Thực Trạng Phát Triển Các Ngành Kinh Tế Xã Yên Sở

Xã có sông Đáy chảy qua nên tạo điều kiện tốt cho việc lấy nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra, trong các địa bàn của xã còn có hệ thống ao hồ tự nhiên và nhân tạo góp phần phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và đời sống.

Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất, dân sinh. Trong

đó:

+ Tổng chiều dài các tuyến kênh mương cấp ba nội đồng (vùng bãi)

theo đề án được phê duyệt xây dựng mới là 8,0 km.

+ Đối với vùng đồng: Do nằm trong quy hoạch phát triển đô thị nên chủ trương chung của toàn huyện không kiên cố hóa kênh mương, nhưng hàng năm đều được nạo vét, khơi thông dòng chảy, đắp áp trúc bờ do vậy cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tiêu để phục vụ cho nhân dân trên địa bàn làm nông nghiệp.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

*) Tài nguyên đất

Nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng nên đất đai của xã được bồi

lắng phù sa. Do vậy, đất có phản ứng ít chua ở tầng mặt, càng xuống sâu

độ pHKCl càng tăng. Nhìn chung, đất nông nghiệp có độ phì cao, tầng đất

dày nên có thể bố trí trồng nhiều loại cây ngắn ngày, dài ngày, cây lương

thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, một số cây lâm nghiệp.

Việc nâng cao hiệu quả của hệ thống thuỷ nông sẽ tạo khả năng tăng năng suất, thâm canh tăng vụ.

­ Vùng bãi ngoài đê Sông Đáy thuộc nhóm đất phù sa bồi đắp được phân bố trên địa bàn xã.

Nhóm đất này được hình thành do phù sa cổ hệ thống sông Hồng,

phẫu diện mới hình thành có màu đỏ tươi, phân lớp theo thành phần cơ

giới, đất tơi xốp, thành phần dinh dưỡng khá cân đối. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, tỷ lệ cấp hạt sét trung bình là 15%, pH trung bình 7

­ 7,5. Hàm lượng mùn ở mức trung bình đến giàu (< 1,2%) ở tầng canh tác và giảm dần theo chiều sâu; hàm lượng đạm và lân tổng số ở mức thấp (N

< 0,07%; P205); Kali ở mức độ trung bình 1,23%.

Nhìn chung đây là loại đất thích nghi với nhiều loại cây trồng khác nhau đặc biệt là cây ăn quả. Tuy nhiên, khi thâm canh cây trồng nhiều vụ trong năm vẫn cần phải bón thêm phân chuồng và phân vô cơ để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong đất.

­ Vùng trong đồng chủ yếu được bơm tưới bằng nước Sông Hồng

nên được bổ

sung phù sa hàng năm, mùn và lân tổng số

trung bình, Nitơ

nghèo, hàm lượng các chất trao đổi trung bình. Thành phần cơ giới đất thịt trung bình, có hiện tượng chặt ở dưới tầng canh tác.

Đất Glây: Được hình thành từ những vật liệu không gắn kết, do sản phẩm bồi tụ tạo thành. Đặc điểm của loại đất này có địa hình vàn, cao, trung bình và thấp trũng, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, tầng canh tác ≥ 20cm hai vụ lúa.

*) Tài nguyên nước

Nước mặt được cung cấp từ hai con sông: Vùng đồng được cấp từ

sông Hồng, vùng bãi được cấp nước từ nguồn nước sông Đáy qua trạm

bơm tưới do địa phương quản lý, nguồn nước mặt đã bị ô nhiễm. Sông

Đáy hiện đang phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước thải công nghiệp, làng nghề ở một số xã trong huyện và một số xã thuộc huyện Phúc Thọ, Quốc Oai như: Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Dương Liễu, Minh Khai, Cát Quế.

Xã Yên Sở thuộc vùng có nước ngầm mạch nông, độ sâu 0,7 ­ 1,3 m vào mùa mưa và 3,2 m vào mùa khô. Mực nước mạch nông ổn định ở độ

sâu 3,1­3,2 m, áp lực yếu không ảnh hưởng đến xây dựng công trình.

Nguồn nước ngầm khá phong phú, có ở độ sâu trên 8m. Chất lượng nước

ngầm nhìn chung khá tốt, thuộc loại nước nhạt, từ mềm đến rất mềm

nhưng hàm lượng sắt trong nước khá cao cần phải xử lý khi sử dụng.

Yên Sở nằm bên cạnh sông Đáy, có đường đê chạy qua thuận lợi cho việc lấy nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Chính nhờ có hệ thống sông ngòi trong xã mà đất đai được lấy nước phù sa thêm màu mỡ, độ phì được cải thiện, năng suất cây trồng ổn định.

*)Tài nguyên rừng

Trên địa bàn xã Yên Sở hiện tại không có diện tích đất lâm nghiệp có rừng, chỉ có cây lâm nghiệp phân tán trồng xen kẽ ở các khu dân cư, ven đường, ven đê: keo, thông nhựa, xà cừ, xoan, bạch đàn, tre, luồng, bằng lăng… làm nhiệm vụ chắn gió và bảo vệ môi trường.

*) Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn Yên Sở đến nay vẫn chưa xác định được có tài nguyên khoáng sản quý hiếm nào, hiện chỉ có khai thác cát ven sông Đáy, song trữ lượng không nhiều và chất lượng không cao. Tuy nhiên chưa có đánh giá cụ thể về tiềm năng cũng như trữ lượng khai thác của loại khoáng sản này.

*)Tài nguyên nhân văn

Là một địa phương nhất làng, nhất xã, xã có 1 hợp tác xã nông nghiệp toàn xã. Dân số 10.394 nhân khẩu gồm 2.586 hộ sống tập trung tại ba khu vực gồm một Làng và hai Trại được chia thành chín thôn. Yên Sở có nguồn nhân lực lao động rất dồi dào, ngoài việc sản xuất nông nghiệp còn có điều kiện để phát triển các ngành nghề phụ khác như ngành trồng hoa, trồng cây ăn quả tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng như cải cách những tập quán sản xuất lạc hậu trước đây. Bên cạnh đó người dân Yên

Sở rất biết phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giữ gìn bản sắc

riêng của địa phương, đoàn kết gắn bó giúp đỡ nhau trong cộng đồng.

Xã Yên Sở có quần thể di tích đình Quán Giá và rừng cấm đã được xếp hạng di tích quốc gia năm 1991, ngôi đình này thờ tướng công Lý Phục Man (thời tiền Lý). Hàng năm, nhân dân tổ chức lễ hội vào ngày 10/3 âm lịch. Lễ hội được tổ chức trong ba ngày, thu hút du khách từ các nơi khác vì đây là lễ hội của cả vùng (có tới 72 nơi thờ vọng).

*)Thực trạng môi trường

Môi trường xã có nguy cơ bị ô nhiễm cao hơn do các cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề chế biến nông sản phát triển chưa có quy hoạch... Lượng rác thải sinh hoạt bình quân 2,5 tấn/ngày đã được thu gom theo quy định. Khối lượng nước thải khoảng 2.000 m3/ngày (trong đó có 1.000 m3 nước thải sinh hoạt và 1.000 m3 nước thải sản xuất).

Tốc độ phát triển của các làng nghề luôn ở mức cao, các cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô, đây là sức ép rất lớn đối với môi trường sinh thái trên địa bàn huyện. Trước thực trạng đó, UBND xã đã chỉ đạo bảo vệ môi trường và thành lập tổ vệ sinh môi trường để thu gom chất thải trong khu dân cư. Đến nay xã đã ký hợp đồng thu gom rác thải với HTX môi trường Thành Công thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải hàng ngày, do vậy 100% lượng rác thải của xã được thu gom, xử lý đúng quy định, không có rác thải tồn đọng sang ngày hôm sau.

Duy trì được quy định toàn dân nuôi chó không thả dông ra đường

làng ngõ xóm đảm bảo vệ sinh chung. Những năm qua, công tác bảo vệ

môi trường

ở Yên Sở

có bước chuyển đáng kể, có nhiều cố

gắng trong

công tác quản lý, xử lý môi trường, các phong trào làm vệ sinh môi trường hưởng ứng các ngày lễ lớn, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, đổ rác thải đúng nơi quy định được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình.

Bên cạnh đó, việc dùng thuốc bảo vệ

thực vật, thuốc trừ

sâu quá

nhiều trong sản xuất nông nghiệp cũng làm tăng thêm sự trường đất, môi trường không khí.

3.1.1.5. Đánh giá tiềm năng của xã‌

*) Thuận lợi

ô nhiễm môi

Yên Sở có vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho sự giao lưu và phát triển kinh tế ­ xã hội, là xã ngoại thành, ở gần các trung tâm đầu não của đất nước về khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Yên Sở có lợi thế rất lớn trong việc tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào các ngành kinh tế.

Đất đai và khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển, đây là một tiền đề để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, mà cụ thể là việc quy hoạch các khu sản xuất nông nghiệp tập trung theo

hướng sản xuất hàng hóa, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp nói chung và cơ những năm tới.

cấu cây trồng nói riêng của huyện trong

Xã Yên Sở

có quần thể

di tích Đình Quán Giá đã được xếp hạng.

Hàng năm đều tổ chức các lễ hội là tiền đề thuận lợi cho việc phát triển mở rộng dịch vụ du lịch sinh thái thông qua việc tổ chức các lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc tinh hoa dân tộc.

Xã Yên Sở là địa phương có truyền thống cách mạng, hệ thống chính trị vững mạnh, đội ngũ cán bộ địa phương có tinh thần đoàn kết, nhiệt tình, năng lực lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo phát triển kinh tế địa phương. Đây là yếu tố thuận lợi rất cơ bản trong việc tổ chức và huy động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới.

*) Khó khăn

Yên Sở là xã đất chật, người đông, bình quân ruộng đất trên đầu

người thấp và chịu

ảnh hưởng mạnh của quá trình đô thị

hóa. Đất nông

nghiệp có xu thế giảm nhanh trong giai đoạn tới sẽ tác động lớn đến sinh kế của một bộ phận nông dân trong xã.

Hiện nay, việc phát triển một số

ngành kinh tế

đã và đang

ảnh

hưởng xấu đến môi trường như ô nhiễm về bụi, không khí do xây dựng; ô nhiễm từ nước thải và chất thải ở các cơ sở sản xuất công nghiệp ­ tiểu thủ công nghiệp; ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp và các làng nghề do việc sử dụng hoá chất không phù hợp, đòi hỏi phải đầu tư và quan tâm đặc biệt đến vấn đề môi trường sinh thái.

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

­ Dân số, lao động

Theo nguồn số liệu thống kê của xã, dân số xã Yên Sở cuối năm 2014 là

10.394 người, với 2.586 hộ gia đình. Bình quân một hộ gia đình có khoảng 2 ­

4 người. Trong đó, nam là 5.017 người chiếm 48,27%; nữ là 5.377 người

chiếm 51,73%. Tổng lao động trong độ tuổi toàn xã có 5.750 người. Số lao động tham gia trực tiếp lao động 5.288 người, tỷ lao động có việc làm thường xuyên đạt 92%.

Trong đó: + Nông nghiệp: 930 lao động = 17,6 %.

+ Công nghiệp – TTCN – xây dựng: 1.820 lao động = 34,4

%.

+ Thương mại – dịch vụ: 2.538 lao động = 48 %.

Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân chuyển

dịch cơ cấu cây trồng từ trồng rau màu sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao nhằm tăng mức thu nhập cho nhân dân.

­ Việc làm và thu nhập

Do sản xuất phát triển, cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực nên đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông

thôn xã thay đổi nhanh chóng, cơ

sở hạ

tầng được chỉnh trang, nâng cấp

ngày càng hoàn thiện, xứng đáng với danh hiệu xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Năm 2014 thu nhập bình quân đầu người đạt 30,6 triệu

đồng/người/năm, tổng giá trị

sản xuất năm 2014

ước đạt 319,6 tỷ

đồng.

Chính sách xã hội được quan tâm như gia đình con thương binh liệt sĩ, ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lũ, xóa đói giảm nghèo đã được thực hiện tốt.

Những chính sách đó tạo điều kiện cho các hộ nghèo được vay vốn phát

triển sản xuất để

vượt nghèo thông qua các đoàn thể

nhân dân như: hội

Cựu chiến binh, hội Nông dân, hội Phụ nữ. Hiện toàn xã có 49 hộ nghèo = 1,9% tổng số hộ trong xã, giảm 0,34% so với năm 2013.

Trong những năm qua, bằng nhiều hình thức, xã Yên Sở đã có những biện pháp tích cực để giải quyết việc làm cho người lao động như hỗ trợ, đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế, phối hợp với các ngành liên quan để xúc tiến

việc làm cho người lao động góp phần giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp. Trong những năm tới, cùng với sự phát triển kinh tế ­ xã hội, cần đặc biệt chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nhằm nâng cao đời sống của nhân dân và ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn xã.

3.1.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của xã

3.1.2.2.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung

Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, nền sản xuất của xã nhanh

chóng phát triển, cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực hơn nên đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, văn hóa xã hội phát triển, quốc phòng an ninh được giữ vững, bộ mặt nông thôn xã Yên Sở thay đổi nhanh chóng, cơ sở hạ tầng được chỉnh trang, nâng cấp ngày càng hoàn thiện.

­ Một số chỉ tiêu tổng hợp chính về sự phát triển kinh tế của xã Yên Sở giai đoạn 2010 ­ 2014.

Biểu 3.1: Một số chỉ tiêu tổng hợp về kinh tế xã Yên Sở (2010 ­ 2014)


STT

Hạng mục

ĐVT

Năm

2010

Năm

2014

Biến động

2010­2014

I

Tốc độ tăng trưởng

%

22,40

24,5


II

Giá trị sản xuất

Triệu

đồng

206.300

320.940


1

Nông lâm nghiệp


42.300

69.740

27.440

2

Công nghiệp­TTCN­XD


99.000

137.790

38.790

3

Thương mại, Dịch vụ, Du lịch


65.000

113.410

47.410

III

Cơ cấu giá trị sản phẩm

%

100,00

100,00


1

Nông lâm nghiệp


20,50

21,73

1,22

2

Công nghiệp­TTCN­XD


47,99

42,93

­5,05

3

Thương mại, Dịch vụ, Du lịch


31,51

35,34

3,82

IV

Bình quân thu nhập đầu người

Triệu

đồng/năm

20,50

30,60

10,10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2025 Nguyễn Thị Giang - 4

Trong giai đoạn 2010 ­ 2014, kinh tế xã Yên Sở có bước phát triển nhanh, tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân cả giai đoạn là 24,50 %/năm, cụ thể tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt 206.300 triệu đồng đến năm 2014 là 320.940 triệu đồng, gấp 1,56 lần.

Dựa vào bảng trên có thể thấy được sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế qua từng năm:

+ Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp, năm 2010 đạt 42.300 triệu đồng, chiếm 20,50% tổng giá trị sản xuất. Đến năm 2014 giá trị sản xuất đạt 69.740 triệu đồng, chiếm 21,73% tổng giá trị sản xuất (tăng 1,22% so với năm 2010).

+ Giá trị sản xuất ngành công nghiệp­TTCN­XD, năm 2010 đạt 99.000 triệu đồng, chiếm 47,99% tổng giá trị sản xuất. Đến năm 2014 giá trị sản xuất đạt 137.790 triệu đồng, chiếm 42,93% tổng giá trị sản xuất (giảm 5,05% so với năm 2010).

+ Giá trị sản xuất ngành thương mại – dịch vụ, năm 2010 đạt 65.000 triệu đồng, chiếm 31,51% tổng giá trị sản xuất. Đến năm 2014 giá trị sản xuất đạt 113.410 triệu đồng, chiếm 35,34% tổng giá trị sản xuất (tăng 3,82% so với năm 2010).

3.1.2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế xã Yên Sở

a. Sản xuất nông nghiệp

*) Về trồng trọt

Nền nông nghiệp của xã đã đạt được nhiều thành quả to lớn, từng bước ổn định và nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân. Năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp từng bước tăng lên, đặc biệt là cây lúa, ngô, bưởi, phật thủ, cam…

Cơ cấu cây trồng ngành trồng trọt của xã được chuyển dịch theo

hướng giảm dần diện tích cây lương thực có hiệu quả kinh tế thấp để thay thế bằng các cây rau, hoa, cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Địa phương đã chủ động chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng cung ứng đủ lượng giống cho diện tích gieo cấy vụ chiêm xuân. Đồng thời chủ động chuyển đổi một số diện tích cây trồng.

Trong xã có nhiều hộ dân đã và đang bắt đầu triển khai mô hình

trồng cây phật thủ và trồng cây bưởi trên diện tích rộng của xã, đem lại hiệu quả kinh tế cao và bước đầu đã tạo được uy tín trên thị trường.

Tổng diện tích gieo trồng năm 2014 là: 218 ha

*) Chăn nuôi

Năm 2014 tình hình giá cả thị trường có nhiều biến động, giá thức ăn

gia súc gia cầm tăng trong khi điều kiện chăn thả

ngày càng bị

thu hẹp.

Hiện nay, toàn xã có tổng số bò là 176 con, tổng số trâu là 4 con, tổng lợn là

3.369 con, tổng gia cầm là 15.546 con.

Nhiều hộ

gia đình đã tập trung đầu tư

phát triển chuồng trại chăn

nuôi theo hướng quy mô trang trại, nuôi từ 1 ­ 2 con bò trở lên và từ 5 đến 150 con lợn. Nhờ vậy nhiều hộ gia đình có thu nhập khá ổn định. Tuy nhiên

việc đầu tư

chăn nuôi cũng gặp không ít khó khăn do giá cả

thị

trường

không ổn định, rủi ro còn lớn, dịch bệnh trên gia súc đã xuất hiện…

Khi dịch bệnh cúm gia cầm H5N1 và dịch bệnh tai xanh xảy ra đã mau

chóng được khống chế, các bệnh thông thường như: tụ huyết trùng, tiêu

chảy, phó thương hàn… tuy có xảy ra trên địa bàn xã nhưng đã được điều trị kịp thời do có đề phòng chuẩn bị trước, không để tình trạng lây lan trên diện rộng.

Chăn nuôi được xác định là nguồn thu nhập lớn của kinh tế hộ gia đình và của địa phương. Vì vậy, ngay từ đầu năm UBND xã đã chủ động xây dựng kế hoạch tiêm phòng gia súc, gia cầm và người dân thường xuyên

được nghe đài truyền thanh xã tuyên truyền về cách phòng, chống dịch

bệnh trên vật nuôi, thực hiện vệ sinh, tiêu độc chuồng trại khống chế ngăn chặn dịch bệnh.

Ngày đăng: 09/09/2022