Quản trị rủi ro xuất khẩu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành - 2


HÌNH VẼ

Hình 1.1. Nội dung quản trị rủi ro 24

Hình 1.2. Quá trình đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng 25

Hình 1.3. Mô tả chuỗi DOMINO của HENRICH 27

Hình 1.4. Ma trận đo lường rủi ro 28

Hình 2.1. Ngành nghề kinh doanh chính tại TTF 37

Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Tập đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành 38

Hình 2.3. Các sản phẩm chính tại TTF 39

Hình 2.4. Cơ cấu lao động tại TTF 56

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Quản trị rủi ro xuất khẩu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành - 2


BCTC : Báo cáo tài chính

BCĐKT : Bảng cân đối kế toán BCKQKD : Báo cáo kết quả kinh doanh BLĐ : Ban lãnh đạo

BQT : Ban quản trị

DN : Doanh nghiệp

EU : Châu Âu

HĐQT : Hội đồng quản trị

KH : Khách hàng

NHTMCP : Ngân hàng Thương mại cổ phần NVL : Nguyên vật liệu

QT : Quản trị

QTRR : Quản trị rủi ro QTRRXK : Quản trị rủi ro xuất khẩu RR : Rủi ro

RRXK : Rủi ro xuất khẩu

SPG : Sản phẩm gỗ

SXKD : Sản xuất kinh doanh

TCTD : Tổ chức tín dụng

TTF : Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành XK : Xuất khẩu


LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài:

Trong giai đoạn 2014-2016, Việt Nam được coi là một trong số những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới nhờ xuất khẩu mạnh trong lúc khu vực Đông Nam Á hay các nước Châu Á như Trung Quốc, Singapore đang gặp nhiều khó khăn. Các khoản đầu tư lớn vào Việt Nam đã góp phần gia tăng chủng loại sản phẩm xuất khẩu bên cạnh các mặt hàng chủ lực truyền thống như dệt may, xuất khẩu da giày, hàng thủy sản, cà phê….

Ngành gỗ và sản phẩm gỗ không nằm ngoài nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 2015, Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á, lớn thứ 4 thế giới sau Trung Quốc, Đức, Italy, trở thành một bộ phận không thể thiếu trong chuỗi cung ứng gỗ toàn cầu. Với nhiều tiềm năng và nỗ lực, ngành chế biến gỗ và lâm sản những năm qua đã trở thành một trong những ngành có giá trị xuất khẩu hàng đầu Việt Nam. Đặc biệt, ngành xuất khẩu gỗ hiện đang rộng đường tăng trưởng hơn khi Việt Nam tham gia và ký kết các hiệp định thương mại, góp phần đẩy nhanh tốc độ và mở rộng quy mô của hội nhập cho ngành.

Tuy nhiên, lợi thế luôn đi kèm với những nguy cơ. Rủi ro trong hoạt động thương mại quốc tế là điều không thể tránh khỏi, nhất là trong bối cảnh hội nhập ngành gỗ như hiện nay thì rủi ro càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều. Với vị thế trong top 3 doanh nghiệp xuất khẩu gỗ hàng đầu Việt Nam và bề dày kinh nghiệm 20 năm trong ngành chế biến gỗ, Tập đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành luôn ý thức được và có sự chuẩn bị trước đối với những mối nguy cơ và hiểm họa có thể kiểm soát được trong quá trình xuất khẩu, tuy nhiên điều này sẽ không có ý nghĩa khi mà cấu trúc doanh nghiệp còn thiếu ổn định , quy trình quản lý chất lượng không cao, thiếu sự đồng bộ


khép kín ; cùng với sự biến động liên tục của tỷ giá ngoại tệ, lãi suất cho vay, các hợp đồng giao dịch không chắc chắn, bạn hàng chậm trễ trong thanh toán hay định hướng chiến lược kinh doanh sai lệch, thiếu hiểu biết về các quy định, thông tin nơi thị trường xuất khẩu… Tất cả đều là những rủi ro tiềm ẩn hoặc rủi ro không thể kiểm soát được mà bất cứ lúc nào doanh nghiệp Gỗ Trường Thành cũng có thể gặp phải trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gỗ của mình.

Như vậy, việc xác định và kiểm soát rủi ro là một trong những yêu cầu cấp bách đối với hoạt động xuất khẩu gỗ, đặc biệt đối với các doanh nghiệp trực tiếp tham gia thị trường xuất khẩu như Gỗ Trường Thành. Tuy đó không còn là vấn đề mới mẻ nhưng vẫn chưa được áp dụng nhiều ở nước ta trong thời gian qua, vẫn là vấn đề cần phải được phân tích, nhìn nhận và ứng dụng hoàn thiện hơn dưới góc nhìn của các nhà điều hành doanh nghiệp lẫn các nhà hoạch định chính sách.

Với đề tài “Quản trị rủi ro xuất khẩu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành”, tác giả mong muốn được nghiên cứu chuyên sâu nhằm đưa ra các căn cứ khoa học và thực tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần tháo gỡ các vấn đề nêu trên.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:

Trong lĩnh vực xuất khẩu tại Việt Nam đã có một số các công trình nghiên cứu và báo cáo dự thảo của các nhà kinh tế, quản lý, hoạch định chiến lược hay các đề tài luận văn cấp thạc sĩ đã được công bố như:

Tô Xuân Phúc “Rủi ro khi xuất khẩu đồ gỗ trong bối cảnh hội nhập TPP và EVFTA”(2015). Báo cáo tập trung chỉ ra một số những rủi ro chính của các doanh nghiệp hiện đang xuất khẩu mặt hàng gỗ sang Mỹ, EU và Úc, và tác giả cũng cho rằng, việc xác định các rủi ro trong xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng nhằm đưa ra những giải pháp và kiến nghị thiết thực đối với doanh


nghiệp và các cơ quan quản lý nhằm giảm thiểu được những rủi ro trong tương lai.

Nguyễn Hồng Hà trong “Quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam” (2006) cho rằng, việc thực hiện quản trị rủi ro trong quá trình kinh doanh xuất khẩu cà phê, đặc biệt trong quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của các DN cà phê Việt Nam là điều hết sức cần thiết. Tác giả đã tiến hành nhận dạng, xác định các nguyên nhân dẫn tới rủi ro từ đó tiến hành phân tích, đánh giá những nguyên nhân gây ra rủi ro cho các Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tại Việt Nam.

Đề tài “Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” của Trần Thị Bảo Quế (2006) cũng là một đề tài tương tự với việc phân tích, đánh giá các rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các Doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, hướng đề tài nghiên cứu ở tầm vĩ mô, không tập trung vào một lĩnh vực ngành nghề cụ thể cũng như không đi sâu vào phân tích một mô hình của một doanh nghiệp cụ thể nào.

Riêng đối với công trình nghiên cứu của tác giả Trần Thị Lệ Hoài trong “Quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu gạo của Công ty TNHH MTV XNK Kiên Giang”(2013). Về ưu điểm, công trình đã tiến hành phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo gắn liền với từng nội dung quản trị rủi ro xuất khẩu như nhận dạng – đo lường – giám sát - kiểm soát, xác định những nguyên nhân dẫn đến rủi ro; từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị thiết thực nhằm thực hiện có hiệu quả công tác quản trị rủi ro tại chính doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, thực trạng thực hiện các nội dung vẫn còn ngắn gọn và chưa được chi tiết, mặc dù đó là một điểm mới mà tác giả đã khai thác được trong đề tài về quản trị rủi ro so với các công trình nghiên cứu trước đó.


Tóm lại, nhìn chung các báo cáo và công trình nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc nhận dạng và đánh giá một số các rủi ro xảy ra trong quá trình xuất khẩu tại các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, trong bối cảnh Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại và hội nhập quốc tế mà còn thiếu các báo cáo tập trung phân tích quản trị rủi ro xuất khẩu gắn liền với từng nội dung quản trị rủi ro xuất khẩu. Rủi ro trong hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gỗ nói riêng là một vấn đề rất phức tạp, khó lường trước và khó kiểm soát được, do vậy dù có thể định tính, định lượng đầy đủ những hậu quả của rủi ro có thể đem đến cho doanh nghiệp, nhưng quan trọng nhất nhất vẫn do chính bản thân các doanh nghiệp cần phải quản trị rủi ro hiệu quả, nắm bắt được cách xử lý và ứng phó với rủi ro trong hiện tại và phòng ngừa, hạn chế và kiểm soát rủi ro ở mức tối thiểu trong tương lai.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:

3.1. Mục tiêu:

Đề xuất được các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu sản phẩm gỗ của doanh nghiệp Gỗ Trường Thành sang các thị trường chính là Mỹ, EU và một số thị trường khác...

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến rủi ro, quản trị rủi ro, rủi ro trong hoạt động xuất khẩu và quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu tại doanh nghiệp nói chung.

Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành trong khoảng thời gian từ 2013-2016.

Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành trong thời gian đến năm 2025.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu:

Các vấn đề lý luận về Quản trị rủi ro xuất khẩu và thực tiễn tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành.

4.2. Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: Tập trung vào các nội dung của quản trị rủi ro xuất khẩu và các yếu tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro xuất khẩu của doanh nghiệp.

Về mặt không gian: Nghiên cứu toàn bộ các nội dung trên tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành .

Về mặt thời gian: Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành giai đoạn 2013-2016, các giải pháp và kiến nghị được đề xuất trong luận văn từ nay đến năm 2025.

5. Phương pháp nghiên cứu

Căn cứ trên cơ sở các lý thuyết quản trị rủi ro và mục tiêu nghiên cứu đã được xác định, luận văn sử dụng một số các phương pháp sau nhằm nhận dạng và đánh giá các loại hình rủi ro, từ đó có thể kiểm soát và đưa ra các công cụ, giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình xuất khẩu gỗ tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành như sau:

5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu:

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Nguồn thông tin sơ cấp được thu thập thông qua tiến hành khảo sát trực tiếp đối với doanh nghiệp bằng mẫu bảng hỏi và phỏng vấn.

a. Mục tiêu nghiên cứu:

Với mong muốn tìm hiểu nhận định của các cán bộ hoạt động trong phòng ban xuất nhập khẩu về sự đồng tình đối với các nguyên nhân dẫn tới rủi ro xuất khẩu cũng như các giải pháp để có thể khắc phục, hạn chế rủi ro


xuất khẩu nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài “Quản trị rủi ro xuất khẩu gỗ của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành”, tác giả đã đề xuất bảng câu hỏi gửi tới bộ phận Quản trị Xuất nhập khẩu của TTF để ghi nhận các ý kiến.

b. Phương pháp điều tra:

Để có được thông tin về thực trạng quản trị rủi ro tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành, tác giả tiến hành khảo sát thông qua bảng hỏi về công tác nhận diện, đo lường và kiểm soát rủi ro xuất khẩu tại Công ty. Đối tượng khảo sát là Giám đốc tài chính, kế toán trưởng, Trưởng phòng Xuất nhập khẩu và các cán bộ xuất nhập khẩu đang làm việc tại Công ty.

Sau khi thu thập số liệu theo thời hạn định trước, luận văn tiến hành phân loại và đánh giá các phiếu điều tra theo mục tiêu nghiên cứu ban đầu nhằm thu thập thông tin về thực trạng nghiên cứu lý luận và thực hành quản trị rủi ro xuất khẩu tại Công ty Cổ phần tập đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành.

c. Đặc điểm mẫu điều tra:

Số lượng phiếu điều tra đã phát ra: 120.

Số lượng phiếu điều tra thu về: 112, trong đó có 103 bộ phiếu trả lời hợp lệ, đạt tỷ lệ 85,33% trên tổng số phiếu điều tra đã phát ra.

Kết cấu phiếu điều tra: Tổng số bao gồm 53 câu hỏi. Các câu hỏi điều tra được thiết kế dưới 3 dạng câu hỏi đóng, câu hỏi trắc nghiệm và dạng câu hỏi mở.Mỗi bộ phiếu điều tra gồm 2 phần chính:

+ Phần thứ nhất: bao gồm các câu hỏi tóm lược về rủi ro xuất khẩu và quản trị rủi ro xuất khẩu tại TTF.

+ Phần thứ 2: bao gồm các câu hỏi điều tra được thiết kế dưới 3 dạng câu hỏi đóng, câu hỏi trắc nghiệm và dạng câu hỏi mở nhằm thu nhận ý kiến đóng góp từ các nhà quản trị của TTF trong quy trình quản trị rủi ro xuất khẩu.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 21/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí