CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1. Dự báo là gì? Có những loại dự báo nào? Tại sao dự báo là một nội dung quan trọng của quản trị sản xuất. Cho biết trình tự các bước trong dự báo nhu cầu.
Câu 2. Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến dự báo.
Câu 3. Trình bày các phương pháp dự báo định tính và chỉ rò những ưu nhược điểm của từng phương pháp đó.
Câu 4. So sánh và phân tích rò bản chất của các phương pháp dự báo định tính và các phương pháp dự báo định lượng.
Câu 5. Có những phương pháp dự báo bình quân nào? Trình bày những ưu nhược điểm của các phương pháp dự báo bình quân.
Câu 6. Trình bày các phương pháp dự báo san bằng mũ và san bằng mũ có điều chỉnh xu hướng. Cho biết ưu nhược điểm của các phương pháp đó.
BÀI TẬP
Bài 1
Doanh số bán hàng của công ty A trong 6 tháng đầu năm 2012 như trong bảng:
Đơn vị: triệu đồng
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | |
Doanh số | 340 | 610 | 700 | 600 | 1000 | 767 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm, Phân Loại, Vai Trò Và Các Nguyên Tắc Dự Báo
- Nguyên Tắc Tính Đặc Thù Về Bản Chất Của Đối Tượng Dự Báo
- Phương Pháp San Bằng Mũ Có Điều Chỉnh Xu Hướng
- Tổ Chức Công Tác Thiết Kế Sản Phẩm Và Công Nghệ
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạch Định Công Suất
- Phân Tích Hòa Vốn Trong Lựa Chọn Công Suất
Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.
Yêu cầu: Hãy dự báo doanh số tháng 7 năm 2012 bằng phương pháp trung bình giản đơn và trung bình di động với n = 4. So sánh hai phương pháp dự báo.
Bài 2
Một doanh nghiệp sử dụng hai phương pháp dự báo để dự báo nhu cầu, các kết quả dự báo như sau:
Đơn vị: sản phẩm
Số lượng tiêu thụ | Kết quả dự báo | ||
Phương pháp 1 | Phương pháp 2 | ||
1 | 492 | 488 | 495 |
2 | 470 | 484 | 482 |
3 | 485 | 480 | 478 |
4 | 493 | 490 | 488 |
5 | 498 | 497 | 492 |
6 | 492 | 493 | 493 |
Yêu cầu: Anh (chị) hãy cho biết doanh nghiệp trên nên sử dụng phương pháp dự báo nào?
Bài 3
H là một khách sạn lớn ở TP.HCM chỉ vừa mới hoạt động được một năm. Bộ phận quản lý khách sạn đang lên kế hoạch nhân sự cho việc bảo trì tài sản. Họ muốn sử dụng số liệu trong 1 năm qua để dự báo nhu cầu lao động bảo trì khách sạn. Số liệu về nhu cầu lao động được thu thập như sau:
Đơn vị: người
Nhu cầu | Tháng | Nhu cầu | Tháng | Nhu cầu | |
1 | 46 | 5 | 14 | 9 | 9 |
2 | 39 | 6 | 16 | 10 | 13 |
3 | 28 | 7 | 14 | 11 | 18 |
4 | 21 | 8 | 12 | 12 | 15 |
Xây dựng dự báo bình quân di động cho 6 tháng qua (từ tháng 7 đến tháng 12) với thời kỳ di động là 2,4 và 6 tháng. Bạn khuyến khích sử dụng thời kỳ di động nào và dự báo nhu cầu lao động cho tháng giêng năm sau là bao nhiêu?
Bài 4
Một đại lý bán giày dép muốn dự báo số lượng giấy thể thao cho tháng tới theo phương pháp bình quan di động 3 tháng có trọng số. Họ cho rằng số liệu thực tế xẩy ra gần đây nhất có ảnh hưởng lớn đến kết quả dự báo, càng xa hiện tại thì mức độ giảm dần. Tuy nhiên qua nhiều lần dự báo họ nhận thấy 3 cặp trọng số cho ít sai lệch: (K1: k11 = 3, k12 = 2,k13 = 1); (K2:k21 = 2; k22 = 1,5;k23 = 1);(K3:k31 = 0,5; k32 = 0,3; k33 =
0,2). Bạn hãy giúp đại lý xác định cặp trọng số nào chính xác hơn và dự báo lượng
giầy thể thao cho tháng tới. Biết rằng số liệu 6 tháng qua được thu thập như sau:
Đơn vị: đôi
Số lượng thực tế | Tháng | Số lượng thực tế | |
1 | 378 | 4 | 386 |
2 | 402 | 5 | 450 |
3 | 410 | 6 | 438 |
Bài 5
Công ty Hoàn Khánh mua một số lượng kim loại đồng để chế tạo sản phẩm. Ông Bùi – nhà kế hoạch đang xây dựng hệ thống dự báo cho giá đồng. Số liệu tích luỹ về giá đồng như sau:
Đơn vị: USD/pound
Đơn giá | Tháng | Đơn giá | Tháng | Đơn giá | |
1 | 0,99 | 5 | 0,93 | 9 | 0,98 |
2 | 0,97 | 6 | 0,97 | 10 | 0,91 |
3 | 0,92 | 7 | 0,95 | 11 | 0,89 |
4 | 0,96 | 8 | 0,94 | 12 | 0,84 |
a. Sử dụng phương pháp điều hoà mũ để dự báo giá đồng hàng tháng. Tính toán số liệu dự báo cho tất cả các tháng với α = 0,1; α = 0,3 và α = 0,5 (với dự báo của tháng đầu tiên với tất cả α là 0,99).
b. Hệ số α nào cho MAD thấp nhất trong 12 tháng qua?
c. Sử dụng hệ số α trong phần 2 để tính toán giá đồng dự báo cho tháng thứ 13.
Bài 6
Sau một năm kinh doanh, cửa hàng Đại Phúc có ghi lại số lượng lốp xe gắn máy bán ra trong từng tháng như sau:
Đơn vị: chiếc
Số lượng | Tháng | Số lượng | Tháng | Số lượng | |
1 | 300 | 5 | 334 | 9 | 345 |
2 | 320 | 6 | 338 | 10 | 338 |
3 | 314 | 7 | 326 | 11 | 347 |
4 | 330 | 8 | 340 | 12 | 355 |
a. Áp dụng phương pháp điều hoà mũ theo xu hướng để dự báo số lượng tiêu thụ ở tháng tiếp theo với α=0,3 và β=0,2.
b. Làm lại câu 1 với α = 0,2 và β = 0,3.
c. Dự báo ở câu 1 hay câu 2 chính xác hơn?
Bài 7
Số liệu giả định về nhu cầu phát triển thuê bao được cho trong bảng:
Đơn vị: thuê bao
Năm 2003 | Năm 2004 | Năm 2005 | Năm 2006 | |
1 | 3600 | 4250 | 5200 | 6050 |
2 | 3620 | 4780 | 5450 | 6100 |
3 | 3500 | 4600 | 4720 | 5950 |
4 | 4000 | 4120 | 5250 | 6500 |
5 | 3800 | 4900 | 5550 | 6800 |
6 | 3850 | 4970 | 5880 | 7100 |
7 | 3920 | 5050 | 6200 | 7220 |
8 | 4000 | 5100 | 6300 | 7510 |
9 | 3700 | 4850 | 6000 | 7200 |
10 | 3520 | 4700 | 5950 | 6800 |
11 | 3800 | 5000 | 6200 | 7200 |
12 | 4000 | 5250 | 6500 |
Yêu cầu:
a. Dự báo nhu cầu phát triển thuê bao cho tháng 12/2006 theo phương pháp san bằng số mũgiản đơn với α= 0,3. Tính MAD.
b. Dự báo nhu cầu phát triển thuê bao cho tháng 12/2006 theo phương pháp san bằng số mũgiản đơn có tính đến yếu tố thời vụ với α= 0,3. Tính MAD.
c. Dự báo nhu cầu phát triển thuê bao cho tháng 12/2006 theo phương pháp san bằng số mũcó điều chỉnh xu hướng với α= 0,3 và β = 0,1.
d. Cho ý kiến nhận xét qua kết quả tính toán trong phần a, b, c.
Bài 8
Sản lượng bưu kiện của Bưu điện Thành phố A theo các tháng trong năm 2006 được cho trong bảng:
Đơn vị: bưu kiện
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | |
Số lượng bưu kiện | 450 | 495 | 518 | 563 | 584 | 612 | 618 | 630 | 610 | 640 | 670 | 700 |
Yêu cầu:
a. Dùng phương pháp trung bình động với n = 4 dự báo nhu cầu dịch vụ bưu kiện của Bưuđiện Thành phố trong các tháng của năm 2006. Tính MAD.
b. Dùng phương pháp trung bình động có trọng số với n = 4; αt-1= 0,4; αt-2= 0,3; αt-3= 0,2;αt-4= 0,1 để dự báo nhu cầu dịch vụ bưu kiện của Bưu điện Thành phố trong các tháng của năm2006. Tính MAD.
c. Trong 2 phương pháp trên nên dùng phương pháp nào?
Bài 9
Doanh thu của doanh nghiệp A qua các năm được cho trong bảngsau
Đơn vị: triệu đồng
1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | |
Doanh thu | 4950 | 5180 | 5630 | 5840 | 6120 | 6180 | 6300 | 6100 | 6400 | 6700 | 7022 |
Yêu cầu: Dùng phương pháp đường xu hướng để dự báo doanh thu của doanh nghiệp A từ năm 2007 – 2010.
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ SẢN PHẨM, CÔNG NGHỆ VÀ HOẠCH ĐỊNH
CÔNG SUẤT
3.1. Thiết kế sản phẩm và công nghệ
3.1.1. Khái niệm và bản chất của thiết kế sản phẩm và công nghệ
Thiết kế sản phẩm và đưa sản phẩm mới ra thị trường một cách nhanh chóng là một thách thức đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt là trong điều kiện sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Hiện nay, tồn tại hai khái niệm ứng với 2 cách tiếp cận về thiết kế sản phẩm, công nghệ:
- Cách tiếp cận thứ nhất đứng trên giác độ nghiên cứu phải đi trước, phải dự báo nhu cầu của thị trường để "chuẩn bị ngày mai ngay từ hôm nay", các nhà nghiên cứu phát minh cho rằng thiết kế sản phẩm và công nghệ cần đi trước, có sự độc lập tương đối với các hoạt động khác.
- Cách tiếp cận thứ hai lại đứng trên quan điểm là mọi nghiên cứu, thiết kế đều phải xuất phát từ quá trình marketing và phục vụ cho các hoạt động này.
Hai cách tiếp cận này đều có những điểm hợp lý và không hợp lý. Trong điều kiện hiện nay nhu cầu của thị trường thay đổi rất đa dạng, các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau rất khốc liệt vì vậy việc nghiên cứu thiết kế phải làm sao thoả mãn tối đa nhu cầu của thị trường. Doanh nghiệp cần tiến hành những hoạt động điều tra nhu cầu thị trường, điều tra môi trường kinh doanh và thiết kế sản phẩm cần dựa vào những kết quả của các hoạt động đó. Tuy nhiên, do cạnh tranh rất gay gắt nhất là cuộc cạnh tranh phi giá mà hiện nay đôi khi doanh nghiệp phải nghiên cứu tạo ra những sản phẩm định hướng nhu cầu của người tiêu dùng. Tức là, không chỉ tạo ra sản phẩm thoả mãn người tiêu dùng mà còn tạo ra những sản phẩm định hướng tiêu dùng. Đối với công việc đó, tất nhiên là hoạt động thiết kế phải đi trước hoạt động marketing có nhiệm vụ chuẩn bị thị trường cho sản phẩm sắp được thiết kế.
Về mặt kỹ thuật thì việc đổi mới thiết kế sản phẩm được chia thành 2 dạng: đổi mới về hình dáng mẫu mã và đổi mới về chất lượng. Tuy có đặc điểm, tính chất khác nhau nhưng trên thực tế hai hình thức này thường đan kết với nhau, thậm chí thường được thực hiện kết hợp với nhau một cách có ý thức.
Loại hình đầu thường ứng dụng khi doanh nghiệp muốn thoả mãn những nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng. Đối với đổi mới hình thức doanh nghiệp chỉ cần thay đổi cải tiến dây truyền công nghệ đang sử dụng. Loại hình thứ hai thường gắn với việc doanh nghiệp đổi mới hoàn toàn công nghệ để tạo ra những sản phẩm khác biệt mang tính đột phá hoặc thậm chí những sản phẩm mới hoàn toàn.
Đối với thiết kế công nghệ người ta cũng chia thành hai dạng là: công nghệ theo sản phẩm và công nghệ theo quá trình. Công nghệ theo sản phẩm là công nghệ khép
kín để tạo ra một loại sản phẩm nào đó. Người ta lấy sản phẩm đó làm trung tâm để thiết kế công nghệ. Công nghệ theo quá trình là công nghệ được bố trí dựa trên sự liên quan về mặt khoa học kỹ thuật giữa các bộ phận cấu thành: ví dụ công nghệ hàn, công nghệ lọc, rửa...Trong thực tế việc phân chia này thường chỉ mang tính tương đối.
3.1.2. Nội dung của thiết kế sản phẩm và công nghệ
3.1.2.1. Thiết kế sản phẩm
Một trong những nguyên tắc cơ bản của thiết kế sản phẩm là phải thiết kế sản phẩm sao cho người sử dụng có thể nhận biết được sản phẩm, hiểu được sản phẩm và biết sử dụng sản phẩm mà không cần có hướng dẫn, chỉ bảo gì thêm (hoặc chỉ dẫn không đáng kể). Theo nhiều tác giả, quá trình xem xét, lựa chọn và phát triển một ý tưởng thiết kế sản phẩm thành một dự án thiết kế sản phẩm cụ thể thường dựa vào 4 tiêu thức sau:
- Khả năng tiềm tàng của sản phẩm. Câu hỏi cần trả lời trước khi quyết định là sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng đến đâu. Nếu khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng không tốt hơn trước đây hoặc không tạo ra được ưu thế cạnh tranh thì ý tưởng dù có hay cũng không phát triển ngay thành một dự án phát triển sản phẩm mới.
- Tốc độ phát triển sản phẩm: Cần phải xác định xem cần bao nhiêu thời gian để sản phẩm có thể được đưa ra thị trường. Khoảng thời gian này thường bao gồm cả thời gian nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, chế thử sản phẩm, rút kinh nghiệm đưa ra sản xuất đại trà và đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường. ở đây không chỉ là vấn đề thời gian dài hay ngắn, mà vấn đề ở chỗ sản phẩm có thể được đưa ra sớm hay muộn hơn so với đối thủ cạnh tranh và khi đưa ra thị trường, doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận siêu ngạch là bao nhiêu, có đáp ứng được yêu cầu thu hồi vốn hay không. Nếu các kết quả phân tích cho phép có câu trả lời tích cực thì phương án có thể được chấp thuận.
- Chi phí cho sản phẩm: Đây là chi phí cho toàn bộ các hoạt động từ khi nghiên cứu triển khai, tiến hành sản xuất cho tới khi đưa đến tay người tiêu dùng. Yêu cầu chung cho việc xem xét và cân nhắc là phải đảm bảo mức chi phí sao cho trong toàn bộ chu kỳ sống của sản phẩm chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm là thấp nhất.
- Chi phí cho chương trình phát triển sản phẩm: Chi phí này thường được coi là chi phí thường xuyên dành cho công tác nghiên cứu. Việc cân nhắc tiêu thức này thường đòi hỏi phải so sánh xem tổng chi phí có vượt mức dự kiến trong ngân sách dành cho nghiên cứu hay không. Ngoài ra, chi phí này cần được so sánh với lợi nhuận lý thuyết thu được từ việc sản xuất kinh doanh sản phẩm được thiết kế. Về nguyên tắc, chi phí này được cao hơn lợi ích mà nó tạo ra.
3.1.2.2. Thiết kế công nghệ
Công nghệ là tập hợp các yếu tố phần cứng (máy móc, thiết bị) với tư cách là những yếu tố hữu hình và phần mềm (phương pháp, bí quyết, kỹ năng, quy trình,...)
với tư cách là những yếu tố vô hình. Hiện nay, cùng với nguồn nhân lực, công nghệ được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Năng lực công nghệ ngày càng trở thành yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của mọi doanh nghiệp trên thị trường.
Khi quyết định lựa chọn công nghệ, người ta thường xem xét 4 yếu tố cạnh tranh chủ yếu sau:
- Chi phí cung cấp sản phẩm cho thị trường;
- Tốc độ cung cấp sản phẩm cho thị trường;
- Chất lượng sản phẩm do công nghệ tạo ra;
- Tính linh hoạt của công nghệ.
Việc thiết kế công nghệ bao gồm cải tiến các công nghệ hiện có và thiết kế các công nghệ mới. Trong đó thiết kế các công nghệ mới thường phức tạp, chỉ được thực hiện trong các công ty, tập đoàn có tiềm lực tài chính, có năng lực nghiên cứu mạnh, bao trùm nhiều lĩnh vực.
Trong việc thiết kế công nghệ mới, những vấn đề thường được đặt ra và đòi hỏi được giải quyết là:
- Công nghệ cần thiết kế mới có khả năng được khai thác và sử dụng trong thời gian bao nhiêu lâu, đó là khoảng thời gian tính từ khi đưa vào khai thác cho tới khi cần phải cải tiến và thay thế bằng công nghệ mới.
- Các công nghệ cần được thiết kế là sự cải tiến các công nghệ và sản phẩm đang được khai thác, sử dụng, kinh doanh hay là những công nghệ, sản phẩm chưa được biết tới.
- Việc thiết kế các công nghệ và sản phẩm được thực hiện trên cơ sở những điều kiện hiện có hay cần tạo ra những điều kiện bổ sung và doanh nghiệp/cơ sở nghiên cứu, thiết kế có thể tạo ra được những điều kiện đó không.
- Công nghệ, sản phẩm cần được thiết kế có thể được khai thác như thế nào, hiệu quả dự kiến thu được ra sao.
- Sản phẩm và công nghệ cần được thiết kế có mối liên hệ như thế nào tới các công nghệ và sản phẩm đang được khai thác, sử dụng tại cơ sở.
- Khi đã được nghiên cứu, thiết kế hoàn chỉnh, sản phẩm và công nghệ mới có thể được khai thác, kinh doanh bằng hình thức nào, theo con đường nào (đặc biệt là tự kinh doanh hay chuyển giao cho đơn vị khác).
- Kinh phí dự kiến có vượt ngân sách nghiên cứu hay không.
Đối với mỗi doanh nghiệp, khả năng nghiên cứu, thiết kế thường hạn chế. Ngược lại, với các cơ sở nghiên cứu, khả năng trực tiếp khai thác và sử dụng công nghệ, sản phẩm đó lại hạn chế. Bởi vậy, để có thể phát huy hiệu quả của công tác thiết kế sản phẩm và công nghệ, cần có sự phối hợp giữa hai loại cơ sở này.