ngày 05 tháng 7 năm 2012 ban hành Quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm. Thông tư này quy định về quy trình khám, chẩn đoán vô sinh và quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm và lưu giữ tinh trùng, lưu giữ noãn, lưu giữ phôi, lưu giữ mô tinh hoàn.

Ngày 19/6/2014 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thay vì cấm mang thai hộ như trong Nghị định số 12/2003/NĐ-CP và để tránh việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo bị biến thể, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định điều kiện mang thai hộ, căn cứ xác định cha mẹ và con, quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ, giải quyết tranh chấp… Ngoài ra, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 còn quy định chi tiết về việc: xác định cha, mẹ, giải quyết tranh chấp, xử lý hành vi vi phạm, cũng như thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2015. Nghị định này đã bãi bỏ Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học. Nghị định này quy định về việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận noãn, cho và nhận phôi; thẩm quyền, thủ tục cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm; điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; lưu giữ tinh trùng, lưu giữ noãn, lưu giữ phôi; thông tin, báo cáo.Việc thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo được thực hiện theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cá nhân là người nước ngoài thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ tại Việt Nam.

Thông tư số 57/2015/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2016. Thông tư số 07/2003/TT-BYT ngày 25 tháng 3 năm 2003 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học và mục IV. Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm quy định tại Thông tư số 12/2012/TT-BYT ngày 15 tháng 7 năm 2012 của Bộ Y tế ban hành quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực. Thông tư này quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con; cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm; quy trình khám, chẩn đoán vô sinh; quy trình kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm; lưu giữ, chia sẻ thông tin. Ngoài ra thông tư này áp dụng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện quy định tại Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

1.4. QUY ĐỊNH CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ SINH CON BẰNG KỸ

THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN VỚI TINH TRÙNG TỪ NGÂN HÀNG TÌNH TRÙNG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

1.4.1. Quy định về người hiến tinh trùng

Quy định của các nước về sinh con bằng kỹ thuật sinh sản với tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng là khác nhau, đặc biệt là quy định về người hiến

Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng theo pháp luật Việt Nam - 4

tinh trùng. Đơn cử như Pháp, quy định các lần hiến tinh trùng cách nhau 15 năm; Trung Quốc thì quy định là một lần trong khi Singapo quy định số lần hiến tinh trùng tối đa là ba lần; Anh, Mỹ, Đan Mạch, Canada và một số nước khác không quy định số lần được hiến tinh tinh trùng.[17]

Hơn nữa, pháp luật của mỗi nước cũng quy định rất khác nhau về số tiền người hiến tình trùng được nhận. Trung Quốc quy định người hiến tinh trùng được hỗ trợ 5.000 nhân dận tệ khi hiến tại ngân hàng cộng cộng, trong khi các nước Anh, Mỹ, Đan Mạch… không quy định rõ mức chi trả mà chỉ đề cập là do sự thỏa thuận giữa người hiến tinh trùng và ngân hàng tinh trùng, phụ thuộc vào từng ngân hàng cũng như “chất lượng” của người hiến tinh trùng. Pháp luật một số nước cũng quy định cấm trả tiền cho người hiến tinh trùng do lo ngại về việc thương mại hóa quá trình sinh sản của con người trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến là Canada. [19]

Ngoài ra, còn có sự khác biệt trong việc giữ bí mật thông tin về người hiến tinh trùng. Theo quy định pháp luật Việt Nam, người hiến tinh trùng được bảo đảm bí mật về thông tin cá nhân. Điều này có nghĩa là cơ sở cung cấp tinh trùng không được phép cung cấp thông tin có liên quan đến người hiến tính trùng như: tên, tuổi, địa chỉ, hình ảnh của người cho tinh trùng cho bất cứ ai kể cả người nhận tình trùng lẫn đứa trẻ được sinh ra vì bất cứ mục đích nào. Nhưng, ở các nước khác, đa số sẽ chia thông tin của người hiến tinh trùng thành hai loại thông tin:

Thứ nhất, đó là các thông tìn về: trình độ học vấn, các thành tích mà họ đạt được cũng như các trường mà họ đã học, nghề nghiệp hiện tại; thông tin về đặc điểm nhận dạng bao gồm các thông tin chủng tộc, chiều cao, cân nặng, màu da, màu tóc, màu mắt…; thông tin về tình trạng sức khỏe nhóm máu, các bệnh đã từng bị, sự dụng thuốc; thông tin mô tả về tính cách…

Thứ hai là tên, địa chỉ, cách thức liên lạc của người cho tinh trùng.

Ví dụ như pháp luật Mỹ quy định chỉ được phép cung cấp cho người nhận tinh trùng thông tin loại thứ nhất không được phép cung cấp cho người nhận tinh trùng thông tin loại thứ hai. Nhưng ở một số bang yêu cầu những người cho tinh trùng phải cho phép bất kỳ đứa con trong tương lai nào của họ liên lạc với bố đẻ của mình khi chúng đủ 18 tuổi. Quy định này là một phần hệ thống “nhận dạng mở”. [21]

Hay như theo quy định pháp luật của Anh, từ năm 2005 chấm dứt quyền nặc danh của người hiến tinh trùng. [17]

Còn có Đan Mạch cho phép người hiến tinh trùng có thể lựa chọn giữ bí mật danh tính hoặc đồng ý cho ngân hàng tinh trùng tiết lộ thân phận nếu những đứa trẻ tương lai yêu cầu khi chúng 18 -21 tuổi. [23]

1.4.2. Lấy tinh trùng sau khi chết

Pháp luật của các nước đều cho phép nam giới có quyền được lưu giữ tinh trùng của mình tại ngân hàng tinh trùng để phục vụ mục đích sinh sản của mình. Tuy nhiên, vấn đề có được phép lưu giữ tinh trùng sau khi chết không thì quy định tại các nước là khác nhau. Một số nước cho phép, một số nước thì không.

Pháp, Đức, Thụy Điển, Canada là các quốc gia cấm trích xuất tinh trùng từ cơ thể người chết.

Anh chỉ cho phép trong trường hợp người đàn ông trước khi chết đã viết giấy tờ cho phép.

Isarel chỉ cần người có tinh trùng tỏ ý chấp thuận là đủ, người chết không cần phải để lại giấy tờ viết tay, mà người vợ chỉ cần nói cô tin rằng anh sẽ cho phép điều này nếu anh còn sống. Chính phủ thậm chí cung cấp cả gói hỗ trợ tài chính: bảo hiềm sức khỏe quốc gia sẽ trả cho tất cả những lần thụ tinh trong ống nghiệm cần thiết để sinh được hai em bé. [18]

Pháp luật của Mỹ về vấn đề này khá rắc rối và khó hiểu, thậm chí đôi khi còn ra những quyết định trái ngược nhau về vấn đề này. Theo quy định của pháp luật nước này, hoạt động quản lý mô và hiến nội tạng thuộc về cấp liên bang nhưng lại không nhất thiết áp dụng cho tinh trùng vì tinh trùng được xếp vào nhóm mô có thể tái sử dụng. Thụ tinh trong ống nghiệm thuộc phạm vi điều chỉnh cấp tiểu bang. Trong khi đó, năm 2006, một thẩm phán khi diễn giải chính sách hiến nội tạng nói rằng nội tạng bao gồm cả tinh trùng, có thể được hiến tặng bởi cha mẹ của người đàn ông sau khi chết, miễn là người đàn ông khi còn sống không từ chối việc cho đi như vậy. Điều này dẫn tới cách hiểu khác nhau trong áp dụng pháp luật tại bệnh viện của Mỹ, có bệnh viện thực hiện trích xuất tinh trùng từ người chết có bệnh viện không. Nếu một bác sĩ hay một bệnh viện không thấy thoải mái trong việc thực hiện quy trình này, họ có thể chuyển cái xác đó cho bệnh viện khác, bác sỹ khác thực hiện. Hiệp hội Sức khỏe sinh sản Mỹ giữ quan điểm: các yêu cầu lấy tinh trùng của người chết chỉ được chấp thuận nếu người yêu cầu là người phối ngẫu hay bạn đời của người đã mất và cần phải có thời gian tưởng niệm trước khi tinh trùng được đưa vào sử dụng. “Nếu không có văn bản nêu rõ ý nguyện cụ thể của người đã mất, thì sẽ là hợp lý khi kết luận bác sỹ không buộc phải tuân thủ bất cứ yêu cầu nào từ phía người phối ngẫu hay bạn tình còn sống trong việc trích xuất tinh trùng hay sử dụng tinh trùng đã trích xuất.” Hiệp hội cũng tư vấn các trung tâm y tế “không có trách nhiệm phải tham gia các hoạt động trích xuất tinh trùng, nhưng trong bất cứ trường hợp nào cũng nên xây dựng bộ văn bản quy tắc hoạt động trong lĩnh vực này.” Như vậy là, quy định pháp luật của Mỹ được phép lấy tinh trùng từ người chết nêu người phối ngẫu hay bạn đời của người chêt đồng ý và việc trích xuất tinh trùng này được thực hiện nếu trung tâm y tế đồng ý.[18]

Chương 2


QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ SINH CON BẰNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN VỚI TINH TRÙNG TỪ NGÂN HÀNG

TINH TRÙNG


2.1. NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN


2.1.1. Quyền được sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Quyền được có con, quyền được làm cha, làm mẹ là một trong những quyền thiêng liêng của con người. Tuyên ngôn toàn cầu về quyền tình dục (được thông qua tại Hội nghị thế giới lần thứ 14 về tình dục, tổ chức tại Hồng Kông, Trung Quốc, năm 1999) có đề cập đến quyền được tự do quyết định một cách có trách nhiệm về việc sinh đẻ (the right to make free and responsible reproductive choices): Quyền này nói đến sự tự do của các cá nhân được tự do quyết định có hay không có con, số lượng con và khoảng cách giữa những lần có con, và quyền được tiếp cận với các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.

Tại khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi điều 10 của Pháp lệnh Dân số có quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình đó là quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản; quyền được quyết định thời gian và khoảng cách sinh con;

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như môi trường, hóa chất, hậu quả chiến tranh… dẫn tới không phải cặp vợ chồng, cá nhân nào cũng có khả năng thực hiện quyền được có con, được làm cha, làm mẹ. Với sự ra đời của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã giúp cho những người có có khó khăn trong việc sinh sản được thực hiện quyền có những đứa con như họ ước muốn. Với quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP: "Cặp vợ chồng vô

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022