khách hàng gặp những tổn thất và thất bại trong quá trình sử dụng vốn; hay nói cách khác những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng là nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: Đặc điểm này biểu hiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức, hậu quả của rủi ro tín dụng do đặc trưng ngân hàng là trung gian tài chính kinh doanh tiền tệ. Do đó khi phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng phải chú ý đến mọi dấu hiệu rủi ro, xuất phát từ nguyên nhân bản chất và hậu quả do rủi ro tín dụng đem lại để có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Rủi ro tín dụng có tính tất yếu tức luôn tồn tại và gắn liền với hoạt
động tín dụng của ngân hàng thương mại: Tình trạng thông tin bất cân xứng đã làm cho ngân hàng không thể nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đầy đủ, điều này làm cho bất cứ khoản vay nào cũng tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng. Kinh doanh ngân hàng thực chất là kinh doanh rủi ro ở mức phù hợp và đạt được lợi nhuận tương ứng.
1.2.4. Tác động của rủi ro trong hoạt động tín dụng
Rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn trong kinh doanh ngân hàng và đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, thậm chí có thể lan rộng trên phạm vi toàn cầu.
1.2.4.1 Đối với ngân hàng bị rủi ro
Do không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các loại phí) làm cho nguồn vốn ngân hàng bị thất thoát, trong khi ngân hàng vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, phải tăng các khoản trích lập dự phòng. Việc thu hồi nợ quá hạn vừa làm mất thời gian của cán bộ cho vay, vừa làm tăng khoản chi phí về đi lại, đàm phán hoặc phối hợp với các cơ quan khác để thu hồi nợ. Bên cạnh đó các ngân hàng cho vay phải bỏ ra chi phí cơ hội rất lớn: Các khoản nợ quá hạn làm chậm lại vòng quay vốn tín dụng, làm mất đi các khoản đầu tư khác của mình, đó là
Có thể bạn quan tâm!
- Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Vân Đồn - 2
- Đối Tượng Và Phạm Vi Và Thời Gian Nghiên Cứu.
- Khách Hàng Phải Cam Kết Hoàn Trả Vốn (Gốc) Và Lãi Với Thời Gian Xác Định
- Những Hạng Mục Và Biểu Điểm Được Sử Dụng Tại Các Ngân Hàng Của Mỹ Trong Mô Hình Điểm Số Tín Dụng Tiêu Dùng
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Ngân Hàng Thương Mại.
- Tổng Quan Về Vietinbank – Chi Nhánh Vân Đồn
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
chưa kể đến sự ảnh hưởng lớn của nợ quá hạn tới tâm lý của cán bộ cho vay. Tất cả những vấn đề này làm giảm thu nhập tiềm ẩn và làm tăng chi phí cho các ngân hàng.
1.2.4.2. Đối với hệ thống ngân hàng
Hoạt động của một ngân hàng trong một quốc gia có liên quan đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong nền kinh tế. Do vậy nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí dẫn đến mất khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu tới hệ thống các ngân hàng và các bộ phận kinh tế khác. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của NHNN và Chính phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các NHTM làm cho các ngân hàng khác vô hình chung cũng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
1.2.4.3. Đối với nền kinh tế
Ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là kênh thu hút và bơm tiền cho nền kinh tế, vì vậy rủi ro tín dụng gây nên sự phá sản một ngân hàng sẽ làm cho nền kinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh tế bị mất ổn định và ngưng trệ, mất bình ổn về quan hệ cung cầu, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng, tình hình an ninh chính trị bất ổn…
1.2.4.4. Trong quan hệ kinh tế đối ngoại
Làm ảnh hưởng đến vị thế và hình ảnh của hệ thống ngân hàng – tài chính quốc gia cũng như toàn bộ nền kinh tế của quốc gia đó.
Tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra sẽ gây ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau: Nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi phải trích lập dự phòng, không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn gốc và lãi vay, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng
nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận
trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay.
1.2.5. Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng
1.2.5.1. Nhóm dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phía khách hàng
a. Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng:
Trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại đối với Ngân hàng trong quá trình
kiểm tra theo định kỳ
hoặc đột xuất tình hình sử
dụng vốn vay, tình hình tài
chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục.
Có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định, vi phạm pháp luật trong quá trình quan hệ tín dụng.
Chậm gửi hoặc trì hoãn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu mà không có sự giải thích rõ ràng. Không có các báo cáo hay dự đoán về lưu chuyển tiền tệ. Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu các căn cứ thuyết phục mang tính khách quan về gia hạn hay điều chỉnh kỳ hạn.
Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng, xuất hiện những thay đổi bất thường ngoài dự kiến và không giải thích được trong tốc độ và tổng mức lưu chuyển tiền gửi thanh toán của khách hàng. Chậm thanh toán các khoản lãi đến hạn, thanh toán các khoản nợ gốc không đầy đủ, đúng hạn.
Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc khách hàng không muốn trả nợ hoặc do việc tiêu thụ hàng, thu hồi công nợ chậm hơn dự kiến. Mức độ vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vượt quá dự kiến. Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản bị giảm sút so với định giá khi cho vay. Có dấu hiệu tài sản đã cho người khác thuê, bán hay trao đổi hoặc đã biến mất, không còn tồn tại.
Có dấu hiệu cho thấy khách hàng trông chờ các nguồn thu nhập bất thường khác không phải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh chính hoặc từ hoạt động được đề xuất trong phương án vay vốn để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán. Có dấu hiệu tìm kiếm sự tài trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồn khác, đặc biệt từ đối thủ cạnh tranh của ngân hàng. Có dấu hiệu sử dụng nhiều khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động đầu tư dài hạn. Chấp nhận sử dụng các nguồn vốn vay với giá cao, với mọi điều kiện.
b. Nhóm các dấu hiệu liên quan đến tình hình hoạt động của khách hàng:
Cũng như nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với khách hàng, nhóm các dấu hiệu này có tác động trực tiếp tới chất lượng khoản tín dụng nhưng với tốc độ chậm hơn. Các dấu hiệu này xuất phát từ chính hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và không dễ nhận diện nếu thiếu sự quản lý chặt chẽ, sâu sắc của cán bộ tín dụng. Nó cũng đòi hỏi các giải pháp và chiến lược xử lý có tính dài hạn hơn. Biểu hiện cụ thể như sau:
Có chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng.
Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức độ hoạt động của khách hàng. Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lý như sự gia tăng đột biến trong chi phí quảng cáo, tiếp khách, tập trung quá
mức chi phí để
gây
ấn tượng như
thiết bị
văn phòng rất hiện đại.. Thay đổi
thường xuyên tổ chức của Ban điều hành. Xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn
trong quản trị, điều hành, tranh chấp trong quá trình quản lý.
Xuất hiện dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn: sẵn sàng từ bỏ các hợp đồng có giá trị vừa và nhỏ nhưng có khả năng thu được tỷ suất lợi nhuận cao dể tìm kiếm các hợp đồng có giá trị lớn với các bạn hàng có tên tuổi dù lợi nhuận
thu về có khả năng thấp hơn, sẵn sàng cắt bỏ lợi nhuận để đạt được các hợp đồng lớn, theo đuổi chiến lược mượn thương hiệu.
Xuất hiện dấu hiệu hội chứng sản phẩm đẹp: mải mê theo đuổi một sản phẩm không thích hợp về mặt thời gian và năng lực hiện tại mà không chú ý đến các yếu tố khác.
Có dấu hiệu phát hiện ra quá trình khảo sát, thẩm định dự án sai dẫn đến việc đầu tư dự án không có hiệu quả. Do áp lực nội bộ dẫn tới tung ra thị trường các sản phẩm dịch vụ quá sớm khi chưa hội đủ các điều kiện chín muồi..
Những thay đổi từ chính sách của Nhà Nước, đặc biệt là tác động của các chính sách thuế, xuất nhập khẩu, thay đổi các biến số kinh tế vĩ mô như tỷ giá, lãi suất, thay đổi công nghệ kỹ thuật sản xuất, thị hiếu tiêu dùng
1.2.5.2. Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng của Ngân hàng
Sự đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng, ví dụ: đánh giá quá cao năng lực tài chính của khách hàng so với thực tế, đánh giá khách hàng chỉ thông qua thông tin tĩnh do khách hàng cung cấp mà thiếu đi các thông tin động và các thông tin nhạy cảm từ các kênh thông tin khác, bỏ qua các nghi ngờ được phản ánh qua cấu trúc và cơ cấu của số liệu khi phân tích các dữ liệu tài chính, có dấu hiệu che dấu việc đảo nợ của khách hàng thông qua việc cấp đều đặn, thường xuyên và liên tục các khoản vay mới hay che dấu nợ quá hạn thông qua việc điều chỉnh kỳ hạn và gia hạn nợ tràn lan, vô lối, thiếu căn cứ xác thực…
Cấp tín dụng dựa trên cam kết không chắc chắn và thiếu tính đảm bảo của khách hàng về việc duy trì một khoản tiền gửi lớn hay các lợi ích do khách hàng đem lại từ khoản tín dụng được cấp.
1.3. Các biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụngQuản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại
1.3.1 Định nghĩa quản trị rủi ro tín dụng
Theo Nguyễn Minh Duệ (2007) “Quản trị rủi ro tín dụng là dự kiến, ngăn ngừa và đề xuất biện pháp kiểm soát các rủi ro nhằm loại bỏ, giảm nhẹ, hoặc chuyển chúng sang một tác nhân khác tạo điều kiện sử dụng tối ưu nguốn lực của doanh nghiệp.
Quản trị rủi ro là một quá trình mang tính chủ động, chiến lược và bao gồm cả tích hợp đo lường và giảm thiểu rủi ro, với mục tiêu cơ bản là tối đa hóa giá trị của một ngân hàng, đồng thời giảm thiểu nguy cơ phá sản. (Schroeck, 2002)
Quản trị RRTD là quá trình các ngân hàng tiến hành hoạch định, tổ chức, triển khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng, nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận được.
Em không nên để vẻn vẹn có một khái niệm ở đây thế này, it ra cung phải giởi thiệu một vài khái niệm và sau đó trình bày ý kiến của mình la hiểu thế nào là QTRRTD1.3.2 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng
Hình 1.2 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng
1.Nhận
biết rủi ro tín dụnNhận biết
4. Kiểm soát rủi ro
tín dụngRRTR
RRTDg
Quản trị rủi ro tín dụng3.Ứng phó RRTD
Đo lường rủi ro tín dụng2.Đo lường RRTD
Nguồn: http://tapchitaichinh.vn/kinhtevimo/quantriruirotaicacnganhangthuong maivietnamvanhungvandedatra122653.html
1.3.2.1 Nhận biết rủi ro tín dụng
Nhận biết rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể gây ra rủi ro tín dụng. Để nhận biết rủi ro, những công việc mà ngân hàng cần phải làm là:
Phân tích danh mục tín dụng của ngân hàng
Phân tích chung toàn bộ danh mục của ngân hàng để nhận biết những rủi ro về quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, về ngành, về loại tiền. Cần kết hợp với dự báo kinh tế vĩ mô để đánh giá rủi ro chung của toàn bộ danh mục tín dụng.
Phân tích đánh giá khách hàng
Khách hàng của ngân hàng rất đa dạng, mỗi khách hàng lại có những rủi ro khác nhau với mức độ khác nhau. Vì vậy ngân hàng cần xác định được những thông tin liên quan đến khách hàng mà ngân hàng thu thập được rồi phân tích theo các tiêu chí định lượng và định tính để có thể có những kết luận chính xác về tình trạng của khách hàng.
Các chỉ tiêu định tính: Mô hình 6C được xem là công cụ hữu hiệu. Trọng tâm của mô hình này là xem xét đánh giá liệu người vay có thiện chí và khả năng thanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không.
Hình 1.3 Mô hình 6C
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
(1)Character (Tư cách khách hàng): Cán bộ ngân hàng phải xác định rõ mục đích xin vay, cũng như thái độ, tính trung thực và thiện chí trả nợ của Khách hàng. Từ đó giúp ngân hàng loại bỏ được rủi ro đạo đức của khách hàng.
(2) Capacity (Năng lực của khách hàng): Can bộ tín dụng phải chắc chắn rằng Khách hàng phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, là đại diện hợp pháp của
doanh nghiệp để ký kết hợp đồng tín dụng nhằm bảo vệ quyền lợi của ngân hàng trong trường hợp rủi ro xảy ra.
(3) Cash (Thu nhập của khách hàng): Tiêu chí này giúp trả lời câu hỏi:
Người đi vay có khả năng trả nợ đầy đủ gốc lãi cho ngân hàng không? Nguồn thu của khách hàng là từ: Doanh thu bán hàng, thanh lý tài sản, khấu hao tài sản… trong đó nguồn thứ nhất là nguồn thu đầu tiên và căn bản đển xác định nguồn trả nợ vì việc thanh lý tài sản sẽ làm suy yếu năng lực của khách hàng, và việc bảo đảm cho ngân hàng cũng phức tạp hơn, hơn nữa đó là biểu hiện không lành mạnh cho thấy quan hệ tín dụng trở nên xấu đi.
(4) Collateral (Bảo đảm tiền vay): Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và cũng là nguồn thu thứ hai để thu hồi nợ trong trường hợp khách hàng không thực hiện được đúng theo nghĩa vụ đã cam kết. Điều kiện này cũng gắn chặt hơn trách nhiệm của người đi vay đối với nghĩa vụ thanh toán khoản vay cho ngân hàng. Ngân hàng cần quan tâm đến tính pháp lý của TSĐB.
(5) Conditions (Các điều kiện): Tùy theo xu hướng phát triển của nền kinh tế mà ngân hàng có những chính sách tín dụng, những điều kiện quy định cho khách hàng trong từng thời kỳ.
(6) Control (Kiểm soát): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng.
Mô hình 6C tương đối đơn giản. Tuy nhiên nó lại phụ thuộc quá nhiều vào mức độ chính xác của thông tin thu thập được, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của CBTD.
Các chỉ tiêu định lượng: Dựa vào BCTC của doanh nghiệp và các nguồn thông tin khác, CBTD tiến hành các bước sau: