liên quan đến hoaṭ đôṇ g ngân hàng như : dịch vụ bảo vệ hiện vật quý , giấy tờ có giá ,
cho thuê két, cầm đồ và các dic̣ h vu ̣khác theo quy điṇ h của pháp luât
; mà các ngân
hàng thu được những khoản lợi nhuân
đáng kể.
1.1.1.3.2 Nghiêp
vu ̣tài sản Nơ:
Nghiêp
vu ̣này phản ánh quá trình hình thành vốn cho hoaṭ đôṇ g kinh doanh
Có thể bạn quan tâm!
- Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần - 1
- Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần - 2
- Rủi Ro Tín Dụng Cá Nhân Của Ngân Hàng Thương Mại
- Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại
- Giới Thiệu Chung Về Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Phúc Yên
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
của Ngân hàng thương mại bao gồm các nghiệp vụ sau :
- Nghiêp
vu ̣tiền gử i (Nghiệp vụ huy động vốn): Đây là nghiệp vụ cơ bản đầu
tiên của NHTM. Nó quyết định quy mô cũng như hiệu quả các hoạt động khác của NHTM. NHTM có thể huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội bằng cách nhận tiền gửi của các cá nhân , các tổ chức kinh tế qua các hình thức tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Ngoài ra, khi cần thêm vốn, NHTM có thể huy động vốn qua các biện pháp chủ động như phát hành kì phiếu ngân hàng, phát hành các chứng chỉ tiền gửi hay vay vốn của NHNN hoặc các tổ chức tín dụng khác.
Tuy nhiên, NHTM phải huy động vốn trên cơ sở vốn tự có như một ràng buộc về trách nhiệm nhằm hạn chế rủi ro trong các hoạt động của Ngân hàng.
- Nghiêp
vu ̣phát hành giấy tờ có giá : Các ngân hàng thương mại sử dụng
nghiêp
vu ̣này để thu hút các khoản vốn có tính dài hạn , nhằm đảm bảo khả năng
đầu tư các khoản vốn dài han của ngân haǹ g vaò nêǹ kinh tế . Ngoài ra nghiệp vụ
này còn giúp các ngân hàng thương mại tăng cường tính ổn định vốn trong hoạt đôṇ g kinh doanh của mình.
- Nghiêp vu ̣đi vay : Đối với nghiệp vụ này các ngân hàng thương mại tiến
hành tạo vốn cho mình bằng việc vay các tổ chức tín dụng trên thị trường tiền tệ và vay Ngân hàng trung ương dưới các hình thứ c tái chiết khấu hay vay có đảm bảo ,
nhằm tao
sư ̣ cân đối vốn trong điều hành vốn của bản thân ngân hàng thương mai
khi mà ho ̣không tư ̣ cân đối đươc trên cơ sở khai thać taị chỗ.
- Nghiêp
vu ̣huy đôṇ g vốn khác : Các ngân hàng t hương maị có thể tiến hành
tạo vốn cho mình thông qua việc nhận làm đại lý hay ủy thác vốn cho các tổ chức , cá nhân trong và ngoài nước . Ngoài ra thông qua việc sử dụng các phương tiện
trong thanh toán, đòi hỏi khách hàng phải ký gửi một bộ phận tiền vào ngân hàng và trên cơ sở đó các ngân hàng có thể sử duṇ g những vốn nhàn rỗi trên tài khoản để
đưa vào hoaṭ đôṇ g kinh doanh . Để mở rôṇ g nghiêp vu ̣naỳ cać ngân haǹ g thương
mại cần chú trọ ng đến phát triển các dic̣ h vu ̣và không ngừ ng nâng cao uy tín của mình trên thương trường.
- Nghiêp
vu ̣ngoài bảng tổng kết tài sản:
Những hoaṭ đôṇ g ngoài bảng tổng kết tài sản liên quan đến viêc : Môi giới
mua bán những công cu ̣tài chính đã tao
ra thu nhâp
nhờ các khoản lê ̣phí và chuyển
nhươn
g những món vay , tất cả chúng tác đôṇ g đến lơi
nhuân
ngân hàng , nhưng
không thấy trên các bảng tổng kết tài sản ngân hàng .
Môt
daṇ g thứ hai của hoat
đôṇ g ngoài bảng tổng kết tài sản ngân hàng là nhơ
bán các món cho vay . Các ngân hàng thu lợi nhuận bằng cách bán các món cho vay với số tiền lớn hơn số tiền của món cho vay ban đầu .
Môt
daṇ g thứ ba của những hoaṭ đôṇ g ngoài bảng tổng kết tài sản ngân hàng
gồm viêc
tao
ra thu nhâp
nhờ lê ̣phí mà ngân hàng nhân
đươc
khi cung cấp những
dịch vụ chuyên môn hóa cho các khách hàng của họ ví dụ như : thưc
hiên
kinh
doanh hối đoái nhân danh môt
khách hàng, phục vụ một chứng khoán hỗ trợ vay thế
chấp bằng cách thu tiền gốc và tiền lai rồi đem thanh toań hêt́ ; đam̉ baỏ chứ ng
khoán vay nợ , ví dụ các hối phiếu được ngân hàng chấp nhận (nghĩa là ngân hàng
này hứa t hưc
hiên
thanh toán tiền gốc và lai
nếu bên phát hành chứ ng khoán này
không thể thưc
hiên
) và cung cấp những mức tín dụng hỗ trợ . Thưc
chất, ở đây các
ngân hàng đứ ng ra đảm bảo cho khách hàng nhằm giúp khách hàng nâng cao uy tín
trong viêc
thưc
hiên
các nghiêp
vu ̣trên.
Có thể nói, các nghiệp vụ của NHTM đều rất quan trọng và liên quan chặt chẽ với nhau. Nghiệp vụ huy động vốn là tiền đề tạo nguồn vốn tích luỹ cho các hoạt động nghiệp vụ. Hoạt động tín dụng và đầu tư đem lại nguồn thu nhập cho NHTM. Còn các hoạt động dịch vụ thu hút thêm khách hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng hoạt động huy động tiền gửi và kinh doanh của NHTM. Tuy nhiên, nghiệp vụ tín dụng
vẫn là nghiệp vụ quan trọng nhất quyết định kết quả kinh doanh của NHTM. ( Nguồn: [ 2 ,tr 25])
1.1.2 Khái quát về tín dụng ngân hàng
1.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm tín dụng ngân hàng
Hoạt động của ngân hàng thương mại rất đa dạng và phong phú, trong đó tín dụng là hoạt động đóng vai trò cực kỳ quan trọng, xét trên phương diện: Quy mô sử dụng vốn và khả năng tạo ra lợi nhuận. Xét về quy mô sử dụng vốn, thông thường ở các ngân hàng thương mại tín dụng thường chiếm khoảng 70% tổng số tài sản có và do vậy cũng là khoản mục tạo lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng thương mại. Vậy tín dụng là gì ?
Tín dụng là quan hệ kinh tế trong đó cá nhân hay tổ chức nhường quyền sử dụng một giá trị bằng tiền hay hiện vật cho một cá nhân hay tổ chức khác với những điều kiện rảng buộc nhất định về thời hạn hoàn trả (cả gốc và lãi), lãi suất, cách thức cho vay mượn và thu hồi.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng và một bên là các tổ chức kinh tế, cá nhân theo nguyên tắc hoàn trả, trong đó ngân hàng là người cho vay.
Hiện nay, vốn vay ngân hàng là nguồn vốn linh động và tiện lợi nhất, đặc biệt là đối với nền kinh tế nước ta hiện nay.
Từ khái niệm trên cho thấy tín dụng có những đặc điểm sau :
- Những hình thức trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm cho vay, cho thuê, bảo lãnh và chiết khấu. Tài sản giao dịch trong cho vay là bằng tiền và tài sản trong cho thuê là bất động sản và động sản. Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện
- Lòng tin : Quan hệ tín dụng được hình thành trên cơ sở niềm tin rằng người đi vay sẽ hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn
- Về mặt pháp lý, những văn bản xác định quan hệ tín dụng như hợp đồng tín dụng, khế ước… đá là những văn bản pháp lý nhằm ràng buộc những trách nhiệm , nghĩa vụ và quyền lợi của hai bên cho vay và đi vay.
- Tính hoàn trả: người vay thông thường phải thanh toán phần lãi ngoài vốn gốc, vì vậy người vay phải thanh toán nhiều hơn so với lúc vay.
- Tính thời hạn : là khoảng thời gian mà người đi vay phải hoàn trả theo đúng như hợp đồng tín dụng.
1.1.2.2 Phân loại tín dụng
Có nhiều cách phân loại tín dụng khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng.
*Phân loại theo thời hạn của tín dụng: cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng. Theo thời gian tín dụng được phân chia thành:
+ Tín dụng ngắn hạn: từ 12 tháng trở xuống;
+ Tín dụng trung hạn từ 1 năm đến 5 năm;
+ Tín dụng dài hạn: trên 5 năm
Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại thường cao hơn tín dụng trung và dài hạn do tín dụng trung và dài hạn có rủi ro cao hơn và nguồn vốn tài trợ dắt hơn, khan hiếm hơn. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ này như kì hạn và tính ổn định của nguồn vốn, khả năng quản lý thanh khoản của ngân hàng, khả năng dự báo và dự phòng rủi ro trong trung và dài hạn…
* Phân loại theo hình thức được chia thành chiết khấu, cho vay, bảo lãnh và cho thuê.
* Phân loại theo tài sản đảm bảo: không có đảm bảo; có đảm bảo bằng tài sản thế chấp cầm cố.
Về nguyên tắc, mọi khoản tín dụng đều phải có tài sản đảm bảo để đảm bảo rằng ngân hàng có nguồn thu nợ thứ hai từ việc bán tài sản đảm bảo nếu khách hàng không trả nợ.
Tín dụng không cần tài sản đảm bảo có thể được cấp cho các khách hàng có uy tín, thường là khách hàng làm ăn thường xuyên, có lãi, tình hình tài chính vững mạnh, lịch sử tín dụng tốt; các khoản vay của Chính phủ; các món vay trong thời
gian ngắn mà ngân hàng có khả năng giám sát việc bán hàng…
* Phân loại tín dụng theo rủi ro: tín dụng bao gồm các khoản có độ an toàn cao, khá, trung bình, và thấp. Việc phân loại này giúp ngân hàng thường xuyên đánh giá khoản mục tín dụng, dự trữ quỹ cho các khoản tín dụng rủi ro cao, đánh giá chất lượng tín dụng.
1.1.2.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế thị trường
Thứ nhất, tín dụng ngân hàng là kênh cung cấp vốn cho toàn bộ nền kinh tế. Mọi thành phần kinh tế đều có khả năng được ngân hàng tài trợ vốn khi đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của ngân hàng. Thông qua việc tài trợ vốn cho nền kinh tế, tín dụng ngân hàng thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế theo mục tiêu phát triển kinh tế của đất nưóc.
Tín dụng ngân hàng tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá, ngay cả những hoạt động dịch vụ, phi sản xuất cũng cần có sự hỗ trợ của tín dụng ngân hàng. Với các ngành sản xuất, chế biến, khai thác... ngân hàng cung cấp vốn để dự trữ nguyên, nhiên vật liệu, thành phẩm, bù đắp các chi phí sản xuất ... đảm bảo sản xuất ổn định. Hơn nữa, tín dụng ngân hàng còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc mở rộng sản xuất, đầu tư cải tiến máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, đặc biệt trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Với các ngành thuộc lĩnh vực lưu thông, tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp vốn lưu động để dự trữ khối lượng hàng hóa cần thiết, chi phí lưu thông để đảm bảo đưa được hàng hoá từ người sản xuất đến ngưòi tiêu dùng. Như vậy, một trong những nguồn vốn quan trọng để bổ sung vốn lưu động và vốn cố định cho các chủ doanh nghiệp là vốn tín dụng ngân hàng.
Thứ hai, tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ cho các dự án tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo và các chương trình, dự án mang tính xã hội khác. Muốn nâng dần thu nhập bình quân đầu người,giải quyết việc làm không chỉ dựa vào quỹ ngân sách nhà nước hoặc trông chờ vào các khoản vay nước ngoài. Tín dụng ngân hàng thực sự giữ vai trò trong việc đầu tư cho các dự án có ý nghĩa kinh tế xã hội để giải quyết những vấn đề như vậy.
Thứ ba, tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn sản xuất mở rộng quá trình phân công lao động xã hội và hợp tác kinh tế trong nước và quốc tế . Các doanh nghiệp, các công ty làm ăn có hiệu quả và uy tín được ngân hàng tập trung đầu tư vốn tạo đà mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ.Tín dụng ngân hàng sẽ thúc đẩy nhanh chóng quá trình tập trung và tích luỹ vốn, tạo cho các doanh nghiệp đủ điều kiện hợp tác liên doanh với các tập đoàn kinh tế nước ngoài, đưa nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Thứ tư, thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng, nhà nước có thể kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế để đề ra các biện pháp chính sách quản lý kinh tế và pháp lý phù hợp. Nhà nước có thể điều chỉnh cơ cấu kinh tế và hoạt động của các thành phần kinh tế thông qua các chính sách ưu đãi về lãi xuất và các điều kiện cho vay cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất theo mục tiêu định hướng kinh tế của nhà nước.
1.2. Khái quát về tín dụng cá nhân
Trong lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thì hình thức ngân hàng đầu tiên là ngân hàng của các thợ vàng hoặc ngân hàng của những kê cho vay nặng lãi – thực hiện cho vay với các cá nhân, chủ yếu là những người giàu như quan lại, địa chủ… nhằm mục đích phục vụ tiêu dùng. Hình thức cho vay chủ yếu là thấu chi
– tức là cho phép khách hàng chi nhiều hơn số tiền gửi tại ngân hàng, một hình thức cho vay nhiều rủi ro. Do lợi nhuận từ cho vay rất cao, nhiều chủ ngân hàng đã lạm dụng ưu thế của chứng chỉ tiền gửi (lưu thông thay vàng hoặc bạc), phát hành chứng chỉ tiền gửi khống để cho vay. Thực trạng này đã đẩy nhiều ngân hàng đến chỗ mất khả năng thanh toán và phá sản.
Sự sụp đổ của các ngân hàng gây khó khăn cho hoạt động thanh toán, ảnh hưởng xấu tới hoạt động buôn bán. Hơn nữa, lãi suất cao nên những nhà buôn không thể sử dụng nguồn vay này. Để giải quyết vấn đề này thì ngân hàng của những nhà buôn ra đời. Ban đầu ngân hàng này không cho vay đối với người tiêu dùng, không cho vay trung dài hạn, không cho vay đối với nhà nước, chỉ cho vay ngắn hạn dựa trên quá trình luân chuyển của hàng hóa.
Cùng với sự phát triển kinh tế và công nghệ cùng với sự gia tăng vai trò quản lý của Nhà nước đối với các ngân hàng thì hoạt động ngân hàng đã có những bước tiến rất nhanh. Cùng với sự gia tăng về số lượng, loại hình ngân hàng thì những nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng cũng phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng. Nhiều nghiệp vụ truyền thống vẫn được giữ vững bên cạnh các nghiệp vụ các nghiệp vụ mới đang ngày càng phát triển. nhiều ngân hàng đã mở rộng cho vay trung và dài hạn, cho vay để đầu tư bất động sản, chứng khoán và cho vay tiêu dùng. Từ chỗ cho vay đối với khách hàng cá nhân bị hạn chế thì hiện nay khách hàng cá nhân là một trong những khách hàng chính của ngân hàng và mang lại cho ngân hàng lợi nhuận kinh doanh lớn. Tín dụng cá nhân không những là một khoản mục có mức sinh lời cao đối với ngân hàng thương mại mà nó còn đóng góp vai trò nâng cao chất lượng cuộc sống đối với người dân và thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm tín dụng cá nhân
Tín dụng cá nhân là một hình thức tín dụng mà đối tượng vay vốn là cá nhân nhằm mục đích tiêu dùng hay phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Đặc điểm tín dụng cá nhân:
Quy mô khoản vay: Ngoại trừ những khoản vay bất động sản, hầu hết các khoản vay tiêu dùng đều có giá trị nhỏ nhưng số lượng các khoản vay thì lớn, mỗi cán bộ tín dụng quản lý một lượng khách hàng khá lớn: 50-70 khách hàng.
Lãi suất cho vay phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế: tăng lên khi nền kinh tế mở rộng và giảm xuống khi nền kinh tế suy thoái.
Đối tượng cho vay là khách hàng cá nhân có thể là những người buôn bán nhỏ, công nhân viên chức, công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ,người sản xuất nhỏ…hoặc là đại diện của hộ gia đình người mà được các thành viên có đủ năng lực pháp luật và hành vi dân sự trong hộ gia đình ủy quyền thay mặt hộ gia đình ký hợp đồng tín dụng. Hiện nay, những người có thu nhập cao có nhu cầu vay nhiều hơn so với người có thu nhập thấp, và họ thường vay với nhu cầu cao hơn thu nhập hàng năm của mình để đạt được mức sống như mong muốn hơn là một sự lựa chọn chỉ
được dùng trong tình trạng khẩn cấp.
Nguồn trả nợ: thường được lấy từ lương, các khoản thu nhập định kỳ hàng tháng hoặc thu nhập từ hoạt động kinh doanh cá nhân khác.
Chi phí quản lý khoản vay cá nhân lớn do ngân hàng thường phải tốn nhiều thời gian và nhân lực để diều tra, thu thập các thông tin người vay trước khi đưa ra quyết định cho vay. Hơn nữa việc quản lý những khoản tín dụng có giá tri thường nhỏ, số lượng các khoản tín dụng thì lớn không hề đơn giản đối với ngân hàng. Do đó chi phí tính trên một đơn vị tiền tệ cho vay cá nhân thường cao hơn so với việc cho vay theo loại hình khác.
Rủi ro : các khoản tín dụng cá nhân thường tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất đối với ngân hàng do : thông tin cá nhân thường không được cung cấp đầy đủ gây khó khăn cho việc thẩm định và quyết định cho vay đối với khoản tín dụng cá nhân. Mặt khác, tình hình tài chính của cá nhân và hộ gia đình có thể thay đổi nhanh chóng thùy theo tình trạng công việc hay sức khỏe của họ. Các thông tin tài chính của cá nhân thường không rõ ràng và minh bạch như các báo cáo tài chính được kiểm toán của doanh nghiệp.
Lợi nhuận : đối với ngân hàng thì khoản mục cho vay cá nhân là khoản mục cho vay mang lại lợi nhuân cao do rủi ro và chi phí cho vay cá nhân lớn nên ngân hàng thường đặt ra mức lãi suất cao đối với khoản mục cho vay này. Mức lãi suất này phải đáp ứng được phần lợi nhuân mong đợi dự kiến và phần bù rủi ro.
1.2.2 Phân loại tín dụng cá nhân
Căn cứ theo phương thức cho vay thì tín dụng cá nhân được chia thành các loại sau:
Cho vay từng lần: Hình thức này áp dụng cho những khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng không thường xuyên, thời hạn ngắn (tối đa 1 năm).
Cho vay trả góp: Ngân hàng và khách hàng xác định và thoả thuận trước số tiền lãi vay phải trả cộng với số nợ gốc chia ra để trả theo các kỳ hạn trong thời gian vay. Hình thức cho vay này thường áp dụng cho những khách hàng có nguồn thu ổn định, thời hạn cho vay trung hoặc dài hạn (từ 1 năm trở lên).