tiêu chuẩn quốc tế mới vào những quy định riêng của các quốc gia. Theo đó, các nước thành viên Basel sẽ bắt đầu thực hiện lộ trình chuyển đổi các tiêu chuẩn về vốn mới từ ngày 01/01/2013, đồng nghĩa với việc các nước này sẽ phải chuyển đổi các tiêu chuẩn nói trên thành luật hay các quy định quốc gia trước thời điểm 01/01/2013.
Theo thỏa thuận đã đạt được, các ngân hàng được yêu cầu phải thỏa mãn các tỷ lệ vốn tối thiểu trên tổng tài sản Có của ngân hàng (trong đó tổng tài sản Có được tính dựa trên mức độ rủi ro của từng nhóm tài sản) theo lộ trình sau:
Bảng 1.4: Lộ trình thực hiện yêu cầu về vốn theo Hiệp ước Basel III
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 1/1/ 2019 | |
Tỷ lệ cổ phần phổ thông tối thiểu (Minimum common equity capital ratio) | 3,5% | 4% | 4,5% | 4,5% | 4,5% | 4,5% | 4,5% | ||
Vốn đệm bảo toàn vốn (Capital Conservation Buffer) | 0,625% | 1,25% | 1,875% | 2,5% | |||||
Cổ phần phổ thông tối thiểu + Vốn đệm bảo toàn vốn (Minimum common equity plus Capital conservation buffer) | 3,5% | 4% | 4,5% | 5,125% | 5,75% | 6,375% | 7% |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh Của Nhtm Theo Hiệp Ước Basel Ii
- Mối Tương Quan Giữa Mức Vốn Cần Có Với Mức Thu Nhập Của Từng Lĩnh Vực Kinh Doanh
- Nhóm Các Nguyên Tắc Về Hệ Thống Quản Trị Rủi Ro Thanh Khoản
- Bài Học Rút Ra Từ Thực Tiễn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Trong Quản Trị Rủi Ro Tại Một Số Nước Trên Thế Giới
- Diễn Biến Tăng Trưởng Tín Dụng Giai Đoạn 2001 – 2013E
- Thực Trạng Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh Của Nhtm Việt Nam Theo Hiệp Ước Basel
Xem toàn bộ 277 trang tài liệu này.
4,5% | 5,5% | 6% | 6% | 6% | 6% | 6% | |||
Tỷ lệ tổng nguồn vốn tối thiểu (Minimum total capital) | 8% | 8% | 8% | 8% | 8% | 8% | 8% | ||
Tổng nguồn vốn tối thiểu + Vốn đệm bảo toàn vốn (Minimum total capital plus conservation buffer) | 8% | 8% | 8% | 8,625% | 9,25% | 9,875% | 10,5% |
Nguồn: BIS tháng 6/2011
1.3. Tình hình áp dụng Hiệp ước Basel tại các NHTM của một số nước trên thế giới
Như đã trình bày tại phần đầu của Chương I, mặc dù Hiệp ước Basel dự định chỉ có hiệu lực trong phạm vi của 10 nước thành viên (nhóm G-10) và ngay cả tại các nước này thì các yêu cầu và quy định của Hiệp ước Basel cũng chỉ mang tính ràng buộc với các ngân hàng quốc tế có quy mô hoạt động lớn (international active banks), nhưng do tính chuẩn mực của các nội dung trong Hiệp ước Basel, ngay cả các NHTM có quy mô nhỏ và không có hoạt động quốc tế của các nước G-10 cũng chấp nhận Basel như một chuẩn mực trong quản trị rủi ro và kiểm tra kiểm soát an toàn và tự nguyện tuân theo các quy định và hướng dẫn trong Hiệp ước Basel. Theo thống kê của Uỷ ban Basel, Hiệp ước Basel I đã được áp dụng tại trên 100 quốc gia và được ngành ngân hàng thế giới coi như chuẩn mực về công tác rà soát và giám sát an toàn hoạt động của NHTM.
1.3.1. Việc áp dụng Basel tại các NHTM nhóm nước G-10
Mặc dù Hiệp ước Basel I – 1988 được áp dụng phổ biến và rộng rãi trên khắp thế giới, những yêu cầu mới trong Hiệp ước Basel II – 2004 đã làm một số quốc gia thấy cần phải có một thời gian để chuyển hoá thành các quy định cụ thể về luật pháp trong ngành ngân hàng. Một trong những lý do quan trọng là các quy định được xây dựng trên cơ sở hoạt động của các NHTM phát triển, có trình độ quản lý tiên tiến và ứng dụng công nghệ thông tin ở mức cao.
Trong tài liệu “Nghiên cứu ảnh hưởng lượng hoá vòng 3 - Quantitative Impact Study 3 (QIS3)”, Uỷ ban Basel đã xây dựng và thống nhất lộ trình áp dụng các quy định và hướng dẫn trong Hiệp ước Basel II bắt đầu từ thời điểm cuối năm 2006. Tuy nhiên, 9 trong 10 nước thành viên trong đó có cả Hoa Kỳ và Đức đều tuyên bố sẽ phải thực hiện vòng 4 Nghiên cứu ảnh hưởng lượng hoá để vạch ra các bước cụ thể áp dụng Basel II.
Trong số các nước thành viên của Uỷ ban Basel, với việc tham gia vào xây dựng nội dung Hiệp ước Basel II, các nước này đã gián tiếp thừa nhận trách nhiệm và cam kết áp dụng Basel II, mặc dù đối với một số nước chỉ cam kết áp dụng từng phần. Các nước thuộc G10 là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) áp dụng các quy định về vốn an toàn tối thiểu trong Basel II theo một đạo luật mới Uỷ ban châu Âu (EC) đưa ra.
Cơ quan giám sát hoạt động NHTM của Hoa Kỳ quy định rằng chỉ có những ngân hàng có hoạt động kinh doanh tài chính quốc tế ở một quy mô nhất định thì mới yêu cầu áp dụng Basel II. Tuy nhiên với những ngân hàng này, Hoa Kỳ yêu cầu thay vì lựa chọn phương pháp, bắt buộc phải sử dụng phương pháp cơ sở dựa trên Phương pháp xếp hạng nội bộ (Internal Rating Based Approach) đối với rủi ro tín dụng và Phương pháp đo lường nâng cao (Advanced Measurement Approach) đối với rủi ro tác nghiệp. Trên thực tế, các ngân hàng này chiếm tới 99% tổng tài sản có tại nước ngoài và 2/3 tổng tài sản có trong nước của toàn bộ ngành ngân hàng Hoa Kỳ. Để cụ thể hoá, Hoa Kỳ quy định tất cả những NHTM có tổng tài sản Có lớn hơn 25 tỷ USD phải áp dụng Basel II. Những ngân hàng nhỏ hơn, với bảng cân đối tài khoản đơn giản không cần thiết phải xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro phức
tạp và tốn kém như quy định trong Hiệp ước này. Điều này không trái với quy định trong Hiệp ước Basel II, vì Uỷ ban Basel quy định Hiệp ước này chỉ áp dụng đối với những ngân hàng có hoạt động kinh doanh quốc tế lớn (international active bank).
Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban Basel tháng 09/2011 về tiến trình thực hiện Basel, 9 thành viên EU của Uỷ ban Basel bao gồm: Bỉ, Pháp, Đức, ý, Luxumbourg, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển và Vương quốc Anh đã chính thức hoàn tất việc áp dụng các quy định cuối cùng của Uỷ ban châu Âu về vốn an toàn tối thiểu xây dựng trên cơ sở Hiệp ước Basel II. Quy định này áp dụng đối với tất cả các tổ chức tín dụng (TCTD), không chỉ riêng NHTM.
Đối với quy định mới của Basel III, một số quốc gia cũng xin gia hạn thời gian thực hiện và giảm nhẹ các tiêu chuẩn vốn do Ủy ban Basel đề xuất. Do các ngân hàng châu Âu đang gặp khó khăn trong việc khắc phục khủng hoảng nợ quốc gia, nên trong các phiên họp trước một số nước Châu Âu bao gồm Đức và Pháp đã đề nghị giảm nhẹ các tiêu chuẩn vốn do Ủy ban đề xuất và cho phép các ngân hàng có thêm thời gian để thực hiện, nhằm tránh tác động xấu đến nền kinh tế. Tuy nhiên, Đức đã có sự nhượng bộ nhất định và vốn của Chính phủ Đức sẽ tiếp tục được bơm cho các ngân hàng thương mại nhà nước dưới hình thức cổ phần phổ thông đến cuối năm 2017.
Các ngân hàng Châu Âu có mức vốn hóa thấp hơn so với các ngân hàng Mỹ và có thể được yêu cầu tăng nhiều vốn hơn theo quy định mới của Basel. Ngân hàng Deutsche AG, ngân hàng lớn nhất của Đức, có kế hoạch bán ít nhất 9,8 tỷ euro (tương đương với 12,5 tỷ đôla Mỹ) ra thị trường chứng khoán. Và 10 ngân hàng lớn nhất của Đức, bao gồm Ngân hàng Deutsche trụ sở tại Frankfurt và Ngân hàng Commerzbank AG, có thể cần tới 105 tỷ euro để bổ sung vốn cho mình.
Trong khi đó, để đáp ứng các tiêu chuẩn vốn mới, Ngân hàng Bank of America của Mỹ sẽ phải hoãn trả cổ tức và tiến hành mua lại cổ phiếu của mình cho đến cuối năm 2013. Ngân hàng JPMorgan, ngân hàng lớn thứ hai của Mỹ, công bố rằng các quy định mới của Basel sẽ làm giảm nguồn vốn của họ với tỷ lệ lên tới 2% khi quy định thu nhập từ dịch vụ cầm cố bị loại trừ khỏi vốn ngân hàng.
Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng thực hiện chủ trương hạn chế cho vay trong thời điểm phục hồi kinh tế toàn cầu đang diễn ra chậm chạp. Các chủ ngân hàng, bao gồm chủ tịch HĐQT Deutsche Bank AG và chủ tịch Tập đoàn HSBC cho rằng, qui định mới có thể buộc các ngân hàng hạn chế cho vay, ảnh hưởng đến tăng trưởng và tốc độ phục hồi kinh tế. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Tài chính quốc tế, qui chế này có thể làm giảm 3,1% GDP cho đến năm 2015 tại Mỹ, khu vực sử dụng euro và Nhật Bản, số lượng việc làm trong 5 năm tới sẽ giảm khoảng 9,7% so với dự kiến.
Mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến trong việc áp dụng và lộ trình thực hiện các tiêu chuẩn vốn mới của Ủy ban Basel – Basel III, thỏa thuận đạt được đã minh chứng cho những nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm ngăn chặn các cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai. Tuy nhiên, Ủy ban Basel khẳng định sẽ đưa ra những quy trình báo cáo cặn kẽ nhằm giám sát việc thực hiện chuyển đổi các tiêu chuẩn vốn mới; tiếp tục rà soát những tác động của các tiêu chuẩn vốn mới này đối với các thị trường tài chính, sự mở rộng tín dụng và tăng trưởng kinh tế; và giải quyết những hậu quả ngoài ý muốn khi cần thiết.
1.3.2. Việc áp dụng Basel tại các NHTM của một số nước đang phát triển ngoài G-10
Viện ổn định tài chính (Financial Stability Institute – FSI) thuộc BIS đã tiến hành một cuộc khảo sát về việc áp dụng Hiệp ước Basel II tại các nước không phải thành viên của Uỷ ban Basel cho thấy tại các nước phát triển và đang phát triển ngoài G10, Chính phủ cũng rất quan tâm tới việc áp dụng chuẩn mực về quản trị rủi ro và giám sát an toàn hoạt động NHTM tuân thủ theo Basel II. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các quốc gia mong muốn gia nhập WTO.
Giống như 9 nước thành viên EU thuộc nhóm G10, các quốc gia thành viên EU còn lại (16 nước) cũng áp dụng quy định về vốn an toàn tối thiểu từ tháng 7/2004 tuân thủ chặt chẽ theo Basel II và đến nay cũng đã hoàn tất quá trình chuyển giao hoàn toàn sang áp dụng các quy định của Basel II.
Theo thống kê chính thức của đại diện văn phòng ngân hàng BIS tại khu vực Châu Á, hệ thống ngân hàng khu vực châu Á đã xây dựng một lộ trình gấp rút để áp
dụng các phương pháp đo lường và kiểm soát rủi ro theo chuẩn mực Basel II từ năm 2006, tuy nhiên vẫn còn một số quốc gia chưa hoàn tất quá trình chuyển giao hoàn toàn sang việc áp dụng các quy định mới này mà vẫn đang áp dụng song song giữa quy định mới và quy định cũ cho tới thời điểm cuối năm 2012.
Tại một số quốc gia như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore, Hồng Kông, tất cả các ngân hàng của những quốc gia này đều đã hoàn tất việc áp dụng Basel II vào năm 2011 với các phương pháp áp dụng như phương pháp chuẩn đối với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động, phương pháp IRB cơ bản và nâng cao, phương pháp chỉ số cơ bản BIA, phương pháp đo lường nâng cao AMA đối với rủi ro thị trường.
Đối với Thái Lan, Philipin, Malaysia và Indonesia, thời hạn triển khai áp dụng Basel được cam kết vào cuối năm 2008; những phương pháp nâng cao và phức tạp có thể được áp dụng vào cuối năm 2009 hoặc 2010 tùy điều kiện thực tế của từng quốc gia. Song theo báo cáo mới đây, các quốc gia này hiện vẫn đang trong giai đoạn ban hành những quy định cuối cùng và việc áp dụng bắt đầu được triển khai từ đầu năm 2012.
Trái ngược với xu thế chung của các quốc gia nói trên, Trung Quốc đã chọn một hướng đi rất khác là áp dụng theo chuẩn mực Basel 1.5 nghĩa là kết hợp các chuẩn mực trong Hiệp ước Basel I với trụ cột 2 và 3 trong Basel II. Tất cả các phương pháp mới được đề cập trong Basel II để đánh giá rủi ro tín dụng hoàn toàn không được quốc gia này lựa chọn áp dụng. Tính đến thời điểm cuối năm 2011, các ngân hàng lớn tại Trung Quốc đang thực hiện song song cả các quy định cũ và quy định mới trên cơ sở các chuẩn mực của Basel.
Bảng 1.5 phản ánh tổng hợp tình hình thực hiện Hiệp ước Basel II của một số quốc gia trên thế giới tính đến thời điểm tháng 9/2011 lấy từ kết quả điều tra của FSI.
Bảng 1.5: Tình hình thực hiện Hiệp ước Basel II tính đến tháng 9/2011
Basel II | Bước tiếp theo – Kế hoạch thực hiện | |
Argentina | 1 | Đang thực hiện phác thảo các văn bản sơ bộ. |
Australia | 4 | |
Bỉ | 4 | |
Brazil | 4 | |
Canada | 4 | |
Trung Quốc | 4 | Các ngân hàng đang thực hiện song song giữa quy định cũ và quy định mới trên cơ sở nội dung của Basel II |
Pháp | 4 | |
Đức | 4 | |
Hồng Kông | 4 | |
Ấn Độ | 4 | |
Indonesia | 3 | Bắt đầu thực hiện các quy định của Hiệp ước Basel II vào tháng 1/2012 |
Italy | 4 | |
Nhật Bản | 4 | |
Hàn Quốc | 4 | |
Luxembourg | 4 | |
Mexico | 4 | |
Hà Lan | 4 | |
Nga | 1, 4 | (1) Trụ cột 2 sẽ được triển khai sớm nhất vào năm 2014 (4) Áp dụng phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn đối |
với rủi ro tín dụng, phương pháp tiếp cận cơ bản đối với rủi ro thị trường và phương pháp tiếp cận chỉ số cơ bản đối với rủi ro tác nghiệp | ||
Ả Rập Saudi | 4 | |
Singapore | 4 | |
Nam Phi | 4 | |
Tây Ban Nha | 4 | |
Thụy Điển | 4 | |
Thụy Sỹ | 4 | |
Thổ Nhĩ Kỳ | 4 | Đang thực hiện song song giữa quy định mới và quy định cũ. Hoàn thành việc thực hiện các quy định cuối cùng vào tháng 7/2012 |
Vương Quốc Anh | 4 | |
Hoa Kỳ | 4 | Đang thực hiện song song giữa quy định cũ và quy định mới – Tất cả các tổ chức bắt buộc phải thực hiện Hiệp ước Basel II tiếp tục thực hiện song song: các hệ số điều chỉnh chính thức được báo cáo theo chuẩn Basel I và các tổ chức tiếp tục áp dụng từng bước các cách tiếp cận mới theo chuẩn Basel II |
Liên Minh Châu Âu | 4 |
Mã số và mã màu: 1 = Quy định sơ bộ chưa được ban hành; 2 = Quy định sơ bộ được ban hành; 3 = Quy định cuối cùng được ban hành; 4 = Quy định cuối cùng được thực hiện. Xanh = Việc áp dụng đã hoàn tất; Vàng= Việc áp dụng đang đượctiến hành; Đỏ= Việc áp dụng chưa được tiến hành
Nguồn: BIS tháng 9/2011