Quy định pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 8

vậy, để hạn chế các tiêu cực có thể xảy ra, các quy định về lãi suất trong Luật các tổ chức tín dụng cần đảm bảo lợi ích cân đối của các chủ thể đồng thời tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên.

Lãi suất không chỉ là công cụ quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, tác động và phản ánh cung cầu vốn nội tệ, ngoại tệ trong nền kinh tế mà lãi suất cũng phản ánh mối quan hệ và lợi ích giữa ba bên: người gửi tiền, người vay vốn và NHTM29. Theo ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank: “Mặc dù hệ thống ngân hàng có nhiều cố gắng để duy trì hoạt động của nền kinh tế nhưng trong điều kiện nền kinh tế vẫn còn nhiều bất ổn, xu hướng giảm lãi suất xuống là tất yếu nhưng có thể nói ngân hàng cũng có những cái khó, bởi người gửi tiền luôn mong muốn lãi suất cao trong khi người đi vay ngân hàng thì muốn lãi suất thấp. Một chính sách lãi suất được coi là hợp lý phải coi trọng lợi ích của cả 3 phía, người gửi tiền, người vay và phải giữ được ổn định cho cả hệ thống ngân hàng30. Như vậy, quy định về lãi suất cần phải được tính toán một cách hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích của tất cả các bên khi tham gia quan hệ tín dụng ngân hàng.

Bên cạnh đó, quy định về lãi suất cần phải tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên. Lãi suất và quyền tự do kinh doanh có thể tác động theo chiều hướng bất lợi cho nhau nếu chúng được quy định một cách lạm dụng và không phù hợp. Do vậy cần tránh được những quyết định mang tính cưỡng chế, hành chính, cái mà có thể gây ra những tác động ngược chiều, gây ra những hiệu ứng không tốt cho việc thực thi chính sách tiền tệ và hạn chế quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Bởi lãi suất đươc ấn định đôi khi là những con số mang nặng tính chủ quan của nhà cầm quyền mà không thể hiện được bản chất thực của nó – nhu cầu thực của thị trường, nó có khả năng gây ra những xáo trộn bất thường đối với thị trường tài chính.


29 TS. Lê Văn Hải (2017), “Những thành công trong điều hành lãi suất và tỷ giá năm 2016 – dự báo năm 2017”, Tạp chí ngân hàng, số 3, tr.10-13, Hà Nội

30 Đỗ Phú Thọ (2012), “Lãi suất ở mức nào là hợp lý”, xem thêm tại https://www.shs.com.vn/News/2012611/759301/lai-suat-o-muc-nao-la-hop-ly.aspx

Không chỉ thế, lãi suất ấn định còn làm ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của ngân hàng khi các ngân hàng hầu như không có cơ hội quyết định giá cả của các sản phẩm mà mình cung cấp ra thị trường. Như vậy, pháp luật về lãi suất cần phải gắn liền với việc quy định về quyền tự do kinh doanh. Đây là yêu cầu đề ra mang tính khách quan trong quá trình hoàn thiện pháp luật ngân hàng. Để thực hiện yêu cầu này, nhà làm luật phải đánh giá được các biện pháp can thiệp vào lãi suất có ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh hay không, nếu có thì mức độ ảnh hưởng như thế nào. Đồng thời là xem xét tác động ngược trở lại của quyền tự do kinh doanh đối với lãi suất trên thị trường.

3.2.2 Quy định về giới hạn lãi suất tiền gửi


Hiện nay, lãi suất huy động được NHNN quy định theo mức giảm dần và chỉ giữ mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam với tiền gửi không có kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn dưới 6 tháng. Đối với tiền gửi có thời hạn trên 6 tháng, tiền gửi trung hạn và dài hạn NHNN để cho NHTM và khách hàng tự thỏa thuận đồng thời NHNN cũng không quy định trần về lãi suất cho vay. Điều này đã tạo ra chênh lệch rất lớn giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

Khi nhìn nhận nội dung kinh tế của lãi suất. Việc gửi tiền ngân hàng được xem là quyết định đầu tư. Lãi suất huy động được coi là chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền mặt hoặc đầu tư khác. Người gửi tiền đánh đổi cơ hội tiêu dùng họăc cơ hội đầu tư khác của mình để đem tiền gửi ngân hàng trong kỳ hạn xác định. Đổi lại, người gửi tiền được trả lãi vay ở mức tương xứng đủ để bù đắp cho những rủi ro có thể xảy ra trong thời hạn gửi tiền và có lãi thực31. Mỗi nhà đầu tư đều có kỳ vọng riêng về lãi suất thực dương, bởi vì cơ hội đầu tư giữa họ là khác nhau. Theo các chuyên gia của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), việc sớm dỡ bỏ trần lãi suất huy động là cần


Quy định pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 8

31 VnEconomy, “Lãi suất huy động bao nhiêu là hợp lý?”, xem thêm tại http://vneconomy.vn/tai- chinh/lai-suat-huy-dong-bao-nhieu-la-hop-ly-2008101310302625.htm

thiết để thị trường có thể linh hoạt tự điều chỉnh, cân đối cung cầu về vốn. Nếu vẫn cần giữ trần, chỉ nên áp dụng trần lãi suất với các kỳ hạn huy động rất ngắn (dưới 1 tháng). Trong khi đó, ở chiều ngược lại, lãi suất cho vay của ngân hàng với các khách hàng đang được “cởi trói”. Thông tư 39/2016/TT- NHNN mới ban hành có hiệu lực từ 15/3/2017 thì quy định rõ các tổ chức tín dụng và khách hàng được thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng (trừ 5 lĩnh vực ưu tiên). Như vậy, trong khi lãi suất huy động bị “kìm” khá sát thì lãi suất cho vay lại được “thả nổi” theo thị trường. Nhìn từ phía khách hàng, điều này dường như không công bằng khi họ đi vay với lãi suất thả nổi còn gửi tiền lại có giới hạn cứng về lãi suất32. Do vậy lãi suất tiền gửi cần được quy định ở mức hợp lý để đảm bảo được quyền lợi của NHTM cũng như quyền lợi của người gửi tiền.

3.2.3 Đảm bảo tính hợp lý trong mối quan hệ giữa các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước

Chính sách thỏa thuận đã làm tăng sức ép lên việc đổi mới cách thức điều hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên thị trường tài chính – ngân hàng Việt Nam. Lãi suất là một trong những công cụ quan trọng của NHNN để điều hành chính sách tiền tệ. NHNN công bố các loại lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ đồng thời là cơ sở để các ngân hàng thương mại áp dụng để hình thành nên lãi suất giao dịch với các doanh nghiệp, khách hàng. Để các loại lãi suất mang tính chủ đạo này thực sự mang lại những hiệu quả tích cực với nền kinh tế thì quy định lãi suất điều hành chính sách tiền tệ phải đáp ứng được các yêu cầu: thể hiện được quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường; tác động trực tiếp đến việc điều hành chính sách


32 Thời báo Tài chính Việt Nam Online (2017), “Trần lãi suất: Đã đến lúc gỡ bỏ 'vòng kim cô'?”, xem thêm tại http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/tien-te-bao-hiem/2017-03-08/tran-lai-suat-da-den-luc- go-bo-vong-kim-co-41340.aspx

tiền tệ thắt chặt hay nới lỏng phù hợp trong từng giai đoạn, thời kỳ của nền kinh tế; là lãi suất cho vay cuối cùng của NHNN đối với NHTM.

Trên cơ sở đó, cần thiết lập một mức lãi suất định hướng được lãi suất thị trường. Theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới thì mức lãi suất cơ bản hay còn được hiểu là lãi suất mục tiêu, mà NHTW công bố chỉ mang tính định hướng cho thị trường không mang tính hành chính, không có ràng buộc nào với các NHTM, khác với nước ta đây được coi là mệnh lệnh hành chính. NHTW tại các quốc gia này sẽ can thiệp để đạt được mức lãi suất định hướng bằng các công cụ thị trường nhằm tiến tới mức lãi suất định hướng. Để có thể phát huy được tốt vai trò định hướng của lãi suất cơ bản thì bản thân NHTW của quốc gia đó phải xác định được những mục tiêu điều hành cụ thể trên cơ sở định lượng về lạm phát, tăng trưởng hoặc lãi suất ngắn hạn mà tại đó nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng. Vì vậy, cần phải hiểu đúng chức năng, vai trò của mức lãi suất cơ bản và việc hoàn thiện cơ chế hình thành lãi suất cơ bản – làm cơ sở định hướng chuẩn mực cho lãi suất thị trường liên ngân hàng, thị trường tiền tệ là một việc cần thiết phải thực hiện.

Trên cơ sở mức lãi suất cơ bản, hình thành đồng bộ các mức lãi suất chỉ đạo, như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở nhằm chủ động điều tiết lãi suất thị trường và các hành vi cho vay, đi vay của các chủ thể trên thị trường tiền tệ. Theo thông lệ quốc tế, NHTW sẽ phải công bố một hay hai trong số các lãi suất này. Như thế, lượng tiền cung ứng sẽ được điều tiết hợp lý để đảm bảo các mức lãi suất mục tiêu.

NHNN cần điều hành linh hoạt hơn lãi suất tái cấp vốn, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất phù hợp kết hợp với các công cụ chính sách tiền tệ khác để kiểm soát lãi suất thị trường ở mức hợp lý, phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Ngoài ra khi thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận, trong trường hợp cần thiết, cần có sự can thiệp của NHNN tránh để tình trạng mặt bằng lãi suất cho vay bị đẩy lên cao kéo lãi suất huy động lên theo gây nhiều bất ổn cho nền kinh tế

3.2.4 Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về lãi suất


Hệ thống NHTM là một kênh dẫn truyền quan trọng để các công cụ của chính sách tiền tệ tác động vào lãi suất thị trường, mức cung tiền tệ và qua đó thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ.

Việc các ngân hàng trong đó điển hình là vụ việc Ocean Bank chi trả lãi ngoài huy động vốn cho khách hàng lên tới 1000 tỷ đồng; chưa kể đến việc các ngân hàng thậm chí cho nhau vay qua đêm với lãi suất cắt cổ 30 -50% để giải quyết yêu cầu thanh khoản trong giai đoạn năm 2010-2012 đã làm méo mó thị trường. Vì các ngân hàng nếu không vượt trần lãi suất huy động sẽ rơi vào tình trạng mất thanh khoản và hệ lụy là sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng. Do vậy NHNN cần thúc đẩy hoàn thiện cơ chế giám sát, kiểm soát, xử lý các rủi ro tài chính – ngân hàng; tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về lãi suất; các hoạt động thông tin; chủ động phòng ngừa, xử lý các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ ngành ngân hàng để đảm bảo được tính minh bạch trong hoạt động ngân hàng cũng như đảm bảo an toàn trong hệ thống ngân hàng.

Kết luận chương 3


Để phát huy được hết những vai trò của lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM ở Việt Nam cần phải thực hiện nhiều giải pháp, trong đó việc hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất hợp lý là cần thiết. Trên đây là một số định hướng và giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM ở Việt Nam. Việc hoàn thiện pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM được đặt trong mối quan hệ chung với pháp luật ngân hàng và các bộ phận

pháp luật khác có liên quan như Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật cạnh trannh để tạo sự đồng bộ, thống nhất, tránh mâu thuẫn chồng chéo gây khó khăn trong quá trình áp dụng. Hy vọng rằng việc thực hiện đồng bộ các giải pháp này sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều chỉnh của hệ thống pháp luật ngân hàng Việt Nam đối với lãi suất, từ đó góp phần đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng cũng như việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.

KẾT LUẬN


Trong quá trình nghiên cứu, bằng tất cả các phương pháp nghiên cứu đã chọn, khóa luận đã đưa ra quan điểm phân tích các vấn đề pháp lý về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM cũng như thực trạng các quy định pháp luật đã được áp dụng trong thực tiễn, các bất cập, vướng mắc cần khắc phục. Để từ đó đưa ra hướng xử lý cho phù hợp, đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hơn pháp luật về lãi suất mà cụ thể hơn là lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Trong nền kinh tế thị trường, mà hiện nay Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế một cách mạnh mẽ, vai trò của NHTM với chức năng trung gian tài chính hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa trong và ngoài nước đồng thời thực thi chính sách tiền tệ của Nhà nước nhằm ổn định kinh tế, góp phần giảm lạm phát, ổn định xã hội và tạo lợi ích cho mọi thành phần kinh tế. Vai trò của lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM là hết sức quan trọng, là cơ sở để NHTM thực hiện hoạt động kinh doanh tạo lợi nhuận cho chính mình và cho cả xã hội. Xuất phát từ bản chất quan trọng của lãi suất trong hoạt động này, khóa luận đi sâu vào nghiên cứu và phân tích đánh giá về các quy định pháp luật đã thực sự điều chỉnh được hoạt động này chưa, còn những vấn đề nào chưa hợp lý cần sự điều chỉnh. Quá trình thực tế các NHTM thực thi các quy định pháp luật về lãi suất trong hoạt động của mình như thế nào, có áp dụng đúng tinh thần mà pháp luật điều chỉnh hay không, hay chỉ đối phó lách luật để tạo lợi ích cho NHTM, làm ảnh hướng xấu đến nền kinh tế. Từ đó mà đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của NHTM, đảm bảo cho việc thực thi chính sách tiền tệ một cách có hiệu quả. Trên cơ sở các văn bản pháp luật Luật NHNN, Luật các tổ chức tín dụng ban hành, việc nghiên cứu các quy định pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM là hết sức cần thiết, là phù hợp với tình hình chung, đảm bảo sửa đổi kịp thời các quy định cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

Danh mục tài liệu tham khảo


Văn bản pháp luật


1. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.


2. Bộ luật Dân sự năm 2005.

3. Bộ luật Dân sự năm 2015.

4. Luật Doanh nghiệp năm 2005.

5. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.

6. Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010.

7. Nghị định số 96/2014NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

8. Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07/04/2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngân hàng.

9. Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 của Ngân hàng Nhà nước về quy định lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng.

10. Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

11. Thông tư số 06/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 của Ngân hàng Nhà nước quy định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức cá nhân tại tổ chức tín dụng.

12. Thông tư số 08/2014/NHNN ngày 17/3/2014 của Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế

13. Quyết định số 2589/2015/QĐ-NHNN ngày 17/12/2015 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2023