Điều Lệ Hoạt Động Của Sở Giao Dịch Hàng Hóa

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên và có thời gian công tác trong lĩnh vực kinh tế - tài chính ít nhất là 05 năm; có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Bên cạnh đó vồn pháp định là một trăm năm mươi tỷ đồng trở lên.

Trong bối cảnh hiện nay, mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được Nhà nước khuyến khích và trên thực tế thì Sở giao dịch còn ít được các tổ chức quan tâm để đưa Sở giao dịch hàng hóa phổ biến và rộng rãi trong đời sống như sàn giao dịch chứng khoán. Tuy vậy, một Sở giao dịch hàng hóa ra đời còn nhiều thủ tục “rườm rà” theo tôi nên hạn chế. Bởi ngay trong quy định về hình thức của Sở giao dịch hàng hóa thì chỉ có Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần mới được phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa. Khi công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần đi vào hoạt động đã được Sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép hoạt động và để có giấy phép hoạt động các doanh nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu về nhân thân của các thành viên cũng như cổ đông của Công ty. Vậy mà khi hoạt động thành lập nên Sở giao dịch hàng hóa cũng yêu cầu thủ tục hành chính đó. Tại sao cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng như doanh nghiệp mất thời gian cho sự ra đời của giấy phép hoạt động Sở giao dịch hàng hóa.

2.2.2. Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa


Sở giao dịch hàng hóa xét trong phạm vi nhỏ giống như một “quốc gia”, Nhà nước hoạt động chịu sự điều chỉnh của pháp luật, mọi tổ chức, cá nhận, cơ quan nhà nước đều phải tuân thủ pháp luật. Công dân được phép làm những gì pháp luật không cấm còn cơ quan nhà nước chỉ được phép làm những gì luật cho phép. Sở giao dịch hàng hóa nói riêng và các doanh nghiệp nói chung cũng có những quy tắc luật lệ nhất định. Nếu trong hoạt động của

Nhà nước pháp luật mang tính tối cao thì trong tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa thì điều lệ hoạt động là văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất, mọi văn bản cũng như hoạt động của sở mà trái với quy định của điều lệ đều bị coi là vô hiệu, điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa là quy tắc điều chỉnh hoạt động giao dịch của Sở giao dịch hàng hóa, của các thành viên và các chủ thể khác liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua sở. Như vậy, không chỉ là Sở giao dịch hàng hóa phải tuân thủ các quy định của điều lệ mà tất cả các những ai tham giao vào mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch đều phải tuân thủ. Chỉ loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần mới được thành lập Sở giao dịch hàng hóa, theo quy định này thì bản thẩn chủ thể thành lập ra Sở giao dịch đã có điêu lệ hoạt động theo hình thức hữu hạn hoặc cổ phần ngoài ra để hoạt động trong lĩnh vực mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch lại có thêm điều lệ của sở. Như vậy, Sở giao dịch hàng hóa hoạt động chịu sự điều chỉnh bởi hai điều lệ. Khi nộp hồ sơ xin cấp phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa tổ chức kinh doanh phải xây dựng dự thảo điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa và dự thảo điều lệ của Doanh nghiệp. Những nội dung chủ yếu của dự thảo điều lệ hoạt động của Sở giao dịch:

Điều kiện và thủ tục chấp thuận tư cách thành viên; quyền và nghĩa vụ thành viên; Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên và trách nhiệm khi chấm dứt tư cách thành viên; Loại hàng hóa giao dịch; tiêu chuẩn và đơn vị đo lường của loại hàng hóa đó; Mẫu hợp đồng giao dịch và lệnh giao dịch; Thời hạn giao dịch hợp đồng và quy trình thực hiện giao dịch; Hạn mức giao dịch, ký quỹ giao dịch và phí giao dịch; Các phương thức, thủ tục thực hiện hợp đồng; Nội dung công bố thông tin của Sở giao dịch hàng hóa và các báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính của các thành viên; Các biện pháp quản lý rủi ro; Giải quyết tranh chấp;Sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoạt động; Các nội dung có liên quan khác. Dự thảo điều lệ của “Công ty” có nội dung theo quy

định tại điều 22 của Luật Doanh nghiệp 2005 gồm có một số nội dung cơ bản như: Tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ cũng như cách thức tăng giảm vốn điều lệ, thông tin về các thành viên, cổ đông sáng lập, phần vốn góp của từng thành viên, cổ đông, cơ cấu tổ chức, đại diện theo pháp luật của công ty, nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ, thể thức thông qua biểu quyết của công ty, việc chia lợi nhuận cũng như những vấn đề liên quan đến sự tồn tại, hoạt động và giải thể…Song song với hai điều lệ thì cũng có hai giấy phép cho Sở giao dịch hàng hóa, giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp và giấy phép hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa, giấy phép của Doanh nghiệp do sở kế hoạch và đầu tư cấp còn giấy phép hoạt động của Sở giao dịch lại do Bộ Thương mại cấp. Ngoài những thủ tục như giấy phép, điều lệ.. để Sở giao dịch muốn hoạt động thì không thể thiếu quy định về vốn. Bất kỳ kinh doanh một lĩnh vực nào cũng cấn có nguồn vốn nhất định. Tùy từng lĩnh vực kinh doanh mà Luật quy định vốn pháp định hay vốn điều lệ. Sở giao dịch hàng hóa là một loại hình thị trường tương đối mới ở Việt Nam, việc “kinh doanh” này là một hình thức đầu tư tìm kiếm lợi nhuận dựa trên việc kinh doanh lợi nhuận từ hàng hóa khác hay nói cách khác là mua bán hàng hóa tại thời điểm các bên giao kết hợp đồng thì hàng hóa đó chưa được hình thành. Vì vậy, nên để đảm bảo tính an toàn cho nhà đầu tư pháp luật quy định để thành lập Sở giao dịch hàng hóa thì cần có nguồn vốn pháp định là một trăm năm mươi tỷ đồng trở lên và trong quá trình hoạt động Sở giao dịch hàng hóa phải duy trì vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định. Trong quy định về vốn không chỉ Sở giao dịch hàng hóa cần có vốn pháp định mà thành viên môi giới của Sở giao dịch phải có mức vốn pháp định là năm tỷ đồng trở lên. Liệu quy định vốn pháp định cho thành viên môi giới có cần thiết không? Bởi vì, nếu quy định vốn pháp định để đảm bảo khả năng tài chính cho hoạt động của thành viên giao dịch thì trên thực tế người ta có

nhiều cách làm hiệu quả và dễ kiểm soát hơn. Khả năng tham gia giao dịch của thành viên thị trường Sở giao dịch hàng hóa hiện đại phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ của chính thành viên đó [10].

2.3. Tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.


Mỗi Sở giao dịch hàng hóa ở mỗi quôc gia đều có một cơ cấu tổ chức riêng cho mình, tuy nhiên, bất kể quốc gia nào khi quy định về Sở giao dịch hàng hóa cũng có hai dạng thành viên luôn nằm trong cơ cấu tổ chức đó là thành viên kinh doanh và thành viên môi giới và đặt ra những nguyên tắc nhất định đảm bảo cho hoạt động của sở. Trên cơ sở hoạt động của một số Sở giao dịch hàng hóa trong nước và nước ngoài chúng ta có thể rút ra những nguyên tắc cần phải tuân thủ trong hoạt động của sở. Nguyên tắc đầu tiên khi đề cập đến hoạt động của Sở giao dịch là trung gian. Biểu hiện của nguyên tắc này là hoạt động của thành viên môi giới trên Sở giao dịch hàng hóa và trung tâm thanh toán bù trừ. Quá trình thương lượng, giao kết hợp đồng cũng như thực hiện hợp đồng của hai bên đều thông qua hai chủ thể trên. Thực hiện triệt để nguyên tắc này đảm bảo cho hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa thống nhất và chuyên nghiệp. Nếu như chỉ có nguyên tắc trung gian thì hoạt động mua bán qua sở này chưa đảm bảo được mục đích nâng cao chất lượng của hàng hóa do đó nguyên tắc tiếp theo là phải minh bạch thông tin, đảm bảo cho nhà đầu tư yên tâm chất lượng hàng khi giao dịch qua sở, không sợ mua phải hàng giả, kém chất lượng, sự minh bạch hóa thông tin còn giúp mọi người nắm bắt nhành chóng, kịp thời và chính xác thông tin biến động của thị trường hàng hóa mua bán qua sở. Nguyên tắc cuối cùng và cũng là một trong những lý do khuyến khích nhà đầu tư là nguyên tắc đấu giá, giá cả trên thị trường mua bán hàng hóa này do thị trường tự điều chỉnh giá chứ Sở giao dịch hàng hóa không can thiệp được bởi cùng một mặt hàng nhưng người nào giá đặt lệnh cao hơn thì được mua và bên bán đặt lệnh thấp hơn thì họ bán

Quy chế pháp lý về sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam - 5

nhanh hơn. Nếu chỉ có nguyên tắc hoạt động thì Sở giao dịch hàng hóa chư thể vận hành được mà cần có những nguồn lực để vận hành các nguyên tắc đó vì vậy, ngoài ra để hỗ trợ sự vận hành của Sở giao dịch hàng hóa còn có các tổ chức khác.

2.3.1 .Thành viên Sở giao dịch hàng hóa


Chủ thể tham gia giao dịch thì phải đăng kí tư cách thành viên. Chủ thể tham gia giao dịch, theo ngôn từ của luật thực định và cũng phù hợp với thông lệ được gọi là thành viên giao dịch, gồm: Thành viên kinh doanh và thành viên môi giới. Định nghĩa về chúng như sau: thành viên kinh doanh là người thực hiện việc mua bán trên Sở giao dịch hàng hóa cho mình hoặc cho khách hàng của nó theo ủy quyền; thành viên môi giới là người làm trung gian cho các bên mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa.

2.3.1.1. Thành viên môi giới


Hoạt động kinh doanh nào cũng cần có nhà trung gian để kết nối người mua người bán. Các giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa còn nổi trội lên bởi vai trò của nhà môi giới nhằm đảm bảo cơ chế tác nghiệp tại sàn là tuân thủ nguyên tắc hoạt động tại sàn nói chung và đặc biệt nguyên tắc trung gian, Tất cả những thương vụ diễn ra tại Sở giao dịch hàng hóa bao gồm: việc lựa chọn rồi ủy nhiệm cho nhà môi giới và ký kết các hợp đồng Bên trung gian đó người ta thường gọi là nhà môi giới, môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân là trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới. Bên môi giới Thương mại ngoài những nghĩa vụ theo thỏa thuận với bên được môi giới họ có trách nhiệm bảo quản các mẫu hàng hóa, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho

bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới; không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới; chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ; không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên môi giới ngoại trừ trường hợp được ủy quyền. Trong hoạt động trung gian gắn kết này thì có hai loại môi giới. Loại thứ nhất là người môi giới là người nhận lệnh mua, bán của khách hàng và chuyển lệnh đó những người được phép giao dịch trên sở. Người môi giới là ngươi chỉ thực hiện chức năng gắn kết người mua và người bán lại với nhau chứ không họ không phải là người bán hoặc mua. Khi khách hàng muốn giao dịch thì người môi giới có quyền yêu cầu khách hàng ký quỹ một khoản tiền theo quy định của tổ chức môi giới, khoản tiền này thường thấp hơn khoản tiền phải trả cho lô hàng họ mua hoặc bán. Người môi giới này được hưởng thù lao từ việc môi giới và quền này phát sinh kể từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau. Khoản thù lao này bên môi giới nhận từ bên được môi giới nếu không có thỏa thuận khác “gọi là phí môi giới” ngoài ra bên được môi giới phải thanh toán cho bên môi giới các chi phí phát sinh hợp lý liên quan đến việc môi giới, kể cả trong trường hợp việc môi giới không mang lại kết quả cho bên được môi giới . Loại thứ hai là tổ chức môi giới mà theo quy định của pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là tổ chức môi giới gọi là thành viên môi giới. Thành viên môi giới này có quyền nhận lệnh của khách hàng thông qua người môi giới của khách hàng để khớp lệnh tại Sở giao dịch hàng hóa mà họ đã đăng ký làm thành viên môi giới, trách nhiệm người moi giới không chỉ dừng ở việc khớp lệnh giao dịch mà còn họ sẽ phải theo dõi xem với sự biến động giá trên thị trường thì số tiền ký quỹ của khách hàng có đảm bảo cho hợp đồng đó không. Thành viên môi giới phải tuân thủ những quy định của Sở giao dịch hàng hóa khi tham gia hoạt

động môi giới trên sở. Để trở thành thành viên môi giới trước tiên phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, vốn pháp định là năm tỷ đồng trở lên, giám đốc hoặc tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên, có đầy đủ nằng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp và các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa. Chỉ khi đáp ứng được những yêu cầu trên thì Doanh nghiệp mới được Sở giao dịch hàng hóa chấp nhận tư cách thành viên. Sở giao dịch hàng hóa là mô hình khá mới mẻ ở Việt Nam, biết đến Sở giao dịch hàng hóa có thể nói là khá nhiều nhưng để tham gia mua bán qua Sở giao dịch thì lại quá ít. Để giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa sôi động và có hiệu quả cần có những nhà chuyên gia giỏi về phương thức kinh doanh tại Sở giao dịch hàng hóa, nắm bắt nhanh nhạy thị trường và cần có những kỹ năng hành nghề nhất định có như thế mới đưa lại hiệu quả “môi giới” cao. Tầm quan trọng của thành viên kinh doanh là vậy, nhưng khung pháp lý đặt ra cho nó còn chưa xứng tầm. Bởi việc quy định tư cách thành viên chỉ mới dừng lại ở yêu cầu là có bằng đại học, cử nhân trở lên như thế chưa phản ánh được tính phức tạp của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa cũng như không phản ánh trực tiếp đòi hỏi về những kỹ năng nghề nghiệp. Theo quy định pháp luật hiện hành một số ngành nghề kinh doanh người đứng đầu phải có chứng chỉ hành nghề vậy có nên quy định chứng chỉ hành nghề đối nhà môi giới mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa không?. Thành viên môi giới của Sở giao dịch hàng hóa vừa có quyền môi giới cho khách hàng lại vừa có quyền hoạt động tự doanh có nghĩa là có thể đặt lệnh mua, bán cho mình, vậy câu hỏi đặt ra là: liệu quy định quyền tự doanh của nhân viên môi giới có làm mất cơ hội của khách hàng hay không bởi thành viên môi giới trong trường hợp “thấy lãi” họ không đặt lệnh cho khách hàng mà thực hiện hoạt động tự doanh của mình.

Nghiên cứu những quy định về thành viên môi giới ta không tìm thầy quy định nào về việc thành viên môi giới của Sở giao dịch hàng hóa này có thể trở thành thành viên môi giới của Sở giao dịch hàng hóa khác hay không? Bởi tại một thời điểm có thể có nhiều Sở giao dịch hàng hóa cùng hoạt động và mỗi Sở giao dịch hàng hóa lại kinh doanh một mặt hàng khác nhau. Vì vậy, vấn đề này cần được quan tâm và cần có những quy định phù hợp để khi thị trường này sôi động rơi vào tình trạng đi tìm “khung pháp ly”, bởi trong tương lại loại hình mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa chắc chắn được sử dụng phổ biến. Như đã trình bày hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là các dạng cộng cụ đầu tư phái sinh nên nó có một số điểm tương đồng về nguyên tắc các phương thức giao dịch trên thị trường chứng khoán do đó, một vấn đề đặt ra liệu thành viên môi giới của thị trường chứng khoán có được đương nhiên trở thành thành viên môi giới của Sở giao dịch hàng hóa hay lại phải làm thủ tục đăng ký thành viên của Sở giao dịch hàng hóa.

2.3.1.2. Thành viên kinh doanh

Bên cạnh thành viên môi giới để Sở giao dịch hàng hóa hoạt động cần có thành viên kinh doanh, thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa cũng phải đáp ứng được những yêu cầu là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp có vốn pháp định bảy mươi lăm tỷ đồng trở lên, giám đốc hoặc tổng giám đốc phải có bằng đại học hoặc cử nhân trở lên có năng lực hành vi dân sự và không và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định là Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2023