Lợi Ích Và Hạn Chế Của Thực Hiện Đơn Hàng Từ Nguồn Lực Bên Ngoài


hành chính được giảm thiểu, hàng tồn kho được giữ ở mức thấp và ít xảy ra thiếu hàng tồn kho.

VMI cũng có thể được tiến hành giữa một nhà cung cấp và các nhà cung cấp phụ của nó.

Hãy xem trường hợp sử dụng VMI và chia sẻ thông tin giữa nhà bán lẻ Walmart và nhà cung cấp P & G. Walmart cung cấp quyền truy cập P & G vào thông tin bán hàng trên mỗi mặt hàng P & G bán cho Walmart. Thông tin bán hàng được P & G thu thập hàng ngày từ mỗi cửa hàng Walmart. Bằng cách theo dõi mức tồn kho các mặt hàng của mình, P & G biết được khi nào hàng tồn kho giảm xuống dưới ngưỡng kích hoạt ưu tiên đặt hàng tự động và giao hàng. Mọi thứ đều được thực hiện bằng điện tử. Lợi ích của P & G là thông tin nhu cầu chính xác, lợi ích của Walmart là kho hàng đầy đủ và cả hai đều giảm được chi phí hành chính (tối thiểu in ra giấy đơn hàng và công việc thủ công). P & G quản lý kho hàng thay cho Walmart. P & G cũng có thỏa thuận tương tự với các nhà bán lẻ lớn khác và Walmart cũng có thỏa thuận tương tự với các nhà cung cấp lớn khác trong quản lý kho hàng.

5.3.2.3. Ứng dụng RFID cải tiến quản trị kho hàng

Công nghệ RFID là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio, từ đó có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng. Không giống như mã vạch khi cần thiết tiếp xúc đường truyền sóng điện từ có thể đọc được, nhãn RFID có thể hoạt động như một thiết bị kiểm tra mang tính chủ động, tín hiệu phát ra trên đài radio thường xuyên khi họ trong phạm vi của máy quét đặc biệt. Ví dụ về ứng dụng của RFID tại Wal-Mart (xem hình 5.4).

RFID cũng có một số hạn chế. Đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ, chi phí đầu tư cho hệ thống có thể rất cao, ít nhất là trong tương lai gần. Chi phí của thẻ RFID cao hơn so với hệ thống mã vạch. Ngoài chi phí ban đầu, còn có chi phí liên quan đến bảo trì và bảo dưỡng hệ thống. Sử dụng RFID có thể liên quan đến bí mật riêng tư. Người tiêu dùng sử


4a) Nhà cung cấp có thể theo dõi dữ liệu điểm đến qua hệ thống kết nối của Walmart

dụng sản phẩm có thẻ RFID có thể được truy tìm dễ dàng. Thẻ RFID phát số sê-ri ID hoặc mã sản phẩm điện tử (EPC) đến đầu đọc gần đó. Ví dụ, kích thước chiếc váy của một người phụ nữ có thể được đọc công khai bởi bất kỳ máy quét nào gần đó. Do vấn đề này, nhà bán lẻ vải Benetton đã lên kế hoạch rút lại việc sử dụng thẻ RFID trong các sản phẩm may mặc của mình. Ngoài ra, tần số sóng radio bị giới hạn, khả năng kiểm soát thiết bị còn hạn chế (30-50 feets tức là khoảng 10 m), thẻ dễ bị nhiễu sóng trong một số môi trường sử dụng, cũng là những hạn chế khác của RFID.


1) Các nhà cung ứng của Walmart: Sản phẩm được đóng gói và được dán thẻ RFID, sau đó gói hàng được

chuyển tới xe chở hàng

2) Xe chở hàng rời kho, máy đọc

RFID ghi thời điểm xe rời khỏi và điểm đến

3a) Thông tin RFID được gửi tới điểm đến qua mạng Internet



4) Các gói hàng được nhập kho. Máy đọc RFID ghi lại thời gian vị trí gói hàng tại

kho của Walmart

3) Xe chở hàng đến nơi giao hàng, RFID ghi lại thời gian đến


6) Các thùng rỗng được

chuyển tới kho. RFID ghi lại địa điểm và thời gian đến

5) Các gói hàng được đưa vào sàn bán hàng

(sales floor)

5a) Dữ liệu được chuyển vào hệ thống VMI

7) Hệ thống CPFR của Walmart

(Lập kế hoạch cộng tác, Dự báo và Bổ sung)

Hình 5.4. Ứng dụng RFID tại Wal-Mart


Nguồn: Efraim Turban et al (2016)


5.3.2.4. Các kho hàng được tự động hóa

Các kho hàng được tự động: Hoạt động thực hiện những đơn hàng điện tử khối lượng lớn đòi hỏi những kho hàng tự động hóa hoàn toàn. Kho hàng thông thường có khả năng cung cấp một lượng lớn hàng hóa đến một số ít các cửa hàng và xí nghiệp, nhà máy. Tuy nhiên, bán lẻ điện tử lại đòi hỏi vận chuyển hàng hóa với khối lượng nhỏ đến nhiều khách hàng. Từ nhu cầu này mà những kho hàng tự động hóa được hình thành, giúp tối thiểu hóa những khó khăn trong hoạt động thực hiện đơn hàng. Các kho hàng tự động hóa có thể bao gồm các người máy (robot) và các thiết bị hiện đại khác phục vụ việc xuất - nhập hàng trong kho (ví dụ các kho hàng của Amazon.com, xem Hộp 5.1, và Hộp 5.5).



Hộp 5.5. Sử dụng Robot tại các kho hàng của Amazon.com


Thế hệ robot đầu tiên của Amazon, năm 2014, cao một feet (1 feet = 0.3048 m), và có thể nâng 750 pound (1 pound = 0.45359237 kg). Nhưng thế hệ mới nhất năm 2019, nhỏ gọn hơn, được gọi là Hercules, có thể nâng tới 1.500 pound. Ngày nay, Amazon có hơn

200.000 robot di động hoạt động trong mạng lưới kho của mình, cùng với hàng trăm nghìn công nhân. Đội quân robot này đã giúp doanh nghiệp thực hiện những lời hứa ngày càng tăng về việc giao hàng nhanh chóng cho khách hàng của Amazon Prime.

Amazon điều hành 175 trung tâm thực hiện đơn hàng trên toàn thế giới. Trong số đó, 26 trung tâm sử dụng robot làm việc cùng với nhân viên để chọn, sắp xếp, vận chuyển và xếp hàng. Trong các kho hàng được tự động hóa một phần của Amazon, robot đã đảm nhận một số nhiệm vụ nhất định, chẳng hạn như mang theo các kho hàng và vận chuyển pallet qua các tòa nhà… Robot không chỉ giúp tối ưu hóa chuỗi cung ứng và cải thiện trải nghiệm của khách hàng mà còn có lợi cho con người làm việc bên cạnh họ.

Nguồn: fleetowner.com (truy cập tháng 4/2020).


5.3.2.5. Sử dụng công nghệ không dây

Chìa khóa thành công trong quản trị dự trữ và thực hiện đơn hàng là tốc độ và tính hiệu quả của hoạt động này, đặc biệt nhờ sử dụng các thiết bị không dây.


Công nghệ không dây đã được sử dụng trong các kho hàng ngay từ đầu những năm 2000. Khả năng hỗ trợ của công nghệ không dây đối với hệ thống quản lý kho hàng WMS được mô tả cụ thể tại Peacocks (xem Hộp 5.6).


Hộp 5.6. Peacocks sử dụng mạng không dây để quản lý kho hàng


Peacocks of Wales (peacocks.co.uk) điều hành khoảng 250 cửa hàng bán lẻ quần áo và đồ nội thất gia đình ở Wales và miền nam nước Anh. Một số vấn đề của Doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng nội bộ của mình là: Hệ thống quản lý phân phối sản phẩm dựa trên giấy dễ gặp sự cố, như danh sách chọn không đầy đủ, chọn sai, lỗi sao chép, chậm trễ trong việc tạo và nhận dữ liệu… Những điều này đã ảnh hưởng đến chiến lược tăng trưởng của doanh nghiệp và giảm lợi nhuận.

Năm 1997, Peacocks hợp nhất sáu nhà kho của mình thành một trung tâm phân phối duy nhất với 30.500 m2, 3 tầng. Các cửa hàng đã đặt hàng hơn 4.000 SKU mỗi ngày. Những mặt hàng này cần được chọn và vận chuyển đến các cửa hàng một cách hiệu quả. Sử dụng một kho thay vì sáu nhà kho để giải quyết một số vấn đề về Peacocks, tuy nhiên, hệ thống thông tin liên lạc trên giấy vẫn không hiệu quả. Với hệ thống chọn giấy, khi hết sản phẩm tại một địa điểm cụ thể, nhân viên nhặt hàng phải chờ sản phẩm đến hoặc quay lại vị trí ban đầu của mình. Hệ thống chọn trên giấy có sự chậm trễ và rất khó dự đoán khối lượng mặt hàng tại kho hàng.

Năm 1998, doanh nghiệp bắt đầu thay thế hệ thống chọn trên giấy của mình bằng một hệ thống không dây (cung cấp bởi Symbol Technologies, một đơn vị của Motorola). Trung tâm được trang bị hệ thống xử lí và lấy hàng tự động theo thời gian thực, phân phối hoàn toàn tự động. Sự vận hành dựa trên sự kết hợp của thiết bị di động và một số thiết bị đầu cuối gắn trên xe tải được hỗ trợ bởi mạng LAN không dây. Hệ thống cung cấp kiểm soát thời gian thực. Cho dù một sản phẩm được con người di chuyển hay bằng xe tải, Peacocks biết chính xác nó ở đâu. Nếu tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình ai đó ở sai vị trí, xử lý sản phẩm sai hoặc gửi nó đến sai địa điểm, hệ thống gửi cảnh báo và ngăn chặn hành động.

Khi Peacocks nhận được giao hàng từ nhà sản xuất, lô hàng được kiểm tra và các thùng hàng riêng lẻ từ mỗi lần giao hàng được cấp nhãn mã vạch xác định và được quét để báo cáo. Bằng cách này, mọi mặt hàng có thể được theo dõi thông qua trung tâm phân phối kể từ khi mặt hàng nhập vào. Hệ thống ngay lập tức biết nếu có một yêu cầu tại một điểm chọn hàng.



Khi các thùng hàng được dán nhãn, Peacock sử dụng hệ thống băng tải tự động để gửi thùng hàng đến điểm chọn hàng hoặc khu lấy hàng Pallet theo chỉ dẫn của hệ thống WMS không dây.

Mỗi nhân viên nhặt hàng đeo thiết bị đầu cuối gắn trên cổ tay, nhận hướng dẫn chọn từ hệ thống máy chủ Peacocks, qua mạng LAN không dây. Khi xe đẩy trống đến khu vực lấy hàng, người chọn sẽ quét mã vạch trên xe đẩy trống và tín hiệu hiện thị trên màn hình LCD cho người lấy hàng biết lối đi nào, địa điểm nào sẽ chọn và chọn mặt hàng nào.

Khi một mặt hàng đã chọn, máy được gắn ở cuối lối đi để quét mã vạch. Điều này xác định rằng việc chọn là chính xác.

Cuối cùng, máy quét quét từng mặt hàng khi nó được đặt vào xe đẩy.

Sau mỗi lượt chọn hoàn tất, hệ thống băng tải sẽ đưa từng xe đẩy đến khu vực điều phối để được chất vào các thùng để giao đến cửa hàng Peacocks. Bởi vì dữ liệu được gửi đến máy chủ theo thời gian thực trong quá trình lấy hàng, hệ thống sẽ biết khi nào kho hàng đang tiến đến mức bổ sung do Peacocks đặt. Khi một mặt hàng cần được bổ sung, hệ thống sẽ gửi một cảnh báo đến một thiết bị đầu cuối gắn trên xe tải trong khu lấy hàng pallet. Cũng như các thiết bị đầu cuối gắn trên tay, một tín hiệu hiện thị trên màn hình LCD trên thiết bị đầu cuối xe tải hướng người lái đến một vị trí chính xác trong giá đỡ pallet. Khi đến địa điểm, tài xế sử dụng máy quét cầm tay để quét mã vạch vị trí. Điều này xác nhận rằng người lái xe tải đang ở đúng vị trí và chọn đúng sản phẩm.

Lấy hàng tự động giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu hư hại cho các thiết bị. Hệ thống cũng thân thiện với người dùng, do đó giảm thiểu chi phí đào tạo nhân viên vận hành.

Nguồn: Motorola.com (truy cập tháng 6/2009)


5.3.2.6. Kho nổi

Kho nổi cũng được các nhà bán lẻ điện tử sử dụng nhiều hơn trong những năm gần đây. Phương pháp sử dụng kho nổi để giao hàng đã được các doanh nghiệp bán lẻ điện tử hàng đầu thế giới như Amazon (xem Hộp 5.7), Walmart, các nhà bán lẻ điện tử tại Trung Quốc thực hiện gần đây.



Hộp 5.7. Amazon sử dụng kho nổi để giao hàng


Amazon đang tìm cách đẩy chuỗi cung ứng của mình lên bầu trời khi doanh nghiệp sử dụng việc giao hàng bằng máy bay không người lái. Đó là một phần trong kế hoạch lớn của Amazon để chuyển từ việc giao hàng trên mặt đất vào bầu trời, nơi máy bay không người lái sẽ thực hiện giao hàng.

Các kho hàng trên trời (dock high), hay các trung tâm thực hiện trên không (AFC), theo mô tả của Amazon, sẽ được phục vụ bởi một đội máy bay không người lái (UAV). Một AFC có thể được định vị ở độ cao so với khu vực đô thị và được thiết kế để duy trì kho hàng mà người dùng có thể mua và giao hàng cho người dùng bởi UAV được triển khai từ AFC. Amazon đã được cấp bằng sáng chế cho hệ thống giao hàng bằng máy bay không người lái vào năm 2016 và tháng 7/2018 đã nhận được sự chấp thuận cho phiên bản sửa đổi.

Nguồn: fleetowner.com (truy cập tháng 3/2020)


5.3.3. Giao hàng nhanh

Tại Mỹ, từ sau năm 1973, một số doanh nghiệp nhỏ đã khởi xướng khái niệm “giao hàng ngày hôm sau”. Đó là một cuộc cách mạng trong hoạt động hậu cần “giao hàng tới cửa”. Chỉ một vài năm sau, doanh nghiệp FedEx đã đưa ra dịch vụ “giao hàng sáng hôm sau”. Năm 2008, FedEx đã chuyển trên 6,7 triệu gói hàng/ngày trên toàn cầu, sử dụng hàng trăm máy bay và hàng nghìn xe tải.

Giao hàng trong ngày, thậm chí là trong cùng giờ: Trong thời đại số, giao hàng vào sáng hôm sau có thể vẫn chưa đủ. Hiện nay, hoạt động giao hàng có thể thực hiện ngay trong ngày, thậm chí là trong cùng giờ cho những nhu cầu cấp thiết như: giao dược liệu, thuốc tại bệnh viện... Ví dụ, eFulfillment Service (efullfilmentservice.com) và One World Direct (owd.com) là những doanh nghiệp tại Mỹ đã thiết lập một mạng lưới phân phối tốc độ nhanh, nhất là trong lĩnh vực bán lẻ điện tử. Các doanh nghiệp này cung cấp các hệ thống phân phối trên toàn nước Mỹ bằng việc hợp tác với các doanh nghiệp vận tải như FedEx hoặc UPS. Các hãng giao bánh Pizza nhanh đã tồn tại khá lâu (ví dụ Domino’s Pizza).


Ngày nay, có rất nhiều đơn hàng trực tuyến đặt bánh Pizza. Tại Việt Nam, từ vài năm gần đây, nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao đồ ăn trong cùng giờ như Now.vn, GoFood, Food.grap.com... Tuy nhiên, giao hàng nhanh là khá rủi ro cho người giao, đòi hỏi khách hàng cần sẵn sàng nhận hàng, nhất là với hàng giao các sản phẩm tươi sống, cần bảo quản và thanh toán trả sau.

Giao hàng siêu thị: Các siêu thị truyền thống có bán trực tuyến có chương trình giao hàng tại siêu thị, giao hàng trong ngày hoặc ngày hôm sau miễn phí, tùy thuộc vào thời gian đặt hàng, phạm vi giao hàng, loại hàng hóa. Ví dụ, chương trình giao hàng của siêu thị Mediamart.vn đang triển khai để cạnh tranh với các siêu thị khác (xem Bảng 5.1).


Bảng 5.1. Giao hàng tại siêu thị Mediamart.vn


Thời gian đặt hàng

Phạm vi giao hàng

Giao hàng trong ngày

Giao ngày hôm sau

Trước 21h30

Bán kính dưới 20 km

x


Sau 21h30

Bán kính dưới 20 km


x

Trước 20h00

Bán kính từ 20 - 50 km

x


Sau 20h00

Bán kính từ 20 - 50 km


x

Sau 16h00

Bán kính từ 20 - 50 km

x


Sau 16h00

Bán kính trên 50 km


x

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 170 trang tài liệu này.

Quản trị thương mại điện tử 1 Phần 2 - 9


Nguồn: Mediamart.vn


5.3.4. Thực hiện đơn hàng từ nguồn lực bên ngoài

5.3.4.1. Lợi ích và hạn chế của thực hiện đơn hàng từ nguồn lực bên ngoài

Tính hiệu quả và lợi ích của thực hiện đơn hàng được xem như một chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều nhà bán lẻ điện tử không duy trì được hoạt động kinh doanh bởi vì không có khả năng đáp ứng được đơn hàng. Nhà bán lẻ điện tử nên lựa chọn tự mình thực


hiện đơn hàng hoặc thực hiện bằng nguồn lực bên ngoài, ví dụ như thuê các doanh nghiệp logistics bên thứ ba (3PL).

Các nguồn lực bên ngoài là một giải pháp phù hợp nếu như đáp ứng với chi phí hiệu quả và có tính kinh tế. Quá trình thực hiện các đơn đặt hàng trực tuyến được xem như là việc cung cấp hàng hóa bằng vận chuyển trực tiếp từ người bán/nhà sản xuất tới khách hàng.

Nhiều doanh nghiệp thực hiện đơn hàng cũng là những nhà sản xuất. Trong trường hợp đó, nhà bán lẻ trực tuyến hành động như trung gian cho nhà sản xuất. Điều này giúp nhà bán lẻ tập trung vào việc bán hàng và quảng cáo sản phẩm, đặc biệt phù hợp với những cửa hàng bán lẻ điện tử nhỏ, không phải lo lắng về việc thực hiện đơn hàng. Tuy nhiên, những doanh nghiệp lớn hơn có lẽ muốn kiểm soát quá trình thực hiện đơn hàng để tăng lợi nhuận thường tự mình thực hiện đơn hàng.

Các doanh nghiệp thực hiện đơn hàng đưa ra nhiều dịch vụ khác nhau và họ ký hợp đồng trả trước, giá cả theo thỏa thuận. Các dịch vụ đa dạng thay đổi từ gói hàng tới vận chuyển hàng hóa có thể được thực hiện một phần hay toàn bộ.

Quá trình thực hiện đơn hàng điện tử từ nguồn lực bên ngoài phù hợp khi:

- Có một phạm vi rộng và đa dạng các mặt hàng để bán,

- Có một nhu cầu thay đổi cao của hàng hóa và người bán nếu thực hiện tất cả công việc sẽ chịu mức rủi ro cao. Việc sử dụng các doanh nghiệp thực hiện đơn hàng sẽ phục vụ nhiều người bán hàng của cùng một loại hàng hóa có thể giúp việc bán hàng suôn sẻ theo sự thay đổi của nhu cầu.

Tuy nhiên, việc thực hiện đơn hàng điện tử từ nguồn lực bên ngoài có thể không phù hợp với những mặt hàng khó vận chuyển và bảo quản (trừ khi nhà vận tải muốn kết hợp các đơn đặt hàng từ một số các doanh nghiệp giao hàng trung gian); các đơn đặt hàng nhỏ (ví dụ, trong kinh doanh đồ trang sức).

Xem tất cả 170 trang.

Ngày đăng: 19/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí