Quy chế pháp lý của thương nhân trong kinh doanh du lịch tại Việt Nam - 14

thế của mình trên trường quốc tế. Thành công này phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của của ngành công nghiệp du lịch

Để lĩnh vực du lịch đạt được những mục tiêu và hiệu quả như mong muốn cần thực hiện những công việc sau:

Tiến hành rà soát hệ thống văn bản pháp luật về du lịch hiện hành, loại bỏ những qui định chồng chéo, không phù hợp với các cam kết; soạn thảo các văn bản qui phạm pháp luật cụ thể, phù hợp các cam kết, đảm bảo môi trường kinh doanh thông thoáng cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch. Công bố công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý, qui trình tác nghiệp, người chịu trách nhiệm và thời hạn giải quyết công việc của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch, đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến khách du lịch và kinh doanh du lịch để mọi tổ chức, cá nhân thực hiện và giám sát việc thực hiện.

Tiếp tục hoàn thiện dự thảo các văn bản qui phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Du lịch theo hướng đẩy mạnh phân cấp, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật một cách thống nhất, cụ thể, rõ ràng, minh bạch và phù hợp với pháp luật trong nước và thông lệ quốc tế

Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và minh bạch của hệ thống pháp lý về đầu tư - kinh doanh, nhất là những văn bản liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp như pháp luật về quyền sử dụng đất, pháp luật về huy động vốn, pháp luật về lao động, pháp luật (lệnh) về thuế, đặc biệt là cách tính thuế và thu thuế.

Hoàn thiện các cơ chế, chính sách luật pháp về du lịch vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước vừa theo xu hướng hội nhập. Điều chỉnh các cam kết về mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ trong đó có dịch vụ du lịch.

Tích cực tận dụng sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các nước có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý du lịch và soạn thảo các văn bản pháp luật về du lịch để đảm bảo Luật Du lịch của Việt Nam phù hợp với quá trình Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế khu vực và thế giới.

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và triển khai có hiệu quả các đạo luật như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, sửa đổi Luật Thuế, Luật Ngân hàng, Luật Bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ, Hải quan... Ban hành kịp thời, đồng bộ các văn bản hướng dẫn thi hành.

Ban hành hệ thống phân cấp mới theo đề án tổng thể của Chính phủ đảm bảo tính hệ thống, ban hành cơ chế kiểm tra việc thực hiện phân cấp, gắn phân cấp với kiểm tra giám sát.

Tăng cường phối hợp liên ngành, liên vùng dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của chính phủ thông qua kiện toàn và phát huy vai trò của ban chỉ đạo nhà nước về du lịch, ban chỉ đạo phát triển du lịch các địa phương để điều phối tốt hơn nữa các hoạt động du lịch và chủ động ưu tiên giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc liên quan đến phát triển du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Tăng cường sự hợp tác, phối hợp giữa các Bộ, ngành ở Trung ương, giữa Trung ương với địa phương đặc biệt tăng cường vai trò của ban chỉ đạo của nhà nước về du lịch trong việc đề ra cơ chế chính sách, tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, hạn chế nhằm tạo thuận lợi cho phát triển du lịch.

Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa Tổng cục Du lịch và các sở quản lý nhà nước đặc biệt trong quá trình soạn thảo các văn bản pháp luật, thu hút sự quan tâm và tham gia ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp trong quá trình soạn thảo ban hành các văn bản pháp luật. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, đánh giá, tổng kết việc thực hiện pháp luật.

Quy chế pháp lý của thương nhân trong kinh doanh du lịch tại Việt Nam - 14

Tăng cường các biện pháp cải cách thủ tục hành chính trong cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, thủ tục cấp

thẻ hướng dẫn viên, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành.

Xác định nội dung liên quan đến du lịch trong cam kết gia nhập WTO có thể thực hiện trực tiếp và nội dung cần phải nội luật hoá để xây dựng kế hoạch sửa đổi Luật Du lịch và các văn bản dưới luật liên quan. Phải tạo ra môi trường pháp lý công bằng thuận lợi và tin cậy cho mọi chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không còn khác biệt và phân biệt đối xử. Đồng thời phải nghiên cứu xây dựng các qui phạm, hoàn thiện cơ chế và tổ chức bảo vệ thị trường của mình khi không còn trợ cấp và bảo hộ khi tham gia WTO.

Xây dựng cơ chế tham vấn đối với các đối tượng được quản lý, các doanh nghiệp du lịch trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật theo nguyên tắc công khai, minh bạch của WTO.

Để tạo điều kiện cho kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển khách du lịch, Tổng cục Du lịch nên đề xuất với Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch kết hợp với các bộ, ngành liên quan đề nghị chính phủ giảm thuế nhập khẩu phương tiện vận chuyển khách du lịch và có qui định cụ thể đối với các phương tiện vận chuyển để quản lý một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng phục vụ du khách. Cần có chính sách không đánh thuế hoặc giảm thuế xuất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm ôtô là cơ sở vật chất của các doanh nghiệp du lịch dùng để vận chuyển khách du lịch nhằm tạo điều kiện để nâng cao chất lượng vận chuyển khách du lịch.

Xây dựng và hoàn thiện các dự thảo qui định về khách du lịch đi ôtô vào Việt Nam bằng đường bộ, dự thảo qui chế quản lý khu du lịch, đề án phát triển du lịch biển đảo.

Điều chỉnh qui hoạch phát triển du lịch quốc gia và vùng làm cơ sở cho việc xây dựng qui hoạch chi tiết phát triển du lịch các khu vực có tiềm năng và xác định các dự án đầu tư cụ thể.

Đối với những địa phương có điều kiện hạ tầng kém, địa bàn khó khăn cần có cơ chế ưu đãi đầu tư đặc thù để thu hút các dự án lớn vào lĩnh vực du

lịch. Hỗ trợ các địa phương trong công tác đầu tư, xây dựng và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Tổ chức các chương trình khảo sát lữ hành, tổ chức các khoá đào tạo du lịch.

Việc cấp phép đầu tư cơ sở lưu trú du lịch, khi cấp phép đầu tư sở quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương có nhiệm vụ tham mưu về qui chuẩn kỹ thuật xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch. Về việc cấp giấy phép xây dựng cần yêu cầu xây dựng khách sạn mới phải tuân theo qui hoạch phát triển du lịch, phù hợp về vị trí, qui mô và thứ hạng của khách sạn. Tránh tình trạng các nhà đầu tư chi phí nhiều nhưng không đạt qui chuẩn xếp hạng. Về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch nên qui định rõ chất lượng, trình độ chuyên môn ngoại ngữ của đội ngũ nhân viên phục vụ theo từng thứ hạng cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước và đảm bảo chất lượng dịch vụ phục vụ cho du khách.

Triển khai kế hoạch cấp và đổi thẻ cho hướng dẫn viên du lịch quốc tế và nội địa theo qui định của Luật Du lịch và Nghị định hướng dẫn thi hành. Thống nhất việc áp dụng cộng nghệ thông tin trong công tác quản lý về cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch. Tổng cục Du lịch nên mở rộng hơn về phạm vi đào tạo cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch cho các cơ sở đào tạo và thống nhất về văn bản để áp dụng và thực hiện. Tăng cường giám sát, quản lý các cơ sở đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn, ngoại ngữ chuyên ngành để đảm bảo thực hiện các mục tiêu tăng trưởng khách du lịch nội địa và quốc tế. Tăng cường công tác kiểm tra đối với các doanh nghiệp lữ hành quốc tế và nội địa, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và hình ảnh du lịch Việt Nam.

Tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam, trong đó thúc đẩy thu hút khách du lịch qua các cửa khẩu biên giới đường bộ, cải tiến thủ tục và qui trình xuất, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan phù hợp với khả năng quản lý. Áp dụng miễn visa đơn phương cho khách từ những thị trường trọng điểm vào nước ta du lịch. Cấp visa tại cửa khẩu quốc tế, sử dụng visa điện tử, áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại.

Cần có cơ chế tài chính cụ thể để vận hành nguồn quĩ từ việc ký quĩ của các hãng lữ hành quốc tế, để có thể sinh lợi, hay đầu tư phát triển du lịch.

* Xây dựng văn hoá du lịch

Với những tiềm năng và nhiều lợi thế trong phát triển du lịch. Cần phát triển du lịch mang đậm đà bản sắc truyền thống dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh, tiên tiến của thế giới. Tăng cường hội nhập kinh tế và mở rộng hợp tác, giao lưu quốc tế, chủ đông đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại, quảng bá văn hoá xúc tiến du lịch trong quá trình hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu của Việt Nam.

Đa dạng hoá nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm văn hoá và dịch vụ văn hoá du lịch trước tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng nhu cầu giải trí, hưởng thụ văn hoá của nhân loại, nâng cao thể chất, tinh thần, đời sống ngày càng cao của xã hội. Xây dựng đề án nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực du lịch, đề xuất các chính sách vĩ mô nhằm khai thác tối đa tiềm năng về di sản văn hoá, về sinh thái và phát huy lợi thế xã hội ổn định, hoà bình và mến khách của nước ta.

Thúc đẩy phát triển loại hình du lịch mới, đặc biệt là du lịch đường bộ liên quốc gia, du lịch đường biển. Nghiên cứu lập đề án phát triển các khu nghỉ dưỡng tổng hợp cao cấp ở khu vực biển và vùng núi có khí hậu ôn hoà nhằm hình thành hệ thống các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Phải kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường phát triển nguồn nhân lực đi đôi với đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp mạnh và nâng cao năng lực của cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về du lịch. Tổ chức xây dựng và thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch. Gắn giáo dục và đào tạo du lịch với hệ thống giáo dục quốc gia. Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, bảo vệ, tôn tạo và phát triển

tài nguyên du lịch. Tổng cục Du lịch nên triển khai những lớp tập huấn về Luật Du lịch cho đại diện các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực du lịch tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân tìm hiểu và thực hiện tốt Luật Du lịch. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành và quản lý theo hướng xây dựng công sở điện tử, phục vụ đắc lực cho cải các hành chính.

Xây dựng hệ thống thống kê du lịch phù hợp với luật thống kê và thông lệ quốc tế. Tổng cục du lịch nên có văn bản hướng dẫn tới các địa phương để thống nhất và tạo điều kiện phối hợp liên ngành trong việc thống kê số liệu về lượng khách và thu nhập xã hội về du lịch.

Để phát triển du lịch bền vững, Tổng cục Du lịch cần có hướng dẫn và xác định tiêu chí của khu du lịch cộng đồng để các địa phương lấy đó làm căn cứ xây dựng, đầu tư phát triển đồng thời tạo nguồn thu nhập ổn định cho cộng đồng dân cư địa phương.

* Bảo vệ và phát triển tài nguyên du lịch

Cần xây dựng cơ chế cụ thể để bảo vệ cảnh quan môi trường, tăng cường các biện pháp bảo vệ cảnh quan môi trường cho các khu, tuyến, điểm du lịch.

Có kế hoạch khai thác hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn của quốc gia. Xây dựng các đề án bảo tồn, khai thác và quản lý các khu du lịch và các khu di sản văn hoá.

Tập trung đẩy mạnh tiến độ triển khai đầu tư xây dựng các khu du lịch quốc gia, các khu du lịch trọng điểm.

Thiết lập cơ chế thuận lợi xây dựng và phát triển ngành công nghiệp văn hoá, bảo vệ và phát triển sự đa dạng của văn hoá cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan.

Bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể. Xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch, phối hợp với các bộ ngành liên quan thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển và nâng cấp các hệ thống phục vụ phát triển du lịch. Ưu tiên xây dựng các công trình nghỉ dưỡng, các khu vui chơi giải trí, khách sạn, hạ tầng cơ sở gắn với các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Xây dựng các dự án phát triển loaị hình du lịch thân thiện với môi trường.

Bảo tồn, nâng cao giá trị và bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng một nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, luôn gắn kết với việc bảo vệ các giá trị văn hoá với việc khai thác các thế mạnh đan xen của văn hoá dân tộc với phát triển du lịch để làm phong phú các hoạt động du lịch, tạo tính mới mẻ, độc đáo, hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế, tìm hiểu truyền thống văn hoá, đất nước, con người Việt Nam.

Về du lịch sinh thái cần làm rõ những tiêu chí để công nhận một khu du lịch sinh thái, những ưu đãi cho loại hình du lịch này để làm tiêu chí để xác định. Tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư và khách du lịch, giữ gìn sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học nhất là những nơi có điểm du lịch, khu du lịch, đảm bảo cho du lịch phát triển bền vững.

Tổ chức tốt các hoạt động văn hoá nghệ thuật truyền thống, các lễ hội để thu hút khách du lịch. Khôi phục các làng nghề truyền thống để sản xuất các mặt hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch.

Phối hợp với Bộ Tài nguyên Môi trường xây dựng đề án bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực quan trắc, ứng phó với các sự cố môi trường tại các khu du lịch quốc gia, nghiên cứu đề án ứng phó khủng hoảng, rủi ro trong du lịch, đặc biệt là thiên tai và bệnh dịch. Lồng ghép chương trình bảo vệ môi trường của ngành du lịch vào kế hoạch đào tạo, phổ biến thông tin và thực hiện các biện pháp một cách hiệu quả.

* Tư nhân hoá du lịch

Tổng cục du lịch đề xuất về giải pháp chính sách ưu tiên, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển các khu du lịch.

Xây dựng cơ chế hỗ trợ đầu tư và phát triển sản phẩm du lịch. Về chính sách thúc đẩy phát triển du lịch cần điều chỉnh qui hoạch cho phù hợp với các thỏa thuận và cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh du lịch hướng dẫn cụ thể hơn về việc ưu đãi, thu hút đầu tư vào các dự án phát triển du lịch. Nên xây dựng những chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch theo vùng hay theo khu vực để tạo điều kiện thuận lợi nhất khi xúc tiến du lịch kết hợp với thu hút đầu tư.

Tăng cường đầu tư để chuẩn hóa và nâng cấp chất lượng trong các dịch vụ du lịch. Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Về đầu tư các khu du lịch cần xây dựng qui định về thuê đất đối với tổ chức kinh tế trong nước theo hướng dẫn tổ chức kinh tế trong nước cũng được thuê đất trả tiền một lần như đối với tổ chức nước ngoài hoặc điều chỉnh giá cho thuê đất trả tiền một lần tương đương với mức tiền sử dụng đất phải nộp.

Có cơ chế trao đổi thông tin, kiến nghị giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp và cá nhân trong lĩnh vực lữ hành, hướng dẫn và vận chuyển khách du lịch.

Khai thác triệt để nguồn hỗ trợ quốc tế cho du lịch, kêu gọi các dự án hỗ trợ kỹ thuật từ nước ngoài.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 06/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí