Phân Loại Theo Phương Pháp Quản Trị Rủi Ro Truyền Thống


cho tất cả các tình huống phát sinh và có biện pháp kịp thời để phòng ngừa, ứng phó với các rủi ro, góp phần hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Việt Nam.


8. Kết cấu của luận văn

Ngoài lời cam đoan, Lời cảm ơn, Mục lục, Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4: ĐỀ XUẤT - GIẢI PHÁP


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


Quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa tại khối du lịch nội địa Công ty TNHH MTV dịch vụ lữ hành Saigontourist - 4

1.1 Lý thuyết về lữ hành

1.1.1 Khái niệm về lữ hành và kinh doanh lữ hành

Tại khoản 14 điều 4 chương I Luật Du lịch (2005) thì “Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch” và “Kinh doanh lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nhằm mục đích sinh lợi”. “Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp; Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành bao gồm doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa; Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế được kinh doanh lữ hành nội địa; Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa không được kinh doanh lữ hành quốc tế”. (Quốc Hội, 2005)

Theo các quy định đó, hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành gồm hai lĩnh vực chính là:

- Phân phối các sản phẩm, dịch vụ du lịch của các nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm đến với khách du lịch, liên kết cung và cầu du lịch, góp phần khắc phục khoảng cách và các đặc tính đối lập giữa cung và cầu du lịch

- Sản xuất, cung cấp và tổ chức thực hiện cho khách du lịch những sản phẩm du lịch hoàn thiện, đồng bộ và trọn gói trên cơ sở liên kết các dịch vụ của các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ du lịch, nhằm nâng cao mức độ hài lòng trong việc đáp ứng các nhu cầu du lịch.

Theo Nguyễn Quyết Thắng (2015), Kinh doanh lữ hành đóng một vai trò rất quan trọng trong kinh doanh du lịch nói chung, bởi tính cần thiết và tính tất yếu của nó đối với việc thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch nói riêng cũng như đối với sự phát triển nói chung của du lịch.

Trong quá trình đi du lịch, khách du lịch cần rất nhiều sản phẩm, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu du lịch của mình. Nói cách khác, cầu du lịch có tính tổng hợp và đồng bộ cao. Các sản phẩm, dịch vụ du lịch có thể do nhiều đơn vị trong và ngoài


ngành Du lịch cùng tham gia sản xuất và cung ứng. Như vậy, các thành phần trong cung du lịch lại có tính phân tán và độc lập tương đối, gây cản trở khó khăn cho du khách trong việc tự bố trí, sắp xếp các hoạt động để có một chuyến du lịch như ý.

Khách du lịch có thể mua từng sản phẩm đơn lẻ của từng nhà cung cấp để thỏa mãn từng nhu cầu du lịch đơn lẻ của mình trong chuyến đi. Trong thực tế với những chuyến đi gần hoặc ngắn ngày hoặc đến những nơi mà khách du lịch có thể đã tương đối quen thuộc, việc tự mua các dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của mình là việc có thể rất nhiều khách du lịch đã thực hiện.

Tuy nhiên, thông thường thì khách du lịch không đủ thời gian, thông tin, kinh nghiệm... để tự tổ chức chuyến đi có chất lượng như mong đợi của họ, cho dù ngày nay có sự hỗ trợ rất lớn của các dịch vụ thông tin và truyền thông. Đặc biệt là đối với khách quốc tế, do sự bất đồng về ngôn ngữ, tiền tệ, văn hóa, phong tục tập quán, thời tiết, khí hậu, thể chế chính trị, luật pháp, thủ tục hành chính… nên sẽ có khó khăn trong chuyến đi nếu không nhờ đến các dịch vụ của kinh doanh lữ hành.

Mặt khác, cung du lịch thường cố định, không thể di chuyển; trong khi cầu du lịch có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào. Do đó phần lớn các nhà kinh doanh du lịch như kinh doanh khách sạn, kinh doanh vui chơi giải trí... không thể cống hiến các giá trị của mình đến tận nơi ở của khách hàng mà cần phải có các biện pháp để thu hút họ đến với mình. Chính vì lẽ đó sự xuất hiện của hoạt động kinh doanh lữ hành cũng như các công ty lữ hành với tư cách là trung gian phân phối như là một giải pháp tốt nhất để khắc phục khoảng cách giữa cung và cầu trong du lịch, đem khách đến với điểm du lịch, với các nhà cung cấp sản phẩm du lịch, phân phối các sản phẩm cho họ một cách hiệu quả. Hơn nữa, khi trình độ sản xuất xã hội càng phát triển thì các mối quan hệ xã hội càng hoàn thiện, trình độ dân trí được nâng cao, thu nhập của người dân tăng lên thì con người càng đòi hỏi sự tiện dụng cũng như tính hữu ích trong tiêu dùng. Chính vì lẽ đó sự ra đời của kinh doanh lữ hành như là một tất yếu của chuyên môn hóa trong du lịch, nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu du lịch cho xã hội.


1.1.2. Khái niệm về doanh nghiệp lữ hành

Theo điều 43 chương VI Luật du lịch Việt Nam (2005), doanh nghiệp lữ hành được phân thành 2 loại: Doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa. (Quốc Hội, 2005)

Nguyễn Quyết Thắng (2015), “Doanh nghiệp lữ hành quốc tế có trách nhiệm xây dựng, bán chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách đến Việt Nam, đưa người Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài thực hiện các chương trình du lịch đã bán hoặc kí hợp đồng ủy thác từng phần hay trọn gói cho các doanh nghiệp lữ hành nội địa”.

“Doanh nghiệp lữ hành nội địa có trách nhiệm xây dựng, bán, thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận ủy thác để thực hiện dịch vụ chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được doanh nghiệp lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam”.

1.2. Lý thuyết về rủi ro

1.2.1. Khái niệm về rủi ro

Nói đến rủi ro, ai cũng nghĩ đến việc không tốt xảy ra. Rủi ro có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, không ngoại trừ bất cứ một ai. Một tổ chức, một cá nhân, một công ty nhỏ hay một tập đoàn lớn đều có thể gặp rủi ro. Rủi ro có thể xuất hiện ở mọi nơi, từ những nơi được xem là an toàn nhất cho đến những nơi, những chỗ mà không một ai ngờ tới.

Hiện chưa có định nghĩa thống nhất nào về rủi ro, mỗi truờng phái, mỗi cá nhân đều đưa ra những định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, nhìn nhận rủi ro có 2 xu hướng: xu huớng thụ động và xu huớng chủ động.

Theo xu huớng thụ động (cách nhìn truyền thống): Rủi ro là sự không may, là nguy hiểm, là mất mát, là tổn thất, là kết quả không mong đợi… Trong Từ điển tiếng Việt thì: “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến”; “Rủi ro (rủi) là sự không may”. Theo các từ điển tiếng Anh thì: “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt hại,…”; Rủi ro là sự bất trắc, gây mất mát, hư hại”; “Rủi ro là yếu tố liên quan đến nguy hiểm, sự khó khăn, hoặc điều không chắc


chắn”… Trong kinh doanh: “Rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến”; “Rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp”… (Đoàn Thị Hồng Vân, 2009: 6,30)

Tóm lại, theo xu hướng thụ động thì rủi ro là điều xảy ra ngoài mong muốn của con người, tổ chức; rủi ro mang lại những thiệt hại, mất mát, nguy hiểmđến con người, đến các tổ chức, đến xã hội.

Trong thực tế, thường phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn khác nhau và ngày càng gia tăng. Xã hội càng phát triển, những rủi ro mới sẽ xuất hiện và ngày càng phức tạp hơn. Con người ngày càng quan tâm đến rủi ro nhằm tìm kiếm các biện pháp hạn chế.

Theo xu hướng chủ động thì rủi ro được khái niệm khác với xu hướng thụ động. Frank Knight cho rằng: “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được”; còn theo Allan Willett thì “Rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất hiện những biến cố không mong đợi”; còn Irving Preffer thì xác định “Rủi ro là một tổng hợp những ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất”; “Rủi ro là giá trị và kết quả mà hiện thời chưa biết đến”. Các tác giả C. Arthur William, Jr. Micheak, L. Smith đã viết trong cuốn Risk management and insurance: “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết mọi hoạt động của con người. Khi có rủi ro, người ta không thể dự đoán được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào có một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán trước. (Trương Quốc Dũng, 2015:13, 14)

Trong Hướng dẫn chính thức để quản lý khủng hoảng trong ngành Du lịch của trung tâm quốc tế APEC về du lịch bền vững thì một trong các thuật ngữ được sử dụng là “rủi ro là cơ hội mà một điều gì đó xảy ra có tác động lên các đối tượng.

Còn theo ông David Apgar – Giám đốc quản lý tại Corporate Executive Board: “Rủi ro là bất cứ điều gì không chắc chắn có thể ảnh hưởng tới các kết quả của chúng ta so với những gì chúng ta mong đợi”.


Du lịch Queensland (2009) mô tả: rủi ro là cơ hội của một điều gì đó không mong muốn xảy ra, không chắc chắn gây nguy cơ. Nó được đo bằng xác suất của nó xảy ra và của chi phí của các kết quả nếu nguy cơ dự kiến xảy ra.

Kuratko và Welsch (2001) thì xác định rủi ro là "mức độ không chắc chắn và khả năng mất mát tiềm ẩn có thể liên quan đến các kết quả từ một hành vi nhất định hoặc tập hợp đó".

G. K. Shaw (2010), “Mô hình quản lý rủi ro cho ngành du lịch ở Nam Phi” cho rằng rủi ro trong ngành du lịch có thể được định nghĩa là sự kiện có thể xảy ra của một sự kiện đã biết hoặc chưa biết có thể có ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đối với doanh nghiệp, điểm đến hoặc quốc gia. Tuy nhiên, không phải tất cả các rủi ro đều xử lý, tùy thuộc vào tần suất xuất hiện và tác động của nó, người điều hành một doanh nghiệp cụ thể phải quyết định có nên thực hiện hành động giảm nhẹ hoặc không có hành động và có chấp nhận rủi ro hay không. Rủi ro từ mức trung bình đến cao sẽ đòi hỏi phải có hành động để giảm thiểu tác động bất lợi đối với doanh nghiệp hoặc ngành. Mặt khác, nếu hiệu quả là không đáng kể, rủi ro có thể được chấp nhận. Cần phải nhận ra rằng không phải mọi rủi ro của cường độ cao đều có tác động tiêu cực, tùy thuộc vào nguy cơ xảy ra ở trong nước hay quốc tế.

Theo Ông Trương Quốc Dũng, qua các khái niệm trên, có thể đưa khái niệm về rủi ro trong kinh doanh du lịch như sau: “Rủi ro trong kinh doanh du lịch là những bất trắc có thể đo lường được, có thể gây ra những tổn thất, mất mát, thiệt hại hoặc làm mất đi các cơ hội trong kinh doanh, nhưng cũng có thể đem lại những cơ hội mới trong kinh doanh du lịch” (Trương Quốc Dũng, 2015: 15)

1.2.2. Phân loại rủi ro trong kinh doanh du lịch

Để phân loại rủi ro cần dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như: phân loại theo quản trị rủi ro truyền thống, phân loại theo nguồn gốc của rủi ro, phân loại theo môi trường kinh doanh của doanh nghiệp du lịch, phân loại theo đối tượng rủi ro, phân loại theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp du lịch


1.2.2.1. Phân loại theo phương pháp quản trị rủi ro truyền thống

Rủi ro từ thảm họa: Đây là loại rủi ro mang tính khách quan mà doanh nghiệp du lịch không thể tác động vào. Nhóm rủi ro này phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, nơi có các hoạt động du lịch xảy ra (điểm đến du lịch) và nơi xuất phát của khách du lịch. Nhóm rủi ro này có thể kể ra như: Động đất, núi lửa, sóng thần, chiến tranh, hỏa hoạn, lũ lụt....

Rủi ro tài chính: Nhóm rủi ro này mặc dù cũng xảy ra do khách quan trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên cũng mang tính chủ quan đối với quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhóm rủi ro này là các khoản nợ xấu, tỷ giá hối đoái, lãi suất, cổ phiếu biến động...

Rủi ro tác nghiệp: Đây là nhóm rủi ro chủ yếu do chủ quan của con người trong doanh nghiệp du lịch. Nhóm rủi ro này là: trang thiết bị, hệ thống máy móc hư hỏng, nhân viên chểnh mảng, quy trình hoạt động không đồng bộ...

Rủi ro chiến lược: Chiến lược có vai trò quyết định trong sự thành bại của một công ty, một tổ chức. Chiến lược sai dẫn đến công ty, tổ chức đó đối diện với nguy cơ thất bại. Các loại rủi ro chiến lược như: rủi ro dự án kinh doanh thất bại, rủi ro thương hiệu, rủi ro do doanh nghiệp hoạt động đình trệ, doanh nghiệp không tăng trưởng, nhân sự không có động lực làm việc, rủi ro từ khách hàng, nhu cầu, thị hiếu của khách hàng thay đổi mà doanh nghiệp không đáp ứng kịp, khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp khác...

1.2.2.2. Phân loại theo nguồn gốc rủi ro

Rủi ro do môi trường thiên nhiên: Nhóm rủi ro do các hiện tượng thiên nhiên như động đất, lũ lụt, bão, sóng thần, lở đất, núi lửa, biến đổi khí hậu... gây ra.

Rủi ro do môi trường văn hóa, xã hội: Rủi ro do môi trường văn hóa, xã hội là những rủi ro về thiếu hiểu biết về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống, các chuẩn mực giá trị, cấu trúc xã hội, các hành vi của con người....của dân tộc hay nhóm người dẫn đến những hành vi, thái độ, hành xử không phù hợp và gây ra những thiệt hại, mất mát trong kinh doanh.


Rủi ro do môi trường chính trị: Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần một môi trường chính trị ổn định để kinh doanh. Môi trường chính trị ảnh hưởng lớn đến đường lối kinh doanh của doanh nghiệp. Khi có những chính sách mới ra đời, có thể sẽ làm đảo lộn các kế hoạch kinh doanh của một doanh nghiệp.

Rủi ro do môi trường kinh tế: Mọi hiện tượng diễn ra trong môi trường kinh tế như: tốc độ phát triển kinh tế, lạm phát, suy thoái, khủng hoảng kinh tế...đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp du lịch.

1.2.2.3. Phân loại theo môi trường tác động

Rủi ro do môi trường bên trong doanh nghiệp du lịch: Đây là những rủi ro phát sinh trong môi trường nội bộ của doanh nghiệp và có thể phân loại theo các lĩnh vực:

Quản trị: theo các chức năng hoạch định, tổ chức, thúc đẩy, nhân sự, kiểm soát

Marketing: nghiên cứu thị trường, sản phẩm dịch vụ, giá cả, phân phối, tiếp thị

Tài chính, kế toán

Tổ chức sản xuất

Nghiên cứu phát triển

Hệ thống thông tin.

Rủi ro do môi trường bên ngoài doanh nghiệp du lịch: Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tổng thể các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp có tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp về cơ bản phải tuân theo môi trường kinh doanh bên ngoài và chịu sự tác động của các yếu tố này. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp du lịch có thể phân làm hai loại sau:

Môi trường vĩ mô: gồm các yếu tố liên quan đến kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật...

Môi trường vi mô: gồm các yếu tố liên quan đến khách hàng, các nhà cung ứng dịch vụ, các đối thủ cạnh tranh....

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/08/2022