Như vậy, hiểu một cách chung nhất, thương nhân bao gồm thể nhân và pháp nhân là những người tiến hành các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận và phải chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thương mại mà mình thực hiện. Những đặc điểm trên của thương nhân giúp ta phân biệt thương nhân với các chủ thể thuộc các ngành luật khác.
Để góp phần vào quá trình phát triển hoàn thiện đất nước trong xu hướng toàn cầu hoá các quan hệ kinh tế quốc tế không thể không nhắc đến vai trò của thương nhân bởi nó là một bộ phận cấu thành quan trọng trong nền kinh tế thị trường, thương nhân là người trực tiếp tiến hành các hoạt động thương mại với nhiều mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau trong quan hệ kinh doanh đa dạng giao dịch thương mại ngày càng phức tạp vì vậy yêu cầu điều chỉnh của pháp luật càng trở nên cấp thiết. Xây dựng các qui định của pháp luật về thương nhân nhằm:
- Tạo ra môi trường pháp lý bình đẳng cho hoạt động của thương nhân.
- Tạo tiền đề cho thương nhân tiến hành các hoạt động thương mại của mình phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế
- Thúc đẩy sự phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ thương mại
- Mở rộng giao lưu thương mại với nước ngoài
- Nghiêm cấm những hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường, bán phá giá, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp...
Xây dựng hoàn chỉnh pháp luật về thương nhân cũng chính là tiền đề tạo điều kiện cho các hành vi thương mại được hiện thực hoá trên thương trường, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thị trường thương mại.
1.2.1.2. Phân loại thương nhân
Từ luật thực định của các quốc gia có thể chia thương nhân thành hai loại cơ bản là thương gia thể nhân và thương gia pháp nhân.
Có thể bạn quan tâm!
- Quy chế pháp lý của thương nhân trong kinh doanh du lịch tại Việt Nam - 1
- Quy chế pháp lý của thương nhân trong kinh doanh du lịch tại Việt Nam - 2
- Quy chế pháp lý của thương nhân trong kinh doanh du lịch tại Việt Nam - 3
- Những Nội Dung Căn Bản Của Qui Chế Thương Nhân
- Quy chế pháp lý của thương nhân trong kinh doanh du lịch tại Việt Nam - 6
- Nội Dung Qui Chế Pháp Lý Của Thương Nhân Trong Kinh Doanh Du Lịch
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Thương gia thể nhân
Thương gia thể nhân chính là hình thức chủ thể đầu tiên tham gia vào các quan hệ thương mại. Các chủ thể này lúc đầu chỉ tiến hành các hoạt động thuần tuý mua bán hàng hoá nhằm mục đích kiếm lợi nhuận. Sau này, cùng với sự mở rộng quan niệm về thương mại thì hoạt động của các thương gia cũng được mở rộng ra như các hành vi khuyến mại, quảng cáo… họ thực hiện các hành vi đó nhân danh mình và tự chịu trách nhiệm đối với hành vi do mình thực hiện. Khác với các hình thức thương gia khác, thương gia thể nhân không có sự hùn vốn, không có sự liên kết của nhiều thành viên mà tất cả tài sản để thực hiện, tham gia vào các giao dịch thương mại thuộc về một chủ duy nhất, người chủ này là một cá nhân cụ thể. Như vậy, thương gia thể nhân được hiểu là một cá nhân tiến hành các hoạt động kinh doanh riêng lẻ, có thể dưới hình thức chủ sở hữu cá thể duy nhất.
Thông thường các quốc gia đều qui định thương gia thể nhân phải hội đủ những điều kiện sau:
Thực hiện các hành vi thương mại một cách thường xuyên và lấy chúng làm nghề nghiệp của mình.
Tự mình thực hiện các hành vi thương mại dưới danh nghĩa của mình và tài khoản của mình.
Những người hoạt động thương mại dưới danh nghĩa và tài khoản của người khác như người làm công, chi nhánh thương mại, người được uỷ quyền… thì không là thương gia thể nhân
Theo qui định của Bộ luật Thương mại Hoa Kỳ các cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh tên họ hoặc tên gọi thương mại mà không cần làm thủ tục xin phép. Ở một số bang của Hoa Kỳ có thể phải đăng ký tên gọi thương mại của chủ thể kinh doanh vào danh bạ thương mại theo như thông lệ. Theo luật Thương mại Hoa Kỳ một cá nhân muốn tiến hành các hoạt động kinh doanh dưới hình thức cá thể phải có đủ các điều kiện sau:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
2. Có những am hiểu, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết;
3. Có đủ các điều kiện vật chất khác như: số vốn tối thiểu tương ứng, tài sản, thiết bị kỹ thuật;
4. Tìm kiếm được thị trường;
Trong khi điều kiện a đòi hỏi về pháp lý thì điều kiện b, c, d sẽ do thương nhân kiểm nghiệm trên thực tế. Một chủ thể không có đủ những điều kiện tối thiểu như vậy sẽ không thể tồn tại được trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt và sẽ tự bị thương trường đào thải.
Mặt khác, để tránh hành vi lạm dụng trong luật Thương mại Hoa Kỳ, một trong những chế định rất được lưu ý là chế định bảo đảm các giao dịch. Chế định này rất phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thương trường với nhiều hình thức pháp lý khác nhau cho các hoạt động kinh doanh [17, tr. 18].
Theo qui định của Pháp thì thương gia thể nhân có thể được chia thành thương gia theo luật và thương gia thực tế; thương gia có cơ sở thương mại và thương gia không có cơ sở thương mại; thương gia vợ chồng cùng hoạt động thương mại và thương gia vợ chồng hoạt động thương mại riêng rẽ. Cách phân loại này theo quan điểm của Pháp có ý nghĩa rất lớn về mặt lý luận và thực tiễn. Mặc dù không đăng ký vào sổ thương mại nhưng khi tranh chấp sảy ra hay vỡ nợ hoặc phá sản thì pháp luật vẫn phải xem xét tới tính chất thương mại thực sự liên quan đến thương gia để giải quyết.
Bộ luật Thương mại của Đức định nghĩa cụ thể thế nào là một thương gia và những trường hợp nào được coi là có tư cách thương gia. Pháp luật Đức qui định chi tiết về sáu nhóm thương gia và các tiêu chuẩn cụ thể của từng nhóm: thương gia thể nhân; thương gia có điều kiện; thương gia khuyết tư cách, thương gia đăng ký; thương gia hình thức. Trong thực tế thương gia ở Đức thường là những doanh nghiệp lớn, các thương gia thể nhân nói chung được tự do hoạt động, ít bị ràng buộc bởi các qui định của qui chế thương gia.
Bộ luật Thương mại của Cộng hoà Liên bang Đức cho rằng, những thương gia nhỏ là những thương nhân khuyết tư cách nên không bắt buộc phải thực hiện hết mọi nghĩa vụ của thương nhân như không phải đăng ký vào danh bạ thương mại, không phải có cửa hiệu riêng…những vẫn phải tuân thủ theo các qui định của pháp luật thương mại [19].
Xét về mặt hình thức các hình thức kinh doanh cá thể không bị ràng buộc bởi pháp luật đối với vấn đề thủ tục thành lập và hoạt động, song cần thấy rằng cũng như các hình thức kinh doanh khác theo qui định của pháp luật các nước, hình thức kinh doanh cá thể cũng đều chịu sự chi phối bởi các qui định pháp luật mang tính hành chính công quyền liên quan đến lợi ích và trật tự công cộng, an ninh quốc gia và quốc phòng. Bên cạnh đó là sự chi phối chế ước và điều tiết với các qui luật của cơ chế thị trường trong điều kiện hội nhập hiện nay.
Nhìn chung, pháp luật của các quốc gia đều có qui định thương gia thể nhân phải có đầy đủ năng lực trước khi trở thành thương nhân như:
- Phải đạt đến một độ tuổi nhất định.
- Có năng lực hành vi dân sự và không bị pháp luật cấm hành nghề.
Thông thường vấn đề năng lực hành vi và năng lực pháp luật của thương nhân phải viện dẫn tới các qui định của luật dân sự. Còn luật thương mại phải có các qui định cụ thể về hoạt động của thương nhân cũng như các qui định về việc cấm hành nghề thương mại trong một số trường hợp như người đang chấp hành hình phạt tù có thể bị tước quyền quản trị tài sản và thực hiện một số hành vi thương mại… tuỳ theo qui định cụ thể của mỗi nước.
Pháp luật một số nước còn có qui định cụ thể để phân biệt giữa thương nhân và người làm nghề thủ công. Các yếu tố để xem xét là một người làm nghề thủ công như:
- Phải là người lao động chân tay;
- Phải tự mình làm công việc (hoặc thuê một số ít người);
- Phải làm cho chính bản thân mình (tự chịu lỗ, lãi do hoạt động của mình).
Mặc dù sự phân biệt này không mấy rõ ràng. Nhưng cũng là tiêu chí để xác định người làm nghề thủ công mà không phải là thương nhân.
Để trở thành thương gia thể nhân theo pháp luật Việt Nam, thì một cá nhân phải có các điều kiện sau:
- Có đủ điều kiện để kinh doanh thương mại;
- Được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Những người bán hàng rong hay buôn bán vặt ở Việt Nam không được luật thương mại điều chỉnh mà được giao cho Chính phủ quy định cụ thể.
Thương gia thể nhân thực chất là cá nhân kinh doanh, phải chịu trách nhiệm vô hạn định đối với các khoản nợ bằng toàn bộ tài của mình. Thương gia thể nhân chính là các doanh nghiệp tư nhân theo ngôn ngữ của Việt Nam, sole trader theo ngôn ngữ của Anh và proprietorship theo ngôn ngữ của Hoa Kỳ [21].
Thương gia pháp nhân
Ngoài các cá nhân tham gia vào các quan hệ thương mại còn có các tổ chức hoặc các thực thể khác. Để các tổ chức tham gia vào các quan hệ pháp luật nói chung và các quan hệ thương mại nói riêng với tư cách là một chủ thể riêng biệt, nên khái niệm pháp nhân ra đời nhằm phân biệt với các thể nhân là những cá nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật.
Từ thời La Mã cổ đại, những phường hội, nhà thờ, xưởng thủ công… đã hình thành và ngày càng mở rộng. Ban đầu những tổ chức này không có tài sản riêng của mình mà tài sản do các thành viên góp lại như một hình thức sở hữu chung theo phần và trong trường hợp tổ chức bị tan rã tài sản được chia trả lại cho các thành viên theo phần mà họ đã góp vào. Những tổ chức như vậy không thể tham gia như một chủ thể độc lập trong các quan hệ pháp luật. Trong khi đó, người ta nhận thấy những trường hợp tài sản không của riêng ai như nhà hát, nhà thờ, con tàu… đó là những sản vật không thể chia tách được mặc dù
những thành viên của nó thay đổi nhưng tài sản vẫn tồn tại. Những tài sản này không của riêng từng người mà là của một tổ chức tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào thay đổi của các thành viên trong tổ chức đó. Những giao dịch của tổ chức thông qua người đại diện dưới danh nghĩa của tổ chức chứ không phải của cá nhân. Tuy vậy, khái niệm pháp nhân trong thời cổ đại chưa hình thành.
Trong chế độ phong kiến việc phân chia lao động tiếp tục phát triển và ngày càng nhiều các tổ chức như vậy xuất hiện. Bắt đầu xuất hiện nhiều công ty khai thác thuộc địa trên lãnh thổ các nước Á, Phi, Mỹ la tinh. Sản xuất hàng hoá chế ngự trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa.
Vấn đề củng cố địa vị các tổ chức kinh tế bằng phương tiện pháp lý để các tổ chức này tham gia vào các quan hệ dân sự, thương mại là nhu cầu cấp thiết với các loại hình tổ chức khác nhau và cũng là phương tiện cạnh tranh giữa những nhà tư bản với nhau trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Khái niệm pháp nhân được hình thành và phát triển ở thời kỳ này. Tuy vậy, không có một định nghĩa chung về pháp nhân ở bất cứ pháp luật của một nước nào, mặc dù ngày nay pháp luật các nước đều công nhận sự tồn tại của pháp nhân với tư cách là một chủ thể của luật dân sự, thương mại. Các nhà học giả, trên cơ sở nghiên cứu pháp luật đó đưa ra năm dấu hiệu cần có của một tổ chức để được công nhận là pháp nhân:
- Pháp nhân tồn tại độc lập với sự tồn tại của các thành viên tham gia. Pháp nhân được coi như một thực thể riêng biệt, có lĩnh vực hoạt động riêng, có ý chí riêng, không trùng hợp với ý chí và đời sống các thành viên trong pháp nhân đó.
- Pháp nhân có tài sản riêng, độc lập với tài sản của các thành viên.
- Pháp nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình và thực hiện những hành vi pháp lý nhân danh mình.
- Có thể trở thành nguyên đơn hay bị đơn trước toà án.
- Chịu trách nhiệm độc lập với tài sản của các thành viên.
