Phương Pháp Tổng Hợp Phân Tích Thông Tin Về Điều Kiện Tự Nhiên – Kinh Tế Xã Hội

­ Đánh giá, phân tích thuận lợi, khó khăn của điều kiện cơ bản đến phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.

­ Định hướng sử dụng đất của xã trong giai đoạn 2015 – 2025.

­ Phân tích thị trường nông lâm sản trên địa bàn xã Yên Sở.

­ Dự báo các chỉ tiêu phát triển kinh tế ­ xã hội.

2.2.2. Quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp

­ Xác định căn cứ, phương hướng, mục tiêu phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.

­ Quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp xã Yên Sở đến năm 2025.

­ Quy hoạch các biện pháp phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.

­ Phân kỳ quy hoạch và kế hoạch thực hiện.

­ Ước tính vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế cho phương án quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.

­ Đề

xuất giải pháp tổ

chức thực hiện phương án quy hoạch phát

triển sản xuất nông lâm nghiệp.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.1.1. Phương pháp kế thừa

Phương pháp thu thập và kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan

tới vấn đề phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn xã Yên Sở

được cập nhập qua các thời kỳ và trong năm, về các tài liệu có liên quan sau:

+ Tài liệu về điều kiện tự nhiên của xã: Vị trí địa lý, đặc điểm về điều kiện khí hậu, thủy văn, địa hình, đất đai…

+ Tài liệu về điều kiện kinh tế ­ xã hội: Dân số, lao động, thực trạng cơ sở hạ tầng, trồng trọt, chăn nuôi và xu hướng phát triển…

+ Tài liệu về tình hình sử dụng đất sản xuất nông lâm nghiệp của

xã. xã


+ Tài liệu về hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông lâm nghiệp của

+ Các chương trình dự án đã, đang và sẽ đầu tư tại xã. Các số liệu thống kê về đất đai và cơ sở hạ tầng.

+ Thu thập hệ thống bản đồ số và bản đồ giấy

2.3.1.2. Phương pháp điều tra ngoài thực địa

Phương pháp này dùng để kiểm tra tính kế thừa chọn lọc các số liệu có sẵn đồng thời thu thập tài liệu, tìm hiểu hiện trạng sản xuất… bổ sung các tính chất chưa đầy đủ hoặc chưa được cập nhật.

Điều tra thực địa về các loại hình sử dụng đất trong địa bàn.

Điều tra hiệu quả các mô hình sản xuất, cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã nghiên cứu…

2.3.1.3. Phương pháp PRA

Phỏng vấn các cán bộ khuyến nông của xã và người dân xung quanh khu vực nghiên cứu nhằm thu thập nguồn thông tin của cư dân địa phương

trong việc phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình sử nguồn tài nguyên thiên nhiên:

dụng

+ Gặp gỡ trao đổi thông tin với cán bộ phòng ban của xã, huyện về tình hình sản xuất nông lâm nghiệp, tình hình kinh tế xã hội.


Sở…

+ Kinh tế

hộ, mức thu nhập bình quân của từng hộ

trong xã Yên

+ Tập quán canh tác, mức độ ưu tiên lựa chọn các loài cây trồng hiện nay. Để xác định được những thuận lợi, khó khăn trong việc đề xuất các loài cây trồng và mô hình sản xuất nông lâm nghiệp phù hợp với địa phương nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

Trên cơ sở phân tích, tính toán, xử lý tổng hợp tài liệu sẵn có và thu thập số liệu ngoài thực tế, chúng ta tiến hành tổng hợp và đánh giá cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã:

2.3.2.1. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

­ Phân tích SWOT để đánh giá hiện trạng sử dụng đất từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp.

S (Strength): Điểm mạnh

W (Weakness): Điểm yếu S W

O (Opprtunities): Cơ hội O T T (Threats): Thách thức

2.3.2.2. Phương pháp tổng hợp phân tích thông tin về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội

Sau khi thu thập được các số liệu từ UBND xã Yên Sở, các phòng

ban có liên quan và bổ sung bằng việc điều tra trực tiếp ngoài thực địa, các

thông tin được tổng hợp và phân tích những thuận lợi, khó khăn về điều

kiện cơ bản của xã đối với sản xuất nông – lâm nghiệp và các số liệu về

hiện trạng sử dụng đất, cơ cấu kinh tế xã qua các năm, thống kê về các

loài cây trồng, vật nuôi được tổng hợp, phân tích theo các nhóm và các biểu sau:


văn…

+ Về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu thủy


+ Điều kiện kinh tế ­ xã hội: Dân số, lao động, cơ sở hạ tầng, tình

hình sản xuất nông lâm nghiệp…

+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất được xây dựng bằng phần mềm Mapinfo, Microstation.

Biểu 3.1: Biểu hiện trạng sử dụng đất


STT

Mục đích sử dụng

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%)

1

Nhóm đất nông nghiệp

NNP



2

Nhóm đất phi nông

nghiệp

PNN



3

Nhóm đất chưa sử dụng

CSD




Tổng diện tích đất tự

nhiên




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2025 Nguyễn Thị Giang - 3

Biểu 3.2: Biến động cơ cấu kinh tế xã qua các năm


STT

Chỉ tiêu

Năm …

Năm …

Năm …

1

Nông nghiệp




2

Tiểu thủ công nghiệp




3

Dịch vụ




4

Thu nhập bình quân




Biểu 3.3: Biểu điều tra về trồng trọt


STT

Loài cây

Giống

Diện

tích

Năng

suất

1





2









Biểu 3.4: Biểu điều tra về chăn nuôi


STT

Loài vật

nuôi

Số lượng

Năng suất

1




2








2.3.2.3. Phương pháp phân tích hiệu kinh tế và môi trường

*) Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế:

Tổng hợp, phân tích số liệu từ đó làm cơ sở đánh giá tiềm năng đất

đai, tài nguyên và nhu cầu sản xuất nông lâm nghiệp để quy hoạch phát

triển sản xuất nông lâm nghiệp cho xã. Xử lý bằng 2 phương pháp sau:

a. Phương pháp tĩnh

Coi các yếu tố chi phí và các kết quả độc lập tương đối, không chịu tác động của các nhân tố thời gian.

Tổng lợi nhuận: P = Tn – (CP + T) Tỷ xuất lợi nhuận: PCP = P/CP*100

Hiệu quả vốn đầu tư: PV = P/Vdt*100

Trong đó: P là tổng lợi nhuận 1 năm. Tn là tổng thu nhập 1 năm.

CP là tổng chi phí sản xuất kinh doanh năm nhất. Vdt là tổng thuế phải đóng.

b. Phương pháp động

Sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận CBA (Cost Benefit

Analyis) để phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất.Các số liệu

được tổng hợp và phân tích bằng các hàm kinh tế trong chương trình Excel trên máy tính. Các chỉ tiêu kinh tế để đánh giá gồm: Lãi ròng (NPV), tỷ xuất thu hồi nội bộ (IRR), tỷ số giữa giá trị hiện tại thu nhập và chi phí (BCR).

+ Tính giá trị hiện tại của thu nhập và chi phí (NPV) thực hiện các hoạt động sản xuất sau khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại.

Công thức: NPV= (3.1)

Trong đó: NPV là giá trị hiện tại thuần của thu nhập ròng (đồng) Bt là giá trị thu nhập năm thứ t (đồng)

Ct là giá trị chi phí ở năm thứ t (đồng)

t là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm) n là tổng số năm của chu kì đầu tư

r là tỷ lệ lãi suất (%)

NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế hay các phương thức canh tác, NPV càng lớn thì hiệu quả càng cao.

NPV = 0

Hòa vốn

NPV > 0

Có lãi

NPV < 0

Thua lỗ

+ Tính tỷ xuất giữa thu nhập và chi phí (BCR) là thương số của toàn bộ thu nhập so với chi phí sau khi triết khấu đưa về hiện tại.

BCR là hệ số sinh lãi thực tế, nó phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.

Công thức: BCR= (3.2)

Trong đó: BCR: là tỷ xuất giữa thu nhập và chi phí.

BPV: là giá trị hiện tại của thu nhập. CPV: là giá trị hiện tại của chi phí. n: giá trị hiện tại của chi phí (đồng)

Nếu hoạt động sản xuất nào có BCR càng lớn thì hiểu quả kinh tế càng cao, cụ thể:

BCR >1

Sản xuất có

lãi

BCR = 1

Hoà vốn

BCR <1

Sản xuất lỗ

Kết quả tính toán các chỉ tiêu kinh tế của từng phương thức trong các năm được ghi vào mẫu biểu sau:

Năm

Ct

Bt

Bt ­ Ct

(1 + r)t

CPV

BPV

NPV

BCR

1









2

















+ Tỷ xuất thu hồi vốn nội bộ (IRR)

IRR là chỉ tiêu thể hiện xuất lợi nhuận thực tế của một chương trình đầu tư, tức là nếu vay vốn với lãi suất bằng chỉ tiêu này thì chương trình đầu tư hoà vốn. IRR thể hiện lãi suất thực hiện của một chương trình đầu tư, lãi suất này gồm 2 bộ phận: Trang trải lãi ngân hàng, phần lãi của nhà đầu tư.

Công thức: NPV= (3.3)

Trong đó: NPV: là giá trị hiện tại thuần của thu nhập ròng (đồng) Bt: là giá trị thu nhập năm thứ t (đồng)

Ct: là giá trị chi phí năm thứ t (đồng)

t: là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm). n: là tổng số năm của chu kì đầu tư

IRR thể hiện mức lãi suất vay vốn tối đa mà chương trình đầu tư có thể chấp nhận được mà không bị lỗ vốn. IRR được tính theo tỷ lệ %, đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu. IRR càng lớn thì hiệu quả càng cao, khả năng thu hồi vốn càng nhanh. Nếu:

IRR > r

Có lãi

IRR < r

Thua lỗ

IRR = r

Hoà vốn

*) Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội:

+ Đánh giá mức độ chấp nhận của người dân, mức độ đầu tư, khả năng ứng dụng các mô hình.

+ Đánh giá hiệu quả giải quyết công ăn việc làm, khả năng xóa đói giảm nghèo.

+ Đánh giá khả năng phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân.

*) Phương pháp phân tích đánh giá hiệu quả môi trường:

Đánh giá hiệu quả môi trường thông qua việc phỏng vấn người dân trong địa bàn xã đối với khả năng bảo vệ đất của một số mô hình và việc kế thừa một số công trình nghiên cứu khoa học trong nước.

PHẦN 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện cơ bản của xã Yên Sở

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Yên Sở là xã ngoại thành Hà Nội, nằm cách trung tâm huyện Hoài

Đức 5 km về phía Tây Bắc, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 20 km. Có ranh giới địa lý như sau:

+ Phía Đông giáp xã Sơn Đồng huyện Hoài Đức.

+ Phía Tây giáp xã Sài Sơn huyện Quốc Oai.

+ Phía Nam giáp xã Đắc Sở huyện Hoài Đức.

+ Phía Bắc giáp xã Cát Quế huyện Hoài Đức.

Tổng diện tích đất tự nhiên: 493,90 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp: 314,05 ha, diện tích đất phi nông nghiệp: 171,78 ha, diện tích đất chưa sử dụng: 8,07 ha.

3.1.1.2. Địa hình, địa thế

Yên Sở là một xã có địa hình khá bằng phẳng, độ dốc thấp rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và chia thành hai vùng, vùng đồng và vùng bãi ven sông Đáy. Vùng bãi có thể phát triển trồng các loại rau màu nhiều vụ trong năm và có thể phát triển trồng cây ăn quả, cây lâu năm, một số cây lâm nghiệp. Vùng đồng chủ yếu trồng lúa hai vụ, vào vụ đông có thể trồng ngô, các loại rau, đậu.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

*) Khí hậu

Yên sở nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết chia làm hai mùa rõ rệt:

+ Mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10.

+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Nhiệt độ

trung bình năm 24,30C, nhiệt tối cao tuyệt đối có thể

tới

400C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có thể xuống tới 2,70C. Số giờ nắng trung bình là 1.215 giờ/năm.

Lượng mưa trung bình năm 1.641,8 mm, chủ yếu tập trung vào mùa

nóng

ẩm, chiếm tới 78,4% lượng mưa cả

năm. Độ ẩm tương đối trung

bình 78,6%, cao nhất 81 ­ 85,2%, thấp nhất 74,4 ­ 76%.

Hướng gió là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc.

Hàng năm ít có hiện tượng sương muối, sương mù xảy ra trên địa

bàn.

Nhìn chung đặc điểm khí hậu trên địa bàn xã Yên Sở có ảnh hưởng

cả mặt tích cực và tiêu cực tới việc sử dụng đất của xã.

+ Ảnh hưởng tích cực: Lượng mưa khá, nhiệt độ không quá cao vào mùa hè cũng không quá thấp vào mùa đông đây là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp.

+ Ảnh hưởng tiêu cực: Sự biến động phức tạp của thời tiết như

nắng nóng, bão, mưa lớn, sương giá... cũng gây ra những khó khăn cho sản xuất nông – lâm nghiệp.

*) Thủy văn

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 09/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí