Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Qua Sở Giao Dịch Hàng Hóa

có rất nhiều giao dịch “thực” và hoạt động mua bán qua sở này đảm bảo sự bình ổn về giá tránh điệp khúc “được mùa mất giá”.‌

2.5. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa


2.5.1. Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch


Hình thức hợp đồng


Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch suy cho cùng cũng là hoạt động mua bán hàng hóa do đó hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là dạng đặc biệt của hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường. Pháp luật Dân sự lẫn Thương mại đều quy định hình thức của hợp đồng tồn tại dưới ba dạng: văn bản, lời nói hoặc một hành vi cụ thể. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch là hành vi Thương mại nên ta có thể suy ra hợp đồng mua bán qua sở này cũng có thể được lập bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể bởi chưa có quy định cụ thể trong văn bản pháp luật về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở. Tuy nhiên, khi xem xét đến đặc điểm của loại hợp đồng này thì việc giao kết hợp đồng đều được thực hiện qua Sở giao dịch - đóng vai trò trung gian trong mọi hoạt động, đòi hỏi độ chính xác, tính thống nhất cao và mọi quy định trong hợp đồng đều hết sức chặt chẻ. Dựa vào những đặc điểm này thì chỉ có hình thức bằng văn bản mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Đăc thù của mua bán qua Sở giao dịch là các bên không hề biết ai là đối tác của mình mặc dù nó là thỏa thuận của hai bên. Khi một bên có nhu cầu mua hay bán thì họ thực hiện thông qua trung gian do đó lời đề nghị giao kết của họ được đặt ra thể hiện dưới hình thức là lệnh giao dịch, lệnh này vừa là yêu cầu đặt ra đối cho người môi giới tìm kiếm đối tác vừa là lời đề nghị giao kết hợp đồng với chủ thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Như vậy, ta không nhìn thấy một bản hợp đồng nào được ký kết giữa người bán và người mua mà chỉ là “lệnh” tồn tại do vậy trong giao dịch mua bán hàng hóa qua sở cái được gọi là hợp đồng được thể hiện dưới hình thức là văn bản mà cụ thể là lệnh bán

hoặc mua, đây là đặc thù của mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Khi đề cập đến chế độ pháp lý của bất kỳ một loại hợp đồng nào một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu đó là các bên trong hợp đồng.

Chủ thể hợp đồng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự hình thành, tồn tại và chấm dứt hiệu lực hợp đồng đó là Sở giao dịch hàng hóa và trung tâm thanh toán. Nếu thiếu sự tham gia của sở và trung tâm thanh toán thì hoạt động mua bán không được thực hiện tuy nhiên trong quan hệ “làm ăn” này thì họ cũng chỉ là “người” trung gian, chủ thể chính của hợp đồng là người mua và người bán. Như đã đề cập thì hoạt động mua bán hàng hóa qua sở là hoạt động thường mại, trong khái niệm hoạt động thương mại theo Luật Thương mại 2005 thì hoạt động thương mai là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, như vậy thì không chỉ có thương nhân mới được thực hiện hoạt động thương mại như quy định tại Luật Thương mại 1997 mà người không phải thương nhân cũng được thực hiện hoạt động thương mại. Điều này có nghĩa là hoạt động thương mại có thể diễn ra giữa giữa thương nhân với thương nhân hoặc giữa thương nhân với người không phải thương nhân nhưng có hoạt động thương mại độc lập và cũng có thể giữa những người có hoạt động thương mại độc lập với nhau. Đặc thù của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch luôn có xự xuất hiện của trung gian (người môi giới) nên trong giao dịch này chủ thể có thể cả hai bên đều là cá nhân không có hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên. Bởi việc mua bán hàng hóa qua sở là hoạt động đặc thù không hạn chế “tư cách” giao dịch, tất cả những người đáp ứng yêu cầu về năng lực chủ thể đều có thể tham gia thị trường này. Chủ thể tham gia giao kết bất kỳ loại hợp đồng nào cũng phải đáp ứng điều kiện cần là phải có năng lực hành vi, chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở không là ngoại lệ. Do vậy, ta có thể xếp chủ thể của giao dịch này vào hai nhóm: Nhóm cá nhân và nhóm tổ chức

Nhóm cá nhân: Theo quy định của pháp luật dân sự, người được coi là có năng lực hành vi dân sự là người từ đủ 6 tuổi trở lên (trừ trường hợp mất năng lực hành vi dân sự). Các giao dịch dân sự thường phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho cá nhân nên trách nhiệm tài chính thường không lớn và mức độ ảnh hưởng cũng không rộng trong khi hợp đồng về hoạt động mua bán qua sở vấn đề tài chính đặt lên đầu và ảnh hưởng của hoạt động này rất lớn có thể làm cho nền kinh tế bị kìm hãm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế của đất nước do vậy điều kiện về năng lực hành vi đối với các chủ thể là cá nhân khi tham gia vào thị trường hàng hóa giao sau này cần được quy định một cách chặt chẻ và đầy đủ hơn. Theo Luật Dân sự thì những cá nhân từ đủ 15 tuổi nếu có tài sản thì vẫn được tham gia giao kết hợp đồng một các độc lập nhưng xét đến tính nghiêm trọng của hoạt động mua bán qua sở nên hạn chế đối tượng chưa đủ 18 tuổi tham gia vào giao dịch này. Bên cạnh nhóm cá nhân, tham gia vào hoạt động mua bán qua sở còn có các tổ chức

Quy chế pháp lý về sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam - 7

Nhóm chủ thể là tổ chức: Tổ chức hoạt động phải có những cá nhân cụ thể thực hiện hoạt động của tổ chức, tổ chức là một khái niệm trừu tượng được hội tụ từ những cá nhân khác nhau vì vậy để trở thành chủ thể của hợp đồng phải có những người đại diện để ký kết. Người đứng đầu tổ chức có quyền ký hợp đồng giao dịch là cá nhân nên đương nhiên họ phải đáp ứng yêu cầu năng lực chủ thể của nhóm cá nhân, ngoài ra họ còn phải là người được tổ chức trao cho thẩm quyền đại diện thường các doanh nghiệp thì người đại diện theo pháp luật thực hiện các công việc nhân danh tổ chức và vì quyền lợi của tổ chức. Ở một số nước trên thế giới, sự phân loại chủ thể người ta căn cứ vào mục đích xác lập hợp đồng từ đó hệ quả đưa đến chủ thể của hợp đồng gồm người đầu cơ và người bảo hộ. Người bảo hộ là những người dự kiến được rủi ro và tiến hành mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa để bảo hộ những rủi ro đó với mục đích như vậy nên họ rất muốn hợp đồng được thực hiện.

Nhưng nhà đầu cơ là thành phần chiếm đa số của thị trường mua bán này thông qua những hoạt động của nhà đầu cơ mà nhà bảo hộ có thể dễ dàng tìm kiếm được đối tác cho mục đích bảo hộ của mình vì bất cứ khi nào trên Sở giao dịch hàng hóa cũng có người bán, người mua. Trái ngược mục đích của nhà bảo hộ, nhà đầu cơ không mong muốn thực hiện hợp đồng (giao, nhận hàng và thanh toán) mà mục đích sang tay hợp đồng khi có lợi nhuận. Do đó, sự tham gia vào thị trường của nhà đầu cơ không giải quyết được vấn đề lưu thông hàng hóa, tuy nhiên nếu không có nhà đầu cơ thì thì giao dịch trên sở sẽ rất “tẻ nhạt” vì vậy cần có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu cơ nhưng không phải là xây dựng cơ chế thiếu bình đẳng giữa nhà đầu cơ và nhà bảo hộ. Việc phân định nhà đầu cơ trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch khác hoàn toàn với sự đầu cơ trong các hoạt động khác vì vậy việc phân định rạch ròi giữa hai trường hợp “đầu cơ” này là hết sức cần thiết để hoàn thiện khung pháp lý.

Nội dung của hợp đồng


Bản chất hợp đồng là sự thỏa thuận, nó được xây dựng trên cơ sở tự do ý chí của các bên trong quan hệ hợp đồng. Khi tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch thì các chủ thể vẫn có quyên thể hiện sự tự do ý chí của mình mặc dù hợp đồng ở đây là lệnh mua hoặc bán. Các lệnh này được Sở giao dịch quy định tiêu chuẩn hóa vì vậy trong hợp đồng này chứa đựng những điều khoản cơ bản của hợp đồng thông thường như tên hàng hóa, số lượng, chất lượng hàng hóa, thời gian, địa điểm giao hàng, giá cả và quyền, nghĩa vụ của các bên. Trong phạm vi đề tài này, tác giả không nghiên cứu sâu về nội dung của hợp đồng vì vây, bài luận văn này chỉ dừng lại ở việc nêu lên những điều khoản cơ bản cần phải có mà không đi sâu phân tích từng điều khoản.

2.5.2. Đặc điểm và phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch


Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế do đó bất kỳ sự biến động nào trên thế giới nó cũng ít nhiều tác động đến Việt Nam. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giời ngày càng mở rộng quan hệ hợp tác làm ăn, buôn bán với nhiều quốc gia trên thế giời và từng bước mở rộng các chính sách kinh tế và tham gia vào sân chơi WTO. Việt Nam là nước nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, xuất phát điểm thấp nên việc thực hiện tiến trình hội nhập bên cạnh thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển thì cũng gặp không ít khó khăn. Nước ta là vùng nhiệt đới thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và mặt hàng mũi nhọn xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp, sự biến động về giá của các sản phẩm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất làm cho người sản xuất lâm vào tình trạng khó khăn vì làm ăn thua lỗ do sự rớt giá. Họ sẽ không dám đầu tư sản xuất cho năm tiếp theo nếu không nắm bắt được thông tin về giá cả hoặc không có sự ổn định về giá cả trên thị trường và có thể năm sau giá của các nông sản vì thế lại tăng họ lại đầu tư..

.Sự bất ổn đó trong sản xuất làm mất đi tính chủ động của nhà sản xuất và dĩ nhiên sẻ ảnh hưởng đến cả nền kinh tế của đất nước [12]. Để cải thiện tình hình trên đồng thời để phù hợp với hoạt động thương mại và pháp luật của các nước trên thế giới, do đó Nhà nước đã xây bổ sung vào Luật thương mại 2005 một hoạt động ở Luật thương mại 1997 chưa điều chỉnh đó là hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa và “Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai [6].

Theo quy định này thì bản chất của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, bản chất của hoạt động này là nhằm mục đích sinh lời. Tuy nhiên, việc mua bán này không thực hiện theo cách thông thường là bên mua và bên bán gặp nhau để thỏa thuận về lượng hàng, loại hàng, phẩm chất, giá cả… và ký kết hợp đồng mà tất cả các khâu này đều diễn ra qua trung gian đó là Sở giao dịch kể cả việc thanh toán và giao, nhận hàng trong tương lai cũng được thực hiện thông qua tổ chức do Sở giao dịch hàng hóa thành lập hoặc ủy quyền cho tổ chức khác. Chính đặc thù của việc giao kết này mà Hợp đồng giao kết để thực hiện hoạt động này cũng không phải là Hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường. Hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa không đơn giản là các bên hoàn toàn có nhu cầu trao đổi tiền – hàng thật sự mà mục đích cơ bản của các chủ thể tham gia ký kết Hợp đồng không phải là hàng hóa họ muốn mua mà mục đích chính là nhằm chuyển rủi ro về giá cả của hàng hóa hoặc tìm kiếm lợi nhuận trên chính những rủi ro đó. Do mục đích của các bên tham gia hợp đồng cũng như đặc thù của hoạt động mua bán này mà Luật thương mại đã đưa ra hai loại Hợp đồng được giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa là Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa nó có vai trò là một công cụ đầu tư , bên cạnh đó nó còn là công cụ bảo hộ, ngoài ra hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở còn là công cụ điều chỉnh giá trên thị trường và có những đặc điểm sau:

Trong thị trường mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa các hoạt động mua bán hàng hóa được thực hiện liên tục với trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và mức an toàn được đảm bảo do đó các điều khoản của hợp đồng được tiều chuẩn hóa. Tiêu chuẩn hóa được thể hiện ở các điều khoản về tên hàng, chất lượng hàng hóa, quy mô của hợp đồng, thời gian và địa điểm

giao hàng, khi tham gia vào “sân chơi” Sở giao dịch hàng hóa các bên phải tuân theo những tiêu chuẩn mà sở đặt ra . Các bên trong hợp đồng chỉ thỏa thuận về giá của hàng hóa mình giao dịch, những quy định về tên hàng, chất lượng hàng, quy mô hợp đồng, thời gian địa điểm giao hàng đều thực hiện theo quy định của Sở giao dịch hàng hóa bởi trong Luật quy định chỉ những loại hàng mà Sở giao dịch hàng hóa các bên đang tham gia giao dịch niêm yết mới được giao dịch. Mỗi thời kỳ có những danh mục hàng hóa khác nhau được giao dịch qua sở nhưng không phải Sở giao dịch hàng hóa nào cũng thực hiện giao dịch hết tất cả các loại hàng hóa trong danh mục được phép vì thế mà người ta không thể lập hợp đồng kỳ hạn mua điều tại Sở giao dịch cà phê hay tiêu. Chất lượng hàng hóa phải đúng theo tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hóa và sở có cơ chế giám định chất lượng hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn đặt ra khi mặt hàng này được giao dịch qua sở. Quy định về chất lượng của cùng một loại hàng hóa sẽ không giống nhau ở các Sở giao dịch hàng hóa khác nhau bởi mỗi sở đặt ra tiêu chuẩn khác nhau về “phẩm cấp”. Quy mô của hợp đồng cũng được các nhà làm luật định liệu Tổng hạn mức giao dịch đối với một loại hàng hóa của toàn bộ các hợp đồng đang trong thời hạn giao dịch không được vượt quá 50% tổng khối lượng hàng hóa đó được sản xuất tại Việt Nam của năm ngày trước đó. Hạn mức giao dịch của một thành viên không được vượt quá 10% tổng hạn mức giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này. Sở giao dịch hàng hóa có quyền quy định hạn mức giao dịch cụ thể thỏa mãn quy định tại khoản 1 và 2 Điều này [8].

Tùy vào từng loại hàng hóa mà hợp đồng quy định thời gian giao hàng bởi bản chất mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là mua bán hàng hóa trong tương lại do đó phải đến thời gian loại hàng hóa mua bán đó ra sản phẩm mới thực hiện được. Ví dụ mua bán điều phải đến mùa thu hoạch điều hợp đồng mới được thực hiện.

Hợp đồng mua bán này là cam kết thực hiện nghĩa vụ trong tương lai bởi khi đã ký kết hợp đồng thì đã có sự tồn tại cam kết thực hiện nghĩa vụ của ít nhất là một bên trong hợp đồng. Khi ký kết hợp đồng các bên bị ràng buộc bởi các điều khoản tuy nhiên nghĩa vụ đó trong tương lai họ mới phải thực hiện. Sở giao dịch hàng hóa là tổ chức trung gian thực hiện việc giao dịch giưa người mua và người bán. Các bên của hợp đồng “làm ăn” với nhau nhưng họ không biết đối tác của mình là ai, họ cũng không cần biết các bên trong giao dịch này chỉ cần tuân thủ những quy định của pháp luật việc giám sát bảo đảm việc thực hiện hợp đồng được đảm bảo bởi Sở giao dịch hàng hóa. Khi tham gia vào giao dịch qua sở các bên phải ký quỹ, quỹ này đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng. Mức ký quỹ của hợp đồng kỳ hạn thường thấp “Sở giao dịch hàng hóa quy định cụ thể mức ký quỹ ban đầu khi đặt lệnh giao dịch nhưng không được thấp hơn 5% trị giá của từng lệnh giao dịch. Bên cạnh đó, hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa đa số được thanh lý trước hạn bởi khi tham gia thị trường này một hoặc cả hai bên đều quan tâm đến khoản sinh lời và chuyển rủi ro do đó khi chưa đến hạn hợp đồng nhưng bên mua thấy có lãi họ bán lại hợp đồng đó hoặc nếu mức giá ngày càng xuống để bảo toàn mức lỗ không cao họ cũng có thể bán đi bằng một cách thức đơn giản là đặt lệnh bán. Khi lệnh này được khớp thì nghĩa vụ của họ được chuyển sang cho người khác họ thoát khỏi nghĩa vụ từ hợp đồng này.

Hợp đồng thực hiện việc mua bán hàng hóa qua sở được pháp luật định khung và phân loại ra làm

Hợp đồng kỳ hạn


Theo định nghĩa của Luật thương mại 2005 thì hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận, theo đó, bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng18. Hợp đồng ký hạn hiểu một

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2023