Quy chế pháp lý về sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam - 10

Đại Liên đã vượt qua con số 30 tỷ NDT và có thị phần rải khắp trên 30 tỉnh, thành phố của Trung Quốc [1]. Tại đây không áp dụng các quy chế chung vì giao dịch rất nhiều loại hàng hóa khác nhau như ngô, đậu nành, đậu tương, đậu xanh, gạo và đậu đỏ… Vào năm 2003, Đại Liên đã vượt qua Sở giao dịch Chicago để đứng thứ 3 thế giới về lượng hợp đồng và đứng thứ nhất thế giới về lượng hợp đồng kỳ hạn nông sản. Như vậy, chỉ trong vòng 11 năm, Sở giao dịch này đã có những bước phát triển đáng kể, thể hiện sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc. Sự phát triển không ngừng của các Sở giao dịch hàng hóa ở Trung Quốc điều mà không thể phủ nhận đó là Trung Quốc đã không coi nhẹ hoạt động này thể hiện ở Việt ban hành luật riêng. Không chỉ ở Trung Quốc Sở giao dịch hàng hóa phát triển mà Thái Lan cũng là nước mà hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch này cũng đang phát triển không ngừng, Thái Lan cũng đã ưu ái giành cho Sở giao dịch hàng hóa một Luật riêng để điều chỉnh đó là đạo luật Giao dịch kỳ hạn nông sản Thái Lan (B.E.2542) có hiệu lực vào năm 1999, bao gồm các điều khoản thành lập Sở giao dịch kỳ hạn nông sản Thái Lan. Để xây dựng được bộ Luật này và thành lập Sở giao dịch kỳ hạn nông sản Thái Lan thì Bộ thương mại Thái Lan đã theo đuổi dự án này trong suốt một thời gian rất dài. Trong cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch kỳ hạn nông sản này đã có sự giám sát và tham gia của nhà nước đó là Bộ trưởng Thương mại làm trưởng với các thành viên là đại diện Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và ngân hàng Trung ương. Giao dịch kỳ hạn nông sản Thái Lan Là nơi duy nhất tại Thái Lan tổ chức giao dịch kỳ hạn nông sản và hoạt động dưới sự quản lý của Ủy ban giao dịch Nông sản.

Singapore đã có các giao dịch kỳ hạn cao su từ những năm 1920. Năm 1922, Singapore thông qua “ Luật giao dịch hành hóa”, điều chỉnh giao dịch cao su và cà phê tại Sở giao dịch hàng hóa Singapore. Năm 2001, Singapore sửa đổi thành “ Luật mua bán hành hóa tương lai” điều tiết tất cả các hàng

hóa, và cấm giao dịch kỳ hạn và quyền chọn tất cả các hàng hóa nếu không có giấy phép. Sự ra đời của Luật với mục đích giải quyết nạn “ giao dịch chợ đen”. Giao dịch chợ đen gồm những người môi giối không có giấy phép, kinh doanh những hàng hóa không được giao dịch tại Sở giao dịch như thịt lợn. “ Các thương nhân chợ đen” dùng nhiều thủ đoạn lôi kéo mợi người mở tài khoản giao dịch với họ ( như quảng cáo gây hiểu nhầm, hứa hẹn tiền lời nhanh chóng một cách phi thực tế…) với các điều khoản có lợi cho họ. Trên thực tế thường họ không tiến hành giao dịch như đã nói với khách hàng, hoặc làm thành rất nhiều giao dịch để kiếm lời từ khách hàng. Một vài nhà đầu tư tham gia “ Giao dịch chợ đen” vì họ bị cám dỗ bởi những khoản lợi nhỏ ban đầu nhưng thông thường họ sẽ mất toàn bộ vốn đầu tư.

Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam A nơi có nhiều Sở giao dịch hàng hóa tồn tại và đang phát triển mạnh, trên cơ sở tham khảo pháp luật cũng như tổ chức và hoạt động của các Sở giao dịch trong khu và xuất phát từ điều kiện của Việt Nam, Việt Nam là nước có nền nông nghiệp lạc hậu, là quốc gia đang phát triển vì vậy khi xây dựng pháp luật về Sở giao dịch hàng hóa cũng như mô hình về Sở giao dịch hàng hóa nên lựa chọn những mặt hàng mà nước nhà có nguồn tiềm năng và không nên đa dạng hóa các mặt hàng “kinh doanh” trên Sở giao dịch hàng hóa. Gần với Việt Nam là Thái lan Sở giao dịch hàng hóa đã ra đời từ năm 1999 nhưng họ cũng chỉ cho phép mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa với hai mặt hàng là cao su và gạo. Singapore là nước phát triển, là con rồng Châu á có tốt độ phát triển kinh tế rất cao nhưng pháp luật của họ cũng chỉ cho phép Sở giao dịch hàng hóa được phép giao dịch cao su và cà phê. Chỉ có các Sở giao dịch tại các nước phát triển và hình thức mua bán hàng hóa giao sau này đã tồn tại từ lâu như New York, Chicago, Tokyo mới giao dịch nhiều loại hàng nông sản khác nhau. Việt Nam muốn khai thác các mặt hàng nông sản mà nước nhà chiếm kim

ngạch xuất khẩu cao mới nên cho phép được giao dịch qua Sở giao dịch hàng qua sở gia dịch vì muốn ký được các kỳ hạn của cùng một loại hàng đã được giao dịch ở các nơi khác trong khu vực thì phải có những ưu điểm nổi bật hơn cả về chất lượng sản phẩm cũng như các thủ tục thuận lợi hơn để mua và bán các hợp đồng kỳ hạn đó ở Việt Nam thay vì nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội kinh doanh kiếm lời tại singapo, hồng công, Tokyo, Đại liên hay Thượng Hải, Các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore là những nên kinh tế gần gữi với nền kinh tế Việt Nam vì vây, khi xây dựng pháp luật về Sở giao dịch hàng hóa nước ta nên học hỏi kinh nghiệm của các nước này.

Lịch sử của các Sở giao dịch khu vực cũng cho thấy rằng việc tạo ra một hợp đồng kỳ hạn có tính chuẩn hóa không hề dễ dàng do đó khi xây dựng hợp đồng kỳ hạn các Sở giao dịch phải dự liệu hết các khả năng rủi ro xẩy ra và tham khảo hợp đồng kỳ hạn của các quốc gia khác trên thế giới. Là một nước sản xuất nông nghiệp lớn như Úc cũng chỉ có các hợp đồng về len và gia súc. Phải mất 5 năm sau khi ban hành khung pháp luật có liên quan, Thái Lan mới đưa ra được hợp đồng kỳ hạn nông nghiệp đầu tiên của mình vào giao dịch. Do đó khi xây dựng các điều khoản của hợp đồng giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa cần phải tính đến những rủi ro, và những vần đề cần có thể phát sinh tranh chấp. Để hình thành một thị trường hàng hóa tương lai cần phải có một số lượng lớn các bên tham gia và không một bên nào chi phối được thị trường có như vậy mới đảm bảo được việc giao dịch trên thị trường hàng hóa giao qua sở thực hiện bằng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn. Nếu như có sự chi phối của một chủ thể nào đó sẽ làm mất đi tính ưu điểm của mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch nên không hạn chế chủ thể được phép thành lập Sở giao dịch cũng như thành viên tham gia mua bán trên sở. Lấy ví dụ, Úc là một nhà cung cấp lúa mỳ lớn nhất trên thế giới, nhưng Úc không có một thị trường kỳ hạn hay quyền chọn về lúa mỳ bởi vì giá cả lại được quyết

định bởi quan hệ giữa Hội đồng lúa mỳ Úc và thị trường toàn cầu. Nếu giá cả chỉ chủ yếu do một người ấn định, như đối với lúa mỳ thì thực sự không có nhu cầu một thị trường về các hợp đồng kỳ hạn hoặc quyền chọn.

Nhà nước muốn thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế tập trung mũi nhọn vào các sản phẩm mà nước nhà chiếm ưu thế thì Sở giao dịch hàng hóa ccần xây dựng trên cơ sở một thị trường giao dịch ngay (spot market) được tổ chức tốt, làm nhiệm vụ quản lý chất lượng hàng hóa và cung câp thông tin về doanh thu, khối lượng và giá cả hành hóa chính xác. Ở Úc, Sở giao dịch len kiểm soát chất lượng len, điều hành các cuộc bán đấu giá len (thị trường giao ngay) và báo cáo một cách nhanh chóng, chính xác giá cả từ các cuộc đấu giá đó. Công việc này rất quan trọng đối với sự thành công của Sở giao dịch len, vì nó cung cấp thông tin chính xác về giá cả và chất lượng.

Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch là hoạt động mà thực hiện được giao dịch là qua trung gian. Sở giao dịch hàng hóa đóng vai trò trung gian trong hoạt động này, các bên trong quan hệ mua bán họ chỉ cần đặt lệnh mua hoặc bán qua sở. Lệnh giao dịch của họ giống như lời chào hàng. Chính yếu tố trung gian này mà trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa không giống như mua bán hàng hóa bình thường chỉ có người mua, người bán gặp gỡ, trao đổi thương lượng và đi đến ký kết hợp đồng mà còn có các chủ thể khách tham gia vào quan hệ này còn có các tổ chức nhưng hiện tại tư cách pháp lý của các tổ chức này chưa được xác định cụ thể cũng như điều kiện đặt ra đối với các tổ chức khi tham gia vào hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa. Bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật về Sở giao dịch hàng hóa vấn đề giám sát, quản lý hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa cũng cần được quan tâm. Sự tin tưởng và ký kết hợp đồng trong giao dịch qua sở là hàng hóa và bản chất của nó là buôn bán hợp đồng có nghĩa khi nhà đầu tư nhận thấy mức lợi nhuận đưa lại từ hợp đồng hoặc là đảm bảo an toàn về vốn họ bán lại hợp

đồng đã được ký kết. Cơ chế vận hành của Sở giao dịch hàng hóa nó có nhiều điểm tương đồng với hoạt động của thị trường chứng khoán, thông thường quản lý về lĩnh vực này thuộc Bộ tại chính do vậy cần để Bộ tài chính tiếp quản việc quản lý hoạt động của Sở gioa dịch hàng hóa hay vì Bộ thương mại như hiện nay, Bộ thương mại có trách nhiệm phối hợp với Bộ tài chính trong việc xây dựng chính sách hàng hóa và danh mục hàng hóa được phép giao dịch tại sở. Nhiều nước trên thế giới, việc quản lý thị trường hàng hóa tương lai sẽ được giao cho một cơ quan sẵn có hoặc thành lập mới như Ủy ban giám sát Tài chính ở Hàn Quốc, Ủy ban Chứng khoán và đầu tư ở Bang Ontario - Canada, Ủy ban Đầu tư và Chứng khoán ở Úc, Hội đồng Doanh nghiệp quốc tế ở Singapore là các cơ quan sẵn có; còn Ủy ban Giao dịch kỳ hạn hàng nông sản ở Thái Lan, Ủy ban Quản lý Giao dịch kỳ hạn ở Mỹ là những cơ quan được thành lập mới [2]. Có nhiều điểm tương đồng với hoạt động của thị trường Chứng khoán và để quản lý hoạt động trong lĩnh vực Chứng khoán Nhà Nước đã thành lập Ủy ban chứng khoán Nhà Nước vậy tại sao hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa lại không có một cơ quan chuyên trách để quản lý, giám sát hoạt động trên thị trường này. Vì vậy, thành lập một Ủy ban chuyên trách là điều cần thiết. Hoạt động trong lĩnh vực thương mại chịu sự điều chỉnh của luật tư vì vậy cần có có chế quản lý của Nhà nước hợp lý chứ không áp đặt và can thiệp sâu vào thị trường này ví dụ như không nên quy định cụ thể nội dung của hợp đồng bởi đã là luật tư thì ưu tiên sự thỏa thuận thương lượng giữa các bên nên không nhất thiết phải áp đặt các Sở giao dịch hàng hóa. Để vận hành tốt hành lang pháp lý về Sở giao dịch hàng hóa không chỉ quy định về cơ cấu, tổ chức, hoạt động của Sở giao dịch mà cần vận hành đồng bộ các pháp luật có liên quan bởi trong thực tiễn sự tồn tại và vận động của các sự vật hiện tượng luôn luôn có sự quan hệ móc xích với các sự vật hiện tượng khác. Phải có các quy chế hoạt động minh bạch và

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

chi tiết cho từng lĩnh vực tại sở như quy chế kết nạp thành viên, quy chế giao nhận hàng, quy chế thanh toán, quy chế kiểm soát hạn mức đầu tư…cũng như phải có các chế tài đủ mạnh để điều hành hoạt động của sở được thông suốt cũng như xử lý kịp thời các tranh chấp và các vi phạm có thể xẩy ra. Trong lĩnh vực pháp luật cũng không thoát ra ngoài xu thế này. Ví dụ khi các thương nhân giao dịch hàng hóa trên Sở giao dịch hàng hóa thì liên quan đến hoạt động này còn có luật thuế, nếu có sự vi phạm pháp luật thì liên quan đến các chế tài như hình sự, dân sự, hành chính….Bộ Luật Dân sự 2005 đã quy định về vấn đề sở hữu, điều kiện về tư cách pháp nhân song chưa xác định rõ sở hữu tài sản, tư cách pháp nhân của các chủ thể tham gia vào thị trường. Luật Thương mại, Doanh nghiệp phải có thêm các điều khoản xác định hình thức, trình trự, thủ tục đăng ký kinh doanh, mở rộng phạm vi ngành nghề,… của các công ty kinh doanh trên thị trường, các đạo luật về thuế cần được mở rộng đối tượng, xác định phương pháp đánh thuế, loại thuế được áp dụng đối với các chủ thể trên thị trường, các giao dịch trên thị trường và các nhà đầu tư [3].

Trong cái tổng thể cần hoàn thiện pháp luật đồng bộ thì trước tiên, quy định hiện hành về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch cần có những sữa đổi bổ sung nhất định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành các Sở giao dịch cũng như thu hút được sự tham gia đông đảo của các chủ thể , cụ thể là: Một là cần có sự điều chỉnh đồng bộ thành viên kinh doanh và thành viên môi giới và nhìn nhận lại “tư cách” trong quá trình thực hiện hoạt động qua Sở giao dịch; hai là Để đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch nên tạo sự thông thoáng cho các chủ thể tham gia thành lập Sở giao dịch, không như hiện nay, chỉ có công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn mới được phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa. Cùng với sự nới rộng về chủ thể thì cũng cần thực hiện “cải cách thủ tục hành chính” giảm thiểu các thủ tục không cần thiết làm mất thời

Quy chế pháp lý về sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam - 10

gian, tốn kém cho Doanh nghiệp; thứ ba là mức ký quỹ thi tham gia vào giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa cần đưa ra mức tối đa một mặt phù hợp với thông lệ các Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài và vì nếu không quy định mức tối đa người môi giới có thể yêu cầu khách hàng của mình đóng mức ký quỹ cao hơn mức mà Sở giao dịch hàng hóa yêu cầu như vậy, hạn chế được tình trạng những nhà môi giới không trung thực lợi dụng kẽ hỡ để trục lợi.

Nếu chỉ hoàn thiện pháp luật, điều này chưa đủ để các Sở giao dịch hàng hóa phát triển rầm rộ và có hiệu quả, bởi trong loại hình kinh doanh này một chủ thể không thể thiếu là người bán – người bán chủ yếu là nông dân sản xuất ra các sản phẩm giao dịch, người bán này không hiểu và không biết được cái Sở giao dịch hàng hóa là gì, cơ chế hoạt động nó ra sao? Như vậy liệu có dám “mạo hiểm” tham gia thị trường không?. Người dân Việt Nam vốn đã quen với việc mua bán truyền thống giao hàng nhận tiền, hoạt động mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa lại trái lại với việc mua bán đã tồn tài từ lâu, họ bán hàng khi chưa biết sản lượng thế nào, và mức giá đó có hợp lý khi vào mùa vụ hay không? Như vậy, để giải quyết được vấn đề tìm ra mô hình hoạt động phù hợp bên cạnh hoàn thiện khung pháp lý cũng cần có những hoạt động đưa khung pháp lý phổ biến rộng rải và làm thế nào để loại hình mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được biết đến rộng rải và được người dân nhận thức đúng các ưu điểm cũng như lợi ích của mình khi tham gia thị trường giao sau này.

Phải khắc phục tình trạng phân tán, manh mún của các Sở giao dịch hàng hóa như hiện nay, thành lập các Sở giao dịch hàng hóa có tính chất khu vực hoặc Quốc Gia. Ví dụ ở Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa của cả nước thì thành lập Sở giao dịch gạo, ở miền Đông Nam Bộ sản phẩm nông sản như chè, cà phê, điều, hồ tiêu có thể thành lập Sở giao dịch cho các mặt hàng này, thành lập Sở giao dịch hàng hóa mặt hàng thép cho cả nước. Việc

thành lập Sở giao dịch theo khu vực này nhằm mục đích vừa tập trung được lượng hàng hóa lớn thông qua Sở giao dịch vừa có thể huy động được vốn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống kho chứa, kho lạnh, phương tiện giao dịch và thanh toán điện tử cũng như thu hút được các chuyên gia giỏi để quản lý sở nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa, bên cạnh đó cần phải tuyên truyền pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa làm sao người dân nói chung và người “sản xuất” các mặt hàng được tham gia vào thị trường giao sau nói riêng. Để họ có cái nhìn bao quát về thị trường này, phần nào đó biết được cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa như thế nào. Những lợi ích từ thị trường hàng hóa giao sau mang lại cho ho và yêu cầu đặt ra cho người, sản phẩm tham gia vào mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa như thế nào. Cùng với hoạt động tuyên truyền cho người dân một khâu quan trọng không thể thiếu là tuyên truyền hình thức kinh doanh, đầu tư cho các nhà đầu tư về phương thức đầu tư qua Sở giao dịch.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực một trong những vấn đề chủ chốt cho Sở giao dịch hoạt động và phát triển mạnh mẽ. Kinh nghiệm các nước phát triển đã cho thấy sự quản lý, tác động của Nhà nước là không thể thiếu được đối với sự hình thành và phát triển của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa và Sở giao dịch hàng hóa. Nó có ý nghĩa quan trọng, có tính chất định hướng cho sự vận hành và phát triển thị trường hàng hóa mua bán qua Sở giao dịch giai đoạn sau này

Những người quản lý cũng như tham gia thành lập, kinh doanh qua Sở giao dịch phải có kiến thức đúng đắn về thị trường hàng hóa giao sau, về tổ chức và hoạt động cũng như những quy chế pháp lý giành cho sở. Đây là lĩnh vực kinh doanh mới nên phải đầu tư khoa học, đào tạo cán bộ chuyên môn nghiệp vụ không chỉ cho các Sở giao dịch hàng hóa mà còn cho đội ngũ cán

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2023