Đối Tượng Và Phạm Vi Và Thời Gian Nghiên Cứu.


hạn. Quảng trị rủi ro tín dụng năm 2015­2017 đánh giá là chưa hiệu quả thông qua các chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, công tác thu hồi nợ còn chậm, tiếp tục phát sinh nợ quá hạn.

­ Chương 3: Một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank – Chi nhánh Vân Đồn. Từ thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Việt Nam – Chi nhánh Vân Đồn trong thời gian vừa qua, các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tập trung hạn chế những tồn tại ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng và nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng của Chi nhánh Vân Đồn. Các giải pháp cụ thể được đưa ra: Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tín dụng, nâng cao chất lượng thẩm định, nâng cao chất lượng các bảo đảmt tín dụng, tăng cường kiểm tra giám sát vốn vay.








Hình 1.1‌‌‌‌‌‌‌

Phân loại rủi ro tín dụng‌

9‌

Hình 1.2‌

Quy trình quản trị rủi ro tín dụng‌

15‌

Hình 1.3‌

Mô hình 6C‌

16‌

Hình 2.1‌

Cơ cấu tổ chức của VietinBank – Chi nhánh Vân Đồn‌

33‌

Hình 2.2‌

Tăng trưởng nguồn vốn qua các năm 2015,2016, 2017‌

38‌

Hình 2.3‌

Biểu đồ kết quả kinh doanh qua các năm 2015,2016,2017‌

41‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Vân Đồn - 3


PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài.‌


Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và trong hoạt động cho vay nói riêng được biết đến như một đăc thù, là yếu tố tất yếu khách quan của kinh doanh tiền tệ trong lĩnh vực ngân hàng. Rủi ro thường gây ra những tổn thât thiệt hại cho ngân hàng, tuỳ theo cấp độ rủi ro mà hoạt động kinh doanh phải chịu tổn thất lớn hay nhỏ.

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta, Đảng ta đã đinh hướng cho nền kinh tế đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Lợi nhuận là vấn đề đặt lên hàng đầu cùng với sự phát triển của chính mình. Cơ chế thị trường cũng tạo điều kiện cho các hoạt động có hiệu quả. Nhưng để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp càng phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vì thế trong nền kinh tế thị trường mọi doanh nghiệp đều phải hết sức thận trọng trong kinh doanh để tồn tại và phát triển, đôi khi phải chấp nhận mạo hiểm. Các ngân hàng thương mại cũng không nằm ngoài quy luật đó. Bất kì một hoạt động kinh doanh nào của ngân hàng đều có thể xảy ra rủi ro dù ít hay nhiều cũng không thể tránh khỏi hoàn toàn được, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ khả năng gặp rủi ro của hoạt độn cho vay của các ngân hàng thương mại là rất đáng nói.

Hơn nữa hoạt động tín dụng là nghiệp vụ

chủ

yếu của hệ thống ngân

hàng thương mại Việt Nam, mang lại 80­90% thu nhập của mỗi ngân hàng thương mại. Do đó việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là rất quan trọng không chỉ đối với các ngân hàng thương mại nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung. Việc đánh giá, thẩm định và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế những rủi ro tín dụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu cho Ngân hàng.


Trước tính cấp thiết đó, đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ­ chi nhánh Vân Đồn” được tiến hành nghiên cứu những nguy cơ tiềm ẩn, tình hình kinh doanh tín dụng thực tế tại ngân hàng

TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Vân Đồn (VietinBank Vân Đồn) để

từ đó nhận diện dấu hiệu, tìm ra nguyên nhân, đề ra giải pháp hữu ích cho việc quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại.

2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài‌


Đề tài khái quát những vấn đề

lý thuyết cơ

bản của tín dụng, rủi ro tín

dụng, quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại.


Đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vân Đồn trong giai đoạn 2015 đến 2017.

Nêu ra các dấu hiệu nhận biết sớm nguy cơ tiềm ẩn, làm rõ các nguyên

nhân gây ra rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vân Đồn.

Đề xuất một số giải pháp nhằm quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vân Đồn và đề xuất những kiến nghị đối với các bộ, ngành liên quan.

3. Tình hình nghiên cứu‌

Tín dụng ngân hàng nói chung, QTRRTD nói riêng là vấn đề luôn được các nhà nghiên cứu cũng như các chuyện gia quan tâm. Thời gian gần đây, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về RRTD và QTRRTD nói chung, cho các NHTM hay một vài NH điển hình nói riêng nhằm nâng cao công tác QTRRTR, có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau:


Đinh Bá Quyết (2016). Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam

– Chi nhánh Nghệ An – Thực trạng và giải pháp khắc phục, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Huế. Luận văn phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng tới RRTD tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nghệ An. Luận văn đưa ra 4 nhóm giải pháp nhằm khắc phục RRTD tại chi nhánh Ngân hàng này.

Nguyễn Tuấn Anh (2016). Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Luận án có những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận. Áp dụng các quan niệm về mặt RRTD và QTRRTD vào bối cảnh Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án đưa ra một hệ thống đầy đủ các chỉ tiêu định tính và định lượng để đánh giá hiệu quả công tác QTRRTD của NHTM ở Việt Nam – điều mà các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam chưa đưa ra đầy đủ. Các nội dung và tiêu chí đánh giá này là cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng và đảm bảo thành công cho một chiến lược QTRRTD hoàn thiện tại các NHTM ở Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói riêng.

Các đề tài đều tập trung phân tích thực trạng RRTD, QTRRTD từ những số liệu tại đơn vị ở mỗi thời kỳ khác nhau. Tuy nhiên vào mỗi thời kỳ, công tác QTRRTD lại cần được các ngân hàng nhìn lại và đưa ra các chính sách, giải pháp phù hợp với tình hình mới.

4. Đối tượng và phạm vi và thời gian nghiên cứu.‌

Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vân Đồn.

Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vân Đồn qua các năm 2015, 2016, 2017.


5.Phương pháp nghiên cứu‌


Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu là duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và phương pháp tổng hợp.

Thu thập số liệu: các báo cáo, tài liệu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ­ Chi nhánh Vân Đồn, thông tin trên báo chí và internet, từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

6.Đóng góp của đề tài.‌


Trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP

Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vân Đồn, đề tài nêu ra những dấu hiệu nhận biết sớm các khoản nợ có vấn đề, tìm ra các nguyên nhân để tránh được các rủi ro tín dụng từ đó kiến nghị các giải pháp có hiệu quả và khả thi.

7. Bố cục luận văn‌


Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, được chia ra thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về tín dụng ngân hàng và quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng

Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank – Chi nhánh Vân Đồn.


Chương

3: Một số

giải pháp tăng cường công tác

quản trị

rủi ro tín dụng tại

VietinBank – Chi nhánh Vân Đồn.


CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG

1.1. Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường

1.1.1 Khái niệm, bản chất của tín dụng ngân hàng

Thuật ngữ

“tín dụng” xuất phát từ

chữ

latinh là Credo (tin tưởng – tín

nhiệm). Nhưng trong quan hệ

tài chính hoặc cuộc sống, tuỳ

theo góc độ

nhìn

nhận của mỗi người mà tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.

Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ, tín dụng là sự chuyển dịch quỹ cho vay từ người cho vay sang người đi vay.

Xét trong một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả.

Tín dụng ở nghĩa hẹp được hiểu như một số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung cấp cho khách hàng.

Tuy nhiên, xét ở góc độ tín dụng là một chức năng cơ bản của ngân hàng thì tín dụng được hiểu như sau:

Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả và có các đặc trưng sau:

Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản, động sản).


Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, người cho vay khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải dựa trên cơ sở lòng tin và phải tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn. Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng.

Bên đi vay phải hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay sau khi hết thời hạn sử dụng thỏa thuận ­ Thông thường giá trị được hoàn trả lớn hơn giá trị lúc cho vay ­ phần lớn hơn này là lợi tức.

Ngân hàng tham gia quan hệ tín dụng với 2 tư cách: Vừa là người đi vay vừa là người cho vay.

(Trích dẫn nguồn tài liệu!Nguồn: Trích https://voer.edu.vn/m/chat­luong­tin­dung­

cua­ngan­hang­thuong­mai/de37f4c6).


1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng

Tùy mục tiêu nghiên cứu, mục tiêu của quản trị mà người ta chia tín dụng ngân hàng thành các loại khác nhau.

1.1.2.1. Xét theo mục đích:

Tín dụng ngân hàng gồm:

Cho vay kinh doanh bất động sản: Gồm các khoản cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà cửa, đất đai, bất động sản trong lãnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Cho vay công nghiệp và thương mại: Là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lãnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Cho vay nông nghiệp: Loại vay nhằm hỗ trợ nông dân trong sản xuất như cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu.

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 15/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí