Quy chế pháp lý của thương nhân trong kinh doanh du lịch tại Việt Nam - 15

KẾT LUẬN


Kinh doanh du lịch được đánh giá là một ngành kinh tế mũi nhọn, một ngành công nghiệp không khói. Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh của các thương nhân, Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều các quy định pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh này. Luật Du lịch ra đời là hành lang pháp lý quan trọng cho việc hoạt động kinh doanh du lịch của thương nhân, tạo môi trường bình đẳng để các thương nhân yên tâm thực hiện các hoạt động thương mại của mình, cũng như thu hút thương nhân trong nước và quốc tế đầu tư vào kinh doanh du lịch.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, đã bộc lộ nhiều bất cập và hạn chế như: Pháp luật còn thiếu đồng bộ, các thông tư hướng dẫn thi hành còn chậm, chưa đầy đủ. Vì vậy, việc triển khai thực hiện pháp luật trên thực tế còn chậm và kém hiệu quả;

Nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật trong kinh doanh du lịch, luận văn "Quy chế pháp lý của thương nhân trong kinh doanh du lịch" nêu lên những bất cập, thiếu sót trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật trong các hoạt động kinh doanh du lịch; nêu lên thực trạng về pháp luật điều tiết kinh doanh du lịch, thực trạng cỏc qui định phỏp luật về vào nghề kinh doanh du lịch, thực trạng cỏc qui định phỏp luật về kinh doanh du lịch thực trạng cỏc qui định về chấm dứt kinh doanh du lịch và nguyờn nhõn những khiếm khuyết của qui chế phỏp lý của thương nhõn. Từ đó đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về quy chế pháp lý của thương nhân trong lĩnh vực kinh doanh du lịch và đưa ra một số giải pháp, định hướng để hoàn thiện.

Để hoàn thiện quy chế pháp lý của thương nhân trong kinh doanh du lịch, trước hết các cơ quan cần thống nhất những vấn đề cơ bản trong việc xây dựng hệ thống pháp luật, phối hợp với các bộ ngành liên quan để xây dựng hệ

thống pháp luật về du lịch đồng bộ, đổi mới công tác quản lí nhà nước và cải cách hành chính, kiện toàn cơ cấu tổ chức tăng cường đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quy hoạch kế hoạch phát triển các dự án; tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế và xử lý các vi phạm; tăng cường phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật du lịch đặc biệt ở các địa bàn, vùng du lịch trọng điểm.

Cần sớm triển khai ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện pháp luật du lịch giúp cho các chủ thể trong kinh doanh du lịch thực hiện dễ dàng và thuận lợi.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC


Quy chế pháp lý của thương nhân trong kinh doanh du lịch tại Việt Nam - 15

1. Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch (2007), Quyết định số 564/2007/QĐ-BVHTTDL ngày 21/9 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành Chương trình hành động của ngành Du lịch, Hà Nội.

2. Chính phủ (2000), Nghị định số 45/2000/NĐ-CP ngày 6/9 về việc cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.

3. Chính phủ (2006), Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Hà Nội.

4. Chính phủ (2006), Quyết định số 121/2006/QĐ-TTg ngày 29/5 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về du lịch, Hà Nội.

5. Chính phủ (2007), Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 1/6 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Du lịch năm 2005, Hà Nội.

6. Chính phủ (2007), Nghị định số 149/2007/NĐ-CP ngày 9/10 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, Hà Nội.

7. Quốc hội (2005), Luật Du lịch, Hà Nội.

8. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.

9. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư, Hà Nội.

10. Quốc hội (2005), Luật Thương mại, Hà Nội.

11. Quốc hội (2007), Luật Thuế giá trị gia tăng, Hà Nội.


CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC


12. Hải Anh (2007), "Xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào khu du lịch", Du lịch, (3).

13. Thanh Bình (2007), "Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực du lịch", Du lịch, (5).

14. Bộ Tài chính (1998), Quyết định số 855/1998/QĐ-BTC ngày 16/7 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về hóa đơn mua bán hàng hóa, Hà Nội.

15. Ngô Huy Cương (2000), "Luật Thương Mại: Khái niệm và phương pháp điều chỉnh", Nghiên cứu lập pháp, (3).

16. Ngô Huy Cương (2002), "Hành vi thương mại", Nghiên cứu lập pháp, (1).

17. Trần Đình Hảo (2002), "Thương gia theo luật Hoa Kỳ", Nhà nước và pháp luật, (2).

18. Francis Lemeunier (1993), Nguyên lý và thực hành luật thương mại, luật kinh doanh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Friedrich Kũbur và Jügen Simon (1992), Mấy vấn đề pháp luật kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức, Nxb Pháp lý, Hà Nội.

20. Phạm Duy Nghĩa (2002), Giáo trình Luật thương mại Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

21. Nguyễn Như Phát, Ngô Huy Cương (2004), Những khác biệt giữa luật thương mại Việt Nam và các chế định pháp luật thương mại các nước, Đề tài nghiên cứu khoa học dưới sự tài trợ của UNDP.

22. PV (2007), "Triển vọng đầu tư nước ngoài", Du lịch, (10).

23. Tổng cục Du lịch (2007), Báo cáo tổng kết ngành du lịch năm 2007, Hà Nội.

24. Lê Tài Triển (1973), Luật Thương Mại Việt Nam dẫn giải, Sài Gòn.

25. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình Luật dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

26. Vụ Khách sạn - Tổng cục Du lịch (2007), Báo cáo tổng kết năm 2007, Hà Nội.

27. Vụ Lữ hành - Tổng cục Du lịch (2007), Báo cáo tổng kết năm 2007, Hà Nội.


CÁC BÀI BÁO TỪ CÁC TRANG WEB

28. "Chậm hướng dẫn Luật Du lịch" (2008), Báo điện tử Người đại biểu nhân dân, ngày 28/5.

TRANG WEB


29. nea.gov.vn

30. tuoitre.com.vn

31. vietnamnet.vn

32. vietnamtourism.gov.vn

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 06/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí