Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Tra, Giám Sát Ngân Hàng Theo Chuẩn Mực Quốc Tế


chế phù hợp để xác định trọng số RRTD sát hơn với RRTD của những Doanh nghiệp chưa được xếp hạng này.

- Ban hành Qui định và hướng dẫn cụ thể về xây dựng hệ thống XHTDNB theo yêu cầu Hiệp ước Basel 2. NHNN cần xây dựng danh mục hạng chuẩn phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, cần ban hành qui định cụ thể đối với cơ sở dữ liệu, hệ thống chỉ tiêu chuẩn sử dụng cho hệ thống XHTDNB của NHTM. Hệ thống xếp hạng của NHTM trước khi đưa vào sử dụng phải được sự kiểm tra, chấp thuận của NHNN đồng thời quá trình vận hành phải được sự quản lý chặt chẽ của NHNN nhằm kiểm soát đầy đủ tính hiệu quả của hệ thống.

- Ban hành các hướng dẫn cụ thể về xây dựng ICAAP và báo cáo ICAAP theo chuẩn Basel 2 và phù hợp với việc triển khai áp dụng tại Việt nam. Do đặc thù các NHTM Việt nam về cơ bản cơ sở dữ liệu còn khoảng cách lớn so với yêu cầu Basel 2, NHNN nên cho phép các NHTM chủ động lựa chọn cách tiếp cận khi xây dựng ICAAP căn cứ vào khả năng và đặc điểm của từng ngân hàng. Các NHTM có thể chọn cách tiếp cận phức tạp- căn cứ vào các mô hình thống kê hoặc cách tiếp cận đơn giản- sử dụng các phân tích, dự báo định tính. Đống thời NHNN cần tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát để việc xây dựng, vận hành ICAAP tại các NHTM đạt hiệu quả, đảm bảo vốn theo yêu cầu Basel 2.

- Ban hành Qui định về chế độ thống kê, báo cáo công khai thông tin theo các chuẩn mực của Trụ cột 3- Hiệp ước Basel. Hiện nay với các NHTM Cổ phần, các chế độ công khai, báo cáo thông tin đang dần được hoàn thiện. Song đối với Agribank do đặc thù về mô hình hoạt động nên yêu cầu về công khai thông tin còn lỏng lẻo. Vì vậy, NHNN cần ban hành các văn bản qui định chặt chẽ, thống nhất về chế độ thống kê, báo cáo, công khai thông tin áp dụng chung cho các NHTM theo chuẩn mực trụ cột 3- Hiệp ước Basel 2. Về thực


hiện công khai thông tin, theo kinh nghiệm tại Singapore và Thái lan (áp dụng tại ngân hàng DBS và KTB), NHNN nên qui định tuân thủ trụ cột 3 theo lộ trình: thời gian đầu có thể công khai các thông tin định lượng cơ bản, các thông tin định tính theo chuẩn Basel 2 yêu cầu công khai khi chế độ báo cáo thống kê tại các NHTM đã hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu. NHNN nên cho phép công khai trên Website chính thức và các cơ sở kinh doanh của NHTM. Các thông tin công khai không yêu cầu kiểm toán để giảm chi phí cho ngân hàng và đảm bảo tính cập nhật thông tin. Thay vào đó, NHNN cần tăng cường giám sát kỷ luật thị trường và nghiêm minh xử lý sai phạm trong trường hợp phát hiện thông tin công khai có sự sai lệch, không thống nhất với thông tin trên các báo cáo đã được kiểm toán, thông tin lưu trữ tại các cơ quan quản lý Nhà nước (cơ quan thuế, kiểm toán Nhà nước…) hoặc thông tin có nguồn gốc tin cậy khác.

- Hoàn thiện chế độ kế toán NHTM. Đặc biệt chế độ kế toán liên quan đến tính vốn, phân loại Tài sản có nói chung, phân loại nợ nói riêng, trích và xử lý dự phòng RRTD. Đảm bảo việc phân loại tài sản có, phân loại nợ, trích dự phòng theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế đặc biệt là Chuẩn mực kế toán quốc tế số 39-công cụ tài chính: ghi nhận và đo lường (IAS 39- Financial Instruments: Recognition and Measurement)

- Đặc biệt NHNN cần sớm hoàn thiện dự thảo Thông tư Qui định về hệ thống quản lý rủi ro, Khung quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng để tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và vận hành Hệ thống quản lý rủi ro theo chuẩn Basel 2.

3.4.2.2 Hoàn thiện hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện cần thiết về mặt pháp lý, cơ sở hạ tầng và nhân sự để tiến hành phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi


Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel 2 tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 24

ro. Thứ hai, về nội dung thanh tra, cần đảm bảo sự kết hợp thanh tra tuân thủ với thanh tra trên cơ sở rủi ro; kết hợp thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa. Trong đó cơ quan giám sát cần tập trung hơn vào các hoạt động của ngân hàng có tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ vi phạm pháp luật lớn. Thứ ba, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro đối với từng TCTD cũng như toàn hệ thống.

3.4.2.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng của NHNN (CIC)

Đối với Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN, NHNN cần tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin. Bên cạch đó NHNN xây dựng và hoàn thiện qui chế cung cấp, trao đổi thông tin giữa CIC và các tổ chức tín dụng. Đảm bảo các NHTM tuân thủ nghĩa vụ cung cấp các thông tin tín dụng một cách đầy đủ, kịp thời nhằm ngày càng hoàn thiện kho dữ liệu cho CIC đồng thời có cơ chế để đảm bảo CIC cung cấp thông tin hiệu quả cho các NHTM, phục vụ đắc lực cho công tác quản trị RRTD tại các NHTM.

3.4.2.4 Đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu và tiến độ tái cơ cấu Agribank

Để Agribank có thể xử lý nợ xấu hiệu quả, giảm nợ xấu về mức an toàn theo kế hoạch. Thời gian tới, NHNN cần tăng cường các biện pháp kiểm tra kiểm soát đồng thời hỗ trợ xử lý khó khăn đối với việc phân loại nợ, xử lý nợ xấu và tiến độ tái cơ cấu của Agribank. Các biện pháp cần tập trung vào các nội dung:

- Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quá trình phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro theo Thông tư 02/2013/NHNN. Đặc biệt cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng các khoản nợ đã được cơ cấu lại theo Quyết định 780/2013/NHNN và Thông


tư 09/2014/NHNN nhằm đánh giá một cách đầy đủ, chính xác nợ xấu tại Agribank.

- Tiếp tục hỗ trợ Agribank tháo gỡ các khó khăn trở ngại về nhân sự, về cơ chế, về tài chính trong quá trình xử lý nợ xấu và tái cơ cấu. Tạo điều kiện để Agribank có thể hoàn thành kế hoạch đúng tiến độ.

3.4.2.5 Hỗ trợ Agribank trong việc đào tạo nhân sự, kỹ thuật và đầu tư công nghệ đáp ứng yêu cầu về triển khai áp dụng Basel 2

Khó khăn chung của các NHTM Việt nam khi triển khai Basel 2 là thiếu cơ sở dữ liệu, công nghệ, nhân lực. Vì vậy để đấy nhanh tiến độ thực hiện triển khai áp dụng Basel 2 của Agribank và các NHTM việt nam, NHNN cần có kế hoạch cụ thể nhằm hỗ trợ giải quyết các khó khăn cho Agribank và các NHTM khác trên các phương diện:

NHNN cần tổ chức các chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng theo yêu cầu Hiệp ước Basel 2. Đồng thời NHNN có thể liên kết với các NHTM nước ngoài đang hoạt động tại Việt nam, các chuyên gia có kinh nghiệm trong triển khai Basel tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, trao đổi kiến thức kinh nghiệm với các NHTM Việt nam trong quá trình triển khai.

Tận dụng các chương trình hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế để hỗ trợ các NHTM trong việc đào tạo nhân sự, hoàn thiện cơ sở dữ liệu và hạ tầng công nghệ đáp ứng điều kiện cơ bản để triển khai áp dụng Basel 2.

Kiểm tra, theo dõi chặt chẽ quá trình triển khai áp dụng Basel 2 tại Agribank và kịp thời hỗ trợ xử lý các vướng mắc, trở ngại trong quá trình thực hiện.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3‌‌

Trên cơ sở định hướng triển khai quản trị RRTD tại Agribank, xác định các điều kiện để Agribank triển khai quản trị RRTD theo Basel 2, NCS đề xuất hệ thống giải pháp theo lộ trình 2 giai đoạn để Agribank thực hiện quản trị RRTD theo Basel 2 với mục tiêu cuối năm 2020 đạt chuẩn Basel 2 về quản trị RRTD. Điểm mới của Chương 3 là NCS đề xuất các giải pháp có tính hệ thống từ việc tổ chức lại bộ máy quản trị RRTD đến việc tuân thủ từng trụ cột để Agribank đạt chuẩn Basel 2. Các giải pháp được đề xuất trên cơ sở các lập luận có cơ sở khoa học, bám sát khả năng thực hiện tại Agribank và chủ trương của NHNN. Đồng thời NCS đã đề xuất các kiến nghị với Chính Phủ, NHNN nhằm tạo môi trường kinh doanh và hành lang pháp lý thuận lợi cũng như hỗ trợ Agribank trong quá trình triển khai thực hiện để đảm bảo tính khả thi của giải pháp.


KẾT LUẬN‌

Quản trị RRTD theo Basel 2 là cơ sở để Agribank đổi mới và hoàn thiện quản trị RRTD, lành mạnh hóa năng lực tài chính và tăng sức mạnh cạnh tranh. Luận án với đề tài “Quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel 2 tại Agribank” đã hoàn thành với các nội dung cơ bản:

Thứ nhất: Hệ thống những vấn đề cơ bản về quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel 2 tại NHTM. Trên cơ sở đó phân tích, làm rõ lợi ích của NHTM khi thực hiện quản trị RRTD theo Basel 2 và các điều kiện để NHTM triển khai quản trị RRTD theo Basel 2

Thứ hai: Khảo sát kinh nghiệm quản trị RRTD theo Basel 2 tại một số NHTM trong nước và nước ngoài, từ đó rút ra các bài học có giá trị tham khảo tốt nhất về triển khai quản trị RRTD theo Basel 2 cho Agribank.

Thứ ba: Đánh giá đúng thực trạng quản trị RRTD trên cơ sở dữ liệu sơ cấp và thứ cấp tại Agribank giai đoạn 2010-2015, chỉ ra các kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân các hạn chế về quản trị RRTD tại Agribank. Từ đó đánh giá mức độ đáp ứng các chuẩn mực Basel 2 về quản trị RRTD tại Agribank.

Thứ tư: Đề xuất giải pháp và điều kiện thực hiện giải pháp theo lộ trình 2 giai đoạn để Agribank đạt chuẩn Basel 2 về quản trị RRTD vào cuối năm 2020.

Với những nội dung cơ bản luận án đã thực hiện, NCS mong muốn kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần tích cực vào việc đổi mới và hoàn thiện quản trị RRTD nói chung và thực hiện quản trị RRTD theo chuẩn Basel 2 nói riêng tại Agribank. Tại các NHTM Việt Nam cũng như Agribank, quản trị RRTD theo Basel 2 vẫn còn là vấn đề mới, phức tạp, quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc về cơ sở pháp lý, nhiều trở ngại về khả năng về vốn, nhân lực, công nghệ không dễ vượt qua. NCS rất mong nhận được các ý kiến


đóng góp của các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính- Ngân hàng và những người quan tâm đến đề tài của luận án.


CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN‌


1. Trần Thị Việt Thạch (2013), “Nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ trong các NHTM hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - kế toán số 1/năm 2013

2. Trần Thị Việt Thạch (2014), ”Nợ xấu các NHTM Việt nam, các vướng mắc cần tháo gỡ”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính- kế toán số 2/năm 2014

3. Trần Thị Việt Thạch (2015), ”Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các NHTM Việt nam theo Basel 2”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính- kế toán số 3/năm 2015

4. Trần Thị Việt Thạch (2015), ”Cơ sở dữ liệu- nền tảng quan trọng để áp dụng phương pháp tiếp cận IRB đối với rủi ro tín dụng”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính- kế toán số 8/năm 2015

5. Tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện “Hoàn thiện công cụ kế toán nhằm kiểm soát rủi ro tại các Quỹ tín dụng nhân dân” Chủ nhiệm đề tài TS. Trần Văn Hợi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/12/2022