Định Hướng Và Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Lãi Suất Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Ở Việt Nam

trần quy định của NHNN 1,5%/năm của khách hàng là Giám đốc chi nhánh một ngân hàng khác trên địa bàn25.

Bên cạnh đó, cũng từ kết quả thanh tra của cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN), Agribank đã quyết định kỷ luật nặng hàng loạt cán bộ ở các chị nhánh Ba Đình (Thanh Hóa) và Phòng giao dịch Tôn Đức Thắng (Chi nhánh Sài Gòn) vì vi phạm Chỉ thị 02. Báo cáo Kiểm toán nhà nước năm 2014 cũng từng cho biết những “ông lớn” NHTM cổ phần Nhà nước cũng từng vượt trần lãi suất năm 2012.

Ngoài ra hiện nay, NHNN đang áp dụng mức lãi suất tối đa đối với các hình thức gửi tiền bằng USD tổ chức, cá nhân khi gửi tiền vào các TCTD ở mức 0%/năm đã ảnh hưởng đến việc huy động vốn bằng USD của các NHTM. Đặc biệt, bối cảnh hiện nay là các ngân hàng phải tiến tới không cho vay bằng USD mà chỉ bán USD thì việc huy động bằng USD với lãi suất 0%/năm chưa tạo thuận lợi để các ngân hàng bổ sung thêm nguồn vốn bằng USD. Một số ngân hàng đang lách trần lãi suất huy động USD bằng cách mời chào người gửi tiền rồi tạo điều kiện để người gửi thế chấp bằng tài khoản USD, vay một số lượng tiền Việt tương đương để mua trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng, lãi suất được trả tuy thấp nhưng vẫn cao hơn mức huy động USD 0%/năm theo quy định. Mọi thủ tục, giấy tờ đều được nhân viên ngân hàng tư vấn và hợp lý hóa giúp người gửi tiền.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tài khoản tiền gửi USD được xem như một tài sản có giá trị được phép cầm cố, như tài sản bằng bất sộng sản. Nên ngân hàng dựa vào đó để cho vay tiền đồng, mua trái phiếu DN và trả lãi cho người gửi bằng tiền đồng thì không hề vi phạm, chỉ là lãi suất sẽ chỉ bằng một nửa, ít hơn nhiều so với huy động thông thường. Ngân hàng chỉ vi phạm nếu lách luật mà trả lãi bằng tiền USD, còn nếu không thì hoàn toàn bình thường.

25 Tuổi trẻ Online (2011), “Xử lý 3 chi nhánh ngân hàng huy động vượt trần lãi suất”, xem thêm tại http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/tai-chinh/20110915/xu-ly-3-chi-nhanh-ngan-hang-huy-dong-vuot-tran-lai- suat/455949.html

Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) cho rằng với “chiêu thức” này, các NHTM cũng có thể “hợp lý hóa” mục tiêu chống "đô-la hóa" khi toàn bộ số tiền bằng USD được chuyển vào ngân hàng, chỉ vài trường hợp được vay bằng ngoại tệ còn lại trở thành tài sản đảm bảo có giá chứ không phải trôi nổi trên thị trường, nhằm vào mục đích đầu cơ, tích lũy26.

2.3.2 Chế tài xử lý


Chế tài xử lý đối với các vi phạm về lãi suất huy động đa phần là chế tài hành chính. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 202/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Trong Nghị định này, có phần xử phạt hành chính trong hoạt động huy động, cụ thể là nhận tiền gửi nhưng chỉ quy định phạt tiền TCTD phi ngân hàng tại Điều12 “Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng không thực hiện đúng quy định về nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật”, còn các TCTD cụ thể là NHTM thì không có đề cập về xử phạt nếu vi phạm.

Khi Luật các TCTD năm 2010 ra đời và NHNN ban hành hàng loạt các Thông tư, Quyết định thay đổi lãi suất, Chính phủ ban hành Nghị định số 95/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP nhưng cũng không đề cập đến xử phạt đối với hành vi vi phạm trong hoạt động nhận tiền gửi của NHTM. Chỉ thị 02/2011 mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành đã đề cập đến biện pháp xử lí nếu như các NHTM vi phạm về các quy định lãi suất: Đình chỉ hoặc miễn nhiệm chức vụ của người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng; Hạn chế mở rộng phạm vi, quy mô, địa bàn hoạt động của tổ chức tín dụng trongthời hạn 01 năm, kể từ ngày bị xử lý; Hạn chế hoặc tạm đình chỉ hoạt động huy động và cho vay của đơn vị vi phạm thuộc tổ chức tín dụng đó. Cụ thể như trường hợp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.


26 Bình Nam (2016), “Hạn chế lách trần lãi suất USD bằng cách bỏ trần”, Báo Hải quan Online, xem thêm tại http://www.baohaiquan.vn/Pages/Han-che-lach-tran-lai-suat-USD-bang-cach-bo-tran.aspx

Quy định pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 7

NHNN đã xử phạt NHTM Cổ phần Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HD Bank) về việc vượt trần lãi suất huy động. NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 đối với HD Bank không quá 10% và ngừng mở chi nhánh, phòng giao dịch, đặt máy ATM trong phạm vi toàn quốc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày 20/11/2011. Với vụ việc của DongA Bank chi nhánh Tây Ninh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Tây Ninh có Quyết định số 119/QĐ- TNI ngày 14-9-2011 về việc xử lý vi phạm huy động vốn vượt trần lãi suất 14%/năm tại NHTM cổ phần Đông Á (DongA Bank) chi nhánh Tây Ninh. Quyết định này đã miễn nhiệm chức danh Giám đốc đối với ông Nguyễn Thái Hậu- Giám đốc DongA Bank chi nhánh Tây Ninh. Trong thời hạn 1 năm kể từ ngày 14-9-2011, DongA Bank không được mở chi nhánh, phòng giao dịch, đặt máy ATM trong phạm vi toàn quốc.

Ngày 17/10/2014 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 96/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng đã đề cập đến biện pháp xử lí NHTM vi phạm lãi suất huy động tiền gửi. Theo đó vi phạm quy định về lãi suất huy động vốn mức xử phạt cao nhất là 100 triệu đồng. Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với hành vi áp dụng mức lãi suất cao hơn mức lãi suất theo quy định của pháp luật. Đồng thời, nếu có hành vi không niêm yết công khai lãi suất huy động vốn và niêm yết công khai nhưng không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng. Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi áp dụng lãi suất huy động vốn, cao hơn mức đã niêm yết. Ngoài ra còn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như:

a) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm mức phí cung ứng dịch vụ quy định tại Điều này;

b) Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá

nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.

Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.27

Ngoài ra, trong các văn bản mà Thống đốc NHNN ban hành (Công văn số 297/NHNN-TTGSNH ngày 19/1/2016 và Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 23/2/2016; các văn bản số 3254/NHNN-TTGSNH và 3255/NHNN-TTGSNH ngày 6/5/2016) về việc chấn chỉnh việc thực hiện quy định lãi suất huy động gần đây, Thống đốc NHNN yêu cầu:

Các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nghiêm túc chấp hành các quy định hiện hành cũng như chỉ đạo của Thống đốc NHNN về lãi suất huy động, đặc biệt là huy động USD; nghiêm cấm việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật để lách, vượt trần lãi suất huy động USD; nghiêm cấm cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ, chủ động phát hiện những vi phạm về mức lãi suất huy động; chỉ đạo chấn chỉnh và xử lý nghiêm người đứng đầu các chi nhánh, đơn vị của TCTD để xảy ra vi phạm, không chấp hành các quy định và chỉ đạo của NHNN. Đối với các TCTD vi phạm, người quản lý, điều hành sẽ bị đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ trong vòng 3 năm28. Đồng thời, các TCTD chủ động phát hiện và báo cáo về NHNN các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh vi phạm quy định trong huy động vốn của TCTD khác.

NHNN không xem xét, chấp thuận đề nghị của TCTD về việc mở mới chi nhánh, phòng giao dịch, máy ATM, văn phòng đại diện, cung cấp dịch vụ mới hoặc triển khai nghiệp vụ kinh doanh mới; hạn chế, đình chỉ, tạm đình


27 Khoản 4 Điều 14 Nghị định số 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/10/2014 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

28 Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 7/9/2011về Chấn chỉnh việc chấn chỉnh việc thực hiện quy định lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam và Đô la Mỹ của TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

chỉ một hoặc một số hoạt động ngân hàng (nếu xét thấy cần thiết) đối với các TCTD để xảy ra tình trạng vi phạm các quy định về lãi suất huy động cho đến khi chấm dứt vi phạm.

Bên cạnh việc xử lý hành chính, pháp luật còn quy định xử lý hình sự với một số đối tượng theo đúng quy định của pháp luật hình sự điển hình như vụ án Oceanbank.

Tóm lại, lãi suất có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Trước tình hình khó khăn của nền kinh tế, nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận của các ngân hàng, cho nên những hành vi vi phạm quy định lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM là điều không thể tránh khỏi. Xuất phát từ những mục đích tăng trưởng tín dụng trong nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, các NHTM đã chạy đua trong việc vượt trần lãi suất để thu hút nguồn vốn tìm kiếm lợi nhuận cũng như giải quyết nhu cầu thanh khoản. NHNN với chức năng quản lý hoạt động của các NHTM trong cả nước, phải điều chỉnh các hoạt động, hành vi của NHTM đi đúng đường lối, chủ trương theo quy định của pháp luật, mang lại những tín hiệu tích cực cho hệ thống ngân hàng trước những cơ hội, thách thức của giai đoạn hội nhập. Không thể phủ nhận rằng, trong bối cảnh tỷ giá biến động khó lường, lãi suất có dấu hiệu tăng lên, NHNN đã rất nỗ lực để ổn định lãi suất, ghìm cương tỷ giá. Với chủ trương mạnh tay, nghiêm túc xử lý các trường hợp vi phạm quy định về lãi suất, NHNN đã ban hành hàng loạt các văn bản điều chỉnh cũng như các chế tài xử lý hành vi vi phạm. Các biện pháp xử lý đã mang tính răn đe “cứng rắn”, “quyết liệt” hơn để điều chỉnh lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM.

Kết luận chương 2


Trên đây là những phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM hiện nay từ đó chỉ ra những ưu điểm và những hạn chế bất cập trong các quy định hiện hành về lãi suất

trong hoạt động kinh doanh của NHTM ở Việt Nam; phân tích các hành vi vi phạm pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM và các chế tài xử lý. Để điều chỉnh lĩnh vực này, pháp luật Việt Nam đã có những quy định khá rõ ràng, là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc áp dụng các quy định về lãi suất trong hoạt động huy động vốn và cho vay của NHTM. Bên cạnh những ưu điểm, pháp luật còn những hạn chế trong các quy định về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Những hạn chế này đã làm ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn cũng như hoạt động cho vay của NHTM. Do vậy cần có những giải pháp để hoàn thiện pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Trước hết, hoàn thiện pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM cần đảm bảo quyền quản lý, giám sát Nhà nước về lãi suất. Hiện nay, nhà nước đang dần chuyển sang cơ chế lãi suất thỏa thuận. với việc thực thi cơ chế này, lãi suất được thiết lập là sự thể hiện xác thực động thái của thị trường, đây cũng là xu hướng được các quốc gia có nền kinh tế thị trường ủng hộ. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của phương thức này cũng chính là một khi thiếu sự can thiệp của nhà nước, các yếu điểm của thị trường dễ dàng bị bộc lộ, các phần tử của nó không tự điều chỉnh được những nguy cơ tiềm tàng này, chính vì vậy rất dễ gây ra sự biến động đối với thị trường tài chính, có thể gây sụp đổ hệ thống. Tại những nước công nghiệp hàng đầu thế giới, có hàng mấy trăm năm kinh tế thị trường, trong khi thực hiện tự do hoá lãi suất, các nhà chức trách của đất nước vẫn có những can thiệp cần thiết khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường trong biến động của lãi suất có thể gây hại cho hoạt động kinh doanh và đời sống của dân chúng. Có lẽ vì không quán triệt tư tưởng này nên chúng ta đã thất bại trong việc điều tiết chính sách tiền tệ trong giai đoạn từ những năm 2000 đến năm 2008, hiện tượng các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động vốn, đẩy vốn cho vay lên cao ngất ngưởng, các doanh nghiệp lao đao vì lãi suất, các ngân hàng buộc phải hi sinh lợi nhuận, bù lỗ để giữ khách,… và lạm phát. Để nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với lãi suất trong hoạt động của các NHTM khi thực hiện lãi suất theo cơ chế thị trường, điều đầu tiên là cần phải làm đó đảm bảo được sự quản lý giám sát của nhà nước về lãi suất.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về lãi suất cần đảm bảo quyền tự do kinh doanh. Trong quá trình tự do hóa lãi suất, sự tăng hay giảm lãi suất huy động

vốn và cho vay đã được xây dựng trên nguyên tắc “tín hiệu thị trường”. Điều đó có nghĩa là lãi suất sẽ dựa trên mức cung cầu về vốn. Cơ chế lãi suất thỏa thuận thể hiện tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Tuy nhiên vì mục tiêu thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, NHTW có thể can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các ngân hàng bởi các quyết định và chính sách của NHTW. Do đó việc hoàn thiện các quy định pháp luật về lãi suất cần phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội để tạo lập được một môi trường pháp lí thông thoáng, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các ngân hàng.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM cần được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất giữa các văn bản pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng. Đặc biệt pháp luật cần hoàn thiện theo hướng khắc phục những bất cập phát sinh về lãi suất phù hợp với thực tiễn.

3.2 Các kiến nghị cụ thể


3.2.1 Quy định nguyên tắc xác định lãi suất trong Luật NHNN và Luật các tổ chức tín dụng

Luật NHNN với phạm vi điều chỉnh tổ chức và hoạt động của NHNN, trong đó có các nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ như điều hòa lưu thông tiền tệ, hỗ trợ nền kinh tế, Luật NHNN cần điều chỉnh theo hướng NHNN thống nhất quản lý lãi suất một cách ổn định mang tính định hướng, còn các lãi suất cụ thể phải do thị trường quyết định và hướng tới mục tiêu mà NHNN đề ra.

Trong khi đó Luật các TCTD lại quy định về hoạt động của các TCTD trong đó có những quy định điều chỉnh lãi suất giữa TCTDvà khách hàng. Theo quy định hiện hành, Luật các TCTD đã để các bên tự do thỏa thuận lãi suất, điều này đã tạo ra được những tác động tích cực cũng như tiêu cực đến hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế như đã phân tích ở chương 2. Do

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2023