hệ thống hoàn chỉnh về lý luận quy hoạch lâm nghiệp đã được hình thành trong hoàn cảnh như vậy.
Đến đầu thế kỷ XVIII, phạm vi quy hoạch lâm nghiệp mới chỉ dừng lại ở giải quyết việc “Khoanh khu chặt luân chuyển”, có ý nghĩa là đem trữ lượng hoặc diện tích tài nguyên rừng chia đều cho từng năm của chu kì khai thác và tiến hành khoanh khu chặt luân chuyển theo trữ lượng hoặc theo diện tích. Phương pháp này phục vụ cho phương thức kinh doanh rừng chồi, chu kì khai thác ngắn.
Sau cách mạng công nghiệp, vào thế kỷ XIX, phương thức kinh
doanh rừng chồi được thay thế bằng phương thức kinh doanh rừng hạt với chu kì khai thác dài, phương thức kinh doanh “Khoanh khu chặt luân chuyển” nhường chỗ cho phương thức “chia đều” của Harting. Ông đã chia
chu kì khai thác thành nhiều thời kì lợi dụng và trên cơ sở đó khống chế
lượng chặt hàng năm. Đến năm 1816, xuất hiện phương pháp khai thác
“phân kì lợi dụng” của H.cotta và cũng lấy đó để hàng năm.
khống chế
lượng chặt
Sau đó, phương pháp “bình quân thu hoạch” ra đời. Quan điểm phương pháp này là giữ đều mức thu hoạch trong kì khai thác hiện tại, đồng thời vẫn đảm bảo thu hoạch được liên tục trong chu kì sau. Đến cuối thế kỷ XIX xuất hiện phương pháp “lâm phần kinh tế” của Judeich, phương pháp này khác với phương pháp “bình quân thu hoạch” về căn bản. Judeich cho rằng những lâm phần nào đảm bảo thu hoạch được nhiều tiền nhất sẽ được đưa vào diện khai thác. Hai phương pháp “lâm phần kinh tế” và “bình quân thu hoạch” chính là tiền đề của hai phương pháp tổ chức rừng khác nhau và tổ chức kinh doanh. Theo FAO đã định nghĩa về đất đai như sau: “Đất đai là một tổng thể vật chất bao gồm cả sự kết hợp giữa địa hình và không gian tự nhiên của tổng thể vật chất đó”. Về mặt bản chất cần được xác định dựa trên quan điểm nhận thức, đất đai là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất trong tất cả lĩnh vực. Việc
Có thể bạn quan tâm!
- Quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2025 Nguyễn Thị Giang - 1
- Phương Pháp Tổng Hợp Phân Tích Thông Tin Về Điều Kiện Tự Nhiên – Kinh Tế Xã Hội
- Thực Trạng Phát Triển Các Ngành Kinh Tế Xã Yên Sở
- Thực Trạng Phát Triển Cơ Sở Hạ Tầng, Không Gian Kiến Trúc Và Cảnh Quan
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
sử dụng nguồn đất đai được coi như là việc sử dụng tư liệu sản xuất đặc biệt, nó gắn với sự phát triển kinh tế xã hội.
Quy hoạch là sự phân bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức một cách hợp lý có khoa học các mục tiêu sử dụng đất và đề xuất sử dụng đất theo một trật tự nhất định trong một lãnh thổ, khu vực hoặc một địa phương để đạt được hiệu quả cao nhất về mặt sử dụng đất.
Đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu định nghĩa về quy hoạch sử dụng
đất khác nhau. Theo Dent (1988 1993): “Quy hoạch sử dụng đất như là
phương tiện giúp cho lãnh đạo quyết định sử
dụng đất đai như
thế
nào
thông qua việc đánh giá có hệ thống cho việc chọn mẫu hình trong sử dụng
đất đai, mà trong sự
lựa chọn này sẽ
đáp
ứng với những mục tiêu riêng
biệt, và từ đó hình thành nên chính sách và chương trình cho sử dụng đất đai”.
Theo Mohammed (1999): “Những từ vựng kết hợp với những định
nghĩa về quy hoạch sử dụng đất đai là hầu hết đều đồng ý chú trọng và giải đoán những hoạt động như là một tiến trình xây dựng quyết định cấp cao. Do đó quy hoạch sử dụng đất, trong một thời gian dài với quyết định từ trên xuống nên cho kết quả là nhà quy hoạch bảo người dân phải làm những gì”.
Trong phương pháp tổng hợp và người sử dụng đất đai là trọng tâm
thì định nghĩa về
quy hoạch sử dụng đất đai được đổi lại như
sau: “Quy
hoạch sử dụng đất là một tiến trình xây dựng những quyết định để đưa đến
những hành động trong việc phân chia đất đai cho sử
dụng để
cung cấp
những cái có lợi bền nhất” (FAO, 1995). Với cái nhìn về quan điểm khả
năng bền vững thì chức năng của quy hoạch sử dụng đất là hướng dẫn sự quyết định trong sử dụng đất đai để làm sao trong nguồn tài nguyên đó được
khai thác có lợi cho con người, nhưng đồng thời cũng được bảo vệ cho
tương lai. Cung cấp những thông tin tốt liên quan đến nhu cầu và sự chấp
nhận của người dân, tiềm năng thực tại của nguồn tài nguyên và những tác động đến môi trường có thể có của những sự lựa chọn là một yêu cầu đầu tiên cho tiến trình quy hoạch sử dụng đất đai thành công.
1.2. Trong nước
Quy hoạch nông nghiệp huyện được tiến hành ở hầu hết các huyện, là một quy hoạch ngành bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến, nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch nông nghiệp huyện là:
Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện căn cứ vào
dự án phát triển, phân bố lực lượng sản xuất và phân vùng nông nghiệp
tỉnh hoặc thành phố đã được phê duyệt, xác định phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu phát triển nông nghiệp và xây dựng các biện pháp nhằm thực hiện được các mục tiêu đó theo hướng chuyên môn hóa tập trung kết hợp phát triển tổng hợp nhằm thực hiện 3 mục tiêu nông nghiệp là giải quyết lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu ổn định.
Hoàn thiện phân bổ sử dụng đất đai cho các đối tượng sử dụng đất nhằm sử dụng đất đai được hiệu quả cao, đồng thời bảo vệ và nâng cao được độ phì nhiêu của đất.
Tạo điều kiện để ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
Tính vốn đầu tư cơ bản và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch.
Quy hoạch lâm nghiệp liên quan rất nhiều đến các hoạt động sản xuất của các ngành khác và nó được đặt trong bối cảnh phát triển kinh tế, xã hội của vùng, khu vực cũng như nhu cầu của từng địa phương, do đó phương án quy hoạch cần xem xét mối quan hệ này, đặc biệt xuất phát từ thực tế. Hiện nay chúng ta đã có nhiều thay đổi trong cách tiếp cận trong xây dựng phương án
quy hoạch, thay vì các quy hoạch thường do một nhóm chuyên gia xây dựng trên cơ sở các luận cứ khoa học về rừng, đất… thường bỏ quên mối quan hệ với dân cư tại chỗ, chúng ta đã từng bước tổ chức quy hoạch ở cấp xã với sự tham gia của nhiều bên liên quan.
Quy hoạch lâm nghiệp được áp dụng ở nước ta từ thời Pháp thuộc. Như việc xây dựng phương án điều chế rừng chồi, sản xuất củi, điều chế rừng Thông theo phương pháp điều chế hạt…
Đến năm 1955 1957 tiến hành sơ thám và mô tả ước lượng tài
nguyên rừng.Năm 1958 1959 tiến hành thống kê trữ lượng rừng miền
Bắc. Mãi đến năm 1960 1964 công tác quy hoạch lâm nghiệp mới áp dụng
ở miền Bắc.
Từ năm 1965 đến nay, lực lượng quy hoạch lâm nghiệp ngày càng
được tăng cường và mở rộng. Viện điều tra quy hoạch rừng kết hợp chặt
chẽ
với lực lượng điều tra quy hoạch của các Sở
lâm nghiệp (nay là Sở
NN&PTNT) không ngừng cải tiến phương pháp điều tra, quy hoạch lâm nghiệp của nước ngoài cho phù hợp với trình độ và điều kiện tài nguyên rừng ở nước ta.
Năm 1994, Tổng cục địa chính đã xây dựng kế hoạch và triển khai
công tác quy hoạch sử
dụng đất trên quy mô cả
nước giai đoạn 1995
2000. Trong đó việc lập kế hoạch giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp cho rừng để sử dụng vào mục đích khác cũng như đề cập đến. Báo cáo đánh
giá tổng quát hiện trạng sử dụng đất và định hướng phát triển đến năm
2000 làm căn cứ để các địa phương, các ngành thống nhất triển khai công tác quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất.
Nguyễn Xuân Quát (1996), đã phân tích tình hình sử dụng đất đai và đề xuất mô hình sử dụng đất tổng hợp bền vững, mô hình khoanh nuôi và
phục hồi rừng ở Việt Nam. Đồng thời đưa ra những tập đoàn cây trồng
thích hợp cho các mô hình sử dụng đất tổng hợp bền vững trong công trình nghiên cứu “Sử dụng đất tổng hợp và bền vững”.
Phương pháp tiếp cận nông thôn có người dân tham gia được đề cập trong chương trình tập huấn dự án hỗ trợ lâm nghiêp của trường Đại học Lâm nghiệp: Lý Văn Trọng, Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Nghĩa Biên và Trần Ngọc Bình (1997) đã phối hợp với các chuyên gia trong và ngoài nước biên soạn.
Song song với việc tiến hành áp dụng các công tác quy hoạch lâm nghiệp trong thực tiễn sản xuất, môn quy hoạch lâm nghiệp cũng đã được đưa vào giảng dạy ở các trường Đại học. Nội dung của giáo trình chủ yếu phục vụ cho việc tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức cho rừng đồng tuổi với ít loài cây chưa phù hợp với điều kiện lập địa nước ta có một bộ phận rất lớn rừng tự nhiên khác tuổi với nhiều loài cây. Đồng thời mới chỉ dừng lại ở tổ chức kinh doanh mà chưa giải quyết sâu sắc về tổ chức và quản lý rừng.
Tài liệu tập huấn về quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp
có sự tham gia của người dân, GS.TS Trần Hữu Viên (1999) đã kết hợp
phương pháp quy hoạch sử dụng đất trong nước và của một số dự án quốc tế đang áp dụng tại một số vùng có dự án tại Việt Nam. Trong đó tác giả đã trình bày về khái niệm và nguyên tắc chỉ đạo quy hoạch sử dụng đất và giao đất có người dân tham gia.
Theo chiến lược Phát triển Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 2020 một trong những tồn tại mà Bộ NN&PTNT đánh giá là: “Công tác quy hoạch nhất là quy hoạch dài hạn còn yếu và chậm đổi mới, chưa kết hợp chặt chẽ với quy hoạch của các ngành khác, còn mang nặng tính bao cấp và thiếu tính khả thi. Chưa quy hoạch ba loại rừng hợp lý và chưa thiết lập được lâm phận ổn định trên thực địa”. Đây cũng là nhiệm vụ nặng nề và cấp bách đối với ngành lâm nghiệp của nước ta hiện nay.
Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được chính phủ phê duyệt với nội dung: Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp (bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản) phải theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh
tranh, hiệu quả
và tính bền vững của nền nông nghiệp, kết hợp
ứng dụng
nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ, gắn kết chặt chẽ sản xuất với công nghiệp bảo quản, chế độ và thị trường tiêu thụ; tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn, có hệ thống chính sách đảm bảo huy động cao các nguồn lực xã hội, trước hết là đất đai, lao động, rừng và biển, phát huy sức mạnh hội nhập quốc tế và hỗ trợ của nhà nước.
Trên cơ sở xây dựng các phương pháp và nghiên cứu áp dụng những thành tựu đạt được của thế giới vào thực tiễn ở nước ta trong lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp đã và đang có nhiều công trình được tiến hành tại hầu hết các vùng miền, các địa phương trong cả nước mang lại hiệu quả lớn cho người dân từ đó phát triển kinh tế xã hội.
1.3. Các văn bản chính sách của Đảng và nhà nước liên quan đến quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp
Hiến pháp của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 nêu: “Nhà nước thống nhất quyền quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật bảo đảm sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”.
Thông tư số 30/2004/TTBTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng
dẫn điều chỉnh thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Luật bảo vệ và phát triển rừng được quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua Luật số: 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004.
Nghị định 69/2009/NĐCP của Chính phủ, ngày 13/8/2009 về quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Thông tư số 07/2010/TTBNNPTNT ngày 08/02/2010 hướng dẫn quy
hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Quyết định số 800/QĐTTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chương trình mục tiệu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.
Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 20062020.
Nghị định 64/CP, nghị định 01/CP, nghị định 02/CP của Thủ tướng Chính phủ về giao đất nông lâm nghiệp và khoán bảo vệ rừng cho các tổ chức và hộ gia đình.
Luật đất đai năm 2013.
Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLTBNNPTNTBTCBKHĐT ngày
16/10/2013 về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐTTg ngày
9/01/2012 của thủ
tướng chính phủ
về một số
chính sách hỗ
trợ
việc áp
dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Thông tư
28/2014/TTBTNMT của Bộ
Tài nguyên và Môi trường
ngày 02 tháng 06 năm 2014 về hiện trạng sử dụng đất.
thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ
Quyết định số 124/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông lâm nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
PHẦN 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế cho xã Yên Sở huyện Hoài Đức – T.P Hà Nội nói riêng và phát triển kinh tế cho xã hội nói chung giai đoạn 2015 2025.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Điều tra, đánh giá điều kiện tự
nhiên, kinh tế
xã hội và tình hình
quản lý sử dụng đất đai tài nguyên của xã Yên Sở làm cơ sở cho công tác quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp.
Đề xuất quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Yên Sở huyện Hoài Đức – T.P Hà Nội giai đoạn 2015 2025 góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái tại địa phương.
2.1.3. Đối tượng, phạm vi, giới hạn nghiên cứu
Đối tượng: Hiện trạng sử dụng đất đai tài nguyên nông lâm nghiệp của xã Yên Sở huyện Hoài Đức – T.P Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại địa bàn xã Yên Sở Hoài Đức – T.P Hà Nội.
huyện
Giới hạn: Tập trung đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai tài nguyên nông lâm nghiệp làm cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Yên Sở Hoài Đức – Hà Nội giai đoạn 2015 – 2025.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Điều tra phân tích điều kiện cơ bản của xã Yên Sở
Điều kiện cơ bản của xã: tự nhiên, kinh tế xã hội.
Hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên nông lâm nghiệp.