- Quy định trách nhiệm giải trình
- Thông tin về SPG và chuỗi cung
- Đánh giá rủi ro trong tất cả các khâu của chuỗi cung
- Giảm thiểu rủi ro.
Chế tài xử phạt: theo quy định.
FLEGT VPA
EU và chính phủ nước xuất khẩu đàm phán VPA nhằm loại bỏ gỗ bấp hợp pháp khỏi chuỗi cung.
Yêu cầu: Thiết lập hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ trong chuỗi cung (TLAS):
- Định nghĩa gỗ hợp pháp
- Kiểm soát chuỗi cung
- Kiểm chứng
- Cấp phép
- Giám sát độc lập
- SPG được cấp phép FLEGT được coi là SP hợp pháp & đáp ứng được EUTR.
Đạo luật của Úc:
Hiệu lực: 30/11/2014
Yêu cầu: tương tự như EUTR.
DN XK gỗ có trách nhiệm giải trình:
- Thu thập thông tin về SPG nhập khẩu.
- Xác định và đánh giá rủi ro.
- Thực hiện giảm thiểu rủi ro.
Chế tài xử phạt: Chưa áp dụng.
1.2.2.2. Rủi ro từ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp:
a. Rủi ro trong đàm phán hợp đồng ngoại thương:
Rủi ro có thể xuất hiện trong mọi giai đoạn của quá trình đàm phán một hợp đồng ngoại thương. Do thiếu thông tin, nguồn thông tin không đáng tin cậy hoặc có thông tin nhưng không xử lý và sử dụng được... sẽ làm cho các DN xuất khẩu gặp nhiều rủi ro.
Trong quá trình đàm phán, Rủi ro rất dễ xảy ra khi DN thiếu thông tin, không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt nội dung đàm phán, không có sự tìm hiểu kỹ càng về đối tác hay có phản ứng kịp thời trước những tình huống ngoài dự đoán hoặc năng lực của cán bộ đàm phán bị hạn chế.
b. Rủi ro trong soạn thảo, ký kết hợp đồng:
Đối với các DN xuất khẩu VN, do đặc điểm thị trường kinh tế mở cửa muộn hơn so với các nước khác trên thế giới nên kinh nghiệm về hợp đồng ngoại thương còn chưa có nhiều. Hợp đồng ngoại thương mà DN sử dụng thường do nước ngoài soạn thảo hoặc dựa vào mẫu hợp đồng sẵn có, khi đàm phán DN thường chủ yếu tập trung vào điều khoản giá mà bỏ qua các điều khoản quan trọng khác do vậy hợp đồng chứa đựng nhiều yếu tố bất lợi. Cụ thể trường hợp tranh chấp giữa Công ty TNHH gỗ Gia Hân và Công ty Global Home tháng 8/2016 vừa qua là một ví dụ minh chứng về rủi ro trong hợp đồng kinh tế xuất khẩu. Công ty gỗ Gia Hân và một số bạn hàng khác tại Việt Nam đều thực hiện những thỏa thuận cung cấp gỗ thông qua thư điện tử .
c. Rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Rủi ro có thể xuất hiện trong mọi khâu công tác của quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay, rủi ro thường tập trung nhiều nhất tại các khâu như thanh toán, giao nhận hàng, giám định, đòi bảo hiểm. Riêng trong khâu thanh toán tập trung gần 70% rủi ro do mỗi phương thức thanh toán mà DN áp dụng đều gắn với mỗi rủi ro riêng.
Rủi ro trong khâu làm thủ tục xuất khẩu (xin giấy phép, làm thủ tục Hải quan...): Doanh nghiệp dễ gặp rủi ro nếu việc xin giấy phép kéo dài quá lâu hoặc thủ tục Hải quan bị đình trệ, khó khăn, gián đoạn dẫn tới giao hàng chậm hoặc mất tính thời vụ của hàng hóa.
Rủi ro trong vận tải hàng hóa xuất khẩu: trong hoạt động xuất khẩu, giao nhận hàng hóa sẽ gặp nhiều rủi ro hơn so với hoạt động kinh doanh trong nước do có quãng đường vận chuyển dài hơn, khối lượng vận chuyển lớn, thời gian vận chuyển lâu hơn, trên đường vận chuyển thường gặp nhiều bất lợi về điều kiện tự nhiên hay yếu tố thời tiết như lũ lụt, bão, sóng thần, động đất...
Rủi ro trong khâu kiểm tra – kiểm nghiệm hàng hóa: Doanh nghiệp dễ gặp rủi ro nếu khâu kiểm tra và kiểm nghiệm hàng hóa có xảy ra sai sót, nhầm lẫn, kết quả giám định không chính xác và không đúng thực tế. Đặc biệt nếu DN xuất khẩu chấp nhận kết quả giám định tại cảng đến nơi có giá trị quyết định cuối cùng thì rủi ro lại càng lớn.
d. Rủi ro trong thanh toán:
Thanh toán quốc tế là một khâu rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngoại thương, đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu. Với nhà xuất khẩu, họ quan tâm nhất là việc người mua thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn. Do đó, rủi ro trong thanh toán xảy ra khi DN xuất khẩu không thu được tiền hàng hoặc không thu đủ, đúng hạn tiền hàng.
Có thể tóm tắt mức độ rủi ro đối với nhà xuất khẩu trong việc áp dụng mỗi một hình thức thanh toán quốc tế khác nhau như sau:
Bảng 1.1. Mức độ rủi ro trong từng phương thức thanh toán quốc tế
Thời điểm thanh toán | Mức độ rủi ro về phía người xuất khẩu | |
Trả trước bằng tiền mặt | Trước khi giao hàng | Không |
Thư tín dụng (L/C) | Xuất trình chứng từ sau khi giao hàng | Rủi ro ít nhất. Ngân hàng phát hành / xác nhận có trách nhiệm thanh toán tiền hàng nếu bộ chứng từ phù hợp với nội dung trong L/C |
Nhờ thu đổi chứng từ (D/P) | Khi ngân hàng người mua nhận được bộ chứng từ | Rủi ro khi không được thanh toán hối phiếu |
Nhờ thu chấp nhận chứng từ (D/A) | Khi hối phiếu thương mại đáo hạn | Rủi ro khi không được thanh toán hối phiếu, ngay cả khi người mua đã nhận được hàng |
Ghi sổ | Tùy thuộc theo ý muốn của người mua | Rủi ro cao do thanh toán phụ thuộc hoàn toàn vào người nhập khẩu |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản trị rủi ro xuất khẩu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành - 1
- Quản trị rủi ro xuất khẩu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành - 2
- Tổng Quan Về Rủi Ro Và Quản Trị Rủi Ro Trong Hoạt Động Xuất Khẩu Của Doanh Nghiệp.
- Nội Dung Quản Trị Rủi Ro Xuất Khẩu Của Doanh Nghiệp.
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Trị Rủi Ro Xuất Khẩu Của Doanh Nghiệp.
- Cơ Cấu Lợi Nhuận Gộp Của Các Mảng Hoạt Động
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
1.2.2.3. Rủi ro mang tính ngành nghề kinh doanh:
a. Rủi ro trong định vị sản phẩm, chiến lược phát triển và ra quyết định:
Mỗi một DN xuất khẩu đều xây dựng một mô hình hoạt động và sản phẩm xuất khẩu chủ lực của riêng mình. Tuy nhiên với nền kinh tế ngoại thương còn nhiều biến động như hiện nay, việc DN định vị sản phẩm sai lệch, xây dựng chiến lược không phù hợp hay quyết định sai lầm của nhà quản trị sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của DN, gây nên rủi ro cho DN khi thị trường kinh doanh có sự thay đổi.
b. Rủi ro cạnh tranh:
Rủi ro về cạnh tranh là yếu tố không thể tránh khỏi trong kinh doanh nói chung. Rủi ro cạnh tranh xảy ra khi đối thủ cạnh tranh cố tình tạo thông tin sai
lệch nhằm giảm uy tín, hiệu quả hoạt động xuất khẩu cho doanh nghiệp hoặc tạo kiện tụng tranh chấp, sự xuất hiện các sản phẩm thay thế hoặc hàng giả hàng nhái. Hoặc do DN thiếu thông tin về sản phẩm, công nghệ của đối thủ hoặc không đề phòng, DN quá tự tin về năng lực sản xuất.
c. Rủi ro thị trường:
Rủi ro thị trường là các loại rủi ro từ yếu tố đầu vào/ đầu ra của doanh nghiệp. Trước tình hình lạm phát leo thang, lãi vay tăng cao... hoạt động của các nhà cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp cũng dễ bị ảnh hưởng như đình trệ sản xuất, giảm chất lượng sản phẩm cung ứng, gây ảnh hưởng tới việc thực hiện cam kết cung ứng trong hợp đồng, kéo theo doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro về yếu tố đầu vào.
Mặt khác, khi tình hình giá cả tăng cao, sức mua của thị trường chắc chắn sẽ giảm sút, lượng tiêu thụ hàng hóa sụt giảm khiến cho doanh nghiệp gặp rủi ro về yếu tố đầu ra. Khi doanh thu và lợi nhuận giảm kéo dài có thể sẽ gây thua lỗ và phá sản cho doanh nghiệp.
d. Rủi ro từ phía đối tác:
Rủi ro xảy ra khi nhà cung cấp hàng hóa, NVL đầu vào cho doanh nghiệp không đúng chất lượng đã cam kết hoặc chậm trễ trong việc cung ứng. Từ phía khách hàng nhập khẩu, rủi ro dễ xảy ra khi khách hàng chậm thanh toán, đột ngột hủy hợp đồng hoặc che dấu thông tin về tình hình tài chính, tất cả đều gây bất lợi và thiệt hại về tài chính cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
1.2.2.4. Rủi ro từ nội bộ doanh nghiệp
Nội bộ doanh nghiệp bao gồm các nhân tố bên trong của doanh nghiệp liên quan tới việc huy động và sử dụng các nguồn lực của DN vào hoạt động SXKD xuất khẩu, từ nhân lực, tài sản cho tới khung hệ thống quản lý. Rủi ro xuất phát từ nội bộ doanh nghiệp thường bao gồm các loại rủi ro như sau:
a. Rủi ro thông tin: các nhà xuất khẩu hơn ai hết phải là những người nắm rõ về thông tin giá cả, sự biến động trên thị trường xuất khẩu thế giới, đặc biệt là các thông tin về đối tác hay thông tin nơi thị trường xuất khẩu.Việc thu thập thiếu thông tin, thông tin không được cập nhật kịp thời hay sai lệch về thông tin sẽ mang lại những hậu quả khó lường cho doanh nghiệp.
b. Rủi ro đạo đức:
Các hành vi lừa đảo có thể thường gặp trong giao dịch ký kết hợp đồng, bao gồm việc mạo danh để ký kết, tạo dựng uy tín giả, cung cấp chứng từ giả; hay việc cung cấp hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng sai quy cách hoặc không thanh toán tiền hàng...
c. Rủi ro quản trị:
Cách quản trị và kỹ năng truyền đạt mệnh lệnh hiệu quả từ cấp lãnh đạo tới nhân viên là điều kiện cần thiết trong quản trị rủi ro. Sự thất bại từ phong cách lãnh đạo, kỹ năng quản trị trong doanh nghiệp xuất khẩu sẽ dễ dẫn tới tình trạng quan hệ kém với khách hàng, gây mất hợp đồng xuất khẩu. Hoặc rủi ro xảy ra khi lãnh đạo doanh nghiệp thiếu kỹ năng đàm phán giao dịch trong ký kết hợp đồng ngoại thương, khiến doanh nghiệp gặp bất lợi, đối tác gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng.
d. Rủi ro nhân sự:
Các rủi ro phát sinh có thể bắt nguồn từ những tình trạng chảy máu chất xám, khủng hoảng về nhân sự, người lao động đình công hoặc phá hỏng sản phẩm xuất khẩu… tất cả đều đem đến rủi ro và gây thiệt hại cho chính các DN.
e. Rủi ro văn hóa doanh nghiệp:
Văn hóa của một tổ chức có thể tác động lớn tới việc tạo nên các rủi ro trong quá trình kinh doanh của chính doanh nghiệp đó. Chính sách đào tạo nuôi dưỡng nhân lực kém, thiếu hệ thống quản lý chất lượng , lãnh đạo thiếu tầm nhìn chiến lược hay thiếu tâm huyết cho sự phát triển... đều khiến DN khó thích nghi và dễ gặp rủi ro với môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay.
1.2.3. Các nguyên tắc Quản trị rủi ro xuất khẩu.
Với tính chất của một hoạt động kinh doanh xuất khẩu, QTRR XK hiệu quả sẽ giúp DN duy trì ổn định nhằm đạt tới mục tiêu cao nhất là lợi nhuận. Bởi vậy, hoạt động QTRR XK gắn liền với các nguyên tắc như sau (theo Nguyên lý gốc Quản trị rủi ro)
Quản trị rủi ro xuất khẩu được gắn với hoạt động quản trị tổng thể, thường xuyên, liên tục:
- Trong quá trình thực thi các biện pháp nhằm kiểm soát, ứng phó với rủi ro xuất khẩu, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống báo cáo nội bộ thường xuyên nhằm đảm bảo kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hiện.
- Doanh nghiệp cần phải đảm bảo mọi thiếu sót trong việc thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro xuất khẩu phải được thông tin kịp thời đến các cấp quản lý có trách nhiệm.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra và đánh giá việc tuân thủ các chính sách quản trị rủi ro xuất khẩu và các tiêu chuẩn liên quan.
Ra các quyết định xử lý rủi ro xuất khẩu ở cấp thích hợp.
Chính sách quản lý rủi ro xuất khẩu của Doanh nghiệp nên đưa ra cách tiếp cận riêng của mình tương thích với mức độ chấp nhận rủi ro. Các chính sách cũng nên đặt ra trách nhiệm quản lý rủi ro trong từng bộ phận, trong toàn bộ tổ chức.
- Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị có trách nhiệm xác định, định hướng chiến lược của doanh nghiệp và có biện pháp xử lý nhằm giảm thiểu tối đa xác suất rủi ro và tác động vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp
- Bộ phận kinh doanh - xuất khẩu: các đơn vị kinh doanh xuất khẩu cần thực thi kiểm soát rủi ro hoạt động, có trách nhiệm chính cho hoạt động xử lý rủi ro trên cơ sở hàng ngày.
- Bộ phận quản trị rủi ro: bộ phận quản lý rủi ro chuyên trách cũng cần thiết lập các chính sách và chiến lược quản lý rủi ro thích hợp, xử lý rủi ro ở cấp độ chiến lược và trong hoạt động tác nghiệp hàng ngày. Phát triển các phương án xử lý tình huống bao gồm cả dự phòng và lâu dài liên tục.
- Kiểm soát nội bộ: bộ phận kiểm toán nội bộ cần thường xuyên đồng phối hợp báo cáo với Hội đồng quản trị, ủy ban kiểm tra và các bên liên quan đến rủi ro, đảm bảo hỗ trợ kịp thời hoạt động xử lý rủi ro bằng tính chuyên môn độc lập và khách quan.
Chấp nhận rủi ro khi lợi ích nhiều hơn chi phí.
- Lợi nhuận và rủi ro là hai mặt gắn liền của hoạt động KD. Đặc biệt, trong thời đại hội nhập và toàn cầu hoá, mức độ cạnh tranh và theo đuổi lợi nhuận ngày càng tinh vi, phức tạp và rủi ro là không thể tránh khỏi. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng, rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn.
- Tuy nhiên, chấp nhận rủi ro không có nghĩa là thụ động đối với rủi ro, chờ đợi rủi ro mà không có biện pháp chủ động phòng tránh. Doanh nghiệp phải chấp nhận rủi ro một cách có ý thức, tính toán và xác định được rủi ro, để từ đó đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp. Điều đó có nghĩa là khi xây dựng xây dựng kế hoạch kinh doanh XK tổng thể hoặc chi tiết, dài hạn hay ngắn hạn, doanh nghiệp đều phải tính đến yếu tố rủi ro và mức độ tổn thất.
Đảm bảo nguyên tắc công khai:
Rủi ro có thể xảy ra trong tất cả các khâu của hoạt động kinh doanh xuất khẩu, do hành vi ứng xử, tư duy, hành động của các thành viên, bộ phận của doanh nghiệp quyết định. Vì vậy, việc công khai rủi ro là rất cần thiết. Chỉ khi nào tất cả các mắt xích trong tập thể cùng hiểu và kiểm soát được rủi ro thì doanh nghiệp mới phần nào đảm bảo được khả năng hạn chế rủi ro. Nguyên tắc công khai rủi ro đòi hỏi doanh nghiệp phải: