Quy chế đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hóa - 10

thực hiện hợp đồng thay cho việc sử dụng bảo lãnh của ngân hàng. Tuy nhiên, trong trường hợp bình thường vẫn yêu cầu nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng của ngân hàng với giá trị hợp lý. Trong khi đó WB và ADB phân biệt rõ ràng tiền thanh toán và tiền bảo lãnh: chỉ khi nhà thầu nộp đầy đủ tiền bảo lãnh thì mời được thanh toán khoản tiền tương ứng theo quy định của hợp đồng.

Khác với WB và ADB, riêng JBIC không có quy định ưu đãi nhà thầu thuộc nước là Bên vay do nguồn tiền của JBIC là của riêng Nhật Bản. Đây là nguồn tiền có được từ việc nộp thuế của công dân và các công ty Nhật. Nhờ quy định này các nhà thầu của Nhật có điều kiện cạnh tranh nhiều hơn trong các gói thầu quốc tế sử dụng vốn của JBIC.

Trong quy định của JBIC, việc cung cấp hàng hóa được coi là dịch vụ không phải là dịch vụ tư vấn. Với quy đinh này phạm vi đấu thầu dịch vụ bao quát hơn. Trong khi đó WB chỉ coi dịch vụ đi theo hàng hóa được chấp nhận khi có gía trị nhỏ hơn chính hàng hóa đó. Các trường hợp khác WB và ADB phân chia thành đấu thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ, xây lắp và tư vấn.

2.2.4. So sánh với quy định của Việt Nam

a) Hình thức và phương thức đấu thầu

Về hình thức đấu thầu:

Theo Quy chế đấu thầu hiện hành của Việt Nam, đấu thầu trong mua sắm hàng hóa có các hình thức sau: Đấu thầu rộng rãi; đấu thầu hạn chế; chỉ định thầu; chào hàng cạnh tranh; mua sắm trực tiếp; tự thực hiện; mua sắm đặc biệt (Điều 4. Hình thức lựa chọn nhà thầu, quy chế đấu thầu kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999).

Trong 7 hình thức trên chỉ có 3 hình thức mang tính chất đấu thầu vì nó mang tính cạnh tranh: Đấu thầu rộng rãi; đấu thầu hạn chế; chào hàng cạnh tranh.

Thực chất chỉ có đấu thầu rộng rãi thì mới thực sự mang tính cạnh tranh. Mặc dù cả ba hình thức trên đều có thể áp dụng trong mua sắm hàng hóa quốc tế, nhưng cũng chỉ có hình thức đấu thầu rộng rãi thì các nhà thầu

trong nước và quốc tế mới có cơ hội ngang nhau để cạnh tranh. Nhờ đó các nhà thầu mới bộc lộ hết những năng lực chuyên môn, kỹ thuật, pháp lý, thương mại để người mua có lợi nhất. Đồng thời với hình thức này các nhà thầu cũng chứng minh được năng lực của mình thông qua việc giành được hợp đồng cung cấp hàng hóa một cách chính đáng, công khai và minh bạch. Luật về đấu thầu của Việt Nam quy định: "Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu áp dụng trong đấu thầu. Các hình thức lựa chọn nhà thầu khác chỉ được áp dụng khi có đầy đủ căn cứ và được người có thẩm quyền chấp thuận trong kế hoạch đấu thầu" - Nghị định 66/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/6/2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 của Chính phủ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Các hình thức lựa chọn nhà thầu còn lại mang tính chỉ định thầu. Bởi với các hình thức này, nhà thầu có được chấp nhận hay không đều được quyết định trước khi thương thảo hợp đồng.

Thực tế cho thấy, mỗi hình thức lựa chọn nhà thầu đều cho một kết quả về góc độ kinh tế, quản lý, xã hội khác nhau. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích của chủ đầu tư và bên mời thầu trong mua sắm hàng hóa. Nhưng nói chung các nhà tài trợ quốc tế và chính phủ của hầu hết các nước đều khuyến khích đấu thầu cạnh tranh rộng rãi quốc tế để tăng tính cạnh tranh, công bằng. Ví dụ WB quy định tại Điều 1.3 - trang 3, trong Hướng dẫn mua sắm sử dụng vốn vay của IBRD và IDA: "Trong hầu hết các trường hợp, Đấu thầu cạnh tranh quốc tế - ICB được coi là hình thức thích hợp nhất".

Quy chế đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hóa - 10

Trên cơ sở nguyên tắc lựa chọn hình thức này, Luật đấu thầu 2005 cũng dành hẳn Điều 13 để quy định về Đấu thầu quốc tế (quy định này chưa từng xuất hiện ở các quy định về đầu thầu trước đây). Trong đó quy định rõ các trường hợp sau đây việc đấu thầu quốc tế phải được thực hiện:

(a) Gói thầu vốn ODA mà nhà tài trợ quy định phải đấu thầu quốc tế;

(b) Gói thầu mà trong nước chưa đủ khả năng sản xuất;

(c) Gói thầu mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu hoặc đã tổ chức đấu thầu trong nước nhưng không chọn được nhà thầu trúng thầu.

Hình thức lựa chọn nhà thầu theo đấu thầu rộng rãi quốc tế được quy định bắt buộc tại Điều 18, mục 1 chương 2, Luật đấu thầu 2005 trừ trường hợp áp dụng các hình thức riêng khác uy định từ Điều 19 đến Điều 24 của luật này.

Luật đấu thầu 2005 còn quy định các thủ tục bắt buộc đối với hình thức đấu thầu rộng rãi mua sắm hàng hóa quốc tế như: Không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự; thông báo rộng rãi. Liên quan tới hình thức đấu thầu thì các tổ chức quốc tế cũng có quy đinh một số điểm chính như sau:

Theo quy định của WB: Đối với mua sắm hàng hóa, WB quy định việc đấu thầu cạnh tranh rộng rãi là cơ sở cho việc mua sắm công khai, hiệu quả. Trong hầu hết các trường hợp đấu thầu cạnh tranh quốc tế được xem là hình thức thích hợp nhất đối với việc bảo hộ sản suất và các nhà thầu trong nước. Vì vậy trong mua sắm hàng hóa, ngân hàng yêu cầu bên mời thầu phải áp dụng chủ yếu là hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế để mở rộng khả năng tiếp cận của các nhà cung cấp và nhà thầu hợp lệ (Điểm 1.3, chương I, Hướng dẫn mua sắm sử dụng vốn IBRD và IDA)

Cũng theo sách Hướng dẫn này của WB tại điểm 1.4, ngân hàng nhấn mạnh trường hợp không áp dụng hình thức mua sắm này thì phải nghiêm túc áp dụng các hình thức mua sắm khác khi có đủ điều kiện thích hợp theo đúng quy định của WB (quy định tại chương III của cuốn sách này). Ngoài ra, đối với mỗi hình thức mua sắm riêng biệt, phải tuân theo các quy định đã thống nhất trong Hiệp định vay vốn.

Như vậy WB quy định rất chặt chẽ về hình thức đấu thầu. Trong đó đấu thầu cạnh tranh quốc tế được ưu tiên áp dụng đầu tiên mà không cần phải có bất kỳ sự thỏa thuận trước nào với ngân hàng.

Theo quy định của ADB: ADB quy định về điều kiện lựa chọn hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế đối với mua sắm nói chung và mua sắm

hàng hóa nói riêng là hình thức mua sắm cơ bản, tại Điểm 4.01 mục A chương II, Sổ tay các quy định, quy trình mua sắm sử dụng vốn ADB - 2/1983, sửa đổi 1990. Tiếp theo tại Điểm 4.03 của Sổ tay lại quy định chi tiết hơn về giá trị hợp đồng bắt buộc phải sử dụng đấu thầu cạnh tranh quốc tế là hợp đồng mua sắm hàng hóa có giá trị vượt quá 500.000 USD, nếu không có thỏa thuận nào khác trong Hiệp định vay vốn.

Như vậy ADB khuyến khích các giao dịch mua sắm sử dụng nguồn vốn cua mình áp dụng hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế. Đồng thời, để tránh trường hợp bên mời thầu cố tình áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu kém tính cạnh tranh khác, ADB cũng đưa ra quy định giới hạn thấp nhất về giá trị hợp đồng để bắt buộc bên mời thầu phải áp dụng nhằm mục đích sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình.

Theo quy định của SIDA: Đấu thầu rộng rãi là hình thức không hạn chế nhà thầu tham dự thầu. Các cơ hội đấu thầu được quảng cáo và công khai cho tất cả các nhà thầu trong nước và quốc tế có quan tâm. Hình thức này chủ yếu được áp dụng đối với những hợp đồng có trị giá từ 2.000.000 SEK (tương đương 3,5 tỷ đồng) trở lên đối với hàng hoá. Hình thức này cũng khuyến khích áp dụng đối với những hợp đồng có trị giá nhỏ hơn mức quy định trên.

Như vậy, hình thức mua sắm hàng hóa thông qua đấu thầu cạnh tranh quốc tế cũng được SIDA bắt buộc áp dụng không chỉ với các hợp đồng mua sắm hàng hóa với mọi giới hạn tối thiểu về giá trị mà còn được khuyến khích sử dụng trong mua sắm đối với các hợp đồng mua sắm nhỏ hơn giá trị giới hạn đó. Điều này phù hợp với nguyên tắc mua sắm cơ bản của SIDA "Công khai, công bằng, kinh tế và hiệu quả là cơ sở cho việc mua sắm tốt".

Tóm lại, pháp luật đấu thầu Việt Nam nói chung đã khuyến khích áp dụng hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế trên cơ sở đưa ra các tiêu chuẩn và Điều kiện để áp dụng hình thức đấu thầu này. Đồng thời cũng quy định chặt chẽ việc áp dụng các hình thức đấu thầu khác, không có tính cạnh tranh cao. Đây là những quy định có tính hài hòa và phù hợp với quy định quốc tế.

Về phương thức đấu thầu

Theo thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư số 04/2000/TT-BKH ngày 26/5/2000 hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu (ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000), tại phần II, chương 2, Mục III, Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu quy định nguyên tắc lựa chọn như sau:

Tuỳ theo tính chất công việc của từng gói thầu và tình hình thực tế của dự án để xác định hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu cho phù hợp. Việc đấu thầu được thực hiện trên cơ sở từng gói thầu nghĩa là một gói thầu chỉ có 1 hồ sơ dự thầu và được tổ chức đấu thầu 1 lần. Tương ứng với mỗi gói thầu chỉ có một hình thức lựa chọn nhà thầu và một phương thức đấu thầu.

Như vậy, phương thức đấu thầu được áp dụng linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể và được áp dụng thống nhất theo quy định của pháp luật. Theo Điều 5, Phương thức đấu thầu - Quy chế đấu thầu (ban hành kèm theo Nghị định 88) và Điều 26 Luật đấu thầu 2005, thì đối với mua sắm hàng hóa, tương ứng với mỗi phương thức đấu thầu cụ thể pháp luật Việt Nam quy định các Điều kiện riêng như sau:

Đấu thầu một túi hồ sơ: là phương thức mà nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong một túi hồ sơ. Đây là phương thức được áp dụng phổ biến nhất trong đấu thầu cạnh tranh quốc tế. Đa số các gói thầu áp dụng phương thức này do tính tiện lợi và nhanh chóng của nó đồng thời không bỏ qua nguyên tắc cạnh tranh. Tuy nhiên phương thức đấu thầu này hoàn toàn không có lợi đối với các gói thầu lớn, phức tạp mà bên mời chưa hiểu rõ về tính chất hàng hóa và thị trường cung cấp hàng hóa.

Đấu thầu hai giai đoạn: Đấu thầu hai giai đoạn là phương thức áp dụng cho những trường hợp sau:

- Các gói thầu mua sắm hàng hoá có giá từ 500 tỷ đồng trở lên;

- Các gói thầu mua sắm hàng hóa có tính chất lựa chọn công nghệ thiết bị toàn bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phức tạp;

- Dự án thực hiện theo hợp đồng chìa khóa trao tay.

Quá trình thực hiện phương thức này như sau:

(a) Giai đoạn thứ nhất: Các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu sơ bộ gồm: đề xuất về kỹ thuật và thương mại (chưa có giá) để Bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu, nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu chính thức của mình;

(b) Giai đoạn thứ hai: Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn thứ nhất nộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã được bổ sung hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá dự thầu. (Điều 5 - Nghị định 88 và Điều 26 Luật đấu thầu 2005).

Như vậy, đối với đấu thầu cạnh tranh quốc tế mua sắm hàng hóa, pháp luật về đấu thầu của Việt Nam chỉ quy định hai phương pháp đấu thầu là: phương thức đấu thầu một túi hồ sơ và phương pháp đấu thầu 2 giai đoạn. Còn các phương pháp khác như đấu thầu 2 túi hồ sơ không được áp dụng cho mua sắm hàng hóa mà chỉ áp dụng cho đấu thầu dịch vụ tư vấn.

Do chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế và tự thực hiện cần các thủ tục phê duyệt phức tạp và Điều kiện khắt ke, hơn nữa lại không tạo được tính cạnh tranh, nên chủ yếu hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế được sử dụng.

b) Hồ sơ thầu

Theo quy định tại Điều 4 Luật đấu thầu 2005 thì Hồ sơ mời thầu gồm hai loại. Trong đó hồ sơ mời sơ tuyển là toàn bộ tài liệu bao gồm các yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà thầu, làm căn cứ pháp lý để bên mời thầu

lựa chọn danh sách nhà thầu mời tham gia đấu thầu. Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu. Hồ sơ mời thầu là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

Trong thời gian chưa có nghị định hướng dẫn của Luật đấu thầu 2005, thì vẫn áp dụng các mẫu trong hồ sơ mời thầu, quy định tại Điều 35, Quy chế đấu thầu, ban hành kèm Nghị định 88/1999/NĐ-CP và khoản 1 Nghị định 66/2003/NĐ-CP. So sách với quy định luật quốc tế và các hướng dẫn của nhà tài chợ như WB hay ADB, thì quy định của Việt Nam là phù hợp về mặt hình thức. Ví dụ: quy định trong Luật mẫu của UNCITRAL và "Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa" của WB, bản tháng 5 năm 2004, sửa đổi tháng 5 và tháng 9 năm 2005, nội dung hồ sơ mời thầu bao gồm: Mẫu thư mời thầu; Chỉ dẫn nhà thầu và bảng dữ liệu mời thầu; Tiêu chuẩn đánh giá; Các mẫu: đơn dự thầu, bảng chào giá….; Các nước hợp lệ (nếu có); Danh mục hàng hóa, Điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật, giao hàng…; Mẫu hợp đồng: Điều kiện chung và riêng; Mẫu thỏa thuận hợp đồng; Mẫu bảo lãnh.

c) Điều kiện ưu đãi trong đấu thầu quốc tế

So với các Quy chế đấu thầu ban hành trước, thì Luật đấu thầu 2005 có quy định thêm vấn đề ưu đãi trong đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa tại khoản 2 Điều 14. Trong đó đối tượng được hưởng ưu đãi trong đấu thầu quốc tế là "Nhà thầu tham gia đấu thầu gói thầu cung cấp hàng hóa mà hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 30% trở lên". Đây là điểm rất mới trong Luật đấu thầu Việt Nam. Nó phù hợp với quy định của các nhà tài trợ quốc tế như WB hay ADB.

Ví dụ: ADB quy định tại Điểm 5.1 Phần III - Hướng dẫn người sử dụng mua sắm hàng hóa (ADB, tháng 6 năm 2000, trang 22) như sau: "Trong các hợp đồng cung cấp hàng hóa, ưu đãi sẽ được áp dụng cho hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam (nước vay vốn ADB) phù với điều kiện của ADB; nhà thầu

chứng minh thỏa đáng cho Bên mua (mời thầu) giá trị nội địa được bổ sung bằng hoặc lớn hơn 20% giá bỏ thầu xuất xưởng của hàng hoá đó".

Để hướng dẫn chi tiết việc áp dụng điều khoản ưu đãi, Dự thảo nghị định hướng dẫn Luật đấu thầu 2005 của Chính phủ cũng đã quy định chi tiết về vấn đề này tại Điều 4, khoản 1, điểm c: "Đối với gói thầu mua sắm hàng hoá: khi xác định giá đánh giá, cộng thêm vào giá đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu không thuộc diện ưu đãi một khoản tiền tương đương với các loại thuế và chi phí nhập khẩu theo quy định của pháp luật nhưng không vượt quá 15% giá hàng hoá, trừ các loại hàng hoá phải đóng thuế và phí nhập khẩu".

Việc Chính phủ mới có quy định chi tiết thêm về ưu đãi trong đấu thầu quốc tế phản ánh được mức độ phù hợp tương đối giữa pháp luật Việt Nam và Luật quốc tế trong vấn đề ưu đã hàng hóa nội địa.

d) Các thông tin về đấu thầu

Theo quy định của luật, các thông tin về đấu thầu phải được đăng tải công khai trên tờ báo về đấu thầu (thay cho bản tin về đấu thầu hiện nay) và trang web về đấu thầu do cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu quản lý (Điều 5). Theo Điều 68 của luật thì cơ quan có quyền đăng tải về đấu thầu là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

e) Đấu thầu qua mạng

Với tư cách là một luật gốc về đấu thầu, trong Luật đấu thầu đã có các quy định cho tương lai và nhằm đáp ứng quá trình hội nhập quốc tế. Những tồn tại trong đấu thầu như tiêu cực, kéo dài thời gian, dùng quan hệ quen biết áp đặt suy nghĩ chủ quan luôn làm ảnh hưởng tới các hoạt động đấu thầu. Một trong các biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu các ảnh hưởng vừa nêu là áp dụng đấu thầu qua mạng. Trong bối cảnh chúng ta có các công cụ thông tin, cùng với đội ngũ cán bộ có trình độ thì trong tương lai gần, chúng ta đủ điều kiện để hình thành hệ thống đấu thầu qua mạng. Vì vậy, tại Điều 30 quy định nội dung này và giao cho cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu đảm trách.

g) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2023