Quy chế pháp lý về sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam - 11

bộ công chức nhà nước trong cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa. Không chỉ đào tạo cán bộ mà cấn có những chính sách thu hút các chuyên gia giỏi để thực hiện công tác quản lý cho Sở giao dịch hàng hóa.

Trên cơ sở pháp luật điều chỉnh các vấn đề pháp lý liên quan đến Sở giao dịch hàng hóa thì khi xây dựng các Sở giao dịch hàng hóa trên thực tế cần phải nhận thức một cách đúng đắn về vị trí, vai trò của Sở giao dịch hàng hóa trong nền kinh tế nước nhà. Để Sở giao dịch hàng hóa chiếm được vị thế trong thị trường và hoạt động có hiệu quả thì cần mở rộng ra các loại hàng hóa khác khi Sở giao dịch hàng hóa giao dịch một số loại hàng hóa đã phát triển. Ở Việt Nam nông sản là mặt hàng lợi thế vì vậy khi Sở giao dịch hàng hóa về nông sản thu hút được sự quan tâm của ngươi mua cũng như người bán khi đó có thể mở rộng ra các loại giao dịch khác và cần xác định không thể dễ dàng và nhanh chóng mở rộng sang giao dịch các sản phẩm khác. Trên thế giới hiện nay có 40 Sở giao dịch hàng hóa hoạt động, và trong đó có 23 Sở giao dịch chỉ tập trung vào một loại hàng hóa-năng lượng, nông sản, kim loại quý hoặc kim loại thường.

KẾT LUẬN‌


Sở giao dịch hàng hóa đã được hình thành từ lâu và ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Sự ra đời và tồn tại của nó là một tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế quốc gia nói chung và kinh tế thế giới nói riêng và đặc biệt cấn thiết trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu. Việt Nam một nước nền nông nghiệp chủ yếu sản phẩm nông sản là lợi thế xuất khẩu của nước nhà. Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản luôn chiếm tỉ trọng cao, tuy nhiên, ngoại tệ thu được từ nó không cao bởi phẩm cấp chưa đáp ứng được yêu cầu của nước nhập khẩu mặt nên hàng nông sản của Việt Nam thường bị ép giá bởi. Mặt khác, trong nước cũng thường xuyên xẩy ra tình trạng ép giá giữa thương nhân và người nông dân. Khắc phục tình trạng trên và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới vào lấn sửa đổi bổ sung Luật thương mại 2005 hình thức mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được “khai sinh” và Sở giao dịch hàng hóa được hình thành trong khung pháp lý nước nhà, mặc dù trên thế giới Sở giao dịch hàng hóa ra đời từ lâu song ở Việt Nam đang còn khá mới mẻ nên những quy chế pháp lý giành cho nó còn sơ khai, chưa đáp ứng được yêu cầu do đó vấn đề đặt ra cấp thiết là hoàn thiện khung pháp luật về Thương mại nói chung và hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch nói riêng và đặc biệt là cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa. Có như vậy, sẽ có mô hình Sở giao dịch hoàn thiện và dần thu hút được đông đảo chủ thể tham gia, một mặt thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế nước nhà mặt khác đáp ứng được yêu cầu của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý, giúp thương nhân tiết kiệm được thời gian và tiền và hơn nữa nó đặc biệt có ý nghĩa đối người nông dân – đời sống tinh thần và vật chất được nâng cao. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong đóng góp được phần nào hoàn thiện khung pháp lý.

Chúng tôi, hy vọng khi có đầy đủ và hoàn thiện khung pháp lý thì hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ngày càng phát triển và Sở giao dịch hàng hóa ngày càng được tổ chức chặt chẽ và hoạt động có hiệu quả. Sớm có Sở giao dịch hàng hóa hoạt động có hiệu quả trên thực tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Công Thương (2010), “Để các sàn giao dịch hàng hóa hoạt động hiệu quả và bền vững” Website: http://www. Thương mại.vn.

2. Phạm Ngọc Khánh (2005), những vấn đề về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, tr.54, khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐH Luật Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

3. Bùi Thanh Lam (2008), “Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa”, Tạp chí Luật học, (1), tr.31-32.

4. Bộ Luật Dân sự 2005 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam XI, kỳ hợp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.

Quy chế pháp lý về sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam - 11

5. Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10.

6. Luật Thương mại 2005 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.

7. Luật Doanh nghiệp 2005 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 60/2005/QH11, kỳ hợp thứ 8.

8. Nghị định 158/2006/NĐ-CP ngày ngày 28 tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.

9. Nguyễn Quỳnh Liên (2006), Những vấn đề pháp lý về mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá, tr.15-21, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường ĐH Luật Hà Nội.

10.Nguyễn Đức Ngọc (2008) “Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa” http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com.

11.Anh Quân (2010), “Xuất khẩu nông sản: Gạo và cao su bứt phá”, Website: http://www.vneconomy.com.vn.

12.Phạm Văn Tuyết (2006), “Hợp đồng mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá (hợp đồng giao dịch) nhìn từ góc độ luật dân sự”, Tạp chí Luật học, (5), tr.67-70.

13.Nguyễn Viết Tý (2010), “Quan niệm về thị trường hàng hoá giao sau và mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá”,Tạp chí Luật học, (1), tr.64.

14.Thông tư 03/2009/TT-BCT ngày 10 tháng 02 năm 2009 hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập và quy định chế độ báo cáo của Sở giao dịch hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.

15.Nguyễn Thị Yến (2009), “Các chủ thể tham gia giao dịch trên Sở giao dịch hàng hoá” ,Tạp chí Luật học,(7), tr.65.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2023