Ủy Thác Mua Bán Hàng Hóa Qua Sở Giao Dịch Hàng Hóa

cách khái quát nhất là hợp đồng mua hoặc bán một loại hàng hóa với giá xác định, việc giao nhận hàng và thanh toán sẽ diễn ra một ngày xác định trong tương lai nếu như không có những điều khoản thỏa thuận khác. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc bên mua có thể thanh toán bằng tiền và không nhận hàng thì bên mua phải thanh toán cho bên bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc bên bán có thể thanh toán bằng tiền và không giao hàng thì bên bán phải thanh toán cho bên mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thoả thuận trong hợp đồng.

Hợp đồng quyền chọn


Hợp đồng quyền chọn là Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó. Trong trường hợp thì bên nào mua “quyền” phải trả tiền mua quyền chọn, khoản tiền này do hai bên thỏa thuận theo đó trong giao dịch này thì bên giữ quyền có quyền quyết định việc thực hiện hợp đồng hay không thực hiện. Nếu bên giữ quyền quyết định việc thực hiện quyền thì có nghĩa vụ phải thực hiện giao/nhận hàng nếu không có hàng giao hoặc không muốn nhận hàng thì bên đó phải thanh toán cho bên có quyền một khoản tiền chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hóa công bố tại thời điểm hợp đồng thực hiện và giá thỏa thuận trong hợp đồng. Chính từ những yếu tố đó mà hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa trong Luật thương mại của nước ta giống với hợp đồng giao sau đã được

nhiều quốc gia trên thế giới quy định [12]. Hợp đồng quyền chọn có những đặc điểm tương tự hợp đồng kỳ hạn. Mặc dù người mua quyền có quyền quyết định mua hoặc bán nhưng quyền này được giới hạn trong khuôn khổ nhất định. Vì thực chất hợp đồng quyền chọn là hợp đồng mua bán những hợp đồng kỳ hạn, do đó nó cũng bị ràng buộc bởi những tiêu chuẩn mà Sở giao dịch hàng hóa quy định đối với hợp đồng kỳ hạn. Trong hợp đồng này các bên chỉ thỏa thuận việc mua quyền và giá mua quyền. Việc mua quyền này cũng được thực hiện thông qua trung gian là Sở giao dịch hàng hóa chứ họ không trực tiếp gặp nhau thương lượng, hợp đồng này cũng có thể thanh lý trước hạn bởi việc mua đi, bán lại của các bên chu thể. Hợp đồng quyền chọn có ưu điểm khác biệt là bên mua quyền có quyền quyết định việc thực hiện hợp đồng hay không bởi họ đã bỏ ra một khoản tiền để mua quyền. Có nghĩa rằng trong hợp đồng quyền chọn là hợp đồng nghĩa vụ hoàn toàn đẩy về bên kia (bên không mua quyền).

2.6. Ủy thác mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa


Ủy thác mua bán hàng hóa Là hành vi thương mại mà bên được ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của chính mình, theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác. Trong ủy thác mua bán hàng hóa, bên nhận uỷ thác là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác và thực hiện mua bán hàng hoá theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác. Bên uỷ thác mua bán hàng hoá là thương nhân hoặc không phải là thương nhân giao cho bên nhận uỷ thác thực hiện mua bán hàng hoá theo yêu cầu của mình và phải trả thù lao uỷ thác. Việc ủy thác phải lập thành văn bản. Người được ủy thác có nghĩa vụ: Thực hiện việc mua bán theo đúng hợp đồng ủy thác, thông báo cho bên ủy thác về những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng ủy thác và trong trường hợp có chỉ thị của bên ủy thác, thì phải tuân theo chỉ thị đó, giữ

bí mật những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng ủy thác, giao nhận hàng hóa theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác. Phí ủy thác do hai bên thỏa thuận theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật nếu có. Ủy thác mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa cũng là hành vi thương mại, việc ủy thác này có những nét đặc biệt hơn ủy thác mua bán hàng hóa thông thương. Các tổ chức, cá nhân có thể tham gia thị trường mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch trực tiếp là phương thức họ trực tiếp đặt lệnh mua bán hoặc nếu mà họ chưa thực sự am hiểu về thị trường mua bán giao sau này thì có thể ủy thác cho thành viên kinh doanh để thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Với quy định nào tao điều kiện cho các tổ chức cá nhân khi muốn đầu tư vào thị trường mua bán hàng hóa giao sau này nhưng họ chưa thực sự am hiểu về trình tự cũng như những quy định liên quan đến hoạt động và cũng có thể không có thời gian để theo dõi biến động giá trên thị trường thì họ có thể ủy thác cho thành viên kinh doanh của sở, như vậy, có có thể tham gia và có lợi nhuận khi không thực sự am hiểu thị trường này. Ủy thác mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa phải được thực trên cơ sở hợp đồng ủy thác giao dịch bằng văn bản. Như vậy, ủy thác mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch có những đặc điểm sau:

Bên ủy thác là bên có đủ điều kiện để mua, bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Bên nhận ủy thác là thành viên kinh doanh của Sở giao dịch và thành viên này sử đứng ra ký kết với bên có nhu cầu bán hoặc mua và khi đó thì bên nhận ủy thác sẽ là một bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa vì vậy, bên nhận ủy thác phải đáp ứng những điều kiện và quy định của Sở giao dịch hàng hóa khi tham gia mua hoặc bán hàng qua Sở giao dịch hàng hóa. Theo phương thức ủy thác này thì cá nhân, tổ chức ủy thác là người sử dụng dịch vụ còn thành viên kinh doanh nhận ủy thác là bên cung cấp dịch vụ hưởng hoa hồng theo sự thỏa thuận của hai bên. Đảm bảo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

thực hiện các giao dịch mà khách hàng đã ủy thác, khi thực hiện vai trò là người nhận ủy thác đứng ra “kinh doanh” hộ thì thành viên kinh doanh yêu cầu bên ủy thác ký quỹ. Ràng buộc giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác là hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, hợp đồng này như là hợp đồng nguyên tắc thể hiện rằng thành viên kinh doanh này là bên nhận ủy thác cho khách hàng còn từng hợp đồng mua bán hàng hóa thực hiện qua sở thì từng lần phát sinh giao dịch các bên thực hiện dưới hình thức là lệnh ủy thác. Hình thức của lệnh ủy thác này do hai bên thỏa thuận nhưng đảm bảo hai bên phải lưu giữ được. Tránh sự tùy tiện giao dịch của thành viên kinh doanh khi đóng vai trò là người nhận ủy thác thì pháp luật quy định về hợp đồng ủy thác, tuy có hợp đồng ủy thác nhưng thành viên kinh doanh không thể thực hiện mọi giao dịch mà chỉ được thực hiện các giao dịch khi nhận được lệnh ủy thác giao dịch và phải dừng giao dịch khi bên ủy thác yêu cầu trong điều kiện lệnh mua bán chưa được khớp. Tổ chức, cá nhân “kinh doanh” dưới hình thức ủy thác mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa cũng phải thực hiện nghĩa vụ ký quỹ như những người trực tiếp kinh doanh , khác với các chủ thể khác là mức ký quỹ này do bên ủy thác và bên nhận ủy thác thỏa thuận về các hình thức ký quỹ, mức ký quỹ cụ thể của từng giao dịch nhưng mức ký quỹ này không thấp hơn 5% trị giá ủy thác giao dịch. Hai bên ký kết hợp đồng ủy thác trong một thời hạn nhất định, nếu hợp đồng chưa hết hạn nhưng bên ủy thác không đảm bảo được mức ký quỹ mà hai bên đã thỏa thuận thì bên nhận ủy thác có quyền tất toán hợp đồng và đảm bảo quyền lợi cho nhà bên ủy thác khi mức ký quỹ vượt mức hai bên thỏa thuận thì bên ủy thác có quyền nhận lại.

2.7. Những hạn chế của quy chế pháp lý về Sở giao dịch hàng hóa

Quy chế pháp lý về sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam - 8


Việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong nhiều năm qua đã đạt được những thành tựu đáng chú ý

chúng ta đã duy trì được mức tăng trưởng GDP mức trung bình hàng năm 7%, hàng hóa sản xuất ra đã đáp ứng được phần nào nhu cầu tiêu dùng trong nước thậm chí một số mặt hàng như cà phê, điều, gạo..đã xuất khẩu và đạt giá trị lớn. Theo số liệu thống kê của Bộ kế hoạch và Đầu tư đưa ra vào ngày 27/9/2010 tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam chín tháng đầu năm đạt trên 6,5%. Trong đó khu vực nông lâm ngư nghiệp tăng trưởng 2,89%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,29%, khu vực dịch vụ tăng 7,24%. Việt Nam là nước nông nghiệp và yếu tố quan trọng trong việc phát triển hàng hóa nông nghiệp là lưu thông và tiêu thụ. Để từng bước giải quyết vấn đề này Việt Nam đã áp dụng phương thức mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được cụ thể hóa ở mục 3 chương 2 Luật thương mại và hướng dẫn thi hành tại Nghị định 158/2006 . Với sự ra đời về hình thức mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa và những quy chế pháp lý dành cho hoạt động này đã phần nào giúp người sản xuất có thêm một công cụ thị trường để bảo hiểm rủi ro giá cả của hàng hóa và tạo điều kiện để tăng giá bán nông sản xuất khẩu nhờ kết nối được với thị trường quốc tế. Bắt nhịp với nhu cầu của các thương nhân trong nước về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở và đáp ứng yêu cầu của hội nhập, khung pháp lý về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch đã ra đời. Hoạt động này được xếp trong hoạt động thương mại. Gần 6 năm kể từ Luật có sự điều chỉnh đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Sở giao dịch hàng hóa nhưng phương thức giao dịch mang lại nhiều lợi ích cho các bên trong song hoạt động này còn khá mới mẻ và ít được biết đến.

Mặc dù, năm 2005 Luật thương mại đã đề cập đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa tại Chương II của Luật Thương mại, gồm 11 Điều từ Điều 63 đến 73 gồm những nội dung cơ bản sau:

Điều 63 : Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa;

Điều 64. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá; Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng kỳ hạn;

Điều 66. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng quyền chọn; Điều 67. Sở giao dịch hàng hoá;

Điều 68. Hàng hoá giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa;


Điều 69. Thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá;

Điều 70. Các hành vi bị cấm đối với thương nhân môi giới hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá;

Điều 71. Các hành vi bị cấm trong hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa;

Điều 72. Thực hiện biện pháp quản lý trong trường hợp khẩn cấp;


Điều 73. Quyền hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài

Với 11 Điều quy định nguyên tắc cơ bản nhất và nó chỉ mới cho ra đời hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch và chỉ mới đưa ra chức năng của Sở giao dịch là gì, chưa đề cập đến tổ chức và hoạt động của Sở thế nào. Những quy định của Luật Thương mại 2005 về lĩnh vực này chưa đủ để các sở vận hành và phải chờ đến nghị định hướng dẫn. Ngày 28/12/2006 nghị định 158/2006 của Chính phủ hướng dẫn hoạt động mua bán qua sở ra đời. Với sự ra đời của khung pháp lý thì Sở giao dịch hàng hóa mới có tư cách pháp nhân. Mất 4 năm mới có khung pháp lý về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa kể từ khi sàn giao dịch hàng hóa đầu tiên ra đời vào năm 2002 tại thành phố Hồ Chí Minh, mặt hàng giao dịch tại sở này là điều. Sở giao dịch điều này chỉ thực hiện được một phiên với một hợp đồng

duy nhất và rồi nhanh chóng chấm dứt hoạt động. Sự “ra đi” nhanh chóng của sở này có phải chăng do thiếu khung pháp lý đảm bảo cho nó hoạt động. Sau gần hai năm kể từ khi Sở giao dịch điều chấm dứt hoạt động thì vào năm 2004 Sở giao dịch thủy sản được thiết lập tại Cần Giờ nhằm mục đích hạn chế khâu trung gian, giúp doanh nghiệp và ngư dân có thể làm việc trực tiếp, mang lại lợi ích cho cả hai phía. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn hoạt động, Sở giao dịch này cũng nhanh chóng “giải tán”. Để khai thác triệt để thế mạnh về cà phê, tạo sân chơi bình đẳng qua hệ thống “đấu giá” công khai và tạo lập một thị trường tập trung, để từ đó là nơi công bố giá giao dịch làm điêu kiện tham chiếu giá mua bán và đặc biệt đưa hình thức mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa này gần gũi với người dân do đó năm 2004 Ủy ban nhân dân tỉnh Đắc Lắk đã xây dựng đề án thành lập Sàn giao dịch cà phê với kinh phí ban đầu khoảng 17 tỷ đồng. Năm 2008, Chính phủ Pháp tài trợ 850.000 euro hỗ trợ hệ thống công nghệ cho sàn giao dịch này. Sàn được lập với sự bảo trợ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), UBND tỉnh Đắk Lắk. Tham gia vào hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa này có một số doanh nghệp chịu trách nhiệm cho từng phần chính, chẳng hạn như Tập đoàn cà phê Thái Hòa, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, một doanh nghiệp cà phê trực thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn… Mới đây, Techcombank và Trung tâm Giao dịch Cà Phê Buôn Ma Thuột (BCEC) đã ký kết thỏa thuận hợp tác kinh doanh nhằm phát triển sản phẩm giao dịch cà phê kỳ hạn trên BCEC. Đây là thỏa thuận hợp tác hai bên nhằm phát triển và nhanh chóng đưa sản phẩm giao dịch cà phê kỳ hạn theo mô hình sàn giao dịch hàng hóa vào giao dịch trong thời gian sớm nhất . Theo đó, Techcombank sẽ đóng các

vai trò : là đơn vị tư vấn chủ chốt cho BCEC trong tổ chứ c , xây dưng sản

phẩm và quản lý hoaṭ đôn

g của sàn giao dic̣ h , đồng thời trưc

tiếp triển khai

thưc

hiên

cùng BCEC ; là đơn vị cung ứng các dịch vụ thanh toán và dịch vụ

uỷ thác/nhận uỷ thác đảm bảo thưc

hiên

thanh toán cho các giao dic̣ h qua sàn

giao dic̣ h theo mô hình Trung tâm thanh toán bù trừ và ngân hàng ủy thác thanh toán . Ngoài ra Techcombank còn là đơn vị thu xếp tài chính và cung cấp dịch vụ tài chính khác cho khách hàng tham gia giao dịch tại BCEC, hỗ

trợ BCEC về cơ sở vật chất, nhân lực, kỹ thuật phát triển BCEC theo mô hình sàn giao dịch hàng hóa tại Việt Nam.

Được đầu tư một cách bài bản, tuy nhiên hiện vẫn đang hoạt động ở tình trạng cầm chừng. Ngoài thủy sản, cà phê thì Ngày 21/12/2009, sàn giao dịch hàng hóa của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín với tên gọi Sacom - STE đã đi vào hoạt động. Mặt hàng được lựa chọn tiên phong “lên” sàn là thép. Khoảng 5.300 tấn thép xây dựng và 480 tấn thép công nghiệp của Công ty Thép Pomina đã giao dịch thành công trong phiên giao dịch đầu tiên.

Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa đã được hình thành từ lâu trên thế giới và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của nó là một tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế của quốc gia nói chung và kinh tế thế giới nói riêng. Việt Nam cũng vận động theo xu thế này do đó ngày càng có nhiều sự quan tâm đến Sở Sở giao dịch hàng hóa và có một số sở đi vào hoạt động. Tuy nhiên, Sở giao dịch hàng hóa còn mới mẻ ở Việt Nam và khi nhận xét về Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam nhiều phương tiện thông tin cho rằng các Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam rầm rộ khai trương, èo uột phát triển rồi lặng lẻ biến mất. Sự chóng vánh “ra đi” của Sở giao dịch hàng hóa theo quan điểm của một số nhà kinh doanh cũng như của nhà quản lý sàn thì một mặt do khung pháp lý giành cho hoạt động này còn chưa đầy đủ và do việc mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa mới được tạo lập nên các quy định ràng buộc cao và đa phần chưa hiểu rõ về hình thức này nên người mua, người đều cảm thấy thủ tục rườm rà, phức tạp. Hoạt động này ngược lại với hoạt động mua bán truyền thồng mà người dân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2023