Tạo Và Quản Trị Nội Dung Website Bán Lẻ Điện Tử


Yahoo! (smallbusiness.yahoo.com), Amazon.com, Etsy hoặc eBay (ngay cả khi đó không phải là một doanh nghiệp đấu giá). Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vừa và lớn xây dựng website của họ bằng dịch vụ hosting độc lập hoặc thông qua các thỏa thuận tự lưu trữ.

Tự lưu trữ: Là hình thức lưu trữ website ngay tại máy chủ của mình. Đối với hình thức này, doanh nghiệp cần phần cứng, phần mềm, đội ngũ nhân viên kỹ thuật và các dịch vụ viễn thông chuyên dụng. Tự lưu trữ là cần thiết khi một doanh nghiệp có các yêu cầu đặc biệt, hoặc một website lớn và phức tạp. Nhược điểm của tự lưu trữ là chi phí cao và tốc độ xây dựng chậm. Các tùy chọn lưu trữ web khác cho phép doanh nghiệp chia sẻ chi phí lưu trữ website giữa nhiều khách hàng của họ.

Sử dụng dịch vụ lưu trữ chuyên dụng: Dịch vụ lưu trữ web chuyên dụng là một loại dịch vụ lưu trữ cho phép các cá nhân và tổ chức có thể truy cập website của họ trên web (cung cấp các trang web có không gian trên Internet). Các doanh nghiệp như Go Daddy, iPage, Shopify, Web.com và Bluehost cung cấp nhiều dịch vụ tốt hơn so với dịch vụ xây dựng cửa hàng cung cấp. Hầu như tất cả các doanh nghiệp lưu trữ web cũng có bộ phận thiết kế web nội bộ để giúp khách hàng.

Dịch vụ lưu trữ website miễn phí: Một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu trữ website miễn phí, nhưng họ không cung cấp nhiều tính năng được cung cấp bởi các doanh nghiệp lưu trữ website chuyên dụng.

Sử dụng dịch vụ lưu trữ khác: Các doanh nghiệp nhỏ có thể sử dụng dịch vụ xây dựng cửa hàng cùng lưu trữ (còn gọi là dịch vụ thiết kế và dịch vụ lưu trữ) với chi phí thấp. Tuy nhiên, sử dụng dịch vụ lưu trữ này có nhược điểm, như thiếu các tính năng nhất định (ví dụ không sử dụng ví thanh toán điện tử). Ngoài ra, các website của khách hàng có thể trông giống nhau vì đều sử dụng cùng một bộ mẫu.

Mỗi phương án có những ưu điểm và hạn chế. Tùy điều kiện và yêu cầu mà doanh nghiệp lựa chọn một phương án lưu trú website phù hợp.


3.2.1.2. Đăng kí tên miền cho website bán lẻ điện tử

Một doanh nghiệp có website bán lẻ cần có tên miền riêng. Các quyết định phải đưa ra là sử dụng tên miền cấp nào, và tên miền đó có bao gồm tên doanh nghiệp không hay chỉ một số khía cạnh của thương hiệu. Đăng ký tên miền là điều cần thiết đối với doanh nghiệp có website bán lẻ. Lựa chọn tên cho website bán lẻ là việc làm cần thiết và mang tính sáng tạo khi tạo lập nó. Tên của website đồng nghĩa với việc doanh nghiệp được nhận biết như thế nào, và mục đích quảng bá. Khi đặt tên website doanh nghiệp cần phải suy nghĩ kỹ. Tên website doanh nghiệp phải dễ nhớ, ngắn gọn, gây ấn tượng, và phù hợp với tính chất ngành nghề lựa chọn, tên doanh nghiệp đã đang hoạt động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Ví dụ: Tên “Vinabook” sẽ gợi cho người tìm kiếm về một website liên quan đến bán. Tương tự, tên “sachviet” cũng là một cách đặt tên website liên quan đến sách. Nhiều website bán sách có thể đặt tên gắn với tên nhà xuất bản nổi tiếng, như nhà xuất bản với tên riêng: nxbkimdong.com.vn, nhasachtienphong.com.vn…

Khi xác định tên miền cho doanh nghiệp, cần kiểm tra (qua thông tin của các site cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền) xem tên miền định lựa chọn đã bị đăng ký hay chưa. Có thể đăng ký tên miền trong nước hoặc quốc tế.

Tên miền phụ rất phổ biến đối với các gian hàng điện tử chạy trên các nền tảng/hạ tầng thương mại điện tử. Ví dụ, gian hàng được tạo trên sàn thương mại điện tử tiki.vn, lazada.vn, shopee.vn... Việc có được một tên miền theo mong muốn đối với các doanh nghiệp ra đời sau là một việc khó, vì đại đa số các tên miền gây ấn tượng đều đã được đăng ký, nhất là tên miền bằng tiếng Anh.

3.2.1.3. Tạo và quản trị nội dung website bán lẻ điện tử

Mọi website bán lẻ điện tử luôn cần có nội dung. Nội dung web là nội dung văn bản, hình ảnh hoặc âm thanh được mô tả như một phần của trải nghiệm người dùng trên các trang web. Nó có thể bao gồm cả những


thứ khác trong văn bản, hình ảnh, âm thanh, video và hoạt hình. Nội dung có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng phải phù hợp, giúp người xem dễ dàng tìm kiếm. Việc cung cấp nội dung hiệu quả và quản trị nội dung sao cho chính xác và cập nhật thu hút người xem là những yếu tố quan trọng trong các website.

Tự tạo nội dung: Đa phần nội dung website được tạo bởi chủ website và các nhà phát triển web. Ngoài ra, các nội dung cũng có thể được tạo ra bởi khách hàng thông qua các đánh giá sản phẩm, diễn đàn thảo luận, lời chứng...

Mua nội dung: Nội dung website có thể được mua hoặc cấp quyền sử dụng. Nội dung được nhận từ nguồn bên ngoài là các nội dung bổ sung. Nguồn chính cho nội dung bổ sung là các nhà cung cấp nội dung, những người bán nội dung (ví dụ cùng một nội dung số) cho nhiều khách hàng, sau đó khách hàng sử dụng cho các mục đích riêng.

Quản trị nội dung: Quản trị nội dung website là quá trình thu thập, xuất bản, sửa đổi, cập nhật và xóa nội dung khỏi trang web để giữ cho nội dung luôn mới mẻ, chính xác, hấp dẫn và đáng tin cậy. Hầu như tất cả các website khi mới bắt đầu đều có các nội dung logic, nhưng theo thời gian nội dung trở nên lỗi thời, không liên quan hoặc không phù hợp. Quản trị nội dung đảm bảo rằng một website vẫn logic và chính xác sau khi nó được đặt trên World Wide Web trong một thời gian dài.

Danh mục và loại nội dung: Cung cấp nội dung cho các trang web là một công việc khá phức tạp do sự đa dạng và số lượng của các nguồn đóng góp. Nội dung có thể bao gồm các ngôn ngữ nước ngoài và phải được cập nhật thường xuyên, nội dung có thể bao gồm tất cả các loại phương tiện truyền thông. Nội dung có thể liên quan đến bảo mật người dùng, siêu dữ liệu, mẫu tự động, lịch sử phiên bản, bảo vệ quyền riêng tư…

Nội dung thường xuyên thay đổi (ví dụ: tin tức thời tiết, giá cả hàng hóa, tỉ giá đồng tiền, lãi suất cho vay của các ngân hàng, khuyến mại) được gọi là nội dung web động, còn những nội dung không đổi hoặc


không cần cập nhật thường xuyên (các trang HTML tiêu chuẩn) được gọi là các nội dung web tĩnh. Nội dung động cần cập nhật thường xuyên hàng ngày, hàng giờ, thậm chí từng phút là điều thu hút khách hàng mới và khách hàng cũ quay trở lại và khiến họ ở lại lâu hơn.

Nội dung chính và nội dung phụ: Một website bán lẻ cũng nên bao gồm nội dung chính và nội dung phụ. Nội dung chính là nội dung được sử dụng để truyền đạt thông điệp kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung chính thường xuất hiện trên trang chủ và các liên kết xuất hiện trong thanh điều hướng chính, như các thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, danh mục hàng hóa, giá cả hàng hóa, chức năng đặt hàng trực tuyến… Nội dung chính là những nội dung thiết yếu cần phải có giúp cho quá trình đặt hàng trực tuyến thành công.

Theo Thông tư 09 năm 2008 của Bộ Công Thương về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử, các website phải cung cấp đầy đủ thông tin về thương nhân, hàng hóa, dịch vụ và các điều khoản của hợp đồng mua bán áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ, cụ thể:

- Thông tin về thương nhân và người sở hữu website: Tên, địa chỉ trụ sở; Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Số điện thoại, địa chỉ thư điện tử hoặc một phương thức liên hệ trực tuyến khác. Thông tin về người sở hữu website phải được hiển thị tại trang chủ của website.

- Thông tin về hàng hóa, dịch vụ: Các hàng hóa, dịch vụ được đăng trên website phải cung cấp những thông tin giúp khách hàng có thể xác định chính xác đặc tính của hàng hóa, dịch vụ nhằm tránh sự hiểu nhầm khi mua bán.

- Thông tin về giá cả hàng hóa, dịch vụ: Các thông tin này phải thể hiện rõ giá đã hay chưa bao gồm những chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ như thuế, phí đóng gói, phí vận chuyển và các chi phí phát sinh khác.


- Thông tin về các điều khoản giao dịch: Các thông tin này bao gồm giới hạn về thời gian hay phạm vi địa lý bán hàng; chính sách hoàn trả, bao gồm thời hạn hoàn trả, phương thức trả hoặc đổi hàng đã mua, cách thức lấy lại tiền, và chi phí cho các giao dịch phát sinh này; Chính sách bảo hành sản phẩm, nếu có; Các tiêu chuẩn dịch vụ, quy trình cung cấp dịch vụ, biểu phí, và các điều khoản khác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ, bao gồm cả những điều kiện và hạn chế nếu có; nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong mỗi giao dịch.

- Thông tin về vận chuyển và giao nhận: Thông tin về điều kiện vận chuyển và giao nhận bao gồm các phương thức giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ; Thời hạn ước tính cho việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ; Các giới hạn về mặt địa lý cho việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ; Trường hợp phát sinh chậm trễ trong việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, phải có thông tin kịp thời cho khách hàng...

- Thông tin về các phương thức thanh toán: Các phương thức thanh toán cung cấp rõ ràng, chính xác để khách hàng có thể hiểu và lựa chọn.

Nội dung phụ - thứ cấp để cung cấp các thông tin khác, cũng như các cơ hội marketing cho khách hàng, chẳng hạn các nội dung phụ là:

- Bán hàng chéo: Sử dụng nội dung để bán hàng chéo có nghĩa là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bổ sung hoặc liên quan để tăng doanh số. Amazon. com cung cấp cho những người đọc các đề xuất được cá nhân hóa như "những khách hàng đã mua cuốn sách này cũng mua…" và "các sản phẩm và các mặt hàng thường mua cùng nhau". Phụ kiện, sản phẩm bổ sung, bảo hành mở rộng và gói quà tặng là những ví dụ về cơ hội bán chéo mà các doanh nghiệp có thể cung cấp cho người mua trên các trang sản phẩm hoặc trong quá trình mua hàng. Một ví dụ khác về bán chéo là nếu bạn mua xe trực tuyến, bạn có thể được cung cấp bảo hiểm và tài chính.

- Bán nâng cấp: Tạo nội dung để bán nâng cấp có nghĩa là cung cấp phiên bản nâng cấp của sản phẩm để tăng doanh số và lợi nhuận. Amazon.com cung cấp các tùy chọn kết hợp (mua hai cuốn sách có liên


quan với nhau với giá cao hơn một chút so với giá của một cuốn sách), (hoặc bán giảm giá bằng cách cung cấp cho khách truy cập các bản sao của một cuốn sách với giá rẻ hơn so với cuốn sách mới.) Các hoạt động bán nâng cấp thường cung cấp các sản phẩm có thiết kế, màu sắc, chất liệu hoặc kích cỡ khác nhau.

- Khuyến mãi: Một phiếu giảm giá, chiết khấu hoặc một dịch vụ đặc biệt là nội dung thứ cấp có thể tăng doanh số hoặc cải thiện dịch vụ khách hàng. Amazon.com thường giảm hoặc miễn phí phí vận chuyển, (ví dụ: cho các thành viên Prime hoặc với giao dịch mua từ 35 $ trở lên).

- Bình luận: Các đánh giá, lời chứng thực, khuyến nghị hoặc "cách sử dụng sản phẩm" là các nội dung bổ sung. Các trang sách của Amazon.com luôn có các bài đánh giá của biên tập viên và khách hàng về cuốn sách và tính năng "bên trong cuốn sách này" đôi khi cho phép khách truy cập xem trước một số chương sách.

Nội dung phụ là một phần không thể thiếu trong chiến lược nội dung dài hạn của doanh nghiệp. Nội dung phụ góp phần tạo ra lưu lượng truy cập được nhắm mục tiêu và cũng giúp website có được các truy cập lặp lại.

Kiểm tra nội dung: Kiểm tra nội dung là nhiệm vụ quan trọng trong quản trị nội dung, bảo đảm các nội dung đã đăng chính xác, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, lỗi kĩ thuật…

Phần mềm quản trị nội dung web: Phần mềm quản trị nội dung web cho phép những người đóng góp phi kỹ thuật tạo, chỉnh sửa và xóa nội dung trên website của doanh nghiệp. Bằng cách này, các doanh nghiệp trao quyền và thúc đẩy những người sở hữu nội dung quản trị nội dung của chính họ. Một số phần mềm quản trị nội dung được trình bày trong mục 3.4.

Doanh nghiệp không có điều kiện quản trị nội dung có thể thuê các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quản trị nội dung website. Trên thị trường, có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này. Ví dụ, Doanh


nghiệp TNHH thương mại dịch vụ đầu tư Vạn Phú với nhiều gói dịch vụ quản trị nội dung website, có giá khác nhau như: gói xử lí hình ảnh giá

10.000 vnđ/tháng cho 50 ảnh, gói cập nhật nội dung với đơn giá 40.000 vnđ - 70.000 vnđ/bài; hoặc gói quản lí Fanpage giá 500.000 vnđ/tháng.

3.2.1.4. Thiết kế website bán lẻ điện tử

Thiết kế website là quá trình tạo lập các trang web. Nó bao gồm kiến trúc thông tin website, thiết kế điều hướng, sử dụng màu sắc và đồ họa và tối đa hóa hiệu suất website. Trong khi các thuật ngữ thiết kế web và phát triển web thường được sử dụng thay thế cho nhau, thiết kế web về mặt kỹ thuật là một tập hợp con của phát triển web.

Thiết kế website bắt đầu với nhận biết nhu cầu người dùng, các kì vọng và các khó khăn của họ. Có nhiều mô hình nghiên cứu về mối quan hệ chất lượng thiết kế website bán lẻ điện tử và hành vi mua trực tuyến của người tiêu dùng, trong đó các yếu tố được đề xuất là tính thân thiện người dùng của website, tính an toàn của website, tính ổn định của website, tính dễ sử dụng của website... Nói chung, việc thiết kế website bán lẻ điện tử cần đáp ứng nhu cầu người dùng là mục tiêu ưu tiên.

Kiến trúc thông tin của một website: Kiến trúc thông tin của website mô tả cách thức tổ chức một website. Nó liệt kê tất cả các thành phần của một website và cách chúng được kết nối với nhau. Cấu trúc website phổ biến nhất là cấu trúc phân cấp (xem hình 3.2).

Hầu hết các website phân cấp được xây dựng với các cấu trúc rộng và nông, đặt từ 3 đến 10 thành phần ở cấp ii và giới hạn các thành phần ở hầu hết các cấp khác. Các cấu trúc website khác cũng được sử dụng là cấu trúc hình tròn và cấu trúc tuyến tính. Một cấu trúc tròn là hữu ích để cho website trưng bày tài liệu đào tạo. Một cấu trúc tuyến tính là hữu ích cho các website trưng bày tài liệu hướng dẫn. Hai loại cấu trúc này ít thấy trong website thương mại điện tử.


Hình 3 2 Cấu trúc website dạng phân cấp Một website thường bao gồm một trang 1


Hình 3.2. Cấu trúc website dạng phân cấp


Một website thường bao gồm một trang chủ chào đón khách truy cập và giới thiệu website; trợ giúp khách truy cập sử dụng hoặc điều hướng website; trang thông tin doanh nghiệp cung cấp cho khách truy cập thông tin về doanh nghiệp, trang giao dịch dẫn khách hàng đến quy trình mua hàng; và các trang nội dung cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ và các chủ đề liên quan.

Điều hướng website: Mục đích của điều hướng website là giúp khách truy cập nhanh chóng và dễ dàng tìm thấy thông tin họ cần trên website đó. Các câu hỏi được xem xét trong việc tạo điều hướng website là: Khách hàng sẽ truy cập một trang như thế nào? Khách truy cập sẽ sử dụng website như thế nào? Làm thế nào để họ tìm thấy những gì có sẵn tại website? Làm thế nào họ sẽ đi từ trang này sang trang khác và từ chủ đề này sang chủ đề khác? Làm thế nào khách truy cập sẽ tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm?

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/02/2024