Quy chế pháp lý về sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam - 9

vốn dĩ đã quen. Việc hình thành các Sở giao dịch hàng hóa là phù hợp với quy luật phát triển thương mại trên thế giới bởi từ thế kỷ 18, tại Nhật Bản đã xuất hiện hoạt động mua bán hàng hóa tập trung tại một trung tâm gọi là Sở giao dịch hàng hóa và đánh dấu mốc quan trọng là sự ra đời của Sở giao dịch hàng hóa Chicago năm 1848. Sản phẩm giao dịch chủ yếu ban đầu của sở này là ngũ cốc. Gần gũi với nền kinh tế nước ta là Trung Quốc, và nước này đã thành lập sàn giao dịch nông sản Đại Liên từ những năm 1993 mặt hàng được giao dịch chủ yếu như là ngô, đậu nành, sữa đậu nành, dầu cọ lúa mạch…và đến nay sàn này vẫn hoạt động hiệu quả và ngày càng thu lợi nhuận cao. Trong khi các nước hình thức hoạt động mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa phát triển rầm rộ thì ở Việt Nam đã gần 10 năm kể từ khi Sở giao dịch đầu tiên ra đời mà các Sở giao dịch hàng hóa vẫn loay hoay tìm mô hình hoạt động thích hợp. Nguyên nhân của sự ra đời và “biến mất” của các Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam có lẽ một trong những nguyên nhân lớn nhất là khung pháp lý về Sở giao dịch hàng hóa nói chung cả về cơ cấu lẫn tổ chức cũng như nguồn nhân lực còn bộc lộ một số hạn chế nhất định.

Thứ nhất: Về hình thức của Sở giao dịch hàng hóa


Sở giao dịch hàng hóa là pháp nhân được thành lập và hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Vấn đề đặt ra liệu có bất công với những loại hình doanh nghiệp khác không? Theo quy định của Luật doanh nghiệp thì ngoài công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần thì ở Việt Nam còn tồn tại hình thức công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân… Do vậy đảm bảo sự bình đẳng cần quy định cho các loại hình doanh nghiệp khi đáp ứng đử điều kiện để thành lập Sở giao dịch hàng hóa thì được phép thành lập chứ không chỉ có hai loại hình doanh nghiệp nói trên mới có quyền thành lập Sở Sở giao dịch hàng hóa .

Thứ hai: Tại điều 21 của Nghị định 158 quy định “thành viên kinh doanh có quyền thực hiện các hoạt động tự doanh hoặc nhận ủy thác mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa cho khách hàng”, như vậy khi mua bán hàng hóa qua sở cho chính mình thì thành viên kinh doanh trở thành nhà đầu tư và trở thành khách hàng đặt lệnh mua bán trực tiếp tại sở trong khi đó khi giải thích thuật ngữ thì “khách hàng là tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của Sở giao dịch hàng hóa, thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa thông qua việc uỷ thác cho thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa”22. Cần có sửa đổi đảm báo tính thống nhất trong quy định của pháp luật.

Thứ ba: Trong hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có hai loai là hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn. Trong pháp luật về chứng khoán và ngân hàng cũng sử dụng loại hợp đồng kỳ hạn này tuy nhiên lại có sự khác nhau trong cách thức thực hiện giao dịch pháp luật ngân hàng điều chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng bằng hợp đồng kỳ hạn nhưng không phải mua bán qua Sở giao dịch. Trong khi đó pháp luật chứng khoán có điều khoản quy định về loại hợp đồng này và gọi tên là hợp đồng tương lai. Theo chúng tôi các khái niệm, thuật ngữ dùng ở phần về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch trong Luật thương mại 2005 cần phải được sửa đổi cho phù hợp với thông lệ quốc tế [3].

Thứ tư: Trong hoạt động mua bán hàng hóa bình thường thì người môi giới thực hiện vai trò trung gian giúp bên mua và bên bán hiểu và dung hòa lợi ích của các bên. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa thì thành viên môi giới nguyên tắc giao dịch là khớp lệnh và được thực hiện thông qua trung gian là thành viên của Sở giao dịch. Vì vậy, người đặt lệnh bán và người khớp lệnh không biết và cũng không cần biết mình đã mua hàng của ai và người bán cũng vậy. Do đó việc thành viên môi giới giữa người bán và

người mua trong giao dịch này là không cần thiết và không có ý nghĩa vì hình thức giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa hiện nay theo hình thức khớp lệnh tập trung. Thành viên môi giới mà thực hiện hoạt động môi giới cho người bán và người mua mà một bên là thành viên kinh doanh của Sở giao dịch cũng hoàn toàn không hợp lý vì theo quy định thì thành viên kinh doanh có quyền hoạt động việc mua bán hàng hóa thông qua ủy thác.

Thứ năm: Sự điều chỉnh của luật thiếu đồng bộ. Đều là thành viên của Sở giao dịch nhưng Luật ưu ái quy định về thành viên môi giới trong khi thành viên kinh doanh lại không tìm thấy quy định gì cho thành viên này chỉ đến nghị định hướng dẫn chỉ có mấy ý ngắn gọn chưa bao quát được hết về thành viên này. Trong quy định tư cách của thành viên kinh doanh, họ vừa có tư cách nhà môi giới vừa có tư cách nhà kinh doanh như vậy, sự rủi ro cho các khách hàng của họ bởi những hợp đồng “ngon” sẽ không thuộc về khách hàng mà thành viên kinh doanh thực hiện hoạt động tự doanh.

Thứ sáu: Mức ký quỹ là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và thành công của Sở giao dịch hàng hóa. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì mức tối thiểu là 5%, nhờ mức ký quỹ này mà các nhà đâu tư lựa chọn hình thức mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch để quản lý rủi ro cũng như tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, theo tác giả nhận thấy chỉ mới quy định mức ký quỹ tối thiểu mà không quy định mức tối đa thì chưa hợp lý, khó tránh được tình trạng “trục lợi” của nhà môi giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Thứ bảy: Một số nước đã tách những quy định của pháp luật về Sở giao dịch hàng hóa thành một Luật riêng như Singapore “Luật giao dịch hàng hóa” Thái Lan ban hành luật quy định về việc thành lập Sở giao dịch hàng hóa, ở Trung Quốc cũng đã tách mảng Sở giao dịch hàng hóa ra khỏi Luật Thương mại. Với một luật riêng thì chắc chăn nó điều chỉnh được đồng bộ các khía

cạnh của Sở giao dịch hàng hóa như về cơ quan giám sát, kiểm tra hoạt động của Sở giao dịch, chế tài đặt ra cho Sở giao dịch, trung tâm thanh toán khi có vi phạm gây thiệt hại không chỉ cho nhà nước mà cho cả người tham gia giao dịch. Ở Việt Nam nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại nên những quy định của pháp luật về Sở giao dịch hàng hóa còn mờ nhạt, chung chung, chưa đặt ra chế tài, thiếu quy định điều chỉnh đồng bộ mặc dù có Nghị định hướng dẫn.‌

Quy chế pháp lý về sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam - 9


3.1. Một số ý kiến đề xuất

Chương 3 KIẾN NGHỊ


Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là mua bán hàng hóa tương lai, trong thị trường này ở Việt Nam đang từng bước đi tìm mô hình hoạt động phù hợp, với chính sách khuyến khích phát triển nền kinh tế đa thành phần và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế vì vậy cần thừa nhận tất cả các thành phần kinh tế trong xã hội đều có thể tham gia và có thể thành lập Sở giao dịch hàng hóa. Đề cập đến hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa tưởng chừng như làm một lĩnh vực mới trong hoạt động thương mại nhưng thực ra nó không hề mới mẻ mà chỉ là thay ngôn ngữ. Minh chứng cho điều này là từ năm 2002 đã có Sở giao dịch hàng hóa ra đời và tiếp theo đó có một số sở cũng được thành lập và đặc biệt minh chứng cho điều này là khi nước ta chưa có Sở giao dịch hàng hóa nào thì đã có hợp đồng tương lai áp dụng với mặt hàng cà phê đa được Techcombank và Công ty Đầu tư xuất nhập khẩu Đắk Lắk triển khai từ vài năm nay. Khi tham gia giao dịch tại thị trường kỳ hạn cà phê London (lệnh đặt qua Techcombank, thông qua một nhà môi giới khác tại London), Doanh nghiệp thực hiện việc mua bán cà phê trên thị trường quốc tế với mức giá được Doanh nghiệp ưng ý nhất, còn hàng thì giao sau, thời điểm do hai bên thỏa thuận. Điều mà các bên tham gia giao dịch chú ý là tại thời điểm giao cà phê, giá lên hay xuống thì vẫn giao theo giá khớp lệnh. Hoạt động mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa này nó hạn chế được việc khi được mùa thì giá cá bị thương nhân mua với giá rẻ và khi mất mùa thương nhân bị nông dân ép giá và làm thiệt hại đến hoạt động kinh doanh của họ. Hoạt động mua bán qua sở là hình thức giao sau nó có tác dụng thúc đẩy giao thương nhằm tiêu thụ hàng hóa với khối lượng lớn. Mục đích hoạt

động của Sở giao dịch hàng hóa nó phù hợp với điều kiện Việt Nam là nước nông nghiệp và sản phẩm nông sản có chất lượng và năng suất cao, và là nước xuất khẩu lớn trên thế giới về một số mặt hàng như: Gạo, cà phê, tiêu, điều….Sự ra đời sau so với các nước trên thế giới nhưng các Sở giao dịch hàng hóa của nước ta đa số rơi vào tình trạng bế tắc.

Gần đây nhất vào ngày 20/10/2010 Sở giao dịch hàng hóa Triệu Phong ra đời, trụ sở của nó tọa lạc tại phường 8, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh và dự kiến sở này sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm 2011. Sở này có vốn điều lệ ban đầu 150 tỷ đồng, mặt hàng chủ yếu được giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa Triệu Phòng đã được Bộ Công Thương cấp phép gồm cà phê, cao su và thép. Cơ cầu của Sở giao dịch này đáp ứng theo yêu cầu luật định gồm có Sở giao dịch, Trung tâm thanh toán bù trừ và Trung tâm giao nhận kiểm định hàng hóa. Để Sở giao dịch hàng hóa Triệu Phong này không đi theo vết xe đổ của những Sở giao dịch hàng hóa đã ra đời trước đó và thúc đẩy hình thành nhiều Sở giao dịch hàng hóa ra đời trong tương lại thì khung pháp lý về Sở giao dịch cần được sửa đổi bổ sung cho phù hợp

Để đảm bảo cho sự vận hành Sở giao dịch hàng hóa một cách thông suốt và khắc phục những hạn chế của pháp luật cũng như thực tiễn hoạt động của sở trong thực tế thì ngoài việc tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ còn phải có sự vận hành đồng bộ của nên kinh tế Việt Nam, có sư quản lý và giám sát chặt chẻ từ phía cơ quan nhà nước nhưng không phải là “áp đặt”. Nhà nước sẽ chỉ đóng vai trò giám sát và thúc đẩy hoạt động đó ngày càng hiệu quả bằng hàng rào luật pháp hỗ trợ cho sàn giao dịch, thông qua những chế tài về tính minh bạch trong thanh toán và những ràng buộc đảm bảo về tư cách các thành viên tham gia thị trường. Tất cả những yếu tố này làm tốt, chúng ta sẽ có Sở giao dịch hàng hóa hiệu quả, qua thời gian sẽ tự nâng tầm hoạt động của mình lên với qui mô ngày một lớn hơn, để đạt được một mục tiêu sau cùng là không chỉ

giải quyết những vấn đề nan giải về giá trong lĩnh vực nông sản nói riêng và các loại hàng hóa nói chung mà còn là một đòn bẩy tăng cường giao thương thương mại với thế giới. Cải tổ trong việc đi tìm mô hình hoạt động cho Sở giao dịch hàng hóa trước tiên phải có khung pháp lý chuẩn và bắt nhịp được với thị trường quốc tế. Do đó điều đầu tiên phải thực hiện là sửa đổi và khắc phục những hạn chế mà luật còn vướng mắc. Sở giao dịch hàng hóa không thể vận hành và phát triển mạnh nếu không có một khuôn khổ pháp lý cần thiết cho tổ chức và hoạt động của sở, luật pháp là một công cụ rất hữu hiệu có thể quyết định tới sự phát triển của thị trường hàng hóa giao sau ở mỗi nước, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch cũng xuất phát từ kinh nghiệm phát triển Sở giao dịch hàng hóa ở các nước trên thế giới.

Cần nhấn mạnh rằng, nhu cầu hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam được lý giải bởi những hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch và thị trường hàng hóa giao sau. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch là một loại thị trường hàng hoá đặc biệt, có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, đại diện cho những nhóm quyền lợi khác nhau. Để dung hoà được lợi ích của các chủ thể là điều không đơn giản. Thiên chức của pháp luật là phải điều chỉnh các quan hệ trên thị trường sao cho đảm bảo được các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, đặc biệt là vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, của các thành viên kinh doanh, của nhà môi giới, tạo sự minh bạch trong hoạt động mua, bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Chính vì vậy, Nhà nước phải ban hành hệ thống pháp luật đồng bộ để điều chỉnh các hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa và mua bán hàng hóa qua sở, nhằm hạn chế các hiện tượng tiêu cực nảy sinh trên thị trường này và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Cụ thể là cần có sự điều chỉnh đồng bộ tránh sự lệch pha, cùng là thành viên của Sở giao dịch hàng hóa là cánh tay đắc lực thúc đẩy thị trường mua bán qua sở sôi

động nhưng pháp luật về nó còn chưa điều chỉnh cân bằng. Cần phải có những quy định bổ sung về trách nhiệm, quyền hạn, tư cách của thành viên kinh doanh, thành viên môi giới và nhìn nhận lại những quyền mà pháp luật hiện hành đã trao cho các thành viên nay liệu đã hợp lý hay chưa? Thành viên môi giới vừa bên cạnh quyền môi giới cho khách hàng họ còn có quyền tự doanh. Trong pháp luật cần đảm bảo tính thống nhất về quy định, cần sửa đổi bổ sung khung pháp lý về Sở giao dịch hàng hóa một cách cụ thể. Nước ta đã có quy định trong Luật Thương mại năm 2005, có Nghị định 158/2006/NĐCP quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Tuy nhiên, Nghị định này mới là những quy định chung mà thôi. Gần đây có Thông tư 03/2009/BCT hướng dẫn việc cấp phép thành lập và chế độ báo cáo của Sở giao dịch hàng hóa. Như vậy chưa có văn bản pháp lý quy định chi tiết về tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa. Ở một số nước, văn bản này được nâng thành luật vì vậy nên xây dựng thành một Luật riêng điều chỉnh về Sở giao dịch hàng hóa các nước như Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Canada…Với Luật điều chỉnh riêng giành cho Sở giao dịch hàng hóa mà ở Trung Quốc hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa này ra đời từ rất sớm, tồn tại và phát triển bền vững cho đến ngày này, và hoạt động mua bán qua Sở này đã góp phần không nhỏ trong quá trình thúc đẩy và tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. Ở Trung Quốc hiện nay đang có 3 Sở giao dịch kỳ hạn hàng hóa: Tại Đại Liên, Thượng Hải và Quảng Châu. Sở giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) được thành lập năm 1993 kinh doanh các mặt hàng như ngô, đậu nành, sữa đậu nành, dầu cọ, lúa mạch..hiện nay co hơn 200 thành viên tham gia, trong đó có hơn 180 là thành viên môi giới và hơn 20 thành viên kinh doanh. Số lượng các khách hàng giao dịch là hơn 200000 người, trong đó hơn 10 000 là các đơn vị pháp nhân và hơn 190.000 là các thể nhân. Doanh số năm 2008 của sàn

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 06/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí