Quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam - 2



Luật Công chứng năm 2014 đã chỉ ra chi tiết các tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm cũng như quyền và nghĩa vụ của công chứng viên. Ngoài ra, cũng có nhiều tác phẩm, bài viết đăng trên các diễn đàn, tạp chí pháp luật như trong bài viết "Về vai trò của công chứng viên" của tác giả Dương Khánh (2000) (tạp chí "Dân chủ và pháp luật"), hay tác phẩm "Thẩm quyền thực hiện công chứng" cũng của tác giả Dương Khánh (2001) (Toà án nhân dân), hoặc tác phẩm "Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm dân sự trong hoạt động công chứng" của Tiến sỹ Tuấn Đạo Thanh (Nhà xuất bản Tư pháp 2013), ... nhưng các tác phẩm này đều phân tích rộng hơn về toàn bộ chế định công chứng, nếu có đề cập đến quy định về công chứng viên thì cũng không phân tích nhiều hoặc chỉ dừng lại phân tích, nghiên cứu về một khía cạnh riêng biệt nào đó về công chứng viên, hoặc về một phần quy chế công chứng viên tại thời điểm toàn bộ các công chứng viên là viên chức nhà nước nằm trong chế định công chứng nhà nước.

Sau khi tham khảo và nghiên cứu các tài liệu nói trên cũng như nhiều tác phẩm và văn bản pháp luật khác, chúng ta vẫn thấy thiếu những sự phân tích khoa học, nhất là sự "kết nối" một cách khoa học về lý luận giữa các công trình, tác phẩm nói trên trên để tạo nên một lý luận chung có tính thuyết phục về chức danh công chứng viên cũng như về quy chế công chứng viên. Do vậy, với mong muốn thực hiện được công việc một cách toàn diện nhất, khoa học nhất và mang tính khả thi cao nhât có thể, luận văn này sẽ cố gắng nghiên cứu một cách tổng thể hệ thống lý luận cũng như toàn bộ tình hình thực tiễn có liên quan để làm rõ hơn lý luận khoa học của vấn đề, qua đó có thể lý giải và bình luận về cơ sở pháp lý về quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. Đồng thời, từ đó cũng xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất, một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về quy chế công chứng viên hiện tại, cố gắng phục những bất cập, những khiếm khuyết để quy chế công chứng viên được ngày càng hoàn chỉnh, mang tính khoa học được cao hơn, hoà kịp vào xu thế chung hội nhập quốc tế với công chứng viên của các nước tiên tiến trên thế giới.



3. Mục đích nghiên cứu của luận văn

Khi nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, tác giả xác định mục đích chính của luận văn là phân tích, đánh giá một cách chi tiết và có hệ thống các quy định pháp luật Việt Nam từ trước đến nay về chức danh công chứng viên và quy chế công chứng viên, đánh giá các điểm bất cập phát sinh trên thực tế có thể gây ra những sai lầm, những khiểm khuyết, thiếu sót trong quy định về công chứng viên cũng như quy chế công chứng viên, điều có thể gây ra những sai phạm, những thiệt hại có thể vô cùng lớn cho các công dân, tổ chức trong xã hội cũng như cho toàn bộ nền kinh tế xã hội, qua đó đóng góp một số ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định về quy chế công chứng viên, cố gắng khắc phục những khiếm khuyết, bất cập nói trên.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy chế về công chứng viên theo hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung (có tham khảo quy chế công chứng viên một số nước trên thế giới) nhưng trọng tâm vẫn là quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam hiện hành.

4.2. Phạm vi nghiên cứu:

Quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam - 2

Luận văn sẽ nghiên cứu về lý luận và thực tiễn tất cả các quy định về quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ và theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, trong đó có phân tích về mặt luận, dẫn chiếu các quy định trong các văn bản pháp luật và sự thi hành trên thực tiễn (có cả một số ví dụ về quy định của pháp luật nước ngoài) để làm vững chắc thêm về lý luận, phong phú thêm về thực tiễn cho đề tài nghiên cứu.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:

5.1. Cơ sở lý luận:

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời luận văn còn kế thừa các công trình nghiên cứu của tập thể và các cá nhân liên quan đến đề tài.



5.2. Phương pháp nghiên cứu:

Để hoàn thành luận văn này tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó đặc biệt coi trọng các phương pháp sau: khảo sát thực tiễn, thống kê xã hội học, phân tích, so sánh, tổng hợp, nhận xét, đưa ra kết luận.



Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ

CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ QUY CHẾ CÔNG CHỨNG VIÊN


1.1. Tổng quan về Công chứng viên và Quy chế công chứng viên

1.1.1. Khái niệm về "Công chứng viên" và "Quy chế công chứng viên"

Công chứng viên là một chức danh tư pháp trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Cùng với các chức danh tư pháp khác như thẩm phán, công tố viên (hay kiểm sát viên), chấp hành viên, luật sư, ... thì công chứng viên là một chức danh tư pháp chỉ đến những người có trình độ pháp lý, kiến thức pháp luật và trình độ nghiệp vụ nhất định để đáp ứng được những công việc thực thi pháp luật trong một lĩnh vực pháp luật nhất định - lĩnh vực công chứng, được Nhà nước đương thời cho phép hành nghề, thừa nhận hoặc quyết định bổ nhiệm bằng quyền lực của mình. Theo pháp luật hiện tại của Việt Nam ta và của nhiều nước trên thế giới thì Công chứng viên là những nhà chuyên môn về pháp luật có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, được bổ nhiệm để hành nghề công chứng. Còn công chứng là hành động công chứng viên chứng nhận tính chất xác thực, hợp pháp của văn bản (hợp đồng, giao dịch) do người yêu cầu công chứng đề nghị hoặc do pháp luật quy định phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, trên thực tế, khái niệm "công chứng viên" không có định nghĩa chung trong tất cả các quốc gia vì hệ thống pháp luật và phạm vi hoạt động của công chứng viên tại mỗi quốc gia đều có sự khác nhau. Hơn nữa, khái niệm "công chứng viên" của mỗi quốc gia cũng có thể thay đổi theo thời gian khi pháp luật tương ứng của quốc gia đó thay đổi. Do vậy, mỗi khi được đề cập đến khái niệm "công chứng viên" thì chúng ta buộc phải mô tả theo quy định cụ thể của từng quốc gia hoặc nhóm các quốc gia có hệ tư tưởng pháp luật tương ứng. Nhưng qua nghiên cứu, tựu chung, chúng ta có thể đưa ra một khái niệm khá tổng quát như sau: "Công chứng viên là một chức danh tư pháp dành cho những người có kiến thức chuyên môn đủ rộng và đủ sâu về pháp luật để đảm đương được việc chứng nhận hoặc



tư vấn về tính chân thực, tính phù hợp với pháp luật và có thể thêm tính phù hợp đạo đức xã hội của những giao dịch dân sự diễn ra trong lòng xã hội của một quốc gia, hoặc có thể thêm chức năng xác nhận tính hợp pháp, chân thực của một số loại văn bản được phép lưu hành trong lòng xã hội đó".

Còn quy chế công chứng viên, theo khái niệm "quy chế" trong từ điển (ví dụ, theo Từ điển Tiếng Việt do NXB Văn hoá - Thông tin xuất bản năm 2012: "Quy chế là những điều định ra để nhiều người, nhiều nơi cùng theo đó mà làm"), kết hợp với tính quy định của pháp luật của từng quốc gia thì có thể đưa ra khái niệm như sau: "Quy chế công chứng viên là tất cả những quy định của pháp luật và những quy ước khác của xã hội về công chứng viên và tất cả những vấn đề liên quan đến công chứng viên của một quốc gia".

Như vậy có thể thấy, khi đề cập đến bất kỳ vấn đề gì liên quan đến công chứng viên thì đương nhiên vô hình chung cũng đã đề cập đến quy chế công chứng viên của quốc gia đó.

Trên thực tế, công chứng viên là chức danh tư pháp hoạt động thiên về lĩnh vực pháp luật dân sự, thương mại, được giành cho những người có đủ trình độ về pháp luật, về sức khoẻ, về đạo đức và sự tự tin để tự mình có thể đứng ra "chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp, tính không trái đạo đức xã hội" của một hợp đồng, một giao dịch dân sự trong xã hội bằng các văn bản công chứng, hoặc thuần tuý là chứng nhận tính chính xác, tính chân thực của một văn bản sao so với văn bản chính, hoặc là tính chính xác, tính tự nguyện của một người công dân muốn được chứng thực chữ ký của bản thân mình nhằm thể hiện ý chí của mình trong một văn bản, giấy tờ nào đó để lưu hành trong xã hội (tham khảo Luật Công chứng một số nước và Điều 2, khoản 1, Luật Công chứng năm 2014 của CHXHCN Việt Nam). Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, trên thế giới có những quốc gia hoặc một nhóm các quốc gia xây dựng hệ thống pháp luật của quốc gia mình trên những hệ quan điểm pháp lý khác nhau (điển hình nhất là giữa nhóm các quốc gia dựa trên hệ quan điểm pháp luật viết thành văn và nhóm các quốc gia dựa trên hệ quan điểm pháp luật dựa trên hệ thống án lệ) nên xảy ra



một thực tế là có sự quy định khác nhau về vị trí pháp lý, tính chất và mức độ quyền hạn thực thi pháp luật của các chức danh tư pháp tại mỗi quốc gia này, trong đó có chức danh công chứng viên. Ở Việt Nam ta thì sự khác biệt, sự thay đổi còn có thể nhiều hơn so với các quốc gia khác do đặc điểm lịch sử có nhiều biến động dẫn đến đặc điểm có nhiều sự thay đổi về các bộ luật, các luật qua các thời kỳ, kèm theo đó là khả năng và trình độ xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của ta còn chưa theo kịp với các quốc gia có lịch sử xây dựng pháp luật lâu đời khác trên thế giới. Cũng trong bối cảnh chung đó nên các quy định về quy chế chức danh công chứng viên theo pháp luật của nước ta cho đến nay vẫn còn tồn tại khá nhiều vấn đề khiếm khuyết, những "lỗ hổng" khá sâu và khá rộng cần phải sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện.

1.1.2. Lý luận chung về "Công chứng viên" và "Quy chế công chứng viên"

Kết hợp với khái niệm "công chứng viên" và "quy chế công chứng viên" đã nêu ở phần trên, chúng ta sẽ phân tích sâu hơn về nhu cầu thực tiễn xã hội, quá trình phát triển khoa pháp lý trên thế giới từ xa xưa đến ngày nay liên quan đến công chứng viên để qua đó rút ra những lý luận chung nhất về công chứng viên và quy chế công chứng viên.

Công chứng viên (theo Từ điển Việt - Anh của nhiều nhà xuất bản có tên Tiếng Anh là "Notary" hoặc "Notary public"). Theo nhiều tài liệu của nhiều tác giả trên thế giới thì Công chứng là một nghề xuất hiện từ rất xưa. Cách đây hàng ngàn năm ở Hy Lạp, Ai Cập, và đặc biệt là ở La Mã đã có những người làm những công việc "dịch vụ văn tự" - đó có thể được coi là hình thức "công chứng" đầu tiên trong lịch sử, và người thực hiện "dịch vụ văn tự" đó có thể được hiểu có vai trò gần giống như là một "công chứng viên" trong pháp luật hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế nghề công chứng chỉ bắt đầu phát triển tương đối mạnh vào khoảng thế kỷ XIV, XV. Trong thời gian này đã xuất hiện những việc chứng cần phải nhận bản sao giấy tờ, nhưng nhiều nhất, chủ yếu và quan trọng nhất vẫn là việc xuất hiện rất nhiều các nhu cầu về chứng nhận các hợp đồng, giao dịch do các quan hệ trong xã hội đặt ra. Thuật ngữ "Notariat" (trong tiếng Pháp, tiếng



Đức,...) hay "Notary" (trong tiếng Anh), đều có gốc Latinh là "Notarius" có nghĩa là "ghi chép". Và cho đến hiện tại, như chúng ta đều biết, nghề công chứng và toàn bộ hành vi của công chứng viên cũng đều chỉ để sản sinh ra một "sản phẩm" duy nhất được xã hội yêu cầu và công nhận - đó là văn bản công chứng - một sản phẩm bằng văn viết. Thực chất hơn nữa, các văn bản công chứng có giá trị pháp lý này do các công chứng viên trên khắp thế giới từ trước đến nay, bằng kiến thức pháp luật của mình đã lập ra để phục vụ nhu cầu của các bên tham gia giao dịch, suy cho cùng, cũng đều chỉ những sự "ghi chép" lại với một cách có "trật tự" các hành vi, các nhu cầu thoả thuận dân sự mà các bên dân sự giao kết với nhau đã "nhờ" công chứng viên thực hiện việc chứng nhận "giúp" về tính rõ ràng về quyền và nghĩa vụ, tính tự nguyện, tính dứt khoát, tính trung thực và tính hợp pháp của những giao dịch dân sự đó, hay đơn giản chỉ là tính hợp pháp của những văn bản do các cơ quan, tổ chức khác trong xã hội ban hành nhưng được các bên dân sự yêu cầu.

Như vậy, có thể thấy ngay một điều hiển nhiên là, công chứng viên phải là những người nắm rất vững về hệ thống pháp luật nói chung, trong đó đặc biệt là phải rất tinh thông về pháp luật thương mại và rộng hơn là pháp luật dân sự. Đồng thời cũng phải là những người thật sự trung thực, vô tư, khách quan đối với mọi đối tượng giao dịch, chủ thể giao dịch, mọi quan hệ giao dịch được yêu cầu công chứng. Đây chính là đòi hỏi đầu tiên và cơ bản nhất của quy chế về công chứng viên mà cả các công chứng viên từ trước đến nay trên toàn thế giới phải tuân theo, dù ở trong bất cứ hệ thống pháp luật nào, thậm chí ở cả trong các hệ thống pháp luật khác biệt nhau hoàn toàn về quan điểm pháp lý cũng như cách thức tổ chức hệ thống pháp luật của quốc gia đó.

Từ sự đòi hỏi khách quan về các phẩm chất cần thiết của công chứng viên như vậy, nên ở bất cứ quốc gia nào, nhất là các quốc gia có lịch sử phát triển pháp luật lâu đời thì quy chế về công chứng viên luôn luôn được pháp luật đặc biệt coi trọng. Trên thực tế, trong bất cứ một hệ thống pháp luật của quốc gia nào có quy định về chế định về công chứng thì hành vi công chứng của công chứng



viên bao giờ cũng là hành vi "khởi đầu" cho một loạt các hành vi của những người thừa hành pháp luật khác, mang đến tính hợp pháp cho các giao dịch dân sự mà pháp luật nước đó quy định. Đồng thời, hành vi của công chứng viên cũng nhằm tới một mục đích rất quan trọng khác, đó là bảo đảm cho việc tránh xa những tranh chấp, những hậu quả pháp lý đáng tiếc, những thiệt hại vật chất mà các giao dịch dân sự đó có thể mang lại, tức là hành vi của công chứng viên sẽ nhằm mang lại tính an toàn về pháp lý, an toàn về mặt tài sản cho giao dịch dân sự cũng như cho các bên tham gia giao dịch dân sự. Do đó, theo suy luận lô gich về mặt pháp luật, công chứng viên có một vị trí pháp lý giống như một "thẩm phán phòng ngừa". Tức là những người phải "đi tiên phong" trong việc ngăn ngừa trước những sự vi phạm pháp luật có thể xảy ra, ngăn ngừa những hậu quả pháp lý và hậu quả tài sản đáng tiếc có thể xảy ra trong tương lai do các quan hệ giao dịch dân sự mang lại. Hơn thế nữa, khó khăn hơn, là công chứng viên phải quyết định xử lý việc công chứng công việc với một khoảng thời gian rất ngắn, với một tâm thế hoàn toàn "bị động" do các bên yêu cầu công chứng đề ra không hẹn trước, nên không có một sự chuẩn bị trước nào cả, trong khi đó những giao dịch dân sự như tất cả chúng ta đều biết là nó luôn phức tạp, mang đủ những tình tiết tiềm ẩn những "góc khuất", những nguy cơ khó lường có thể gây ra những hậu quả pháp lý, thiệt hại kinh tế vô cùng lớn cho cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch, thậm chí cho cả nền kinh tế quốc dân cũng như cho toàn xã hội.

Cũng chính vì vị trí pháp lý quan trọng, khá đặc biệt nói trên của công chứng viên mà trên thế giới, tại nhiều quốc gia, họ đặc biệt coi trọng toàn bộ các quy định liên quan đến chế định công chứng viên. Về mặt từ ngữ, toàn bộ các quy định này, nếu theo từ điển Tiếng Việt thì có thể được gọi quy chế công chứng viên. (Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học do NXB Đà Nẵng phát hành năm 2007, Trang 1260 do NXB Đà Nẵng phát hành năm 2007: "Quy chế là những điều đã được quy định thành chế độ để mọi người theo đó mà thực hiện trong những hoạt động nhất định nào đó", hay theo Từ điển Tiếng Việt

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 09/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí