Quy chế pháp lý về sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam - 2

- Nhận diện các đặc trưng cơ bản của mảng pháp luật đối với Sở giao dịch hàng hóa;‌‌

- Đánh giá thực trạng và chỉ ra những hạn chế, tồn tại của quy chế pháp lý về Sở giao dịch hàng hóa;

- Đề xuất các kiến nghị góp phần hoàn thiện mảng pháp luật về mua Sở giao dịch hàng hóa.

6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn


Luận văn khái quát tổng thể khung pháp lý về Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam, nêu lên những vấn đề còn bất cập trong khung pháp lý. Từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về Sở giao dịch và hoạt động thực tiễn của Sở giao dịch hàng hóa ngày càng phát triển và đạt hiệu quả cao.

7. Kết cấu luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung luận văn tốt nghiệp gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề chung về Sở giao dịch hàng hóa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.


Chương 2: Quy chế về Sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam

Quy chế pháp lý về sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam - 2

- thực trạng và những vấn đề đặt ra Chương 3: Kiến Nghị

Chương 1


MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA


1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

1.1.1. Khái niệm mua bán hàng hóa giao sau


Trên thế giới, ở các nước có nền nông nghiệp phát triển, để phát triển sản phẩm nông sản các nước đã hình thành và phát triển hoạt động mua bán hàng hóa giao sau. Lúc đầu sự ra đời của hoạt động mua bán giao sau này nhằm mục đích khắc phục tình trạng không ổn định về giá cả do ảnh hưởng của tính thời vụ. Cùng với sự phát triển của thi trường hàng hóa giao sau này, các nhà đầu tư, họ chỉ “mượn” giá trị của các hàng hóa cơ sở để mua đi bán lại với mục đích bảo hộ hoặc kiếm lời không chờ mong một sự giao nhận hàng như cam kết trong hợp đồng, họ nhận thấy thị trường này là “miếng bánh ngon” cho mục đích của họ. Với sự tham gia của đông đảo các nhà đầu tư càng làm cho thị trường hàng hóa giao sau này ngày càng sôi động ở trên thế giới. Thị trường hàng hóa giao sau là bỏ tiền ra để đầu tư vào giá cả của một loại hàng hóa để kiếm lời. Nhưng không dừng lại ở chỗ là một hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường, quan hệ mua bán này được nâng lên một tầm cao mới, được tổ chức qui củ. Mua bán hàng hóa giao sau này được thể hiện ở dạng giao dịch đó là giao dịch triển hạn, giao dịch kỳ hạn, giao dịch quyền chọn. Giao dịch triển hạn là giao dịch mà người bán và người mua thỏa thuận, cam kết với nhau về việc mua bán, giao hàng và nhận tiền trong tương lai theo hợp đồng triển hạn với các quy định rất chặt chẻ về chất lượng, số lượng hàng hóa mà các bên đã thỏa thuận, loại giao dịch này không mang tính bảo hiểm rủi ro cho các chủ thể tham gia bởi trong giao dịch này nếu một trong hai bên không thực hiện hợp đồng thì người trung gian trở thành người

mua và người bán. Nhu cầu của con người nói chung và các thương nhân nói riêng luôn tìm đến những cái tiến bộ, khắc phục những hạn chế “cũ”. Thương nhân khi tham gia giao dịch họ luôn mong muốn tìm lợi nhuận với phương châm rủi ro tối thiểu, lợi nhuận tối đa và bên trung gian tham gia giao dịch nào cũng muốn mình thoát khỏi trách nhiệm. Để giải quyết hạn chế của hợp đồng triển hạn các bên tìm đến với phương thức giao dịch mới và giao dịch kỳ hạn ra đời, giao dịch kỳ hạn là hoạt động mua bán giữa các bên được ký kết thông qua Sở giao dịch hàng hóa. Giao dịch kỳ hạn nó khắc phục được nhược điểm của giao dịch triền hạn nhưng ở giao dịch kỳ hạn cũng có những hạn chế nhất định khi giá cả thị trường “bấp bênh” rủi ro mang lại cho người bán, người mua không lường trước được do đó để khắc phục hạn chế của giao dịch này xuất hiện hình thức giao dịch mới, hình thức này giúp bên bán và bên mua có thể định lượng được rủi ro của mình và nắm quyền quyết định trong tay - thực hiện hay không thực hiện hợp đồng khi họ mua quyền, hình thức này người ta gọi là giao dịch quyền chọn. Giao dịch quyền chọn là hợp đồng giữa người mua và người bán trong đó người mua mua của người bán quyền chọn mua hoặc bán với mức giá định trước. Như vậy, mua bán hàng hóa giao sau là việc các bên trong quan hệ mua bán thỏa thuận mua một lượng hàng với những thỏa thuận về giá cả, phẩm cấp, chất lượng của hàng hóa tại thời điểm giao kết nhưng vệc giao hàng và tiền được thực hiện sau một thời gian do hai bên quy định trong hợp đồng. Tham gia thị trường hàng hóa giao sau này các chủ thể không giống nhau về mục đích, chủ thể này thì để hạn chế rủi ro cho hoạt động kinh doanh của mình họ tham gia thị trường cũng có chủ thể không chỉ là hạn chế rủi ro mà mục đích lớn hơn hết là lợi nhuận từ những hợp đồng được ký kết mang lại. Tuy nhiên, do tính đặc thù là hàng hóa được giao sau nên không phải mọi mặt hàng đều được mua bán trên thị trường này mà chủ yếu các mặt hàng có tính mùa vụ. Thị trường hàng hóa giao sau là

một thị trường tập trung có tổ chức rất cao, chỉ mua bán các sản phẩm dẫn xuất từ thị trường hàng hóa thực là các hợp đồng giao sau. Thị trường này ra đời và phát triển cùng với phương thức giao sau. Tương ứng với các giao dịch triển hạn, giao dịch kỳ hạn và giao dịch quyền chọn thì có thị trường triển hạn, thị trường kỳ hạn và thị trường quyền chọn. Trên thị trường triển hạn diễn ra việc mua bán các hợp đồng mà các hợp đồng đã quy định việc giao hàng nông sản vào một thời điểm trong tương lai những điều khoản trong hợp đồng được tiêu chuẩn hóa. Sự phát triển cao hơn là thị trường triền hạn là thị trường kỳ hạn, thị trường này diễn ra tại một địa điểm cố định là Sở giao dịch, thị trường này nó tiếp thu được những tiến bộ và giải quyết được những nhược điểm của thị trường triển hạn tại đây người ta có thể mua đi bán lại các hợp đồng và hàng hóa mua bán trên thị trường này khá đa dạng. Thị trường kỳ hạn chưa phải là mô hình thị trường lý tưởng nhất vì vậy, người ta tìm đến thị trường quyền chọn, ở thị trường này họ giải quyết được vấn đề biến động giá trên thị trường có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động mua hoặc bán.

1.1.2. Khái niệm mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa


Mua bán hàng hóa tại những điểm tập trung đã xuất hiện trên thế giới từ thời Trung cổ dưới hình thức chợ phiên như chợ nô lệ, chợ tơ lụa…hình thức chợ tập trung này ngày càng phát triển và nhu cầu trao đổi mua bán ngày càng tăng lên và xuất hiện nhiều loại giao dịch khác nhau, giao dịch sơ khai là trao đổi hàng lấy hàng, tiền lấy hàng và giao ngay sau đó là những giao dịch triền hạn rồi đến giao dịch kỳ hạn, quyền chọn. Sự phát triển của hình thức mua bán như vậy nguyên nhân chủ yếu là kinh doanh luôn mong muốn tìm kiếm những điều có lợi nhất và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất cho mình để đảm bảo nguồn vốn đầu tư. Ngay từ thế kỷ 18 đã xuất hiện hoạt động mua bán có quy mô và quản lý chặt chẽ và hoạt động mua bán qua cái trung gian gọi là Sở giao dịch hàng hóa trên thế giới ngày càng phát triển và là mô hình

cho nhiều quốc gia thực hiện. Việt Nam với hình thức mua bán qua Sở giao dịch này là nước tạm gọi là “sinh sau” Mặc dù từ năm 2002 có Sở giao dịch hàng hóa đầu tiên ra đời nhưng mãi đến năm 2005 luật Thương mại mới đề cập đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch khi đó khái niệm mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa mới được biết đến trong luật. Khoản 1 Điều 63 Luật Thương mại 2005 định nghĩa: “Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai”. Từ khái niệm này ta nhận thấy rằng, mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa nó đặt biệt hơn hoạt động mua bán hàng hóa truyền thống, vai trò trung gian ở đây không phải là một cá nhân mà là Sở giao dịch hàng hóa – có tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động theo những yêu cầu chặt chẽ về mặt pháp lý và được sự giám sát của Nhà nước, lượng hàng hóa được giao dịch qua sở thường số lượng lớn với những tiêu chuẩn khắt khe do Sở giao dịch tại nơi giao dịch đặt ra và mặt hàng được giao dịch qua sở này mức độ biến động giá rất lớn. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có những đặc điểm nổi bật sau:

Thứ nhất : Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, như vậy, có nghĩa là mục đích của các chủ thể tham gia hoạt động này là sinh ra lợi nhuận. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Như vậy, có nghĩa là chủ thể tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa gồm các thương nhân là nhà giao dịch, nhà môi giới và khách hàng. Nhà giao dịch là những thành viên tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa kỳ

hạn, quyền chọn cho chính bản thân họ, giao dịch từ chính tài khoản của họ. Các nhà giao dịch tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa với mục đích đầu cơ hoặc tự bảo hiểm rủi ro cho mình và thường là nhà kinh doanh hay nhà sản xuất lớn, có sự am hiểu về mua bán kỳ hạn, quyền chọn [8]. Hoạt động mua bán hàng hóa chắc chắn sẽ kém phần sôi nổi nếu thiếu đi vai trò của người môi giới, trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa thì nhà môi giới theo quy định của pháp luật là thương nhân, nhiệm vụ của họ là gắn kết những người có nhu cầu mua bán để hưởng hoa hồng. Nếu chỉ có người giao dịch và người môi giới thì không thể hình thành nên hoạt động mua bán hàng hóa bởi sẽ thiếu đi người mua, người bán do đó chủ thể không thể thiếu gọi chung là khách hàng. Vai trò của người môi giới phát huy khi được khách hàng ủy thác mua hoặc bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa trên cơ sở hợp đồng giữa khách hàng và người môi giới.

Thứ hai: Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là việc mua bán, thỏa thuận giữa bên mua và bên bán phải qua trung gian đó là Sở giao dịch hàng hóa. Các bên tham gia phải tuân thủ tất cả các quy định của Sở giao dịch đặt ra đối với các chủ thể tham gia thị trường này. Có lẻ đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa và mua bán theo kiểu truyền thống. Mua bán theo kiểu truyền thống các bên có nhu cầu mua hoặc bán một mặt hàng nào đó họ trực tiếp tìm đối tăc hoặc có thể thông qua mối giới nhưng môi giới ở đây chỉ đóng vai trò giới thiệu người mua và người bán gặp nhau, không tham gia vào quá trình thương lượng giữa hai bên. Mọi thương lượng về số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức giao nhận đều do bên bán và bên mua trực tiếp và trao đổi thống nhất với nhau.

Thứ ba: Với định nghĩa của Luật thương mại 2005 thì không phải tất cả các mặt hàng hóa mà xã hội có nhu cầu mua bán đều được giao dịch qua Sở

giao dịch hàng hóa mà chỉ những mặt hàng nằm trong danh mục được phép giao dịch qua từng thời kỳ do Bộ Thương mại quy định mới được giao dịch qua sở. Mặt hàng được các bên có nhu cầu mua, bán này không nhất thiết phải có mặt tại thời điểm đặt lệnh vì tính chất mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là mua bán giao sau. Tại thời điểm hợp đồng được ký kết có thể hàng hóa này chưa được hình thành nhưng đến hạn thực hiện hợp đồng hàng hóa đã tồn tại. Nó cũng giống mua bán hàng hóa giao sau, việc giao dịch, ký kết hợp đồng để ấn định thời điểm giao hàng và nhận tiền vào thời điểm trong tương lai

Thứ tư: Nếu như mua bán truyền thống là giao ngay, như vậy trao tiền nhận hàng ngay tại thời điểm hai bên ưng thuận giá cả, chất lượng, số lượng thì hoạt động mua bán qua sở hoàn toàn khác trong hoạt động mua bán hàng hóa này, Sở giao dịch hàng hóa đóng vai trò trung gian. Giá mua, bán hàng hóa được hai bên thỏa thuận tại thời điểm mua hoặc bán nhưng hàng hóa (nếu nhận) sẽ được thực hiện trong tương lai. Theo đó, quyền và nghĩa vụ của các bên tại thời điểm giao dịch thành công chưa phát sinh mà nó chỉ phát sinh khi đến hạn hợp đồng. Hình thức để gắn kết trách nhiệm pháp lý giữa bên mua và bên bán được thể hiện dưới hình thức hợp đồng.

Thứ năm: Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa thường được thực hiện bằng hai loại hợp đồng gồm hợp đồng kỳ hạn – Hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận, theo đó, bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng [6] và hợp đồng quyền chọn – Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó [6].

1.1.3. Khái niệm Sở giao dịch hàng hóa


Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên, sự thay đổi của thời tiết là yếu tố quyết định đến năng suất của mùa vụ. Do tính mùa vụ nên sản lượng của năm này được sử dụng cho đến khi mùa vụ tiếp theo thu hoạch, tính mùa vụ này dẫn đến khi mất mùa người nông dân tích trữ hàng hóa, nâng giá bán sản phẩm lên gây bất lợi cho thương nhân và mặt trái của nó là khi được mùa bị thương nhân ép giá gây khó khăn cho nông dân. Tình trạng này đều không có lợi cho hai bên cung cầu do đó thương nhân và nông dân gặp nhau mua bán trước mùa vụ. Điều này đã được một số thương nhân ở một số địa phương ở miền Trung áp dụng đối với các sản phẩm cây đào. Theo mùa vụ cây đào ra hoa vào dịp tết thì vào giữa năm thương nhân đến trang trại hoặc từng hộ gia đình thỏa thuận giá cả mua bán “vườn cây đào”, thương nhân đặt cọc một số tiền cho người trồng cây đào. Khi đến mùa thu hoạch thương nhân đến thu hoạch và thanh toán tiền. Hoặc là hiện tượng “mua bán lúa non” hình thức này hoàn toàn tự phát.

Việc gặp gỡ giữa người mua và người bán để thương lượng giá cả hàng hóa trong tương lai trên thế giới đã hình thành từ thời Trung cổ. Trong giai đoạn sơ khai thì người mua và người bán tự tìm kiếm đối tác, gặp gỡ thương lượng với nhau, dần dần hình thức này phát triển hơn là có trung gian bởi không phải người có hàng bán đều biết được người có nhu cầu mua và ngược lại. Trung gian là cầu nối giữa bên cung và bên cầu họ chuyên làm nhiệm vụ môi giới cho các bên và nhận tiền hóa hồng. Hoạt động mua bán hàng hóa tương lai này trên thế giới ngày càng phát triển và dần hình thành nên các khu mua bán tập trung - các Sở giao dịch hàng hóa hoạt động có quy mô và lượng giao dịch ngày càng lớn hơn. Trước tình hình đó ở Nhật bản - OSAKA đã hình thành Sở giao dịch mua bán trao đổi gạo của thương nhân. Sự ra đời của sở làm cho quá trình lưu thông, tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng, tiết kiệm

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 06/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí