Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Công Chứng Viên Và Quy Chế Công Chứng Viên



1.2. Quá trình hình thành và phát triển công chứng viên và quy chế công chứng viên

1.2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển quy chế công chứng viên tại một số nước trên thế giới

Như phần đầu đã nêu, thì công chứng là một nghề đã xuất hiện từ rất xã xưa, cách đây hàng ngàn năm, và cũng bắt đầu ở Hy Lạp, Ai Cập, và đặc biệt là ở La Mã - là những nơi đã được xác định là những "cái nôi" của nền văn minh nói chung và nền pháp luật nhân loại nói riêng. Ở đó đã xuất hiện đầu tiên những người làm các "dịch vụ văn tự" mà cho đến này chúng ta hiểu chính là một hình thức gần giống như các văn bản mà luật sư, công chứng viên thường làm bây giờ. Tuy nhiên, phải đến những năm của thế kỷ XIV, XV thì nghề công chứng mới bắt đầu phát triển tương đối mạnh. Trong thời gian này, ngoài các nhu cầu về việc sao giấy tờ trong dân chúng thì đã xuất hiện rất nhiều và rất cấp thiết các nhu cầu về chứng nhận các hợp đồng, giao dịch do các quan hệ trong xã hội đặt ra lúc bấy giờ do nền kinh tế, thương mại, giao dịch dân sự thời đó đã bắt đầu phát triển mạnh.

* Các hệ thống công chứng trên thế giới:

Theo thời gian và trải qua tất cả các thời kỳ lịch sử xã hội, lịch sử pháp luật của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có cho mình những hệ thống pháp luật riêng từ những thời kỳ sơ khai như chiếm hữu nô lệ. Như chúng ta đã biết, pháp luật đã xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, do vậy ngay từ khi có những nhà nước sơ khai ra đời, tại một số nhà nước đã có những người thực hiện việc công chứng, nhưng tất nhiên là với các tên gọi khác chứ chưa có khái niệm là công chứng viên như bây giờ. Cho đến thời kỳ phong kiến ở một số quốc gia giàu có, phát triển (ví dụ như ở Pháp) đã bắt đầu xuất hiện những người thực sự hành nghề công chứng viên. Và từ thời kỳ đó đến nay, người hành nghề về pháp luật với chức danh công chứng viên đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên khắp thế giới. Họ do tự học hỏi, hoặc do được đào tạo bài bản, nhưng những người bắt đầu được hành nghề công chứng với chức danh công chứng viên chính



thức (hoặc một tên gọi tương đương khác tuỳ theo từng vùng miền, từng quốc gia và từng giai đoạn lịch sử) thì bao giờ cũng phải được một nhà nước (kể cả nhà nước phong kiến, hoặc nhà nước tư bản hay nhà nước khác), hoặc một cơ quan, tổ chức, hay một cá nhân đại diện cho quyền lực nhà nước đó bổ nhiệm hoặc thừa nhận bằng một quyết định, một văn bản mang tính quyền lực nhà nước, đánh dấu việc được nhà nước chính thức cho phép hành nghề công chứng viên. Từ đó, các văn bản mà họ lập ra sẽ được nhà nước đó, người dân và toàn xã hội đương thời của nước đó thừa nhận, được thi hành như một văn bản pháp luật của nhà nước ban hành.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Nhưng cũng do từ lịch sử đến hiện đại, trên thế giới đã từng và hiện nay vẫn tồn tại 3 hệ thống pháp luật (xuất phát từ 3 hệ quan điểm pháp luật khác nhau) nên công chứng cũng tồn tại 3 hệ thống tương ứng với 3 hệ thống pháp luật, đó là hệ thống công chứng La tinh (Luật viết), hệ thống công chứng Anglo- Sacxon (Anh - Mỹ) và hệ thống công chứng nhà nước bao cấp (Colectiviste). Chúng ta sẽ điểm qua một số nét chính về quy chế công chứng viên trong các hệ thống pháp này, ứng với việc viện dẫn quy chế công chứng viên của một số quốc gia tương có hệ thống pháp luật tương ứng.

a/ Hệ thống Công chứng La tinh

Quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam - 4

Ở các nước theo hệ La tinh, Công chứng viên được Nhà nước ủy thác một phần quyền lực và giao cho con dấu riêng có khắc tên của chính công chứng viên đó. Với tư cách là ủy viên công quyền (officier public), công chứng viên có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công, thể hiện ở chỗ công chứng viên được người đứng đầu Nhà nước hoặc Bộ trưởng Tư pháp bổ nhiệm và hoạt động của họ được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Công chứng trong khuôn khổ một nghề tự do được thể hiện rõ trong việc công chứng viên thực hiện chức năng mang tính công thông qua quyền tự do tổ chức hoạt động trong nội bộ phòng công chứng, trong việc trả tiền công tính theo lao động, trong khả năng cạnh tranh lành mạnh, trong trách nhiệm cá nhân về bồi thường thiệt hại do văn bản đã được công chứng gây ra. Theo quy chế, với tư



cách là người hành nghề tự do, công chứng viên thực sự là một chủ doanh nghiệp, thu nhập của công chứng viên là tiền thù lao do họ tự thu từ khách hàng; công chứng viên tổ chức văn phòng theo cách riêng của mình, tuyển dụng nhân viên, thuê trụ sở, sắp đặt tài liệu, hồ sơ, trang thiết bị văn phòng theo cách riêng.

Theo quy định của pháp luật hoặc theo sự tự nguyện của khách hàng, công chứng viên đem lại cho các văn bản và hợp đồng một tính đích thực, có giá trị như văn bản do các cơ quan công quyền khác cấp, đảm bảo cho các hợp đồng một sự an toàn trong mọi tình huống, hạn chế được đến mức thấp nhất những tranh chấp dân sự, làm giảm bớt gánh nặng quá tải về xét xử của các Tòa án, giảm bớt chi phí xã hội. Các văn bản hợp đồng, giao dịch do công chứng viên thực hiện có hiệu lực thi hành ngay, có giá trị như một phán quyết của tòa án.

Công chứng viên giữ vai trò quan trọng để đảm bảo trật tự pháp lý, đó là vai trò bổ trợ tư pháp như một thẩm phán về hợp đồng, nhằm phòng ngừa tranh chấp. Chính vai trò mang tính chất phòng ngừa này của công chứng viên là một điểm thuận lợi trong hệ thống luật Châu Âu lục địa so với các hệ thống luật khác. Nhiệm vụ cơ bản của công chứng viên là chứng nhận các hợp đồng.

Chứng nhận là khái niệm bao hàm kỹ thuật tác nghiệp trong nghề công chứng. Chứng nhận là xác nhận sự thỏa thuận giữa các bên, xác minh tính hợp pháp của thỏa thuận đó, xác minh các bên giao kết có tự nguyện không, xác minh những người có mặt chính là đại diện của các bên để ký hợp đồng không, xác minh thẩm quyền, năng lực pháp luật của các bên, kiểm tra xem trong hợp đồng có chứa những điều khoản có nội dung mà pháp luật cấm không, kiểm tra xem việc ký kết hợp đồng có tuân thủ tất cả các trình tự, thủ tục cần thiết không. Ngoài ra, công chứng viên còn phải ký vào hợp đồng, ghi vào hợp đồng ngày tháng chính xác của việc ký kết, thừa nhận giá trị chứng cứ của hợp đồng, hiệu lực thi hành của hợp đồng.

Công chứng viên là những nhà luật pháp rất gần gũi với cuộc sống. Sứ mệnh của họ là giúp mọi người lựa chọn và định đoạt tài sản của mình theo cách hợp lý nhất, đồng thời họ có nghĩa vụ tư vấn cho các bên giao kết hợp đồng một



cách vô tư, không thiên vị, lưu ý họ về phạm vi, các hệ quả, rủi ro mà hợp đồng có thể đặt ra để bảo vệ lợi ích của tất cả các bên trong hợp đồng, dù đó là bên bán hay bên mua. Với nghĩa vụ tư vấn này, công chứng viên không những làm nhiệm vụ cùng ký vào hợp đồng, xác nhận ý chí của các bên trong hợp đồng, mà còn có nhiệm vụ giúp đỡ các bên thể hiện ý chí đó trong hợp đồng, lựa chọn các thể thức ký kết hợp đồng phù hợp tùy thuộc vào mục đích của hợp đồng, vào các quy định pháp luật áp dụng cho hợp đồng, thông tin cho các bên biết về những hệ quả pháp lý, thuế khóa mà hợp đồng đặt ra (ở những nước phát triển, những hệ quả về thuế rất quan trọng).

Công chứng viên có nhiệm vụ hòa giải sự bất đồng về quan điểm của các bên trong quá trình soạn thảo hợp đồng, để đảm bảo sự công bằng trong hợp đồng, đảm bảo tôn trọng quyền lợi chính đáng của mỗi bên giao kết. Yêu cầu về hợp đồng công bằng là một yêu cầu rất quan trọng của công chứng, do vậy, công chứng viên thực sự giữ vai trò trọng tài và trung gian hòa giải các bên. Hoạt động này nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho các bên giao kết, làm cho quan điểm của các bên xích lại gần nhau, sớm đạt được sự thống nhất, tránh xa tranh chấp hợp đồng sau này.

Công chứng viên có nhiệm vụ bảo quản lâu dài các văn bản. Công chứng viên phải cấp bản sao từ bản gốc của các văn bản do mình ký. Các văn bản do công chứng viên lập là các văn bản công, không thuộc sở hữu của công chứng viên, cũng không thuộc sỡ hữu của các bên mà thuộc về kho lưu trữ của Nhà nước. Như vậy, công chứng viên là người quản giữ các tư liệu đó. Nhiệm vụ này cũng xuất phát từ chức năng dịch vụ công của công chứng.

Công chứng viên có nghĩa vụ tuân thủ biểu giá về thù lao (lệ phí công chứng) đã được ấn định, không thể tự ý tăng, giảm thù lao. Thực vậy, chế độ tự do mặc cả về thù lao không phù hợp với chế độ dịch vụ công, vì nếu theo chế độ tự do về lệ phí thì công chứng viên có quyền từ chối nhận văn bản khi thấy tiền thù lao nhận được từ văn bản đó không thỏa đáng. Ở một số nước mà công chứng viên có thể thương lượng hợp đồng với khách hàng, thì có thể nảy sinh



hiện tượng dùng tiền để móc ngoặc với nhau, điều này cũng hoàn toàn trái với dịch vụ công.

Công chứng viên không chỉ là người có đủ tinh thông về kỹ thuật mà còn có sự thanh khiết về đạo đức. Trình độ tinh thông thể hiện ở chỗ, nhà thực hành phải biết đào tạo nghiệp vụ cơ bản, thường xuyên cập nhật và hoàn thiện những kiến thức pháp luật. Nhưng sự trong sáng về đạo đức còn quan trọng hơn nhiều, nó đòi hỏi ở công chứng viên không chỉ lòng trung thực mà cả thái độ công minh, vô tư, sự tôn trọng triệt để các bí mật được giao. Lòng can đảm để đảm nhận những trách nhiệm.

Hiện nay ảnh hưởng của hệ thống công chứng la tinh trong thế giới hiện đại là khá lớn. Các quốc gia mang hệ thống pháp luật La tinh đã cùng nhau lập ra Liên đoàn công chứng La tinh quốc tế (UTNL), là một tổ chức phi chính phủ, được thành lập để cổ vũ, hợp tác và phát triển hoạt động công chứng trên phạm vi quốc tế, nhằm phối hợp chặt chẽ giữa công chứng viên của các nước thành viên, bảo đảm uy tín và tính độc lập, đem lại sự phục vụ tốt nhất cho các cá nhân và cộng đồng, liên đoàn là người đại diện cho sự thống nhất về ý chí và tổ chức của công chứng theo hệ La Tinh, đại diện cho các chuyên gia về hợp đồng, các nhà tư vấn độc lập và không thiên vị, những người thừa ủy quyền của Nhà nước đem lại cho các hợp đồng tính đích thực, sự an toàn pháp lý và quyền tự do giao kết.

Tại Đại hội lần thứ nhất, khai mạc ngày 2/10/1948, liên đoàn được thành lập theo sáng kiến của ông Hôxenegri, Chủ tịch hội đồng công chứng thành phố Buenôt Airet – thủ đô của Argentima. Sau đó, Đại hội đồng của liên đoàn đã quyết định trụ sở của Liên đoàn đặt tại trụ sở của thành phố Nam Mỹ này.

* Liên đoàn công chứng La tinh quốc tế đã đề ra các Mục tiêu hoạt động, các cơ quan của Liên đoàn:

Khi mới thành lập, Liên đoàn chỉ có 20 nước tham gia, đến nay số thành viên đã lên tới 62 nước, trong số đó có 21 thành viên mới được kết nạp trong vòng 8 năm gần đây. Các nước thành viên chủ yếu tập trung ở Châu Âu, Châu



Mỹ La tinh, các nước thuộc địa cũ của Pháp ở Châu Phi. Riêng ở Bắc Mỹ chỉ có hai thành viên là vùng Quebec của Canada và bang Luisane của Hoa Kỳ; ở Châu Á có 3 nước tham gia là Nhật Bản, Trung Hoa và Thổ Nhĩ Kỳ.

Đầu năm 1995, Ủy ban hợp tác quốc tế đã nhận và xét đơn gia nhập Liên đoàn công chứng quốc tế hệ La tinh của công chứng liên bang Nga, Estonia, Panama, Croatia, Ucraina, Ghinê, Trung Hoa. Một số nước đang trên đường tiến tới việc thiết lập lại hệ thống công chứng tự do như: Rumani, Bungari, Belaruxia, Mondova. Ở Châu Á, Ủy ban này đang có mối liên hệ và khích lệ công chứng các nước: Indoneisa, Lào, Việt Nam. Hội đồng thường trực đã quyết định tổ chức ở La Habana hai cuộc hội thảo từ 21 đến 25/3/1995 để bàn về việc công chứng Cuba sẽ tái nhập Liên đoàn sau gần 40 năm vắng bóng.

Sự phát triển hùng mạnh của hệ thống công chứng La tinh được thể hiện qua những ưu điểm hiển nhiên của nó so với hệ thống Anglo-sacxon. Những ưu điểm đó được thấy rõ ở chỗ công chứng viên hoạt động với tư cách cá nhân về mặt tài chính, chịu trách nhiệm về hành vi công chứng đã thực hiện, họ hoạt động nhân danh nhà nước, phục vụ lợi ích công, tạo ra sự tin cậy và an toàn pháp lý cho các giao dịch, giảm đến mức thấp nhất những tranh chấp về hợp đồng đã công chứng.

Phương châm ngành công chứng tự trang trải về mặt tài chính đã chẳng những trút bỏ được gánh nặng cho ngân sách nhà nước mà ngược lại còn bổ sung cho ngân sách thông qua việc nộp một khối lượng thuế đáng kể của các công chứng viên và tạo điều kiện để Nhà nước thu một khối lượng thuế trước bạ rất lớn gắn liền với việc chuyển quyền sở hữu bất động sản.

* Một số ví dụ điển hình công chứng hệ la tinh - Quy chế công chứng viên ở Cộng hoà Pháp:

Ở Pháp, công chứng là một nghề đã có từ thế kỷ XII, nó trải qua sự thăng trầm của nhiều chế độ khác nhau, qua nhiều cuộc cách mạng và chiến tranh. Năm 1803, chính thể Bonaperte đã cho ra đời luật VENTOSE, đây là đạo luật đầu tiên của Pháp về tổ chức và hoạt động mang tính kỹ thuật cao mà một số



điều khoản cơ bản của nó vẫn còn có hiệu lực đến ngày nay. Sau đó, Luật này được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh cải cách công chứng năm 1945 và nhiều pháp lệnh khác.

Công chứng chiếm vị trí hàng đầu trong số các nghề luật ở Pháp, doanh thu của ngành Công chứng đạt 27 tỷ FF mỗi năm chiếm khoảng 45% tổng số doanh thu của các nghề luật ( luật sư, tư vấn, thừa phát lại, bán đấu giá ...). Hiện có hơn 7.800 công chứng viên, trong đó có khoảng 1.200 công chứng viên nữ, sử dụng hơn 43.000 nhân viên nghĩa là có tất cả trên 51.000 người làm việc trong ngành công chứng so với 32.000 trong ngành luật sư và 17.000 trong ngành tư vấn pháp luật. Có khoảng gần 4.550 phòng công chứng được phân bố trên khắp lãnh thổ và gần 60% công chứng hành nghề trong các hiệp hội nghề nghiệp dân sự. Hoạt động công chứng chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên từ nhiều năm nay, nó phát triển khá mạnh trong lĩnh vực luật kinh doanh, tư vấn pháp luật.

Phạm vi hoạt động của công chứng viên

Ở Cộng hoà Pháp, pháp luật chỉ quy định có tính nguyên tắc về phạm vi các việc công chứng, để từ đó công chứng viên bằng sự tinh vi, sáng suốt và nội tâm nghề nghiệp mà chấp nhận thực hiện hoặc từ chối mỗi yêu cầu của khách hàng (xác định mục đích có trái pháp luật, trái với tập quán tốt lành và gây hại cho người thứ ba hoặc cho cộng đồng, cho nhà nước hay không).

Bốn lĩnh vực bao trùm hoạt động công chứng của công chứng viên tại Pháp là:

- Lĩnh vực gia đình (mọi vấn đề liên quan đến gia sản - công chứng viên xác nhận quyền sở hữu hoặc quản lý tài sản (nhà, đất, máy móc thiết bị, định giá tài sản, kê khai, thu nhập …, hoặc định đoạt tài sản)). Lập hôn ước, thay đổi chế độ tài sản trong hôn nhân, chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn hoặc sau khi chết. Công chứng viên đưa ra lời khuyên về cơ chế quản lý tài sản, đồng thời là người trọng tài trung gian hỗ trợ cho nhiều chủ đề khác nhau trong luật gia



đình và thừa kế. Ngoài ra, công chứng viên còn có vai trò giải quyết những vấn đề pháp lý khác nhau như công nhận con ngoài giá thú, con nuôi, đỡ đầu …

- Lĩnh vực bất động sản (quan trọng thứ hai của ngành công chứng): Công chứng viên được khách hàng yêu cầu ở mọi mức độ của hoạt động về bất động sản (xây dựng, mua bán đất đai, công chứng viên tạo nên căn cứ về sở hữu, làm môi giới để người mua và người bán gặp nhau, lập hợp đồng mua bán thông qua tín dụng. Ngoài ra, công chứng viên còn tham gia vào việc quản lý bất động sản, họ chỉ dẫn cho đương sự biết về trị giá của đất đai và nhà cửa thông qua những chuyên gia giám định theo mặt bằng giá thị trường.

- Trong lĩnh vực kinh doanh: Công chứng bắt buộc chứng nhận khai vốn để thành lập công ty. Ngoài ra công chứng viên còn làm các việc: chứng nhận việc thành lập các tổ chức xã hội, lập hợp đồng lao động, hợp đồng thương mại, hợp đồng cho thuê, tăng vốn điều lệ, nhượng vốn kinh doanh, giải thể một công ty,… tư vấn cho đại hội đồng công ty, lập biên bản cuộc họp.

- Trong lĩnh vực tư vấn: Tư vấn pháp luật, đưa ra lời khuyên vô tư cho các bên và làm cho các bên hiểu rõ ý nghĩa và hậu quả pháp lý của hợp đồng.

Quy định về tiêu chuẩn Công chứng viên tại CH Pháp

Công chứng viên ở Pháp vừa là viên chức hoạt động nhân danh Nhà nước, vừa là thành viên của nghề tự do, có nghĩa là người làm dịch vụ, người tư vấn đáng tin cậy của cá nhân, công ty và tổ chức. Công chứng viên là viên chức công có nhiệm vụ đem lại tính đích thực cho các văn bản và hợp đồng của cá nhân, tổ chức. Công chứng viên chịu trách nhiệm cá nhân và thực hiện chức năng của mình một cách độc lập trong khuôn khổ một nghề tự do.

Tính hai mặt của chức năng công chứng là rất cơ bản:

- Với tư cách là viên chức công (ủy viên công quyền), công chứng viên đem lại cho khách hàng một sự an toàn trong các quan hệ về hợp đồng, đem lại một tính đích thực cho các văn bản do mình lập, có giá trị như những văn bản do các công lại khác lập.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2024