Quy chế pháp lý về sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ KIM NHUNG


QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ SỞ GIAO DỊCH HÀNG HOÁ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

Quy chế pháp lý về sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam - 1


NGUYỄN THỊ KIM NHUNG


QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ SỞ GIAO DỊCH HÀNG HOÁ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 50


LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Quang

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, Ngày 20 tháng 11 năm 2010

NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Thị Kim Nhung

MỤC LỤC


Lời cam đoan Mục lục

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA.. 5

1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 5

1.1.1. Khái niệm mua bán hàng hóa giao sau 5

1.1.2. Khái niệm mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 7

1.1.3. Khái niệm Sở giao dịch hàng hóa 11

1.2. Vai trò của Sở giao dịch hàng hóa 13

1.2.1. Vai trò của Sở giao dịch hàng hóa đối với Nhà nước 14

1.2.2. Vai trò của Sở giao dịch hàng hóa với nhà kinh doanh 15

1.2.3. Vai trò đối với Người sản xuất ra hàng hóa giao dịch 18

Chương 2. QUY CHẾ VỀ SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 21

2.1. Lịch sử hình thành pháp luật về Sở giao dịch hàng hóa 21

2.2. Thành lập Sở giao dịch hàng hóa 24

2.2.1 Hồ sơ thành lập Sở giao dịch hàng hóa 26

2.2.2. Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa 28

2.3. Tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa 31

2.3.1 .Thành viên Sở giao dịch hàng hóa 32

2.3.1.1. Thành viên môi giới 32

2.3.1.2. Thành viên kinh doanh 35

2.3.2. Các tổ chức có vai trò quan trọng trong hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa 36

2.4. Danh mục hàng hóa được phép mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa .. 41

2.5. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 44

2.5.1. Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch. 44

2.5.2. Đặc điểm và phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch 48

2.6. Ủy thác mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 53

2.7. Những hạn chế của quy chế pháp lý về Sở giao dịch hàng hóa 55

Chương 3. KIẾN NGHỊ 64

KẾT LUẬN 77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là nước có điều kiện khí hậu, đất đai cũng như nguồn nhân lực - 80% dân số sống tập trung ở vùng nông thôn, thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp bởi vậy nền nông nghiệp có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, một trong những yếu tố giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển hàng hóa nông nghiệp là tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch - vấn đề tồn tại từ lâu vẫn chưa được giải quyết để tận dụng tối đa những lợi thế về mặt hàng nông nghiệp này. Thị trường tiêu thụ hàng hóa này không ổn định, sản phẩm sản xuất ra nhiều khi không tiêu thụ được hoặc tiêu thu với giá “bèo”, điều này làm cho một số người dân không mặn mà với việc đầu tư mở rộng sản xuất nâng cao năng suất, chất lượng cho sản phẩm. Để giải quyết vấn đề trên, nhiều quốc gia trên thế giới đã hình thành và xây dựng các trung tâm mua bán hàng hóa giao sau gọi là Sở giao dịch hàng hóa. Sự ra đời của Sở giao dịch hàng hóa đã giải quyết được phần nào những vướng mắc mà cả người sản xuất và nhà đầu tư gặp phải. Hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa của một số nước đã tồn tại từ lâu, ví dụ như: Sở giao dịch hàng hóa Chicago năm 1848, Sở giao dịch hành hóa Sydney thành lập vào năm 1960, sàn giao dịch nông sản Đại Liên (Trung Quốc) thành lập từ năm 1993….Ở Việt Nam đến năm 2002 mới có Sở giao dịch hàng hóa đầu tiên khai trương nhưng giao dịch trên sở này trầm lắng và một số sở khác ra đời tuy nhiên đều hoạt động ở mức chỉ được một hai phiên giao dịch.

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và chuẩn bị cho tiến trình hội nhập trở thành thành viên chính thức của WTO cũng như việc giải quyết yêu cầu của thị trường hàng hóa nông nghiệp, thời gian qua đã có những Sở giao dịch hàng hóa ra đời, tuy nhiên hoạt động của các sở này không mấy hiệu quả.

Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là một hình thức mới ở Việt Nam, lần đầu tiên được quy định một cách chính tắc trong Luật Thương mại 2005 với 11 Điều khoản và được hướng dẫn bởi các văn bản dưới luật, nghị định 158/2006/ NĐ-CP và thông tư 03/2009/TT-BCT. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là phương thức giao dịch cần thiết và mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay hoạt động này còn chưa phổ biến, các Sở giao dịch hàng hóa ra đời ở nước ta nghèo về chuẩn và lỏng lẻo về pháp lý. Quy định của pháp luật còn mờ nhạt, còn nhiều hạn chế, chưa tìm được mô hình hài hòa, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của giới doanh nghiệp, nhà kinh doanh nhỏ lẻ lẫn tổ chức đầu tư quy mô lớn. Để có Sở giao dịch hoạt động hiệu quả cần có những hành lang pháp lý đầy đủ.Vì vậy tác giả chọn đề tài “Quy chế pháp lý pháp lý về Sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam” làm Luận văn tốt nghiệp.

2. Tình hình nghiên cứu


Đã có một số công trình nghiên cứu về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa cũng như một số khía cạnh trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch như: “Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa” của Thạc sỹ Bùi Thanh Lam, giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội, “Các chủ thể tham gia trên Sở giao dịch hàng hóa” của Thạc sỹ Nguyễn Thị Yến, giảng viên Trường Đại Học Luật Hà Nội, “Quan niệm về thị trường hàng hóa giao sau và mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa” của Tiến Sỹ Nguyễn Việt Tý – giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội, Luân văn tốt nghiệp cử nhân của Phạm Chí Dũng, Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Quỳnh Liên nghiên cứu về Mua bán hàng hóa , tuy nhiên các công trình nghiên cứu đều tập trung vào một khía cạnh nhất định của lĩnh vực này. Chưa có đề tài nào nghiên cứu quy chế pháp lý giành cho Sở giao dịch hàng hóa.

3. Phạm vi nghiên cứu đề tài


Phạm vi nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài giới hạn trong các quy định của pháp luật hiện hành về Sở giao dịch hàng hóa.

4. Phương pháp nghiên cứu


Để đạt được các mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra; trong quá trình nghiên cứu Luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:

- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin;

- Bên cạnh đó, Luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như:

+ Phương pháp bình luận, diễn giải, phương pháp lịch sử ;


+ Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp.


5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu


5.1 Mục đích:


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa, có cái nhìn tổng quát về thị trường hàng hóa giao sau và nêu lên những vấn đề còn bất cập và phương hướng giải quyết nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật đối về Sở giao dịch hàng hóa.

5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu


Bản Luận văn này theo đuổi những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây:


- Hệ thống hóa pháp luật về Sở giao dịch hàng hóa;

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 06/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí