Quy chế đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hóa - 9

(iii) Quan trọng hơn là Bên mua không nên liên quan đến việc tính giá dự thầu của nhà thầu. Điều này đúng với phương thức đấu thầu hai phong bì cũng như với đấu thầu cạnh tranh. Bên mua chỉ nên yêu cầu có giá dự thầu thấp nhất phù hợp với chủng loại, quy cách thiết bị đã được phê duyệt và không nên liên quan đến động cơ của nhà thầu hay phương pháp được áp dụng để tính giá dự thầu.

(iv) Cuối cùng, mục đích của phương thức hai phong bì là tạo cơ hội cho nhà thầu để sửa đổi giá, có nghĩa là điều chỉnh giá dự thầu. Trong khi đấu thầu cạnh tranh không cho phép điều chỉnh giá dự thầu. Việc điều chỉnh giá lại là một đặc điểm quan trọng của phương thức đấu thầu hai phong bì.

Hai giai đoạn

Trong phương thức này, các nhà thầu nộp toàn bộ các đề xuất kỹ thuật mà không có giá. Đề xuất kỹ thuật được bên mua đánh giá và nếu Bên mua sửa đổi các đề xuất kỹ thuật thì các sửa đổi được đưa ra để bàn luận với Nhà thầu như khiếm khuyết, những quy định ngoại lệ và những điểm kỹ thuật chưa được thỏa đáng. Nhà thầu được điều chỉnh các đề xuất kỹ thuật để đáp ứng các yêu cầu của Bên mua. Mục đích của việc này là đảm bảo sao cho mọi đề xuất kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật có thể chấp nhận được và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của Bên mua đưa ra. Sau khi ngân hàng phê chuẩn đánh giá đề xuất kỹ thuật, các nhà thầu được mời ở giai đoạn 2 sẽ nộp đề xuất kỹ thuật được sửa đổi và đề xuất về giá trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật đã được thống nhất và được mở công khai tại địa điểm và thời gian nhất định do Bên mời thầu thông báo. Khi ấn định thời gian, Bên mua cân nhắc thời gian đủ để Nhà thầu sửa đổi những điểm cần thiết trong các đề xuất kỹ thuật cần được xem xét sửa đổi lại, để đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật đã được chấp thuận và các đề xuất giá tương ứng với tiêu chuẩn kỹ thuật đó. Các đề xuất về giá và các đề xuất kỹ thuật sửa đổi được đưa ra đánh giá sau khi có ý kiến không phản đối

của ngân hàng. Hơp đồng được đề xuất trao cho nhà thầu có giá chào thầu thấp nhất và cơ bản đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật đã đặt ra.

Nguyên tắc áp dụng:

(i) Trong phương thức đấu thầu hai giai đọan, nhà thầu trong giai đoạn một chỉ nộp đề xuất kỹ thuật chứ không nộp đề xuất giá.

(ii) Sau khi xem xét đề xuất kỹ thuật, Bên mua trao đổi với các nhà thầu để sửa đổi và xác định lại qui cách kỹ thuật. Mục đích chính là xây dựng một cơ sở so sánh các phương án kỹ thuật khác nhau. Sau đó, qui cách được sửa đổi sẽ được chuyển cho nhà thầu dưới hình thức phụ lục của hồ sơ mời thầu gốc. Ngoài ra, Bên mua có thể cung cấp cho các nhà thầu bản sao nội dung các giao dịch với các nhà thầu khác liên quan đến qui cách kỹ thuật.

(iii) Nếu hồ sơ mời thầu gốc đã nêu các tiêu chuẩn và phương pháp được áp dụng để xét thầu, việc giữ nguyên thông báo này phải được xác nhận lại trong phụ lục đi kèm với hồ sơ mời thầu. Nếu tiêu chuẩn hay phương pháp đánh giá bị thay đổi hay chưa được nêu trong hồ sơ mời thầu gốc thì phải được qui định lại trong phụ lục. Ngoài ra, phải qui định thời gian và địa điểm nộp đề xuất kỹ thuật sửa đổi và đề xuất giá và phải công bố rộng rãi.

(iv) Những đề xuất kỹ thuật không đáp ứng về cơ bản đối với những qui cách sửa đổi sẽ bị loại bỏ và những đề xuất còn lại sẽ được xem xét để xác định giá dự thầu đáp ứng và thấp nhất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

(v) Về phương thức đấu thầu hai giai đoạn được thiết kế cho phép sửa đổi đề xuất kỹ thuật và không có đề xuất giá nào được nộp trong giai đoạn một nên không có ràng buộc cho đến khi nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật sửa đổi và đề xuất giá trong giai đoạn hai. Vì thế, bảo lãnh dự thầu nộp cùng đề xuất giá không có giá trị gì với Bên mua. Trong thực tế, bảo lãnh không có gì bảo đảm rằng nhà thầu cuối cùng sẽ nộp đề xuất giá và nhà thầu luôn có thể rút lui với lý do không thể đáp ứng qui cách sửa đổi. Nhà thầu cũng không đầu tư đáng kể vào việc chuẩn bị đề xuất kỹ thuật. Trong mọi trường hợp, Bên mua không thể buộc nhà thầu đó nộp đề xuất giá là cơ hội để xác định hồ

sơ dự thầu đáp ứng kỹ thuật và có giá chào sau này thấp nhất. Vì vậy, chỉ phải qui định nộp bảo lãnh dự thầu khi nộp đề xuất kỹ thuật sửa đổi và đề xuất giá.

Quy chế đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hóa - 9

Nguyên tắc áp dụng chung [31]: cả hai phương thức đấu thầu hai phong bì và hai giai đoạn đều được dùng trong các trường hợp sau:

- Hợp đồng chìa khóa trao tay;

- Hợp đồng lắp đặt dây chuyền với các qui trình sản xuất khác nhau;

- Hợp đồng lớn và phức tạp mua sắm các thiết bị của nhà máy.

Tóm lại, trong các phương thức đấu thầu trên, thì phương thức đấu thầu Một giai đoạn - một phong bì là phương thức chính được áp dụng cho hầu hết các hoạt động mua sắm hàng hóa sử dụng nguồn vốn tài trợ của ngân hàng. Về quy trình áp dụng cũng giống quy định của pháp luật Việt Nam tại Điều 26 Luật đấu thầu 2005;

Đối với các ngân hàng, nhà tài trợ quốc tế, phương thức đấu thầu Một giai đoạn - hai phong bì cho phép các hồ sơ thầu được đánh giá thuần túy về mặt kỹ thuật và pháp lý mà không xem xét ngay đến giá cả. Đây là phương thức mà pháp luật Việt Nam không quy định trong mua sắm hàng hóa, mà chỉ áp dụng cho đấu thầu dịch vụ tư vấn;

Phương thức mua sắm hai giai đoạn - hai phong bì được sử dụng cho việc mua sắm hàng hóa khi muốn lựa chọn những đề xuất, giải pháp về mặt kỹ thuật như một số thiết bị máy móc phức tạp hoặc nhà máy sản xuất. Đây là phương thức mua sắm được các nhà tài trợ quy định rất phổ biến cho mua sắm hàng hóa. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ coi đây là hình thức biến thể của phương thức đấu thầu hai giai đoạn và không tách ra để quy định trong luật;

Phương thức mua sắm Hai giai đoạn thường được lựa chọn để áp dụng trong các trường hợp là hợp đồng lớn, phức tạp trong đó có thể gặp những đề xuất không đồng nhất kỹ thuật, hoặc Bên mua ý thức được những sự lựa chọn của mình. Đối với phương thức này, luật Việt Nam nói chung là quy định

giống các nhà tài trợ quốc tế. Tuy nhiên, về mặt từ ngữ có một điểm khác biệt quy định tại Điều 26, khoản 3, điểm a là nhà thầu nộp "đề xuất tài chính" ở giai đoạn 1 thay vì quy định của các nhà tài trợ quốc tế là nhà thầu nộp "đề xuất thương mại" không kèm theo giá dự thầu. Tuy nhiên trong thực tế áp dụng thì "đề xuất tài chính" ở đây phải được hiểu là "đề xuất thương mại không kèm theo giá chào thầu".

b) Hồ sơ mời thầu

ADB quy định phải tạo điều kiện để đảm bảo sự cạnh tranh thực sự. Do vậy, hồ sơ mời thầu phải mô tả rõ ràng và chính xác về công trình được thực hiện hoặc loại hàng hóa cần được cung cấp, cùng với địa điểm và thời gian giao hàng hoặc lắp đặt, phải nêu đầy đủ các yêu cầu về bảo lãnh, bảo hành, bào trì, và những yêu cầu cụ thể khác. Các mô tả chi tiết về đặc tính hoặc thông số kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu được coi là yêu cầu bắt buộc đối với hồ sơ dự thầu nếu muốn đánh giá là đáp ứng và ngược lại. Các bản vẽ trong hồ sơ mời thầu phải phù hợp với thuyết minh, việc cho phép chào phương án phụ phải được nêu trong hồ sơ mời thầu. Tương tự như vậy, tiêu chuẩn danh giá cũng phải được nêu rõ. Các yêu cầu về kỹ thuật phải dựa trên yêu cầu về vận hành mà không được chỉ định về nhãn hiệu, mã hiệu, catalogue, trừ khi cần thiết phải bảo đảm có những đặc điểm chủ yếu nhất định. Khi đó về sự tham chiếu phải sử dụng từ "hoặc tương đương" và mô tả rõ thế nào là tương đương về đặc tính kỹ thuật để nhà thầu chào hàng thay thế với hiệu suất và chất lượng ít nhất phải đáp ứng yêu cầu về vận hành và chất lượng quy định trong hồ sơ mời thầu. Mục đích của đấu thầu cạnh tranh quốc tế là nhằm tạo ra một phạm vi rộng cho bên mời thầu trong việc lựa chọn hồ sơ dự thầu tốt nhất và để tạo cơ hội đầy đủ, công bằng cũng như bình đẳng cho tất cả các nhà thầu tiềm năng thuộc các nước là thành viên hợp lệ tham gia đấu thầu cung cấp hàng hóa sử dụng vốn vay từ ADB.

Ngoài việc tuân thủ các nội dung nêu trên, các báo cáo xét thầu và đề nghị trao hợp đồng đều phải do ADB xem xét và phê duyệt theo đúng quy định nêu trong hướng dẫn mua sắm của ADB.

c) Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu

Cũng tương tự như WB, phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu của ADB là tiên tiến, phù hợp với thông lệ đấu thầu trên thế giới, tuy có một vài đặc thù riêng, cụ thể như sau: ADB luôn coi trọng tính hợp lệ của nhà thầu (hay hồ sơ dự thầu). Chỉ có những thành viên của ADB mới đủ tư cách là nhà thầu hợp lệ. Trong một gói thầu mua sắm hàng hóa, nếu nhà thầu hoặc một bộ phận của hàng hóa đã chào có xuất xứ từ nước không phải thành viên ADB thì sẽ bị loại ngay từ vòng đầu. Trong đấu thầu mua sắm hàng hóa thì phương pháp đánh giá dựa theo giá đánh giá là cơ bản. Theo đó, hồ sơ dự thầu đã qua đánh giá về kỹ thuật sẽ được quy về cùng một mặt bằng chi phí (kể cả sửa lỗi số học) để so sánh và xếp hạng. Nhà thầu đứng vị trí thứ nhất là nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất. Trong bước đánh giá về kỹ thuật thì phương pháp sử dụng tiêu chí "đạt, không đạt" cũng được áp dụng. Đây là một phương pháp tiên tiến, loại bớt được sự tác động của yếu tố chủ quan trong quá trình xem xét các hồ sơ dự thầu.

d) Quy trình thực hiện đánh giá thầu

Có thể tóm tắt quy trình này như sau:

Bước I: Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ dự thầu. Tại bước này, các hồ sơ dự thầu được tiến hành xem xét về mặt hợp lệ (tư cách hợp lệ và hồ sơ hợp lệ), sự đầy đủ của hồ sơ dự thầu căn cứ vào biên bản mở thầu và các nội dung trong hồ sơ dự thầu. Để tiện việc theo dõi và kiểm tra, các công việc cụ thể được lập thành bảng với một số nội dung: đáp ứng về mặt kỹ thuật; các điều kiện thương mại và các điều kiện khác.

Bước II: Đánh giá về mặt thương mại và tài chính. Nhiều nội dung được thực hiện ở bước này, gồm: Chuyển giá dự thầu sang một đồng tiền; điều

chỉnh giá dự thầu theo các yếu tố thương mại; Điều chỉnh giá dự thầu theo các yếu tố kỹ thuật; xác định giá đánh giá.

Bước III: Xác định hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất để trao thầu.

Các bước tiến hành nêu trên phù hợp với thông lệ đấu thầu trên thế giới. Việc lập bảng chi tiết ở từng bước làm cho quá trình đánh giá trở nên rõ ràng, minh bạch, tránh bỏ sót hoặc làm theo chủ quan, đồng thời tạo ra sự thống nhất và làm cho việc thẩm định có nhiều thuận lợi.

e) Ưu đãi nhà thầu trong nước:

Quy định mua sắm của ADB đề cập tới sự ưu đãi nhà thầu trong nước theo từng trường hợp cụ thể và việc ưu đãi này được nên rõ trong HSMT. Việc ưu đãi là cho hàng hóa có chi phí trong nước hoặc sản xuất trong nước.

g) Một số quy định khác trong hướng dẫn đấu thầu

Để đảm bảo cạnh tranh tối đa, quy định mua sắm của ADB thể hiện tính quốc tế cao. Có thể thấy nội dung này như sau:

+ Việc thông báo mời thầu sử dụng tờ báo tiếng Anh hoặc yêu cầu đăng tải trên tờ báo có lưu lượng phát hành rộng rãi trong nước (ít nhất trên một tờ báo tiếng Anh, nếu có).

+ Ngôn ngữ: Do ngôn ngữ làm việc của ADB là tiếng Anh (theo Hiến chương thành lập Ngân hàng) nên hồ sơ mời thầu và các tài liệu liên quan khác, kể cả quảng cáo phải sử dụng tiếng Anh. Trong trường hợp sử dụng nhiều ngôn ngữ, thì tiếng Anh có ưu thế quyết định.

+ Loại tiền: Cho phép quy định trong hồ sơ mời thầu là sử dụng một hoặc nhiều loại tiền để bỏ thầu. Thông thường cho phép chào bằng loại tiền của nước mình hoặc một loại tiền mua bán quốc tế quy định trong hồ sơ mời thầu. Trường hợp nhà thầu cần ngoại tệ chứ không phải nội tệ để sản xuất ra hàng hóa sẽ cung cấp thì trong giá dự thầu sẽ gồm một phần ngoại tệ dành cho sự chi tiêu này. Trong quá trình đánh giá các hồ sơ dự thầu, giá dự thầu phải được chuyển đổi ra một loại tiền quy định trong hồ sơ mời thầu. Tỷ giá

hối đoái được áp dụng là tỷ giá hối đoái bán ra chính thức áp dụng cho những giao dịch tương tự và có hiệu lực vào ngày đã quy định trong hồ sơ mời thầu. Trường hợp nếu không có tỷ giá hối đoái ngoại tệ chính thức thì tỷ giá hối đoái áp dụng sẽ do Bên vay quyết định sau khi tham khảo ý kiến của ADB.

2.2.3. Theo quy định của JBIC

Về cơ bản quy định về đấu thầu của JBIC có tính quốc tế cao, nhiều nội dung quy định đồng nhất với các nội dung trong quy định về đấu thầu của WB và ADB, song cũng có một số điểm khác biệt như sau:

a) Hình thức đấu thầu

Với mục đích nguồn tiền tài trợ của JBIC phải được sử dụng sao cho đảm bảo tính kinh tế, tính hiệu quả, đồng thời đảm bảo sự minh bạch trong quá trình đấu thầu, không có sự phân biệt đối xử giữa các nhà thầu hợp lệ, nên đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) được yêu cầu phải áp dụng cho hầu hết các trường hợp mua sắm sử dụng nguồn của JBIC.

b) Quảng cáo, thông tin mời thầu

JBIC quy định thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu phải được đăng tải ít nhất trên một tờ báo lưu hành rộng rãi tại nước của Bên vay, đồng thời gửi tới đại diện các quốc gia hợp lệ và JBIC. Đây là quy định nhằm đảm bảo thông tin tới được các nhà thầu hợp lệ. Tiếp đó hồ sơ mời thầu phải đảm bảo cung cấp đầy dủ các thông tin cần thiết để các nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Mức độ phức tạp và chi tiết của hồ sơ mời thầu là tuỳ thuộc quy mô và đặc điểm của gói thầu. Một cách tổng quát, hồ sơ mời thầu phải bao gồm các nội dung: Hướng dẫn nhà thầu, hình thức đấu thầu, hình thức hợp đồng, các điều kiện chung và riêng của hợp đồng, các yêu cầu kỹ thuật, danh mục hàng hóa hoặc bảng tiên lượng, các bản vẽ và các phụ lục cần thiết, các yêu cầu về bảo lãnh...

b) Đánh giá hồ sơ dự thầu

Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu trong quy định của JBIC định hướng ưu tiên các hồ sơ dự thầu được đánh giá cao về mặt kỹ thuật. Đối với mua sắm hàng hóa thì chỉ có các hồ sơ dự thầu vượt qua đánh giá về kỹ thuật mới được xem xét đánh giá về mặt tài chính. Hồ sơ dự thầu nào có chi phí được đánh giá trên một mặt bằng (giá đánh giá) là thấp nhất thì được xếp thứ nhất và được trao hợp đồng. Đối với gói thầu cung cấp dây chuyền công nghệ, thiết bị lớn, phức tạp hoặc các thiết bị chịu tác động của công nghệ thay đổi nhanh chóng... thì phương thức đấu thầu 2 giai đoạn được áp dụng. Với quy định này việc lựa chọn nhà thầu sẽ có nhiều thuận lợi.

d) Về phương thức mời thầu

Trừ các hàng hóa phức tạp, thông thường trong đấu thầu mua sắm hàng hóa thì áp dụng 1 túi hồ sơ. Đối với các hàng hóa phức tạp có thể áp dụng phương thức 2 túi hồ sơ (1 về kỹ thuật và 1 về giá). Khi hồ sơ dự thầu được đánh giá là đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật thì túi hồ sơ về giá mới được mở.

e) Một vài điểm khác biệt chính

Trong quy định về đấu thầu của JBIC so với quy định của WB và

ADB:

Ngôn ngữ dùng trong hồ sơ mời thầu phải là tiếng Anh. Nếu dùng ngôn

ngữ khác thì phải có 1 bản tiếng Anh và quy định rõ ngôn ngữ nào là chính. Trong khi đó ADB quy định cho phép sử dụng nhiều ngôn ngữ trong đó quy định tiếng Anh có giá trị ưu thế hơn, còn WB thì quy định phải dùng ngôn ngữ chính thức bằng tiếng Anh.

Việc bảo lãnh dự thầu được yêu cầu áp dụng, song không khuyến khích yêu cầu giá trị cao dẫn đến làm giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu rộng rã1. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng sẽ tuỳ thuộc vào loại hình và quy mô mua sắm, nhưng phải đủ để bảo vệ quyền lợi của Bên mời thầu (Bên vay) khi nhà thầu vi phạm hợp đồng. Đối với mua sắm hàng hóa, khuyến khích áp dụng hình thức giữ lại một tỷ lệ % trong tổng số tiền thanh toán để đảm bảo cho việc

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 06/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí