153 | 31.2% | 80.10% | |
Thời gian quảng cáo liên tục 24*7 | 186 | 37.9% | 97.38% |
Dễ dàng định hướng đến đối tượng mục tiêu | 51 | 10.4% | 26.70% |
Có thể dễ dàng thay đổi nội dung nếu cần | 58 | 11.8% | 30.37% |
Có thể dễ dàng kiểm soát hay đo lường hiệu quả | 89 | 18.1% | 46.60% |
Cho phép tương tác với KH | 54 | 11.0% | 28.27% |
Phạm vi quảng cáo không giới hạn về mặt địa lý | 149 | 30.3% | 78.01% |
Phải có người am hiểu về CNTT và mạng | 56 | 11.4% | 29.32% |
Cần có sự hỗ trợ của các hình thức QC khác | 164 | 33.4% | 85.86% |
Có thể không mua được những vị trí đẹp | 98 | 20.0% | 51.31% |
Kích thước bé nên thông tin bị hạn chế | 125 | 25.5% | 65.45% |
Đòi hỏi phải có nhà thiết kế chuyên nghiệp | 126 | 25.7% | 65.97% |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Nghiên Cứu Về Thực Trạng Ứng Dụng Internet Marketing Tại Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Việt Nam
- Quy trình ứng dụng internet marketing tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - 11
- Kết Quả Nghiên Cứu Định Lượng Kiểm Tra Các Giả Thuyết Về Nhận Thức Của Các Dn Đối Với Internet Marketing
- Mức Độ Thực Hiện Các Bước Quy Trình Im Của Các Dnnhóm Iii Trong Mẫu Điều Tra
- Mô Hình Quy Trình Ứng Dụng Internet Marketing Vào Thực Tiễn Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Việt Nam
- Nội Dung Cụ Thể Các Bước Của Quy Trình Ứng Dụng Im
Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.
Chỉ tiếp cận đến những KH có thói quen sử
dụng Internet
174
35.4% 91.10%
Ý kiến khác 3 0.6% 1.57%
Tổng số 1804 367.4%
Nguồn: Điều tra của tác giả 2011-2012
Các ý kiến được các DN lựa chọn nhiều nhất (trên hoặc xấp xỉ 50% số DN đã từng thực hiện quảng cáo trên Internet lựa chọn)là:
Ưu điểm và những lợi ích:
o Thời gian quảng cáo liên tục 24*7
o Việc thiết kế và đăng quảng cáo tương đối nhanh gọn và đơn giản, thuận tiện
o Phạm vi quảng cáo không giới hạn về mặt địa lý
o Hình ảnh thiết kế đẹp, thu hút, dễ gây chú ý
o Dễ thực hiện, dễ thay đổi khi cần
o Có thể dễ dàng kiểm soát hay đo lường hiệu quả quảng cáo
o Chi phí tương đối thấp
Nhược điểm và những hạn chế:
o Chỉ tiếp cận đến những KH có thói quen sử dụng Internet
o Vẫn cần có sự hỗ trợ của các hình thức quảng cáo khác
o Đòi hỏi phải có nhà thiết kế chuyên nghiệp
o Kích thước bé nên thông tin bị hạn chế
o Cần có sự hỗ trợ của các hình thức quảng cáo truyền thống khác
o Có thể không mua được những vị trí đẹp
o DN phải có người am hiểu về CNTT và mạng (chỉ được 29.32% DN lựa chọn, vì họ lý giải rằng việc này hoàn toàn thuê ngoài làm)
Những đánh giá ít được lựa chọn hơn (dưới 50% số DN lựa chọn) là một số đánh giá về ưu điểm của quảng cáo Internet:
Ưu điểm và những lợi ích:
o Chi phí tương đối thấp
o Có thể dễ dàng định hướng đến đối tượng mục tiêu (nhắm chọn đối tượng để quảng cáo cho phù hợp)
o Truyền tải được nhiều thông tin
o Cho phép tương tác với KH
Về cách thức thực hiện, cácDN nhóm II này thường không tuân theo quy trình ra quyết định hiệu quả, cách thức phổ biến nhất của họ là nêu yêu cầu hoặc gửi hình ảnh cho một đại lý quảng cáo/truyền thông thực hiện việc đăng quảng cáo đó, trừ việc gửi email đến cho KH để quảng cáo thì họ có thể xin/thuê/mượn danh sách email ở đâu đó rồi gửi đồng loạt đến cho tất cả danh sách.
Đánh giá hiệu quả của quảng cáo trên Internet nhìn chung không cao, theo như kết quả thu được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.5: Đánh giá hiệu quả của quảng cáo trên Internet của các DNnhóm II
Các lĩnh vực đánh giá hiệu quả hoạt động IM
Điểm trung bình đánh giá
Mở rộng kênh truyền thông cho SP/DN 3.67
Xây dựng hình ảnh cho thương hiệu/DN 3.21
3.15 | |
Mở rộng TTr KH | 2.58 |
Tăng doanh thu và lợi nhuận cho DN | 2.97 |
Nguồn: Điều tra của tác giả 2011-2012
(Thang điểm sử dụng là thang Likert 5 mức độ từ 1 – hiệu quả thấp đến 5 – hiệu quả cao)
Theo kết quả từ cuộc điều tra này, dường như các DN chỉ nhận ra và quan tâm đến những ưu điểm “bề nổi, dễ thấy” chứ không biết hoặc không quan tâm đến những ưu điểm riêng có và có tính chất chiến lược của quảng cáo trên Internet, bao gồm khả năng nhắm chọn đối tượng mục tiêu, khả năng tương tác với KH và khả năng đo lường hiệu quả quảng cáo. Điều này có thể được giải thích bởi 2 lý do:
- DN không nhận thức được một cách đầy đủ và chính xác về bản chất, hình thức, công cụ và do đó là khả năng của quảng cáo trên Internet nói riêng và IM nói chung. Điều này là phù hợp với kết quả cuộc nghiên cứu định tính phỏng vấn cá nhân chuyên sâu với các cấp lãnh đạo DN.
- DN không có chiến lược cụ thể với việc đăng quảng cáo trên mạng Internet mà chỉ làm theo phong trào hoặc đáp ứng cho một tình huống cụ thể nào đó của DN (giảm sản lượng tiêu thụ, được mời đăng, đợt khuyến mại, đối thủ cạnh tranh có đăng...): chứ không phải vì “có kế hoạch cụ thể trước từ đầu năm/đầu kỳ”
Bảng 2.6: Tình huống sử dụng quảng cáo trên Internet của các DNnhóm II
Số DN chọn trả lời | Tỷ lệ so với mẫu điều tra | Tỷ lệ so với nhóm II | |
Lúc tung ra một SP mới | 56 | 11.4% | 29.32% |
Khi cần thúc đẩy doanh số bán hàng | 186 | 37.9% | 97.38% |
Làm theo đối thủ cạnh tranh | 42 | 8.6% | 21.99% |
Có đợt khuyến mại của công ty nhân sự kiện đặc biệt | 76 | 15.5% | 39.79% |
Được mời làm (từ các báo mạng, đại | 15 | 3.1% | 7.85% |
Làm theo lộ trình kế hoạch đã xác định từ đầu năm/đầu kỳ | 5 | 1.0% | 2.62% |
Tình huống khác | 14 | 2.9% | 7.33% |
Tổng số | 394 |
Nguồn: Điều tra của tác giả 2011-2012
Những DN nhóm này khi thực hiện quảng cáo trên Internet thường lệ thuộc vào đối tác, không có sự hoạch định chiến lược, không tiến hành phân tích các thông tin cần thiết và cũng không có sự thực hiện theo quy trình chiến lược.
2.2.3.3. Nhóm III: Các DN sử dụng Internet như một công cụ làm Marketing trực tiếp
Đây là nhóm III gồm 152 DN hay 30.96% kích thước mẫu, có website riêng mà ngoài việc giới thiệu SP và DN thì còn cho phép đặt hàng trực tuyến, giao tiếp với KH và thực hiện dịch vụKH trực tuyến. Những DN nhóm III trong mẫu điều tra thuộc về các ngành nghề kinh doanh đa dạng. Tất cả các DN này đều đã kết nối Internet băng thông rộng ADSL, tỷ lệ nhân viên có trình độ cao đẳng – đại học và tương đương trở lên là 37.7%. Tất cả các DN nhóm này đều có sử dụng Internet băng thông rộng tại DN, với mục đích sử dụng rất đa dạng, từ việc tìm kiếm cập nhật tin tức hàng ngày đến việc quản lý website, liên hệ với đối tác...Đây cũng là nhóm ứng dụng tương đối nhiều các phần mềm tin học trong quản lý kinh doanh và hoạt động sản xuất của DN.
Mặc dù các DN nhóm này có thực hiện một số hoạt động IM như đã nói, song họ chỉ nhằm mục đích cơ bản là bán hàng, không có kế hoạch thống nhất, không dựa trên các thông tin cần thiết, thậm chí dường như website là do đội ngũ bán hàng quản lý và khá độc lập với các chiến lược truyền thông Marketing của DN.Website của các DN này tập trung vào việc giới thiệu thật chi tiết (hình ảnh, thông số kỹ thuật, tính năng, giá cả ...) của các SP và một số thông tin cần thiết vềDN, sao cho thật thu hút và hấp dẫn đểKH ghé thăm, lưu lại và đặt hàng. Để các trang web của mình hấp dẫn, các DN thường kết hợp với việc đặt quảng cáo banner
tương tác trên các website nổi tiếng, nhiều người đọc trong đó có đường kết nối đến website của DN. Để banner đó được chú ý, các DN thường đưa lên đây các thông tin khuyến mãi hấp dẫn. Các hoạt động như vậy về bản chất là sự kết hợp của quảng cáo, xúc tiến bán và bán hàng cá nhân trực tiếp trên Internet để cố gắng bán SP mà không cần qua trung gian phân phối – vì vậy đây là hình thức Marketing trực tiếp trực tuyến.
Kết quả nghiên cứu trên nhóm DN này được tóm tắt dưới đây (xem chi tiết các kết quả xử lý dữ liệu trong phụ lục 4):
- Về cách thức sử dụng Internet và website:
Các website của các DN được lập ra với mục đích cơ bản để giới thiệu SP dịch vụ và thông tin của DN (100%), chỉ có 17.8% website cung cấp các giá trị gia tăng cho người dùng.
Các website mặc dù có chức năng cho phép đặt hàng trực tuyến nhưng việc đặt hàng thường được chuyển thẳng về email của người phụ trách. Do đó, các website hầu như về cơ bản chỉ mang chức năng cung cấp thông tin SP và thông tin liên lạc cho những KH ghé thăm.
Tần suất cập nhật thông tin lên website rất thấp, với 58.55% số DN trong nhóm này trung bình một tháng mới cập nhật thông tin lên web một lần, 12,4% DN vài tháng mới cập nhật một lần hoặc hầu như không cập nhật.
Định hướng hoàn thiện website của nhóm DN này tập trung vào việc giới thiệu chi tiết về SP để bán hàng và đưa các khuyến mại lên website, các định hướng về làm nội dung, kết nối đến các website khác, gia tăng lợi ích cho người vào site hoặc thực hiện chiến lược nội dung… được rất ít DN quan tâm.
- Thực trạng hoạt động quảng cáo trên Internet:
Các DN thuộc nhóm này khá năng động trong các hoạt động quảng cáo truyền thông, với 100% các DN trong nhóm có thực hiện quảng cáo trên Internet. Ngoài ra, họ còn thực hiện khá nhiều các hình thức quảng cáo khác, bao gồm bảng/biển hiệu, quảng cáo trên báo/tạp chí hay tặng phẩm dành cho KH. Không DN nào trong nhóm không thực hiện quảng cáo.
Trong các hình thức quảng cáo trên Internet mà nhóm DN này đã áp dụng, nhiều nhất là hình thức quảng cáo banner tương tác có dẫn đến website của DN – với 58.55% số DN nhóm này đã thực hiện, tiếp theo là quảng cáo banner với hình ảnh động và đặt bản tin giới thiệu SP trên website khác.
Đánh giá về ưu nhược điểm của các hình thức quảng cáo trên Internet, nhóm này có xu hướng đánh giá cao hơn hẳn so với các DN trong nhóm II về khả năng thiết kế hình ảnh, gây chú ý và tương tác với KH, khả năng thay đổi nội dung khi cần, khả năng định hướng đến đối tượng mục tiêu, khả năng kiểm soát hay đo lường hiệu quả. Một lưu ý khác nữa là các DN nhóm này cũng khá khác biệt so với nhóm II khi đánh giá về việc có cần sự hỗ trợ của các hình thức quảng cáo khác hay không, với chỉ 49.34% chọn nhận định rằng “Cần có sự hỗ trợ của các hình thức quảng cáo khác” so với 85.86% của nhóm II. Ngoài ra, tỷ lệ cho rằng làm quảng cáo trên Internet là đòi hỏi phải có nhà thiết kế chuyên nghiệp cũng thấp hơn 14% so với nhóm II (42.76% so với 65.97%).
- Tình trạng ứng dụng các hoạt động InternetMarketing khác:
Các DN nhóm này chưa đầu tư nhiều vào các công cụ IM khác, chỉ thực hiện một số hoạt động như Email gửi hàng loạt đến cho KH (26.97% nhóm III hay 8.35% mẫu điều tra), thảo luận và trò chuyện trực tuyến với KH (qua việc để một nick yahoo online để hỗ trợ KH trực tiếp khi cần), với 21.05% số DN của nhóm hay 6.52% mẫu, 16.45% của nhóm (5.09% của mẫu) có tạo các microsites (các site nhỏ được tạo ra theo những mục tiêu cụ thể, có liên kết đến website chính). 109 DN trong nhóm này không áp dụng bất cứ hoạt động nào khác ngoài website và quảng cáo.
Tình huống nảy sinh nhu cầu thực hiện hoạt động hay một công cụ Marketing trên Internet nào đó của nhóm các DN này chủ yếu liên quan đến mục đích bán hàng, như khi ra đời SP mới, hay khi cần thúc đẩy doanh số bán hàng. Khi đưa ra quyết định thì họ cũng ít khi tham khảo các nguồn thông tin đáng lẽ là cần thiết,chẳng hạn như thông tin về môi trường kinh doanh, hoạt động của đối thủ cạnh tranh, hành vi trực tuyến của khách hàng, chiến lược thương hiệu và định vị thương
hiệu, các chiến lược marketing và truyền thông mà DN đang áp dụng…Họ thường chỉ tập trung vào mục tiêu làm sao để thu hút KH vào đặt hàng mua hàng mà thôi
Số DN Hoàn cảnh để thực hiện IM chọn trả lời | Tỷ lệ so với mẫu điều tra | Tỷ lệ so với nhóm III |
Lúc tung ra một SP mới 148 | 30.14% | 97.37% |
Khi cần thúc đẩy doanh số bán hàng 152 | 30.96% | 100.00% |
Làm theo đối thủ cạnh tranh 97 | 19.76% | 63.82% |
Có đợt khuyến mại của công ty nhân sự kiện 84 | 17.11% | 55.26% |
Được mời làm (từ các báo mạng, đại lý 22 | 4.48% | 14.47% |
Làm theo lộ trình kế hoạch đã xác định từ 12 | 2.44% | 7.89% |
Tình huống khác 10 | 2.04% | 6.58% |
Bảng 2.7: Tình huống áp dụng các công cụ Marketing Internet của các DNnhóm III trong mẫu điều tra
đặc biệt quảng cáo…)
đầu năm/đầu kỳ
Nguồn: Điều tra của tác giả 2011-2012
- Về cách thức thực hiện hoạt động IM: Kết quả khá phân tán với các hình thức khác nhau. Tỷ lệ cao nhất rơi vào tình huống “thuê đối tác bên ngoài thực hiện và cùng nhau bàn bạc để đưa ra quyết định, sau đó để đối tác thực hiện” với 32,24% (49DN) trong nhóm II lựa chọn. Đại đa số trong nhóm II này thường vẫn phải dựa vào đối tác bên ngoài, thậm chí hoàn toàn dựa vào tư vấn, thiết kế hay hỗ trợ của bên ngoài mà không có sự phối hợp giữa 2 bên để làm nội dung cho website theo đúng định hướng Marketing. Chỉ có 45 DN, chiếm 29.6% số nhóm II hay 9,16% của mẫu điều tra là quan tâm đến quản lý nội dung đăng lên website; trong đó có 31 DN là tự mày mò thực hiện hoạt động IM và 14 DN thuê ngoài thực hiện phần kỹ thuật và CNTT, còn lại DN thực hiện.
Bảng 2.8: Cách thức thực hiện các hoạt động Marketing trên Internet của các DNnhóm III trong mẫu điều tra
Cách thức thực hiện các hoạt động IM
Số DN
chọn trả lời
Tỷ lệ so với nhóm II
Thuê đối tác bên ngoài thực hiện và hoàn toàn theo tư vấn
của họ
30
19.74%
Thuê đối tác bên ngoài thực hiện và cùng nhau bàn bạc để đưa ra quyết định ban đầu, sau đó đối tác sẽ thực hiện
49 32.24%
Thuê đối tác bên ngoài, hai bên cùng bàn bạc và cùng nhau
phối hợp thực hiện từ đầu đến cuối
27
17.76%
Thuê ngoài thực hiện một phần kỹ thuật và CNTT, DN quản lý chặt nội dung
14 9.21%
Không thuê ngoài mà thường tự mày mò thực hiện 31 20.39%
Hình thức khác 1 0.66%
Tổng số 152 100.00%
Nguồn: Điều tra của tác giả 2011-2012
- Về quy trình thực hiện các hoạt động IM: Các DN trong nhóm này cũng thực hiện các bước của quy trình Marketingkhi tiến hành thực hiện các hoạt động IM, tuy nhiên mức độ tuân thủ theo quy trình là không cao, cũng như nội dung của từng bước trong quy trình là không được thực hiện đầy đủ và chi tiết. Có những DN khi tiến hành quảng cáo trên một trang, hoặc khi tiến hành thực hiện bán hàng trên Internet ngay trên website chính, nhưng không có quan niệm rõ ràng về TTr mục tiêu của SP mà nhân viên bán hàng chỉ tìm cách bán được hàng để đạt chỉ tiêu về doanh số. Việc phối hợp với các hoạt động Marketing trong môi trường thực là hầu như không có, nếu có chỉ là lấy các thông tin về SP, quảng cáo và khuyến mại để đưa lên trang web chính mà thôi.