Các Hình Thức Thực Hiện Đơn Hàng Từ Nguồn Lực Bên Ngoài


Một số lợi ích của thực hiện đơn hàng từ nguồn lực bên ngoài:

- Giảm chi phí đầu tư trong dự trữ hàng hóa và đáp ứng yêu cầu giao hàng bởi các doanh nghiệp giao hàng trung gian có thể đạt được hiệu quả nhờ quy mô tối ưu.

- Nhà bán lẻ điện tử có thể mở rộng dải sản phẩm và quản trị hàng hóa đảm bảo khả năng sẵn có cho hoạt động bán hàng.

- Tiết kiệm chi phí vận chuyển, không cần vận chuyển hàng tới cửa hàng của người bán. Trong một số trường hợp, các người bán không phải trả chi phí lưu kho đến khi hàng được bán.

Một số hạn chế của thực hiện đơn hàng từ nguồn lực bên ngoài:

- Tăng chi phí, có thể đẩy giá hàng hóa quá cao,

- Khó kiểm soát chất lượng và chất lượng dịch vụ,

- Giảm vai trò của nhà bán lẻ điện tử,

- Vi phạm bí mật thông tin khách hàng, vì người bán có thể chia sẻ thông tin cho doanh nghiệp giao hàng trung gian.

- Doanh nghiệp trung gian có thể lấy thông tin khách hàng/thậm chí cả khách hàng của người bán.

5.3.4.2. Các hình thức thực hiện đơn hàng từ nguồn lực bên ngoài

i) Hợp tác đối tác

Một phương pháp hiệu quả giải quyết vấn đề thực hiện đơn hàng là việc một tổ chức hợp tác với các doanh nghiệp khác. Ví dụ, một số doanh nghiệp bán lẻ điện tử hợp tác với UPS hoặc FedEx. Các hợp tác liên quan tới logistics có thể có nhiều dạng, ví dụ, các thị trường có thể được quản lý bởi một hoặc nhiều doanh nghiệp kho vận như A & A Contract Customs Brokers (aacb.com), các doanh nghiệp có thể giúp các doanh nghiệp khác tìm kiếm doanh nghiệp kho vận nhà trung gian chuẩn bị hàng hóa cho vận chuyển. Các doanh nghiệp kho vận có thể tìm các giá


tốt nhất trong nhà vận chuyển hàng không và các nhà vận chuyển thầu để báo giá cho các nhà bán lẻ điện tử có hàng hóa cần được vận chuyển.

ii) Logistics thuê ngoài

Thay vì một sự hợp tác mạo hiểm hoặc sở hữu cổ phiếu của các đối tác, nhiều doanh nghiệp đơn thuần thuê ngoài dịch vụ logistics. Những nhà vận chuyển lớn, như UPS và FedEx, cung cấp các dịch vụ logistics hiện đại. Các nhà bán lẻ điện tử có thể hợp tác với đối tác và logistics thuê ngoài. Đây là phương pháp hiệu quả giải quyết vấn đề thực hiện đơn hàng. Lợi ích của logistics thuê ngoài là dễ dàng thay đổi các nhà cung ứng logistics, như trường hợp doanh nghiệp National Semiconductor (xem hộp 5.8). Logistics thuê ngoài là đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp nhỏ, các nhà bán lẻ điện tử quy mô nhỏ.



Hộp 5.8. Logistics thuê ngoài tại National Semiconductor (NSC)


NSC (national.com), có trụ sở tại SantaClara, California, là nhà sản xuất công nghệ kỹ thuật số có doanh thu 2 tỷ $ năm 2004 khi phân phối chip bán dẫn và các sản phẩm liên quan cho hơn 3.800 khách hàng trên thế giới. Doanh nghiệp sử dụng các logistics thuê ngoài (3PL) với chức năng chính là chuyển hàng hóa bằng các phương tiện hiệu quả nhất có thể. Các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần cung cấp công nghệ hiện đại, trong khi NSC tập trung vào các năng lực cốt lõi là thiết kế và sản xuất các sản phẩm của mình.

Trước năm 1992, NSC phân phối trực tiếp từ các nhà máy sản xuất của mình, chủ yếu tập trung ở Đông Nam Á. Khi khối lượng bán hàng tăng lên và nhu cầu giao hàng nhanh hơn tăng, NSC thuê FedEx để phân phối hàng hóa từ một cơ sở ở Singapore. FedEx dựa vào thiết bị vận chuyển hàng không của riêng mình, điều này giới hạn các chuyến hàng của NSC. Do đó, vào cuối những năm 1990, NSC bắt đầu tìm kiếm một 3PL duy nhất có thể cung cấp vận chuyển linh hoạt và hiệu quả. NSC đã chọn tập đoàn UPS Logistics, mở một cơ sở phân phối hiện đại tại Singapore vào tháng 8 năm 2000. Trung tâm phân phối tập trung của UPS, nhận các lô hàng từ các nhà máy của NSC tại Singapore, Malaysia và Philippines. UPS Logistics thực hiện các chức năng cơ bản là nhận và lưu trữ hàng tồn kho; chọn, đóng gói và vận chuyển đến khách hàng; và sắp xếp vận chuyển ra nước ngoài.

NSC phát triển hệ thống thông tin nội bộ và được phối hợp với các hệ thống của UPS Logistics. Các hệ thống này tích hợp cho phép thông quan, ghi nhãn và quy tắc thương



mại. UPS cung cấp mạng viễn thông, giao diện giữa NSC và UPS Logistics để trao đổi các tệp, cân bằng kho hàng và xử lý các chức năng khác của chuỗi cung ứng. Với hệ thống thông tin tự động cao, UPS Logistics có thể hoạt động trong nhiều ngày mà không cần trao đổi trực tiếp với NSC trừ khi có nhu cầu về một lô hàng cấp tốc hoặc vấn đề vận chuyển nảy sinh.

NSC đã tiết kiệm được khoảng 50% chi phí hậu cần toàn cầu kể từ khi bắt đầu thuê ngoài dịch vụ hậu cần vào năm 1992. Sử dụng UPS Logistics, NSC tiết kiệm 10% so với hệ thống FedEx. Với khoản tiết kiệm bổ sung từ các cải tiến khác mà UPS đã cung cấp, NSC có thể thấy khoản tiết kiệm tiềm năng từ 15% đến 20%. Đối với NSC, nhu cầu thuê ngoài logistics quốc tế đã được chứng minh là một giải pháp quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả về chi phí. Những lợi ích của công nghệ thông tin hiện đại, tính linh hoạt của nhà cung cấp và logistics chuyên nghiệp đã làm cho mối quan hệ của nó với UPS Logistics trở thành một mối quan hệ ngày càng phát triển.

NSC liên tục bổ sung các sản phẩm mới. Kể từ năm 2008-2009, một lĩnh vực mới quan trọng là sản phẩm IC tiết kiệm năng lượng và quản lý năng lượng. Logistics thuê ngoài đang rất hiệu quả, vì vậy doanh nghiệp tiếp tục với chiến lược này.

Nguồn: national.com (truy cập tháng 3/2009)


5.3.5. Giải pháp thực hiện đơn hàng trường hợp đặc biệt

5.3.5.1. Cá nhân hóa hàng loạt

Một trong những lợi ích của thương mại điện tử là khả năng cá thể hóa sản phẩm và cá nhân hóa dịch vụ dễ dàng. Tuy nhiên, thực hiện đơn hàng của những trường hợp này có thể không đơn giản. Sản xuất hàng loạt có thể giảm giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Câu hỏi đặt ra là bằng cách nào thực hiện số lượng lớn các sản phẩm cá thể hóa.

Thực hiện đơn hàng của Dell với các bộ phận của máy tính thông qua sản xuất hàng loạt và cung cấp cá nhân hóa theo cách thức chúng được thiết kế. Giải pháp này cũng được chấp nhận bởi nhiều nhà sản xuất khác trong cá nhân hóa sản phẩm như xe hơi, giày, đồ chơi, sách… Nghiên cứu trường hợp Dell (xem Hộp 5.9).



Hộp 5.9. Hệ thống thực hiện đơn hàng của Dell trên thế giới


Một trong những lý do quan trọng để Dell tiếp tục được xếp hạng cao là chất lượng của hệ thống thực hiện đơn hàng được cá nhân hóa. Dell phải thực hiện cả đơn hàng từ khách hàng cá nhân và từ các doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà cung ứng của Dell còn thực hiện các đơn hàng của Dell về các bộ phận và linh kiện máy tính. Để làm được điều này, Dell đã tự động hóa hoàn toàn xử lí đơn hàng trực tuyến, trên 90% các bộ phận của Dell được thực hiện trực tuyến.

Các nhà cung ứng sử dụng cổng thông tin của Dell để xem các yêu cầu của Dell và các thay đổi để dự báo dựa trên thị trường và xác nhận khả năng đáp ứng các yêu cầu giao hàng của Dell. Sau đó, các phân xưởng của Dell nhận được các đơn hàng và bảng kê các lắp ráp, một tín hiệu kéo (pull) tới nhà cung ứng kích hoạt lô hàng chỉ với nguyên nhiên liệu được yêu cầu để xây dựng các đơn hàng hiện tại và các nhà cung ứng vận chuyển các nguyên nhiên liệu trực tiếp tới dây chuyền lắp ráp tương ứng của Dell.

Ngoài ra, Dell cung cấp các dịch vụ Web. Dell thiết lập cho tất cả các dây chuyền trong tất cả các phân xưởng trong khoảng 2 giờ trên toàn thế giới và chỉ trong 2 giờ đưa nguyên nhiên liệu vào nhà máy. Điều này đã giảm vòng thời gian tại các nhà máy lắp ráp của Dell và giảm khoảng trống nhà kho, khoảng trống được thay thế bằng dây chuyền sản xuất.

Dự án đã tạo ra hiệu quả cung ứng được tăng cường hơn và đẩy nhanh tiến độ hơn, Dell chỉ cần chưa đến 4 ngày trong toàn bộ hoạt động sản xuất để cung cấp sản phẩm, trái lại nhiều đối thủ cạnh tranh thường mất trên 30 ngày. Ngoài ra, tự động hóa đã giúp Dell phản hồi nhanh hơn và chính xác khả năng các trường hợp mất cân đối thị trường, ngăn ngừa tình trạng linh kiện lỗi thời, hư hỏng và cải tiến thời gian trả lời giữa chuỗi cung ứng nhằm cung cấp một cái nhìn toàn cầu về cung cầu tại bất kì địa điểm cụ thể nào của Dell và tại bất kì thời gian nào.

Nguồn: dell.com (truy cập tháng 3/2008)


5.3.5.2. Sáp nhập chuyển vận

Sáp nhập chuyển vận là mô hình trong đó các bộ phận của một sản phẩm có thể đến từ nhiều địa điểm vật lí khác nhau. Đây là một phương thức phân phối trong đó kết hợp các phần của đơn đặt hàng đến từ nhiều nhà cung cấp và các địa điểm khác nhau để khách hàng nhận được một lần giao hàng (Chopra & Meindl, 2016). Ví dụ, trong vận chuyển một bộ PC, màn hình có thể đến từ bờ Đông (East Coast) và CPU có thể đến từ bờ Tây (West Coast) nước Mỹ. Thay vì vận chuyển từng bộ phận tới một


nhà bán lẻ, các bộ phận được chuyển trực tiếp tới khách hàng và được hợp nhất thành một lần vận chuyển bởi người giao địa phương (khách hàng nhận tất cả các bộ phận trong một lần giao hàng). Mô hình này cũng được Dell áp dụng (xem hình 5.5).


Hình 5 5 Mô hình mạng phân phối sản phẩm máy tính của Dell Nguồn Deepak Hajoary 1


Hình 5.5. Mô hình mạng phân phối sản phẩm máy tính của Dell


Nguồn: Deepak Hajoary (2016)


Ưu điểm:

- Giảm thời gian từ lúc nhận đơn hàng đến khi chuyển hàng. Hàng hóa, linh kiện đã đặt được chuyển trực tiếp đến nhà vận chuyển địa phương rồi được hợp nhất chuyển tới khách hàng, không phải qua nhà bán lẻ.

- Giảm thời gian lưu kho. Hàng hóa, linh kiện được sản xuất theo đơn đặt hàng mà không nhất thiết phải lưu kho.


- Giảm chi phí vận chuyển. Quãng đường hàng hóa di chuyển ngắn hơn, do được chuyển trực tiếp.

- Cải thiện dịch vụ khách hàng.

- Giảm tồn kho, hàng lỗi thời, giảm chi phí vốn cho nhà sản xuất.

Nhược điểm:

- Thiếu hàng hóa dự phòng, khan hiếm hàng hóa khi tình huống tăng cầu xảy ra, hoặc sự cố dẫn tới ngưng trệ trong sản xuất.

- Tăng chi phí cho nhà bán lẻ trong đầu tư hệ thống thông tin để luôn bảo đảm thông tin thông suốt trong chuỗi phân phối sản phẩm và dịch vụ.

- Có thể xuất hiện mối nguy hiểm là nhà cung cấp sẽ giành quyền kiểm soát khách hàng từ nhà bán lẻ để bán hàng trong tương lai.

5.4. Phân phối sản phẩm số

5.4.1. Khái quát về công nghệ phân phối sản phẩm số

Sản phẩm số được mua bán qua mạng Internet cũng cần được giao nhận tới khách hàng. Giao nhận hay phân phối sản phẩm số là phân phối trực tuyến với các sản phẩm độc lập thường được gọi là sản phẩm nội dung hoặc sản phẩm có thể tải xuống các hệ thống máy tính cá nhân, điện thoại thông minh... Với sự phát triển của băng thông và đường truyền Internet, phân phối trực tuyến các sản phẩm số đã trở nên phổ biến. Các sản phẩm nội dung được phân phối trực tuyến rất đa dạng, như sách điện tử, phim, các chương trình truyền phát, âm nhạc, phần mềm máy tính và trò chơi video…

Truyền phát liên quan đến việc tải xuống và sử dụng nội dung theo yêu cầu của người dùng thay vì cho phép người dùng lưu trữ vĩnh viễn. Ngược lại, tải xuống đầy đủ nội dung vào ổ cứng hoặc hình thức lưu trữ khác có thể cho phép truy cập ngoại tuyến trong tương lai.


Các mạng phân phối nội dung giúp phân phối sản phẩm nội dung qua Internet bằng cách đảm bảo cả tính sẵn sàng cao và hiệu suất cao.

Các công nghệ thay thế để phân phối sản phẩm nội dung bao gồm các công nghệ chia sẻ tệp ngang hàng.

Ngoài ra, nền tảng phân phối nội dung cho phép người dùng, nhà sản xuất tạo và cung cấp nội dung từ xa, hoạt động như các hệ thống quản lý nội dung được lưu trữ.

Tùy hình thức tồn tại của sản phẩm, một sản phẩm có thể được phân phối theo hình thức vật thể hoặc phân phối số (xem bảng 5.2)


Bảng 5.2. So sánh phân phối sản phẩm vật thể và sản phẩm số


Loại sản phẩm

Phân phối vật thể

Phân phối số

Phần mềm

Đóng hộp, bao gói tại cửa hàng

FTP, tải trực tiếp, email

Báo đọc, tạp chí

Báo in, tạp chí tạp hóa

Trang tin tức, tạp chí điện tử

Thiệp chúc mừng

Thiệp chúc mừng tại tạp hóa

Email, URL kết nối tới người nhận

Hình ảnh, tranh ảnh

CD-ROM, tạp chí

Website, tải xuống

Phim, nhạc

CD, DVD, băng từ

MP3, WAV, iTunes, AVI,

tải xuống.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 170 trang tài liệu này.


Nguồn : Efraim Turban et al (2016)


5.4.1.1. Mạng phân phối nội dung

Mạng phân phối nội dung (CDN): Là mạng phân phối theo địa lý của máy chủ proxy và trung tâm dữ liệu của chúng. Mục tiêu CDN là cung cấp tính sẵn sàng cao và hiệu suất cao bằng cách phân phối dịch vụ theo không gian tương đối cho người dùng cuối. CDN phục vụ một phần lớn nội dung Internet hiện nay, bao gồm các đối tượng web (văn bản, đồ họa và tập lệnh), các đối tượng có thể tải xuống (tệp phương tiện, phần mềm, tài liệu), các ứng dụng (thương mại điện tử, cổng thông tin),


phương tiện truyền phát trực tiếp, truyền phát theo yêu cầu phương tiện truyền thông và các trang truyền thông xã hội.

CDN là một lớp trong hệ sinh thái Internet. Chủ sở hữu nội dung như các doanh nghiệp truyền thông và nhà cung cấp thương mại điện tử trả tiền cho các nhà khai thác CDN để cung cấp nội dung của họ cho người dùng cuối. Đổi lại, CDN trả tiền cho các ISP, nhà mạng và nhà khai thác mạng để lưu trữ máy chủ của họ trong trung tâm dữ liệu.

CDN ra đời giúp giải quyết tình trạng "thắt nút cổ chai" giữa máy khách và máy chủ. Các nhà cung cấp đã tạo ra một hệ thống mạng liên kết gồm nhiều máy chủ có dữ liệu giống nhau và đồng bộ, được đặt ở nhiều nơi khác nhau. Những máy chủ này được gọi là Cache Server hay Replica Server (xem Hình 5.6).

Ưu điểm của CDN:

CDN giúp người dùng tăng tốc độ truy cập website, tải nội dung nhanh, giảm thiểu độ trễ, giật hình khi xem các video, streaming... và tiết kiệm băng thông.

Đối với doanh nghiệp cung cấp nội dung, CDN giúp:

- Nâng cao chất lượng và tăng khả năng đáp ứng truy cập dịch vụ nội dung số.

- Giảm tải hệ thống máy chủ vận hành chính. Các tệp tĩnh được bố trí trên các cụm máy chủ phân phối, giúp giảm tải máy chủ chính.

- Cải thiện tốc độ truy cập website. Cơ chế xác định vị trí máy chủ gần nhất so với máy khách giúp việc truyền tải dữ liệu được thực hiện nhanh hơn, tốc độ truy xuất nhanh hơn dù ở bất kỳ đâu.

- Tiết kiệm chi phí đầu tư hệ thống máy chủ.

- Tăng vị trí xếp hạng website và cải thiện vị trí tìm kiếm. Google ưu tiên các website có tốc độ truy xuất cao hơn so với các website khác. Việc cải thiện tốc độ giúp website có xếp hạng cao hơn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/02/2024