Mặc dù tương đối thống nhất với nhau trong việc xác định các dấu hiệu cần có của một pháp nhân, nhưng các luật gia tư sản lại cũng đồng tình quan điểm cho rằng những dấu hiệu trên đây bản thân nó chưa đủ để công nhận tổ chức này hay tổ chức khác là pháp nhân. Điều đó được lý giải rằng: Trong điều kiện tập trung tư bản hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều các tổ chức mà ở nước này được công nhận là pháp nhân nhưng ở nước khác thì không được công nhận. Ví dụ điển hình về trường hợp này là loại hình công ty hợp danh vô hạn, các công ty này không được công nhận là pháp nhân ở Đức, Mỹ và Anh, nhưng lại được công nhận là pháp nhân ở Pháp, Nhật bản… có lẽ do tình trạng nêu trên mà nhiều người cho rằng quan điểm về pháp nhân trong khoa học pháp lý là những quan điểm trừu tượng và dễ thay đổi [25].
Để tham gia vào các quan hệ pháp luật, pháp nhân phải thông qua hoạt động của mình như là những chủ thể độc lập tham gia vào các quan hệ xã hội nói chung và các quan hệ thương mại nói riêng.
Mọi hoạt động của pháp nhân thông qua các hành vi của cá nhân - người đại diện của pháp nhân. Hành vi của những cá nhân này không phải tạo ra quyền và nghĩa vụ cho họ mà nhân danh pháp nhân tạo ra các quyền và nghĩa vụ cho pháp nhân đó. Đại diện của pháp nhân được thực hiện dưới hai hình thức:
Đại diện theo luật - đại diện đương nhiên: Thông thường, thì đây là người đứng đầu pháp nhân được ghi trong điều lệ của pháp nhân hoặc qui định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhân danh pháp nhân thực hiện các hành vi nhằm duy trì hoạt động của pháp nhân trong khuôn khổ pháp luật và điều lệ quy định.
Đại diện theo uỷ quyền - người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện các giao dịch. Có thể uỷ quyền cho cá nhân là thành viên của pháp nhân hoặc cá nhân khác, cũng có thể uỷ quyền cho một pháp nhân khác thực hiện các giao dịch. Người được uỷ quyền thực hiện các giao dịch trong phạm vi thẩm quyền được xác lập theo văn bản uỷ quyền và chỉ
được uỷ quyền lại nếu người uỷ quyền đồng ý. Văn bản uỷ quyền phải xác định rõ thẩm quyền của người được uỷ quyền và nội dung, thời hạn uỷ quyền.
Hành vi của nhân viên hay đại lý của pháp nhân khi thực hiện trong phạm vi nhiệm vụ hay sự uỷ quyền được coi là hành vi của pháp nhân. Như vậy, những hành vi của họ đã tạo ra quyền và nghĩa vụ cho pháp nhân.
Các yếu tố lý lịch của pháp nhân là tổng hợp các sự kiện để cá biệt hoá pháp nhân với các pháp nhân khác khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Những yếu tố về lý lịch của pháp nhân hay quyết định thành lập pháp nhân.
Điều lệ của pháp nhân phải có những nội dung như tên gọi, quốc tịch, trụ sở, cơ quan điều hành, vốn điều lệ, quyền và nghĩa vụ của các thành viên. Đặc biệt điều lệ phải xác định nhiệm vụ mục địch và phạm vi hành động (về lĩnh vực hoạt động, không gian hoạt động, thời gian hoạt động…). Việc thay đổi sửa đổi, bổ sung điều lệ của pháp nhân chuẩn y và phải đăng ký điều lệ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tên riêng dùng để nhận biết pháp nhân và phân biệt pháp nhân với các chủ thể khác. Pháp nhân có quyền tự do lựa chọn tên. Đối với công ty thương mại khi đã đăng ký tên riêng thì được pháp luật bảo vệ như là thương danh của các thương gia không ai được chiếm dụng tên đó.
Cơ quan điều hành của pháp nhân: là nơi điều hành mọi hoạt động bên trong cũng như tham gia vào hoạt động bên ngoài của pháp nhân. Tổ chức và nhiệm vụ của cơ quan điều hành tuỳ thuộc vào loại hình pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
Trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân, nơi tập chung các hoạt động chính của pháp nhân, nơi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của pháp nhân, nơi tống đạt các giấy tờ giao dịch với pháp nhân, là nơi Toà án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của pháp nhân.
Ngoài trụ sở chính, pháp nhân có các văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân là các đơn vị phụ thuộc của pháp nhân thực hiện nghĩa vụ theo