Bài Học Kinh Nghiệm Trong Tổ Chức Và Giao Dịch Phái Sinh Hàng Hóa


chính sách phát triển kinh tế sẽ đảm bảo cho hoạch định chính sách hàng hóa cơ sở và các giao dịch phái sinh hàng hóa. Sức mạnh tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại sẽ đảm bảo cho sự tham gia, sự hỗ trợ và sự kết nối các sản phẩm ngân hàng hiện có với các sản phẩm giao dịch phái sinh hàng hóa.

1.3.3.4 Điều kiện kỹ thuật


Đỗ Thị Kim Hảo (2012) nhấn mạnh rằng các chi tiết trên hợp đồng cần được chuẩn hóa theo quy ước quốc tế như quy định những loại tài sản được dùng làm tài sản cơ sở cho các hợp đồng phái sinh, điều kiện để được niêm yết giao dịch, số lượng mỗi lô giao dịch. Cần xây dựng được hợp đồng giao dịch phái sinh đúng tiêu chuẩn cho các giao dịch tập trung qua sàn. Theo đó, những điều kiện chuẩn của hợp đồng phải bao gồm các nội dung: quy mô hợp đồng; đơn vị yết giá; biên độ giao động giá tối thiểu; chủng loại sản phẩm; thời gian giao dịch; thời gian thanh toán; ngày giao dịch cuối cùng. Ngoài ra, đối với một số hàng hóa cơ sở đặc thù, có thể phải quy định thêm một số nội dung chuẩn sau: điều kiện giao hàng; thủ tục giao hàng; biên độ giao động giá tối đa trong ngày. Von Braun (2005) khẳng định cần có cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ tin học trong việc xây dựng và phát triển thị trường tương lai, nhất là cần áp dụng công nghệ tin học hiện đại ngay từ đầu nhằm xử lý được quy trình thanh toán và kết nối thông tin. Trong vấn đề này, năng lực của đơn vị thanh toán bù trừ trung tâm đóng vai trò mũi nhọn. Các giao dịch phái sinh khác cũng cần có kỹ thuật xác định giá phù hợp và có biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng. Một vấn đề khác cũng rất quan trọng, Rutten (2007) cho rằng việc áp dụng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán cho sản phẩm phái sinh cần phải thống nhất và phù hợp.

1.4 GIỚI THIỆU SÀN GIAO DỊCH LIFFE VÀ NYBOT


1.4.1 Sàn giao dịch LIFFE, nước Anh


Năm 1982, Sàn giao dịch hợp đồng tương lai và quyền chọn Quốc tế Luân Đôn (LIFFE) được thành lập với các sản phẩm phái sinh lãi suất và tiền tệ. Đến năm 1992, LIFFE sáp nhập với Sàn giao dịch quyền chọn Luân Đôn (LTOM). Năm 1996, LIFFE


tiếp tục sáp nhập với Sàn giao dịch hàng hóa (LCE) và cung cấp cho thị trường các loại sản phẩm chứng khoán phái sinh bao gồm hợp đồng tương lai, quyền chọn đối với tiền tệ, chứng khoán vốn và hàng hóa. Năm 2002, LIFFE trở thành thành viên của Euronext. Thị trường Luân Đôn hiện là thị trường giao dịch lớn nhất thế giới dành cho cà phê Robusta. LIFFE là mảng giao dịch phái sinh của Euronext. Năm 2007, NYSE Euronext (NYX) được hình thành từ việc sáp nhập Euronext với NYSE Group.

Bảng 1.3: Nội dung chủ yếu của hợp đồng cà phê tại LIFFE


Nội dung

Hợp đồng tương lai

Hợp đồng quyền chọn

Khối lượng giao dịch

5 tấn/lô

1 hợp đồng tương lai robusta

Cách yết giá

USD/tấn hoặc 5USD/ lot

USD/tấn

Biên độ giao động giá

1 USD/ tấn hoặc 5USD/

lot

1USD/tấn hoặc 5USD/lot


Tháng giao hàng


1, 3, 5, 7, 9, 11

Nếu không thực hiện quyền

tháng đáo hạn tương ứng với tháng đáo hạn của HĐTL


Ngày giao dịch cuối cùng

12.30 ngày làm việc cuối cùng của tháng giao

hàng

Nếu không thực hiện quyền, thời gian đáo hạn là 12:30 thứ 4 của tuần thứ 3 tháng

đáo hạn

Giờ giao dịch

9:40- 16:55 giờ Luân

Đôn

9:42 đến 16:55 giờ Luân

Đôn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Nguồn: LIFFE, 2013


NYX bao gồm 8 sàn giao dịch tại 6 quốc gia Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan và Bồ Đào Nha, hoạt động trên hai lĩnh vực chứng khoán vốn và chứng khoán phái sinh. Đào Lê Minh (2010) chia sẻ rằng xét về hệ thống luật pháp, mỗi thành viên của NYX vừa phải tuân theo luật của nước sở tại và đồng thời phải tuân theo những quy định chung của tập đoàn. Mỗi thị trường có những quy định riêng về chi tiết hợp đồng, do vậy không


thể và không nên có một quy định chung cho các thị trường của NYX. Tại Anh, LIFFE chịu sự giám sát trực tiếp của Cơ quan quản lý dịch vụ tài chính FSA, một tổ chức độc lập không trực thuộc chính phủ và hoạt động theo Luật thị trường và dịch vụ tài chính 2000. Song song đó, do là thành viên của NYX, nên LIFFE cũng phải tuân theo những quy định chung của Euronext như Quy định về thị trường các công cụ tài chính MiFID và những quy định tại Rule 1, trong đó bao gồm những quy định chung cho tất cả 5 thị trường phái sinh ở Châu Âu thuộc Euronext. Tại Châu Âu ngoài sàn giao dịch tại Luân Đôn thì LIFFE còn có các sàn giao dịch tại Amsterdam, Brussels, Lisbon, Paris.

Trên thị trường Luân Đôn người mua với người bán không gặp gỡ trực tiếp với nhau mà giao dịch qua trung gian, môi giới là các công ty môi giới, các ngân hàng, định chế tài chính. Công cụ chủ yếu trên thị trường này là các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Hàng hóa của Euronext.liffe được thực hiện giao dịch trên hệ thống LIFFE connect, tạo cơ hội cho các thành phần được tiếp cận thị trường vào bất cứ thời điểm nào với tốc độ nhanh nhất. Tất cả các giao dịch của LIFFE đều được thực hiện qua hệ thống giao dịch LIFFE CONNECT, hệ thống được sở tự thiết kế và phát triển. ;

1.4.2 Sàn giao dịch NYBOT, nước Mỹ


Thị trường chứng khoán phái sinh Mỹ có bề dày lịch sử hơn 160 năm, trong đó sàn giao dịch hàng hóa New York, NYBOT chuyên để giao dịch các hợp đồng tương lai và quyền chọn về đường, bông, cà phê, ca cao, cam, lãi suất, tiền tệ, và các chỉ số. NYBOT hiện là một công ty con sở hữu hoàn toàn bởi sàn giao dịch liên lục địa ICE. Sàn giao dịch chứng khoán New York có nguồn gốc từ năm 1870 với tên gọi Sàn giao dịch bông New York (NYCE). Vào năm 1998, sàn giao dịch hàng hóa New York trở thành công ty mẹ của cả sàn bông New York và sàn giao dịch cà phê, đường, ca cao (CSCE), và ngày nay các sàn giao dịch này làm chức năng bộ phận cho NYBOT. Trước vụ sáp nhập, NYBOT là một công ty tư nhân được thành lập bởi Tom Green và Alfredo Wiliams. Hiện tại, NYBOT được giám sát bởi Ủy ban giao dịch futures về hàng hóa, một cơ quan độc lập của chính phủ Hoa Kỳ. Xét về tổng thể, các thị trường


hoạt động trong khuôn khổ của hệ thống pháp luật hai cấp: luật liên bang và các quy định của các tổ chức tự quản như Sở giao dịch, Hiệp hội các công ty chứng khoán, Hiệp hội các nhà giao dịch hợp đồng tương lai, …đồng thời chịu sự giám quản của hai tổ chức trực thuộc Quốc hội là SEC và CFTC.

Bảng 1.4: Nội dung chủ yếu của hợp đồng cà phê tại NYBOT


Nội dung

Hợp đồng tương lai

Hợp đồng quyền chọn

Quy mô

37.500 pound

1 hợp đồng tương lai


Tháng giao dịch


3, 5, 7, 9, 12

Nếu không thực hiện quyền tháng đáo hạn tương ứng với

tháng đáo hạn của HĐTL cơ sở

Cách yết giá

US cent/ pound

US cent/pound

Đơn vị biến động

0,05 cent/pound hay $18,75/

hợp đồng

0,05 cent/lb hay 3,75 USD/hợp

đồng

Giới hạn biến động

trong ngày

Không

Không

Ngày giao dịch cuối

cùng

1 ngày trước ngày thông báo

cuối cùng

Ngày thứ 6 tuần thứ 2 của

tháng đáo hạn HĐTL cơ sở


Giờ giao dịch (giờ New York)

Đấu giá mở: 8:30 đến 12:30, bắt đầu thời điểm đóng cửa lúc 12:28

Khớp lệnh tự động: 1:30 đến

3:15 ngày hôm sau


Từ 8:00 đến 13:30, đóng cửa

lúc 13:28

Ngày thông báo đầu

tiên

7 ngày trước ngày đầu tiên

của tháng giao hàng


Ngày thông báo

cuối cùng

7 ngày trước ngày cuối cùng

của tháng giao hàng


Nguồn: NYMEX, 2013


Đào Lê Minh (2010) cho rằng sự thành công trong giao dịch phái sinh của Mỹ là do nhiều yếu tố trong đó nổi bật có năng lực sáng tạo sản phẩm, công tác đào tạo kiến thức và hướng công chúng tới sản phẩm.

1.5 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG TỔ CHỨC VÀ GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA

1.5.1 Giao dịch phái sinh hàng hóa tại Brazil


Phần này tập trung phân tích đặc điểm của ngành nông nghiệp tại Brazil từ sau chiến tranh, giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của trung tâm giao dịch hàng hóa lớn nhất tại nước này vào thời điểm năm 2007 - Brazil Bolsa de Mercadorias e Futuros (BM&F). Mặc dù, vào năm 2008, trung tâm giao dịch này đã sát nhập với một trung tâm giao dịch lớn khác là São Paulo Stock Exchange (BOVESPA) để trở thành trung tâm giao dịch BM&FBOVESPA, giúp Brazil trở thành một trong những trung tâm tài chính lớn nhất trên thế giới (BM&FBOVESPA, 2008). Tuy nhiên, tác giả vẫn muốn phân tích thời điểm mà trung tâm giao dịch Brazil Bolsa de Mercadorias e Futuros bắt đầu hình thành và phát triển, đặc biệt là các sản phẩm phái sinh hàng hóa, với thế mạnh từ một đất nước có ngành nông nghiệp phát triển, nổi bật nhất là ngành cà phê. Qua đó, sẽ thấy được những điểm hết sức tương đồng với ngành nông nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, cũng như học hỏi được các bài học kinh nghiệm trong quá trình điều hành và phát triển sản phẩm hàng hóa phái sinh tại trung tâm giao dịch này.

1.5.1.1 Giới thiệu về ngành nông nghiệp Brazil


Lịch sử của ngành nông nghiệp Brazil sau chiến tranh có mối tương quan chặt chẽ với tình trạng chung của nền kinh tế và mục tiêu phát triển chiến lược của đất nước. Thật vậy, sau chiến tranh, ngành nông nghiệp của Brazil được xem như là một bộ phận xuất khẩu quan trọng chủ yếu tập trung vào các mặt hàng như cà phê, bông và đường cùng với việc sản xuất phục vụ cho nhu cầu trong nước. Sau khi quân đội nắm quyền vào năm 1964, an ninh lương thực trở thành vấn đề được quan tâm, cùng với dòng người


di cư vào các thành phố lớn một cách nhanh chóng. Vì thế, chính phủ đã tiến hành can thiệp vào lĩnh vực này bằng các cơ chế như kiểm soát giá, mua sắm và lưu trữ có quy mô lớn, tăng thuế và tăng dòng tiền vào tín dụng nông nghiệp (Chaddad và Jank, 2006). Ngoài ra, chính phủ còn tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, góp phần tăng năng suất sản xuất nông nghiệp (Hudson R, 1997). Đầu những năm 1990 chứng kiến một cuộc chuyển đổi mạnh mẽ của Brazil khi trở thành nền kinh tế dẫn đầu về xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời, giai đoạn này cũng đánh dấu sự chuyển mình của đất nước thể hiện qua cán cân thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp. Mặc dù Chính phủ tập trung vào hỗ trợ người nghèo, khu vực thương mại vẫn phát triển mạnh mẽ. Nhiều công ty chế biến sản phẩm nông nghiệp quốc tế có qui mô lớn ra đời, bằng việc đầu tư vào ngành, đã tạo nên mối liên kết giữa nhà chế biến và nhà bán lẻ. Mặt khác, điều này tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ về thu nhập, lao động và lợi nhuận từ xuất khẩu, cũng như phát triển khu vực bán buôn. Sự tích hợp của chuỗi cung ứng đã làm cho nông dân hướng đến một thị trường có yêu cầu cao về chất lượng và an toàn sản phẩm, tập trung hơn và sẵn sàng cho việc cạnh tranh với thế giới.


Nguồn OECD 2007 Biểu đồ 1 1 Kinh doanh sản phẩm từ nông nghiệp tại Brazil giai 1

Nguồn: OECD, 2007


Biểu đồ 1.1: Kinh doanh sản phẩm từ nông nghiệp tại Brazil giai đoạn 1996-2005


Đặc điểm của hoạt động thương mại hàng hóa vật chất: Có sức cạnh tranh cao với hàng hóa mua bán trên thế giới, với sự cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu để cung cấp cho một loạt các thị trường nhập khẩu; Ngành công nghiệp xuất khẩu phát triển nhanh chóng, đặc biệt là ngành công nghiệp gia súc, cho những hàng hóa đang có nhu cầu tăng trưởng mạnh; Sự biến động giá đáng kể, đặc biệt là đối với mặt hàng cà phê; Các yếu tố ngoại sinh tạo ra cho ngành thách thức về trách nhiệm xã hội, môi trường và an toàn đối với sức khỏe; Ngành cà phê: sản xuất rộng rãi bởi các hộ gia đình.

1.5.1.2 Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của trung tâm giao dịch Brazil Bolsa de Mercadorias e Futuros (BM&F)

BM&F là sàn giao dịch hàng hóa lớn và quan trọng nhất khi vực Mỹ Latin. Ngoài ra, còn có 29 sàn giao dịch hàng hóa khác nằm khắp đất nước, tuy nhiên, các sàn này chủ yếu giao dịch mua bán ngay hoặc kỳ hạn mặc dù được trang bị hệ thống điện tử liên kết có thể thực hiện được giao dịch tương lai. Được thành lập vào năm 1985, sau đó sát nhập với São Paulo Commodities Exchange (BMSP), nơi đầu tiên cung cấp hợp đồng tương lai hàng hóa, BM&F là sàn giao dịch chủ yếu cung cấp các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp truyền thống như cà phê, gia súc sống và bông.

Bảng 1.5: Giới thiệu trung tâm giao dịch Brazil Bolsa de Mercadorias e Futuros


Năm thành lập:1985

Địa điểm: São Paulo, Brazil

Sản phẩm:


(i) Tại BM&F: Tương lai và quyền chọn tài chính (chỉ số chứng khoán, lãi suất, tiền tệ); tương lai và quyền chọn hàng hóa, bao gồm hợp đồng (mini contracts), hóan đổi OTC và đăng ký quyền chọn; trái phiếu chính phủ, đăng ký khí thải carbon và đấu giá.

Hàng hóa giao dịch:


Rượu khan, cà phê Arabica, cà phê conillon robusta, bắp, bông, đường tinh luyện, ethanol, gia súc con, vàng, gia súc sống và đậu nành.


(ii) Tại công ty con của BM&F: giao dịch hàng hóa bằng tiền mặt, đăng ký hợp đồng kỳ hạn, thị trường phái sinh cho các công cụ tài trợ nông thôn và các chứng khoán kinh doanh nông nghiệp.


Chủ sở hữu: tổ chức phi lợi nhuận do thành viên sở hữu.

Hệ thống giao dịch: sàn giao dịch mở và hệ thống giao dịch điện tử bao gồm hệ thống giao dịch toàn cầu (Global Trading System - GTS) cho mọi thị trường phái sinh và giao dịch qua cổng điện tử (Webtrading - WTr), sàn giao dịch dành riêng cho các "mini- contracts".

Cơ quan thanh toán bù trừ: ba trung tâm thanh toán bù trừ bao gồm một trung tậm chuyên bù trừ các giao dịch phái sinh.

Luật điều chỉnh được ban hành bởi:

Comissão de Valores Mobiliários


(CVM) and Banco Central do Brasil (BCB).

Tổng giá trị giao dịch tương lai và quyền chọn năm 2006:

USD 283.6 million

Tổng giá trị giao dịch tương lai và kỳ hạn hàng hóa 2006:

USD 1.5 million

Xếp hạng của Hiệp hội công nghiệp hợp đồng tương lai thế giới (Futures Industry Association - FIA) vào năm 2006 (trên tổng các sàn giao dịch tương lai trên thế giới dựa trên tổng số lượng giao dịch): 9.

Xếp hạng của UNCTAD 2006 (sàn giao dịch hàng hóa chỉ dựa trên số lượng hợp đồng phái sinh hàng hóa): 22

Nguồn: UNCTAD, 2009

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/12/2022