Đánh Giá Môi Trường Kinh Doanh Dịch Vụ Du Lịch Đối Với Khu Di Tích Và Thắng Cảnh Hương Sơn - Huyện Mỹ Đức, Thành Phố Hà Nội.



một trong những điểm du lịch hàng đầu thực hiện nội dung quan trọng này nhằm góp phần đẩy nhanh sự phát triển của ngành du lịch. Cụ thể:

+ Biên soạn và phát hành những ấn phẩm có chất lượng và thông tin chính thức về du lịch Hương Sơn để giới thiệu với khách du lịch về con người và cảnh quan, những thông tin về các điểm lưu trú, hệ thống các điểm tham quan, các nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí, giá cả sinh hoạt, đi lại... và địa chỉ các công ty tư vấn du lịch.

+ Xúc tiến việc xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sử văn hoá, các công trình kiến trúc, di tích, các danh lam thắng cảnh, các làng nghề, lễ hội... và cả những cơ hội, khả năng đầu tư phát triển của khu DT-TC Hương Sơn giới thiệu với du khách trong và ngoài nước. Những thông tin này rất bổ ích không chỉ đối với du khách có mục đích tham quan, đi lễ hội mà còn cần thiết cho các nhà đầu tư, kinh doanh.

Qua đây ta cũng thấy việc tuyên truyền giới thiệu về điểm đến du lịch Hương Sơn không chỉ là của riêng ngành Du lịch mà còn là sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều tổ chức nhằm đưa du lịch Hương Sơn ngày một phát triển.

Công tác quản lý tài nguyên môi trường tại khu di tích thắng cảnh Hương Sơn.

Công tác quản lý tài nguyên môi trường tự nhiên.

+ Về tài nguyên: Như trên đã nói khu di tích thắng cảnh Hương Sơn có hệ thống tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng song việc phân cấp quản lý cũng như sự phối kết hợp quản lý giữa các ngành, các cấp chưa đồng bộ và hiệu quả nên dẫn đến tình trạng tài nguyên thiên nhiên chưa được quan tâm đặc biệt.

+ Về vệ sinh môi trường: Nổi bật tại khu di tích thắng cảnh Hương Sơn về vệ sinh môi trường đó là không khí, nước và rác thải.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

+ Về môi trường không khí: Do lượng khách tới Hương Sơn rất đông đặc biệt là dồn về cùng một thời gian trong mùa lễ hội nên tại đây đã bị ảnh hưởng rất lớn về tiếng ồn động cơ, khói bụi và các loại khí thải. Tại các điểm dịch vụ ăn uống hầu hết là sử dụng than đá, củi... để đun nấu do đó mà lượng khi CO và CO2 thải ra là rất lớn. Ngoài ra do nhu cầu tâm linh nên lượng hương cắm ở các đền, chùa, hang


Một số giải pháp chiến lược phát triển dịch vụ du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội đến năm 2020 - 13


động.... nhiều do đó đã gây nên một sự ô nhiễm không khí nặng nề và còn phá huỷ những cảnh quan thiên nhiên đã có. Để khắc phục tình trạng trên trong thời gian qua nhiều ngành đã phối hợp để giải quyết, trong đó cơ bản là giải quyết tình trạng ách tắc giao thông tại các điểm đầu mối vào chùa Hương và từ Thiên Trù đi động Hương Tích nhằm giảm bớt ô nhiễm, tạo sự thông thoáng cho người đi lại. Cụ thể đã đầu tư mở rộng nâng cấp mở rộng đường giao thông, sử dụng các tình nguyện viên hướng dẫn khách. Đối với các đền, chùa, hang động... có biện pháp tuyên truyền, giáo dục cho du khách chỉ thắp hương theo đoàn hoặc chỉ thắp một nén hương để tỏ lòng thành tâm đồng thời làm sạch và thông thoáng các khu vực thờ cúng như đặt nón sắt tại các bát hương nhằm giảm sự ô nhiễm, tạo cảm giác dễ chịu mà vẫn giữ được vẻ tôn nghiêm.

+ Môi trường nước: Có thể nói trong thời gian qua không chỉ có Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn mà rất nhiều các cụm điểm du lịch khác vấn đề về nước (nước sạch và nước thải) còn nhiều bất cập. Tình trạng xả rác thải xuống lòng suối Yến, dọc đường đi là rất phổ biến. Tại các khu vực dân cư đã có nhiều hộ dùng giếng khoan nhưng lại không chú ý xử lý nước thải mà cho tự thấm, các khu dịch vụ lại gần chuồng trại chăn nuôi, các công trình vệ sinh chưa đủ tiêu chuẩn nên rất gây ô nhiễm. Tại một số khu vực như sân Thiên Trù có nhiều hàng quán ăn uống, nghỉ chân tạm thời song việc cung cấp nước sạch lại bị hạn chế, nước thải phần lớn cho tự chảy theo các triền núi do đó đã làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm của khu vực này.

Trong những năm gần đây vấn đề đảm bảo vệ sinh, giảm ô nhiễm môi trường nước cho khu di tích thắng cảnh Hương Sơn đã được tích cực triển khai, hàng năm Ban quản lý di tích thắng cảnh Hương Sơn đều tổ chức vớt rác, rong rêu, nạo vét lòng suối Yến, thu gom rác trên đường đi... Song vấn đề vệ sinh môi trường của khu vực vẫn chưa được giải quyết triệt để.

+ Môi trường rác thải: Theo ước tính trung bình mỗi khách đi du lịch chùa Hương thải ra khoảng 0,5 kg rác/ngày thì mỗi ngày tại khu du lịch chùa Hương sẽ phải xử lý một lượng rác từ 2-3 tấn. Thời gian vừa qua song song với việc đầu tư cho thu gom xử lý rác tại Hương Sơn còn mở rộng công tác tuyên truyền giáo dục người



dân địa phương và khách tham quan có ý thức bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi. Trong nội bộ khu vực và dọc các tuyến tham quan, các điểm dịch vụ đều bố trí các thùng đựng rác và thu gom thường xuyên.

Nhìn chung về phương diện quản lý vệ sinh môi trường tại khu vực này: trong mùa lễ hội BQL Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn ký hợp đồng với công ty TNHH Yến Hương chịu trách nhiệm quản lý công tác vệ sinh tại Hương Sơn. Ngoài vụ UBND xã phát động nhân dân cùng làm. Tại khu vực này cũng có nhiều dự án đầu tư cho công tác vệ sinh môi trường của các ngành , các cấp (như tiến hành nạo vét suối Yến, kè đá dọc hai bên bờ, đặt thùng đựng rác trên thuyền...). Do đó có thể nói trong thời gian qua công tác vệ sinh môi trường tại khu vực này có rất nhiều tiến triển tuy vậy vẫn còn nhiều hạn chế đòi hỏi cần phải có những biện pháp đồng bộ và toàn diện hơn.

Quản lý tài nguyên môi trường nhân văn.

Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn nổi bật với loại hình du lịch văn hoá -lễ hội tâm linh. Trong nhiều năm việc giữ gìn bảo vệ nguồn tài nguyên này đã được chú trọng như đầu tư cho việc tổ chức quản lý lễ hội, nâng cấp một số di tích cảnh quan, giáo dục cho du khách có ý thức bảo vệ nét đẹp truyền thống, phong tục tập quán tại các điểm di tích và những nơi tôn nghiêm.

Quản lý về trật tự an ninh xã hội.

Trong vụ việc quản lý an ninh trật tự tại đây do Ban tổ chức lễ hội Chùa Hương chịu trách nhiệm trong đó có sự tham gia của cả công an thành phố, công an huyện và xã, ngoài hội công tác này chủ yếu là công an huyện và công an xã.

Tình hình an ninh xã hội tại Hương Sơn trong thời gian qua vẫn còn tồn tại một số hiện tượng không lành mạnh, gây tâm lý bất an và tạo cảm giác không an toàn cho du khách. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng trên là do công tác quản lý tại đây còn lỏng lẻo.

Các đoạn đường thường xuyên xảy ra tình trạng ách tắc giao thông, đoạn từ núi Chấn Song, đoạn dốc dưới chân đền Cửa Võng, đây là những đoạn đường hiểm trở khó đi nhất và cũng là đoạn đường có nhiều kẻ gian lợi dụng để móc túi, trộm cắp tài sản, tư trang của du khách.



Ngoài ra do tình trạng khách du lịch đến tập trung đông vào mùa lễ hội cộng với tác động tiêu cực do một số phần tử gây ra; và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tình hình an ninh trật tự tại đây trở lên phức tạp, môi trường cảnh quan thiếu lành mạnh. Đó là những hiện tượng buôn thần bán thánh, mê tín dị đoan..., một số du khách thiếu ý thức về cách ăn mặc nơi đất Phật, tình trạng xen lấn xô đẩy trong động Hương Tích không những gây lộn xộn, mất trị an mà còn làm giảm giá trị thiêng liêng của khu di tích thắng cảnh Hương Sơn.

2.3. Đánh giá môi trường kinh doanh dịch vụ du lịch đối với khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Huyện Mỹ Đức, Thành Phố Hà Nội.

Qua phân tích tiềm năng và thực trạng của Khu Di tích và thắng cảnh Hương Sơn, Huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội chúng ta có thể khái quát những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức chính của Khu DT-TC Hương Sơn như sau:

2.3.1. Những điểm mạnh (S)

S1: Khu DT-TC Hương Sơn là một quần thể di tích và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, bao gồm một hệ thống các hang động, đền, chùa xen lẫn trong rừng núi. Khu Di tích thắng cảnh Hương Sơn nằm ở vùng văn hóa đặc sắc khu vực Bắc Bộ, với các lễ hội và phong tục, nếp sống sinh hoạt đặc trưng của làng quê Việt Nam. Là khu vực trọng điểm trong chiến lược phát triển du lịch quốc gia. Nằm trong vùng trọng điểm kinh tế của huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, rất thuận lợi cho việc thu hút khách du lịch nội địa từ các tỉnh phía Bắc và khách du lịch trong và ngoài nước khi về thăm thủ đô Hà Nội.

S2: Có thể nói rằng, khu Di tích và thắng cảnh Hương Sơn vừa là khu thắng cảnh thiên nhiên tạo hóa rất đẹp, vừa là quần thể di tích lịch sử văn hóa. Các dãy núi và những khu rừng nguyên sinh thích hợp cho du lịch sinh thái, khách du lịch cũng có thể du lịch leo núi tại Hương Sơn hoặc du lịch an dưỡng, chữa bệnh. Khí hậu ở đây rất dễ chịu, ít có thiên tai và thời tiết bất thường, rất thuận lợi để đi tham quan du lịch. Tài nguyên nhân văn của khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn cũng rất phong phú, đặc sắc mang tính truyền thống dân tộc từ di tích lịch sử kiến trúc tôn giáo, lễ hội văn hóa dân gian, các nghề thủ công truyền thống, ẩm thực đến các di tích lịch sử kháng chiến rất đáng để du khách



nghiên cứu khám phá…. Với lợi thế to lớn như vậy, để phát triển du lịch nơi đây

dễ dàng đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của mình.

S3: Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn có thế mạnh về thu hút nhiều vốn đầu tư để phát triển dịch vụ du lịch. Từ năm 2003 đến nay ngân sách nhà nước đã đầu tư hơn 500 tỷ đồng để nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch như bãi đỗ xe, nạo vét lòng suối, nâng cấp hai đầu bến đã đưa vào sử dụng có hiệu quả. Một số công trình hiện nay đang được đầu tư thi công với kinh phí khoảng 200 tỷ đồng.

S4: Cơ sở hạ tầng và các cơ sở lưu trú phát triển mạnh, đủ khả năng đáp ứng

phục vụ cho nhiều đối tượng khách, nhiều nhà nghỉ được trang bị tiện nghi đầy đủ.

S5: Quần thể khu Di tích và thắng cảnh Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội được hình thành và tổ chức lễ hội từ rất sớm, địa danh du lịch lễ hội này không những nổi tiếng trong nước mà đối với cả khách du lịch quốc tế bởi quy mô lễ hội, thời gian tổ chức lễ hội dài nhất và lượng khách đến hành lễ nhiều nhất. Du khách đi trẩy hội Chùa Hương ngoài đi lễ Phật còn kết hợp tham quan du lịch. Các phật tử từ mọi miền đất nước đã về chiêm bái cảnh Phật Hương Sơn, không phân biệt tuổi tác, địa vị, dân tộc, tôn giáo hay quốc gia. Bởi vậy, những người đến lễ hội Chùa Hương mỗi năm một đông và thời gian lễ hội không chỉ bó hẹp trong ba tháng xuân mà các tháng còn lại trong năm vẫn có người đến hành lễ vì đây là nơi có tài nguyên thiên nhiên phong phú, hấp dẫn, tài nguyên nhân văn đặc sắc và rất có giá trị truyền thống.

S6: Bên cạnh ngành công nghiệp, nông nghiệp, ngành du lịch là ngành được sự quan tâm đặc biệt của UBND thành phố Hà Nội nói chung và huyện Mỹ Đức nói riêng vì đó các cấp chính quyền đều đặt quyết tâm đưa ngành này thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thành phố và huyện Mỹ Đức đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành này phát triển như khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, quy hoạch quỹ đất để phát triển du lịch, ưu đãi các nhà đầu tư, từng bước kiện toàn quản lý nhà nước, đầu tư mạnh vào cơ sở vật chất, hạ tầng….

S7: Môi trường xã hội tại khu Di tích thắng cảnh Hương Sơn được cải thiện mạnh mẽ, bảo đảm an toàn, tăng uy tín chung trong lĩnh vực du lịch, ngăn ngừa tốt các dịch bệnh.



S8: Khu Di tích và thắng cảnh Hương Sơn có nguồn tài nguyên nhân văn đa

dạng, phong phú.

S9: Quy hoạch tổng thể du lịch đã được lập rất sớm, trong đó có vùng cần phải đầu tư để phát triển dịch vụ du lịch rất rõ ràng.

2.3.2. Những điểm yếu của Khu Di tích - thắng cảnh Hương Sơn (W)

W1: Sản phẩm du lịch chưa được phong phú, hấp dẫn, chất lượng không cao, các khu vui chơi giải trí còn thiếu dẫn đến không cuốn hút du khách lưu trú dài ngày.

W2: Môi trường tự nhiên đang bị tác động bởi tốc độ đô thị hóa, nhiều khu

vực bắt đầu bị ô nhiễm.

W3: Tài nguyên nhân văn chưa được khai thác đúng mức.

W4: Hiện trạng tự phát trong kinh doanh còn phổ biến, quản lý nhà nước không theo kịp sự phát triển dẫn đến tỉnh trạng lộn xộn trong kinh doanh “treo đầu dê bán thịt chó” làm mất lòng tin của khách hàng.

W5: Ngành du lịch của thành phố và địa phương mới chỉ phát triển theo chiều rộng chứ chưa theo chiều sâu. Mở rộng khai thác tài nguyên tự nhiên tại nhiều nơi nhằm phục vụ du lịch nhưng chưa quan tâm hoàn thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch hiện có.

W6: Chất lượng nguồn nhân lực trong ngành còn nhiều hạn chế, ý thức phục

vụ khách du lịch của nhân dân địa phương còn kém.

W7: Tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch chưa tốt, chưa quan tâm đúng mức đến tầm quan trọng của nó. Các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh du lịch phải tự quảng bá du lịch cho mình vì chưa có chính sách hỗ trợ rõ ràng.

W8: Sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể chưa chặt chẽ, liên tục, dẫn đến mất nhiều cơ hội đầu tư vào khu vực này.

W9: Vốn đầu tư vào khu Di tích này còn dàn trải dẫn đến hiệu quả sử dụng

vốn chưa cao.

W10: Các chính sách về đất đai hay thay đổi, thủ tục thuê đất, giao đất còn nhiều phức tạp, chưa có quy hoạch tổng thể khu Di tích phù hợp với điều kiện hiện nay.



2.3.3. Những cơ hội để phát triển lĩnh vực du lịch (O)

O1: Chính sách mở cửa hội nhập đã giúp cho ngành du lịch của chúng ta phát triển mạnh mẽ. Việc Việt Nam tham gia vào tổ chức du lịch thế giới, hiệp hội lữ hành Châu Á - Thái Bình Dương, việc ký hiệp định du lịch Asean sẽ giúp ngành du lịch chúng ta thu hút thêm nhiều ngành du lịch quốc tế đến thăm.

O2: Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp trong đó có nhiều di sản của thế giới như Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha….bên cạnh đó, Việt Nam nổi tiếng với nền văn hóa đa dạng, đặc sắc và một lịch sử lâu đời của thế giới. Nơi đây được tự nhiên ưu đãi, con người thân thiện, chính trị ổn định và lại được thế giới công nhận là một trong những điểm đến an toàn nhất.

O3: Thế giới đang quan tâm đến Việt Nam như là một nền kinh tế đang phát triển nhanh, ổn định. Kinh tế tăng trưởng nhanh dẫn đến đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Nhu cầu du lịch của người dân trong nước tăng lên, khả năng thu hút khách du lịch quốc tế cũng được cải thiện qua các năm.

O4: Nhà nước ngày càng quan tâm nhiều hơn đến ngành du lịch, đã tích cực xúc tiến nhiều hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ra nước ngoài. Ngân sách tập trung cho ngành du lịch cũng tăng nhanh qua các năm gần đây. Việc miễn thị thực nhập cảnh cho người dân của một số quốc gia trong khu vực giúp cho thủ tục nhập cảnh dễ dàng hơn, người dân của những nước này đến Việt Nam dễ dàng hơn.

O5: Tình hình thế giới trong những năm gần đây có nhiều biến động bất ổn, khách du lịch chuyển hướng sang các khu vực, lãnh thể ổn định hơn. Nạn sóng thần vừa qua cũng đã làm một số quốc gia có ngành du lịch bị tổn thất nặng, Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi sóng thần và lại có thế mạnh chính trị - xã hội ổn định. Đây là cơ hội để chuyển dịch khách du lịch quốc tế vào Việt Nam.

O6: Phát triển lĩnh vực kinh doanh du lịch tại khu DT-TC Hương Sơn nằm trong chiến lược phát triển chung của Việt Nam về du lịch và của thành phố Hà Nội cũng như tại địa phương huyện Mỹ Đức. Điều này cho phép lĩnh vực du lịch tại khu DT-TC Hương Sơn nhận được nhiều sự hỗ trợ, ưu tiên của nhà nước trong quá trình phát triển, thực hiện các kế hoạch của mình.



O7: Khu Di tích thắng cảnh Hương Sơn nằm trong thành phố Hà Nội, là nơi trung tâm giao lưu với các tỉnh thành và địa phương khác trong cả nước và quốc tế nằm trong khu vực kinh tế năng động nhất của Việt Nam rất thuận lợi thu hút khách du lịch, đặc biệt là khả năng thu hút khách nội địa từ những khu vực này.

2.3.4. Những thách thức (T)

T1: Ngành du lịch Việt Nam nói chung và lĩnh vực du lịch tại khu DT-TC Hương Sơn nói riêng đang trong giai đoạn đầu tư phát triển. Kinh nghiệm và khả năng quản lý còn yếu, khả năng cạnh tranh với các nước khác có ngành du lịch phát triển gặp nhiều khó khăn, chúng ta mới chỉ vào khai thác tài nguyên tự nhiên là chính.

T2: Tình hình thế giới biến động xấu trong những năm gần đây như khủng bố, đại dịch cúm gia cầm (đã xảy ra tại một số nước Châu Á trong đó có Việt Nam, và có thể bùng phát bất cứ lúc nào), gần đây là nạn sóng thần, thiên tai, lũ lụt…. đã làm cho lượng khách du lịch giảm mạnh. Ngành du lịch của cả thế giới cũng như Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh, phải mất một thời gian nữa ngành này mới có thể hồi phục.

T3: Các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực đều có chiến lược phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Họ tiến hành quảng bá hình ảnh du lịch của đất nước họ rất mạnh, đầu tư xây dựng những trung tâm du lịch lớn tầm cỡ quốc tế, tiến hành đa dạng hóa sản phẩm du lịch, liên kết các ngành, các tour du lịch…. So với chúng ta thì họ có nhiều lợi thế cạnh tranh.

T4: Khả năng phối hợp, liên kết giữa các ngành của Việt Nam còn yếu, chưa vì mục tiêu chung của đất nước. Chính vì điều này đã làm giảm khả năng cạnh tranh cho ngành du lịch của chúng ta.

T5: Khả năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Việt Nam cũng như khu Di

tích và thắng cảnh Hương Sơn trong tương lai gần là rất hạn chế.

T6: Môi trường tự nhiên tại Việt Nam nói chung cũng như khu DT-TC Hương Sơn nói riêng đang có nguy cơ bị khai thác cạn kiệt, bê tông hóa quá nhiều, ô nhiễm do tốc độ, phát triển kinh doanh du lịch quá nhanh. Sự quản lý yếu kém và ý thức chưa tốt của người dân là nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trên. Muốn phát triển du lịch bền vững, phải có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự hợp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2024