Lịch Sử Hình Thành Pháp Luật Về Sở Giao Dịch Hàng Hóa

những quy định của Nhà nước và của Sở giao dịch. Từ nhận thức trên, để “được giá” người nông dân phải mạnh dạn đầu tư, nếu không sản phẩm làm ra của họ bị trượt giá không chỉ trên thị trường nội địa mà cả thị trường bên ngoài.‌

Sở giao dịch hàng hóa là trung gian để kết nối thị trường hàng hóa trong nước và quốc tế và vai trò của Sở giao dịch hàng hóa đối với Nhà Nước, người kinh doanh, Doanh nghiệp xuất khẩu và người nông dân ta thấy, việc hình thành, xây dựng các Sở giao dịch hàng hóa là rất cần thiết và cấp bách, tuy nhiên vấn đề đặt ra phải xây dựng được Sở giao dịch làm sao mà sự vận hành của Sở giao dịch hàng hóa được phổ biến rộng rãi trong xã hội, đặc biệt là trong giới nông dân sản xuất ra sản phẩm. Các phương tiện truyền thônng đại chúng cần tích cực tuyên truyền và tổ chức các hội thảo, diễn đàn về Sở giao dịch hàng hóa để mọi người nắm bắt được thông tin, qua đó cũng cố được niềm tin cho Doanh nghiệp và các nhà đầu tư về hình thức kinh doanh mới mẻ này. Khi xây dựng Sở giao dịch hàng hóa Nhà nước cần có những chính sách đối với các định chế tài chính, quỹ đầu tư, nhà đầu tư; giúp huy động vốn hiệu quả, nhanh chóng sản xuất.

Chương 2


QUY CHẾ VỀ SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

2.1. Lịch sử hình thành pháp luật về Sở giao dịch hàng hóa


Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là giao dịch theo đó các bên trong quan hệ “mua-bán” thỏa thuận việc thực hiện mua bán một loại hàng hóa, lượng hàng hóa nhất định theo những tiêu chuẩn do sở mà họ tham gia giao dịch đặt ra. Đây là loại hình mua bán hàng hóa giao sau, hợp đồng mua bán được ký trước khi giao hàng một khoảng thời gian tùy vào từng loại hàng hóa. Hành vi thương mại này mở đường cho sản xuất, định hướng và tạo điều kiện cho nhà sản xuất tính toán triển khai kế hoạch sản xuất. Đặc biệt đối với các mặt hàng nông sản với những hợp đồng đã ký khiến cho người bán vừa không lo đầu ra cho sản phẩm lại tính toán được khả năng giá cả, nhu cầu của vụ tới. Hoạt động này không chỉ lợi cho nhà sản xuất mà lợi cho người mua bởi người mua qua Sở giao dịch hàng hóa được đảm bảo phẩm cấp, giá cả, số lượng thu mua được. Sở giao dịch hàng hóa là thị trường đặc biệt và rất cần được phát triển bởi vì Việt Nam nước có khí hậu, thổ nhưỡng rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp bên cạnh đó nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào đưa đến cho nước ta một lợi thế xuất khẩu nông sản và khoáng sản. Hiện nay nước ta có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm thị phần lớn trên thị trường khu vực và thế giới như gạo, điều, cà phê, tiêu, cao su, rao quả…. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy sản tháng 9 ước đạt 1,75 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2010 của toàn ngành lên mức 13,93 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2009. Trong con số kể trên, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ yếu đạt 7,32 tỷ USD, tăng 21,1%; thuỷ sản 3,47 tỷ

USD, tăng 14,2%; Các mặt hàng lâm sản chính với giá trị đạt 2,6 tỷ USD, tăng tới 36,3% [11]. Với chính sách đề ra của Đảng và Nhà nước mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư của nước ngoài. Tuy nguồn sản lượng nông sản dồn dào nhưng sản phẩm chưa đạt năng suất và chất lượng cao, nguồn tiền thu nhập từ nó còn chưa cao bởi thị trường tiêu thu hàng hóa nông sản ở nước ta rất không ổn định, thậm chí nhiều mùa vụ, nhiều khu vực nông sản làm ra không tiêu thụ được hoặc phải bán với giá “bèo” và dẫn đến tình trạng “được mùa mất giá” hoặc được giá thì không có hàng để bán, hiện tượng đầu cơ, tư thương ép giá nông dân vẫn còn phổ biến khi được mùa. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Nam còn tự phát, quy mô nhỏ, manh mún lại ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt vụ được vụ mất. Sản phẩm xuất khẩu của nước ta cũng chưa đáp ứng được tiêu chuẩn, chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế nên có một số loại hàng hóa mà nước ta có thế mạnh nên hàng hóa của Việt Nam xuất sang các nước thường bị thiệt thòi. Để khắc phục hiện tượng trên và kết nối thị trường hàng hóa trong nước và nước ngoài hạn chế “chảy máu” nội tệ ra các sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài, việc xây dựng và phát triển Sở giao dịch hàng hóa là vấn đề bức thiết đối với Việt Nam. Trước đây, ở nước ta hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa chưa được quy định một cách chính tắc trong luật mà nó được điều chỉnh rải rác ở một số bộ luật cơ bản như Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại.. bỏi hoạt động này được xếp vào lĩnh vực kinh doanh, và các giao dịch mua bán hàng hóa tương lai này về bản chất nó là quan hệ hợp đồng giữa bên mua và bên bán, khi xuất hiện tranh chấp thì các văn bản nói trên sẽ điều chỉnh nó. Tuy nhiên, sự quy định chồng chéo giữa các văn bản luật làm cho hoạt động mua bán này rơi vào bế tắc và thường khó giải quyết được mâu thuẫn. Luật Thương mại 1997 cũng chưa có quy định cụ thể về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch. Khi xu thế phát triển

của nền kinh tế thế giới là toàn cầu hóa, thì yêu cầu đặt ra không chỉ với các nước phát triển mà đối toàn bộ các nước trên thế giới phải có những điều chỉnh sửa đổi luật của nước mình để đáp ứng yêu cầu hội nhập. Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập mà hành động cụ thể là gia nhập vào sân chơi WTO đã có những cải cách, sửa đổi bổ sung đạo luật nước nhà cho phù hợp với pháp luật thế giới. Vì vậy, Năm 2005 Luật Thương mại ra đời đã giành một chương riêng quy định về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa và năm 2006 Chính phủ đã ban hành nghị định 158/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Thông qua việc thành lập Sở giao dịch hàng hóa Nhà nước kịp thời nắm bắt được diễn biến thị trường trong nước và nước ngoài để từ đó có những chính sách phát triển cũng như phòng ngừa và hạn chế các rủi ro bất lợi cho nền kinh tế đất nước nói chung và sự bình ổn nói riêng. Xây dựng Sở giao dịch hàng hóa không chỉ đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước mà còn giải quyết được nhu cầu bảo đảm nguồn hàng về số lượng và chất lượng và giá cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Bên cạnh được đảm bảo chất lượng, số lượng, giá cả nhà xuất khẩu còn giảm bớt được công đoạn “thu gom” sản phẩm của từng hộ riêng lẻ mà công đoạn này được chuyển sang cho Sở giao dịch hàng hóa và đối với người nông dân, các chủ trang trại thì thị trường này càng có ý nghĩa quan trọng hơn vì khi ký được hợp đồng thì họ đã nắm chắc đầu ra cho sản phẩm, họ chỉ cần lên kế hoạch sản xuất và tính toán các khả năng để đưa lại năng suất, chất lượng cho mùa vụ. Khi đã biết được yêu cầu về chất lượng, số lượng người sản xuất tiến hành áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến để đáp ứng về chất lượng cho sản phẩm. Khi ký được hợp đồng điều này khuyến khích người sản xuất mạnh dạn đầu tư vì họ đã nắm được mức giá của sản phẩm làm ra. Phát triển hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở

giao dịch hàng hóa không chỉ giải quyết được những “khó khăn” cho mặt hàng nông sản mà còn góp phần thúc đẩy hoạt động sôi động của thị trường vốn và các ngành sản xuất cung cấp tư liệu sản xuất, các sản phẩm đồ gia dụng…vì khi kinh tế từng hộ gia đình phát triển, đời sống của họ được nâng cao thì kéo theo đất nước phát triển giàu mạnh bởi “dân có giàu, nước mới mạnh”.

Quy chế pháp lý về sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam - 4

Sự ra đời của Luật Thương mại 2005 đã tạo hành lang pháp lý cho Sở giao dịch hàng hóa ra đời. Theo quy định của Luật thì Luật chỉ đặt ra khung pháp luật cho Sở giao dịch hàng hóa và để ngỏ cho các Sở giao dịch hàng hóa tự xây dựng quy chế pháp lý riêng cho hoạt động của mình. Do vậy, trong phạm vi đề tài này và thực tế hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa ở nước ta, tác giả chỉ nghiên cứu những quy chế pháp lý mà pháp luật đặt ra chung cho các Sở giao dịch hàng hóa.

2.2. Thành lập Sở giao dịch hàng hóa


Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Sở giao dịch hàng hóa là một pháp nhân được thành lập và hoạt động dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần. Như vậy, theo quy định này thì chỉ có loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phân mới được phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế dần dần tiến tới toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới Việt Nam xây dựng đường lối, chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế. Cụ thể hóa chủ trương đường lối của Nhà nước tại văn bản có giá trị pháp lý cao nhất quy định, Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu

toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng [5]. Bộ luật Dân sự 2005 quy định có sáu hình thức sở hữu trong xã hội và để tiếp tục tạo môi trường bình đẳng trong kinh doanh giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Nhà nước đã ban hành Luật Doanh nghiệp 2005. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 thì có các loại công ty sau: Công ty trách nhiệm một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và nhóm các công ty. Theo chủ trương của Nhà nước thì các doanh nghiệp bình đẳng trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng trong lĩnh vực mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa thì chỉ có loại công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần mới được quyền tham gia. Với quy định này thì Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh không được phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa, như vậy liệu có bất công với các loại hình doanh nghiệp này hay không? Liệu có sự bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp không? Bởi theo quy định thì Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai loại là một thành viên và hai thành viên trở lên. Trong đó “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu” vậy là một cá nhân đứng ra thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì họ có quyền được thành lập Sở giao dịch hàng hóa còn Doanh nghiệp tư nhân không có quyền thành lập Sở giao dịch hàng hóa, trong chế độ chịu trách nhiệm thì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty. Như vậy, nếu làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản thì chủ sở hữu của công ty chỉ chịu trách nhiệm trong khoản vốn mình đã bỏ ra theo điều lệ. Trong khi doanh nghiệp tư nhân nếu phá sản họ phải chịu

trách nhiệm vô hạn và tại thời điểm họ phá sản chưa thanh toán được hết các khoản nợ thì trong tương lai họ vẫn phải thanh toán. Trách nhiệm pháp lý đặt ra cho doanh nghiệp tư nhân lớn như vậy, khả năng đảm bảo thanh toán rất cao vậy mà doanh nghiệp tư nhân bị loại ra khỏi “sân chơi” này. Bên cạnh đó chủ trương Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế; bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước [5], trong khung pháp lý về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ta không tìm thấy bất kỳ quy định cho các chủ thể mà nhà nước khuyến khích đầu tư được phép kinh doanh loại hình gọi là Sở giao dịch hay là một bên trong hợp đồng mua hàng. Có lẽ phải chúng ta phải nhìn nhận lại khung pháp lý về Sở giao dịch hàng hóa.

Cùng là một loại mua bán hàng hóa qua “sàn” nhưng quy chế giành cho sàn giao dịch chứng khoán và sàn giao dịch bất động sản cũng có phần khác với Sở giao dịch hàng hóa. Sở giao dịch hàng hóa chỉ Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần mới được phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa còn để thành lập Sàn giao dịch bất động sản thì Tổ chức, cá nhân khi kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, phải có vốn pháp định và đăng ký kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật[5].

2.2.1 Hồ sơ thành lập Sở giao dịch hàng hóa


Bất kỳ một loại hình kinh doanh nào cũng cần có những điều kiện nhất định về mặt thủ tục hành chính. Sở giao dịch hàng hóa muốn đi vào hoạt động cũng không ngoại lệ. Tổ chức muốn thành lập Sở giao dịch hàng hóa phải lập hồ sơ gồm:

1. Văn bản đề nghị thành lập Sở giao dịch hàng hóa theo mẫu của Bộ Công Thương;

2. Danh sách các thành viên trong trường hợp Sở giao dịch hàng hóa hoạt động dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn và các giấy tờ kèm theo sau đây:

a) Đối với thành viên là cá nhân: bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;

b) Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, giấy chứng minh nhân dân hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.

3. Danh sách cổ đông sáng lập trong trường hợp Sở giao dịch hàng hóa hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần và các giấy tờ kèm theo sau đây:

a) Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;

b) Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, giấy chứng minh nhân dân hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.

4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan có thẩm quyền;


5. Giải trình kinh tế - kỹ thuật với các nội dung về mục tiêu, địa điểm thành lập, tiến độ thành lập và đi vào hoạt động, giải pháp công nghệ để thực hiện giao dịch;

6. Dự thảo Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa;


7. Dự thảo Điều lệ doanh nghiệp

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 06/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí