Quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam - 1



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


CHU HỒNG SƠN


QUY CHẾ CÔNG CHỨNG VIÊN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Hà Nội - 2015



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


CHU HỒNG SƠN


QUY CHẾ CÔNG CHỨNG VIÊN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Chuyên ngành: Luật dân sự

Mã số : 60 38 01 03


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Ngô Huy Cương


Hà Nội - 2015



LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


CHU HỒNG SƠN


MỤC LỤC

Trang


Trang phụ bìa



Lời cam đoan



Mục lục



MỞ ĐẦU

1


Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG

CHỨNG VIÊN VÀ QUY CHẾ CÔNG CHỨNG VIÊN

7

1.1

Tổng quan về Công chứng viên và Quy chế công chứng viên

7

1.1.1

Khái niệm về "Công chứng viên" và "Quy chế công chứng viên"

7

1.1.2

Lý luận chung.

8


Quá trình hình thành và phát triển công chứng viên và quy

chế công chứng viên

18

1.2



Sơ lược quá trình hình thành và phát triển quy chế công chứng

viên tại một số nước trên thế giới

18

1.2.1.



Quá trình hình thành và phát triển công chứng viên trong các

chế độ cũ ở Việt Nam

38

1.2.2



Chương 2: QUY CHẾ CÔNG CHỨNG VIÊN THEO PHÁP

LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

42


Quy định của pháp luật về công chứng viên trước khi có Luật

Công chứng

42

2.1



Quy định của pháp luật về công chứng viên trong giai đoạn 1945

- 1975

42

2.1.1



Quy định của pháp luật về công chứng viên sau năm 1976 (của

nước CHXHCN Việt Nam)

47

2.1.2



Nhận xét tổng quát về các đặc điểm nổi bật của quy chế công chứng viên Việt Nam trước khi có Luật Công chứng đầu tiên

(2006)

58

2.1.3


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam - 1


2.2.

Quy chế công chứng viên sau khi có Luật Công chứng (2006)

60


Một số điểm nổi bật của quy chế công chứng viên từ khi có Luật

Công chứng 2006 đến trước khi có Luật Công chứng hiện hành (2014)

60

2.2.1



Quy chế công chứng viên từ khi có Luật Công chứng 2014 (tức

quy chế công chứng viên hiện hành).

70

2.2.2



Chương 3: HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

VỀ QUY CHẾ CÔNG CHỨNG VIÊN

90


Quy định chặt chẽ hơn về tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng

viên

90

3.1.


3.2.

Kiến nghị về quy tắc đạo đức hành nghề công chứng viên.

92


Kiến nghị quy định về việc tham gia tổ chức xã hội nghề

nghiệp của công chứng viên.

93

3.3.


3.4.

Kiến nghị về công tác quản lý công chứng viên

93


KẾT LUẬN

102


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

106



MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Chế định công chứng viên là một chế định quan trọng đã xuất hiện và phát triển từ khá lâu đời trên thế giới, nhất là tại các quốc gia có nền văn minh và hệ thống pháp luật phát triển, nó luôn song hành với các chế định pháp luật khác trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam tên gọi chính thức phổ biến cho chức danh tư pháp này mới chỉ có từ hai thập kỷ gần đây (khoảng những năm 1989, 1990) trong các văn bản quy phạm pháp luật. Nhưng thực ra, công việc của một công chứng viên đã tồn tại trong thời kỳ Pháp thuộc tại nước ta, nhưng với một tên gọi khác và một chức năng không hoàn toàn giống như chức năng của công chứng viên hiện tại. Theo pháp luật của đa số các quốc gia có chế định này, nhất là các quốc gia theo hệ thống luật La tinh (hệ thống luật thiên về sử dụng các văn bản pháp luật) thì chế định này thường được quy định nhiều hơn và phát triển hơn so với các quốc gia theo hệ thống luật Commom Law (luật Anh - Mỹ). Việt Nam ta cũng là quốc gia có hệ thống luật dựa trên thể thức văn bản pháp luật là chủ yếu nên chế định công chứng và công chứng viên vì thế trở nên rất quan trọng và cần thiết, ngày càng có xu thế phát triển mạnh. Tuy nhiên, trong lĩnh vực khoa học pháp lý của nước ta, chế định công chứng viên lại rất ít có những công trình nghiên cứu, phân tích sâu và toàn diện về chế định này. Do vậy trên hoạt động thực tế hành nghề công chứng tại nước ta, sự thiếu hụt việc nghiên cứu này đã bị trả giá khá nhiều trong quá trình thực thi pháp luật về công chứng, chứng thực của các công chứng viên và các tổ chức hành nghề công chứng, gây ra những hậu quả nặng nề về uy tín, làm suy giảm nghiêm trọng sự tin tưởng của công dân vào pháp luật công chứng nói riêng và cả hệ thống pháp luật nói chung. Và đương nhiên, những sai lầm đó đã kéo theo những thiệt hại về kinh tế là vô cùng lớn (một ví dụ điển hình như vụ việc công chứng viên vi phạm quy chế trong vụ án EPCO Minh Phụng trong những năm 2000, 2001 đã làm thiệt hại kinh tế với con số khổng lồ là hàng nghìn tỷ đồng



vào thời điểm đó.......). Như mỗi chúng ta đều đã biết, với mỗi quốc gia thì bộ luật dân sự bao giờ cũng là một trong những bộ luật đòi hỏi sự đầu tư nhiều thời gian và công sức nhất để xây dựng và hoàn thiện, do đó cũng có thể coi bộ luật dân sự là bộ luật quan trọng nhất trong hệ thống luật pháp, nó có thể biểu hiện được trình độ phát triển kinh tế xã hội cũng như trình độ pháp lý của những nhà xây dựng luật pháp của quốc gia đó. Và trong việc thực thi pháp luật dân sự, cùng với những chế định thẩm phán, luật sư, ... thì chế định công chứng viên thật sự có tầm quan trọng không kém. Tuy nhiên, trên thực tế tại Việt Nam, sự quan tâm đến chế định công chứng viên của những nhà xây dựng pháp luật và trong những nhà nghiên cứu khoa học pháp lý của chúng ta hiện nay còn chưa được thoả đáng.

Trong thời kỳ cả nước đang tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách tư pháp, kinh tế đang phát triển rất mạnh và nhanh theo nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh xã hội hoá nhiều dịch vụ công (trong đó có lĩnh vực công chứng) thì việc củng cố, hoàn thiện chế định công chứng nói chung và quy chế công chứng viên nói riêng chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật hiện hành cũng như trong tương lai. Tuy nhiên, quy chế công chứng viên của ta như đã nói ở trên thì lại khá mới mẻ, không nhiều các công trình, không nhiều các đề tài khoa học đi sâu nghiên cứu về chế định này, trong khi hầu hết người dân trong xã hội nói chung và thậm chí ngay cả những người quản lý, những cơ quan, tổ chức nằm trong bộ máy nhà nước và bộ máy tư pháp của chúng ta còn chưa hoàn toàn hiểu rõ, chưa nhận thức đầy đủ về khái niệm, chức năng, nhiệm vụ của chức danh tư pháp này.

Với những trình bày như trên, việc nghiên cứu đề tài khoa học về quy chế công chứng viên, nhằm làm rõ bản chất pháp lý, tính khoa học, tính hệ thống và tầm quan trọng của vấn đề, để từ đó ta sẽ thấy được việc xây dựng và hoàn thiện quy chế công chứng viên ở Việt Nam ta hiện nay là một vấn đề khoa học cần thiết và cấp bách, đáp ứng nhu cầu tất yếu của đời sống pháp



luật nói riêng và đời sống xã hội nói chung của Việt Nam ta hiện nay cũng như trong tương lai.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nói đến đề tài công chứng viên (mà rộng ra chính là quy chế công chứng viên) theo một cách nhỏ lẻ, tiểu tiết thì đã có khá nhiểu bài báo, tác phẩm pháp luật, các bài phân tích, các cuộc toạ đàm, ... và thậm chí còn có đã có khá nhiều văn bản quy phạm pháp luật như sắc lệnh, nghị định, thông tư và gần đây nhất là Luật công chứng năm 2006 và Luật công chứng năm 2014 đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, nhưng văn bản đó đều mang tính rời rạc, mô tả hiện tượng, biểu hiện bên ngoài hoặc chỉ mang tính quy định chung chung về vấn đề hoặc có phân tích thì cũng chỉ dừng lại phân tích sâu theo một khía cạnh nhỏ nào đó của chức danh công chứng viên theo quy định của pháp luật hiện hành vào chính thời điểm đó chứ không mang tính khoa học pháp lý toàn diện, không thể hiện được tính lý luận xuyên suốt của vấn đề.

Thực tế cho đến nay, dù ít dù nhiều cũng đã có những công trình khoa học, những điều luật có liên quan đến vấn đề này, bởi xuất phát từ đời sống thực tiễn cũng như xuất phát từ yêu cầu cấu thành các bộ phận trong hệ thống pháp luật thì chế định công chứng viên luôn tồn tại song hành với chế định công chứng nói riêng và các chế định về các chức danh tư pháp khác trong hệ thống pháp luật nói chung. Nhất là trong khoảng thời gian 15 năm trở lại đây, khi mà các giao dịch dân sự trong xã hội tăng cao đột biến, kéo theo nó là nhu cầu công chứng dần dần trở nên rất cấp thiết thì các đề tài khoa học về công chứng và công chứng viên đã xuất hiện nhiều hơn, một số các công trình này cũng đã phân tích sâu một khía cạnh nào đó về công chứng viên và quy chế công chứng viên nhưng thường chỉ một vài khía cạnh đó thôi. Một số các văn bản pháp luật và các công trình nghiên cứu, tác phẩm, bài viết pháp luật đã có đề cập đến một cách khá cụ thể một số quy định liên quan đến quy chế công chứng viên, đặc biệt và trước tiên nhất có thể dẫn chiếu ra là các điều luật từ Điều 13 đến Điều 22 trong Luật Công chứng năm 2006, sau đó là tại Chương II - từ Điều 8 đến Điều 27 của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2024