xấu thấp hơn rất nhiều so với con số nói trên. Dự kiến đến 2014, tỷ lệ nợ xấu của Agribank sẽ dưới 3%, vượt mục tiêu mà Thống đốc đặt ra cho Agribank.
Bên cạnh đó, trong cơ cấu tiền gửi nếu như trước đây tiền gửi dân cư và DNNVV chỉ chiếm 50%, thì hiện tại, tỷ lệ này là 70%. Nhờ đó, thanh khoản của Agribank trong hai năm qua rất tốt. Từ chỗ là ngân hàng thường xuyên phải vay tái cấp vốn từ NHNN vào dịp Tết Nguyên đán thì trong 2012, Agribank là đơn vị cung cấp vốn trên thị trường liên ngân hàng. Hiện tại, số dư để đảm bảo cho dự trữ thanh khoản luôn ở mức 70 nghìn tỷ đồng.
Một điểm tích cực nữa là đối với cho vay, tất cả các dự án có quy mô trên
200 tỷ đồng đều được xem xét rất cẩn trọng. Giải thích cách làm này, ông
Nguyễn Ngọc Bảo nói: “Nhiệm vụ của Agribank là cho vay tam nông nên chúng tôi dồn vốn cho khu vực này. Trước đây cho vay hộ gia đình, DNNVV chỉ chiếm 50% dư nợ tín dụng thì nay đã nhích lên trên 52% và thời gian tới sẽ nâng tỷ trọng cho vay khu vực này hơn nữa”.
2.1.5. Tình hình huy động vốn
Đến 31/10/2016, tổng nguồn vốn đạt 893.132 tỷ đồng; ước đạt 950104tỷ đồng vào cuối năm 2017. Trong đó, vốn huy động từ khách hàng (thị trường I) chiếm tỷ trọng 91,7% nguồn vốn huy động, chiếm tỷ trọng 88,9%. Agribank chú trọng đảm bảo cơ cấu, tăng trưởng nguồn vốn có tính ổn định cao từ dân cư, các tổ chức kinh tế; thực hiện đa dạng sản phẩm, hình thức huy động vốn.
Đến 31/12/2012, Agribank có tổng tài sản trên 617.859 tỷ đồng, tổng nguồn vốn đạt 540.378 tỷ đôǹ g.
Theo báo cáo của Agribank, tính đến 18/2/2013, tiền gửi dân cư vẫn duy trì mức tăng trưởng khá, tăng 648569 tỷ đồng (tăng 2,5%) so với cuối năm 2012.
Hình 2.3: Tăng trưởng nguồn vốn tại Agribank qua các năm 2012 2016
(đơn vị: tỷ đồng)
(Nguồn: Phòng kế toán)
2.1.2.4. Tình hình tín dụng
Đến 31/12/2016, dư nợ
của Agribank là 756.877 tỷ
đồng, tăng 29.122 tỷ
đồng so với 31/12/2015; tốc độ tăng 8% so với 2015. Trong đó, nông nghiệp nông thôn: 4561.608 tỷ đồng, chiếm 68,01%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế và tăng
39.341 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng là 15% so với đầu năm. Agribank tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư vốn cho khu vực Nông nghiệp, Nông thôn, Nông dân với nguồn vốn dành cho “Tam nông” luôn chiếm 70%/tổng dư nợ. Agribank tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị định 41/2012/NĐCP của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn; Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới
Hình 2.4: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tại Agribank qua các năm 2012 2016
(Đơn vị: tỷ đồng)
(Nguồn: Phòng kế toán)
Tính đến hết tháng 5/2012 tổng dư nợ tín dụng của Agribank đạt 446.862 tỷ đồng, tăng 8% so với cuối năm 2011. Trong đó, dư nợ cho vay trung, dài hạn đạt 161.000 tỷ đồng, chiếm 36,2%, giảm 1%; dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân tăng tăng 19%, riêng tháng 5/2012 tăng 3.231 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2012, Agribank duy trì tăng trưởng tín dụng khoảng 10% so với năm 2011. Riêng dư nợ nông nghiệp, nông thôn tăng 15% 18% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng hơn 70%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế; đồng thời, giảm dư nợ và tỷ trọng cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích như bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng.
• Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng “tam nông”
Năm 2013, thực hiện Nghị quyết 02 của Chính phủ, chỉ đạo của NHNN Việt Nam, Agribank tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng ở khu vực
nông nghiệp, nông thôn. Theo đó Agribank đang cố gắng tích cực huy động vốn ở
tất cả
các kênh trong và ngoài nước để
có nguồn vốn đáp
ứng nhu cầu tăng
trưởng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn ở mức trên 12%.
Còn ở những địa bàn có nhiều tiềm năng tăng khoảng 15%, tỷ trọng cho
vay nông nghiệp nông thôn sẽ
đẩy lên trên 70% tổng dư nợ
cho vay. Các đối
tượng mở rộng cho vay như: kinh tế hộ, các đối tượng theo Nghị định 41 của Chính phủ, đặc biệt chú ý đến các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, DNNVV, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ theo Nghị quyết 02 của Chính phủ, các doanh nghiệp ¬công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Về cơ cấu vốn cho các chương trình tín dụng, Agribank phân bổ như sau: vốn ngắn hạn chi phí mùa vụ đối với hộ nông dân chiếm khoảng 10 nghìn tỷ đồng so với tổng nhu cầu vốn ngắn hạn toàn hệ thống.
Trong đó, trồng lúa: 5.400 tỷ đồng; ngô và cây có hạt: 350 tỷ đồng; mía:
1.300 tỷ đồng; rau đậu: 200 tỷ đồng và các loại cây trồng khác 2.750 tỷ đồng.
Thứ hai, cho vay ngành lương thực khoảng 20.950 tỷ đồng; trong đó, cho vay ngắn hạn 18.500 tỷ đồng (chế biến lương thực 4.600 tỷ đồng; kinh doanh xuất khẩu: 8.900 tỷ đồng; vay tạm trữ đối với 100 nghìn tấn lúa khoảng 5.000 tỷ đồng), cho vay trung dài hạn 2.450 tỷ đồng.
Tiếp theo, dư nợ cho ngành thủy sản là 12.100 tỷ đồng, ngành cà phê 3.800 tỷ đồng, cao su 2.300 tỷ đồng, điều hồ tiêu 1.600 tỷ đồng, chè 1.000 tỷ đồng, chăn nuôi gia súc 13.300 tỷ đồng.
Đặc biệt, Agribank cũng dành 2.478 tỷ đồng cho vay trung dài hạn theo
Quyết định 63/2010/QĐTTg về giảm tổn thất sau thu hoạch nông sản, thủy sản.
Ngoài ra, đối với hộ sản xuất và cá nhân như xuất khẩu lao động được vay khoảng 150 tỷ đồng, cho vay hộ sản xuất tại các huyện nghèo khoảng 1.300 tỷ đồng.
Hiện nay đã xuất hiện tình trạng ở một số NHTM, đặc biệt là NHTM Nhà nước, nhiều cán bộ tín dụng lo ngại rủi ro và liên đới đến pháp luật đã siết chặt
lại điều kiện tiếp cận tín dụng, khiến nhiều doanh nghiệp rất khó tiếp cận vốn.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Bảo khẳng định: “tại Agribank
chưa có biểu hiện này và nếu có, cũng không phổ biến. Bởi lẽ, Agribank đã đảo chiều tín dụng từ thành phố tập trung nhiều hơn cho nông thôn. Mà ở nông thôn thì các món vay nhỏ lẻ là chủ yếu.” “Trong cơ cấu món vay đó, tỷ trọng vốn vay
ngân hàng chiếm không lớn vì đất đai, tư liệu sản xuất là của nông dân và
DNNVV. Vốn lưu động chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng mức vốn phương án sản xuất (30%) và lại được phân tán ra nhiều món nên rủi ro được phân tán theo. Tất cả các khoản vay có giá trị trên 200 tỷ đồng đều phải kiểm soát rất chặt chẽ và tập thể chịu trách nhiệm quyết định, không tập trung quyền vào một cá nhân nào nên rủi ro là rất thấp.”
Agribank đã đề ra hàng loạt các giải pháp triển khai các chương trình cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn trong năm 2013 như: Áp dụng lãi suất hợp lý, các loại phí cạnh tranh với các NHTM khác; Cải tiến quy trình thủ tục cho vay cho phù hợp với đặc điểm sản xuất nông nghiệp, nông dân, nông thôn; theo phân loại khách hàng. Ban hành các quy định cụ thể về cho vay theo từng chương trình cho vay nêu trên; sản phẩm dịch vụ khác...phù hợp với từng thời kỳ, từng lĩnh vực ngành hàng, cho vay khép kín từ khâu trồng, chăm sóc đến khâu thu mua, chế biến, tiêu thụ... nhằm gắn kết giữa Nhà nông, Doanh nghiệp và Ngân hàng đảm bảo tính ổn định cho người sản xuất và doanh nghiệp. Gắn cho vay với cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác như: Thanh toán, mua bán ngoại tệ, tiền gửi, dịch vụ thẻ, dịch vụ kết nối thanh toán, thu thuế... đối với tất cả các khách hàng vay vốn. Chú trọng cho vay vốn các Dự án đầu tư đưa công nghệ cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào lĩnh vực chế biến, xuất khẩu nông sản, thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm để nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu; Đầu tư cho hệ thống quy trình kép kín có quy mô lớn từ nuôi trồng, chế biến sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro lãi suất cua Ngân hàng Agribank giai đoạn 2012 2016
Để hiểu rõ nguyên nhân sự biến động của các khoản mục tài sản và
nguồn vốn tác động như thế nào đến rủi ro lãi suất của ngân hàng, ta đi sâu vào từng khoản mục có những thay đổi như sau.
2.2.1. Tinh hình biến động của tài sản nhạy cảm với lãi suất
Phân tích tình hình tài sản là đánh giá sự biến động các bộ phận cấu thành tổng số vốn của ngân hàng nhằm mục đích xem xét tính chất hợp lý của việc sử dụng vốn của ngân hàng. Việc phân bổ vốn cho từng loại tài sản của ngân hàng nhằm thấy được khả năng sử dụng vốn của ngân hàng như dự trữ tiền mặt, đầu tư chứng khoán, cho vay và các tài sản có khác. Xem xét việc phân bổ giữa các loại vốn trong các giai đoạn của quá trình hoạt động kinh doanh có hợp lý hay không để từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Bảng 2.2: Tình hình tài sản của Ngân hàng Agribank 2014 2016
CHỈ TIÊU | 2014 | 2015 | 2016 | 2015/20 | 2016/2015 | |||
Số | Số | Số | Lệch | (%) | Lệch | (%) | ||
1. Tiền gửi tại | 157,493 | 211,804 | 250,077 | 54,311 | 34.48 | 38,273 | 18.07 | |
2. Tiền mặt | 118,120 | 161,297 | 162,550 | 43,177 | 36.55 | 1,253 | 0.78 | |
3. Chứng | 78,747 | 85,536 | 100,031 | 6,790 | 8.62 | 14,495 | 16.95 | |
+ Ngắn hạn | 35,436 | 38,491 | 45,014 | 3,055 | 8.62 | 6,523 | 16.95 | |
+ Dài hạn | 43,311 | 47,045 | 55,017 | 3,734 | 8.62 | 7,972 | 16.95 | |
4. Cho vay | 555,23 | 637,448 | 706,914 | 82,213 | 14.81 | 69,466 | 10.90 | |
+ Ngắn hạn | 360,90 | 254,979 | 480,702 | | 29.35 | 225,722 | 88.53 | |
+ Trung và | 194,332 | 382,46 | 226,212 | 188,137 | 96.81 | | | |
5. TSCĐ và | 160,643 | 177,182 | 186,218 | 16,539 | 10.30 | 9,036 | 5.10 | |
Tổng tài sản | 715,878 | 814,630 | 893,132 | 98,752 | 13.79 | 78,502 | 9.64 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mối Quan Hệ Giữa Gap Sự Thay Đổi Lãi Suất Và Sự Thay Đổi Thu Nhập Lãi
- Sự Không Phù Hợp Về Kì Hạn Của Nguồn Và Tài Sản
- Đánh Giá Chung Về Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Agribank
- Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Agribank Việt Nam - 8
- Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Agribank Việt Nam - 9
- Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Agribank Việt Nam - 10
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
(Đơn vị : tỷ đồng)
(Nguồn: Phòng kế toán) Qua bảng 2.2. ta thấy tổng tài sản của Ngân hàng đều tăng qua các năm,
cụ thể là năm 2014 đạt 715.878 tỷ đồng, năm 2015 với mức tăng 98.752 tỷ đồng
tương đương 13,79%, năm 2016 đạt 893.132 tỷ đồng với mức tăng 78.505 tỷ
đồng tương đương 9,64% do sự đóng góp của tất cả những thành phần cấu thành nên tài sản.
Tài khoản sinh lời là những khoản sử dụng vốn mang lại thu nhập cho ngân hàng như cho vay khách hàng, đầu tư vào chứng khoán hoặc các khoản phải thu… Qua 3 năm khoản tài sản sinh lời có xu hướng tăng nhẹ tuy nhiên khoản mục này lại chiếm tỷ trọng ngày càng giảm trong tổng tài sản. Cụ thể tài khoản sinh lời năm 2014 là 609.064 tỷ đồng, chiếm 96,68% trong tổng tài sản, năm 2015
là 765.652 tỷ
đồng chiếm 93,1% đến năm 2016 825.275 tỷ
đồng chiếm giảm
xuống còn 92,98% trong tổng tài sản. Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, chính nó đã làm ảnh hưởng đến tài sản sinh lời qua các năm. Trong tổng tài sản sinh lời thì các khoản cho vay khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao, khoảng 99%, do đó sự thay đổi của hoạt động cho vay quyết định đến sự biến động của tài sản sinh lời.
Tài sản không sinh lời bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN và mua sắm tài sản cố định… Nhìn chung tổng tài sản sinh lời từ năm 2014 đến năm 2016 của ngân hàng không có sự biến động lớn. Nhưng sang năm 2016, do ngân hàng đầu tư nhiều vào trang thiết bị để phục vụ hoạt động và từng bước xây dựng nên một ngân hàng hiện đại làm cho tài sản cố định của ngân hàng tăng như phát triển thêm dịch vụ thanh toán lương qua tài khoản và sử dụng thẻ để thanh toán hàng hoá, dịch vụ đã phát triển trên thế giới từ nhiều năm qua, riêng tại Việt Nam do tập quán sử dụng tiền mặt còn phổ biến nên thói quen “hiện đại” này hiện vẫn chỉ tập trung ở một bộ phận giới trẻ và những cá nhân làm việc tại các tổ chức kinh tế có yếu tố nước ngoài nhận lương qua tài khoản. Với mục đích minh bạch hoá nguồn thu nhập, tiết kiệm chi phí và nhân lực…thanh toán lương qua tài khoản tại ngân hàng đang được Chính phủ và xã hội quan tâm… Tiền mặt tại quỹ của ngân hàng liên tục tăng là do tình hình kinh tế trên địa bàn ngày càng sôi động nên hoạt động thanh toán qua ngân hàng phát triển, xuất phát từ nhu cầu giao dịch của khách hàng với ngân hàng ngày càng cao nên ngân hàng cần có lượng tiền mặt tại quỹ cao để đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng.
Để hiểu rõ nguyên nhân sự biến động của các khoản mục tài sản và
nguồn vốn tác động như thế nào đến rủi ro lãi suất của ngân hàng, ta đi sâu vào từng khoản mục có những thay đổi như sau.
2.2.2. Tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất
2.2.2.1. Phân tích tình hình biến động của tài sản nhạy cảm với lãi suất:
Sự nhạy cảm lãi suất chỉ sự so sánh giữa sự nhạy cảm của luồng tiền tệ
thuộc tài sản (tài sản nhạy cảm lãi suất) và luồng tiền tệ thuộc nguồn vốn
(nguồn vốn nhạy cảm lãi suất). Kỳ hạn của sự nhạy cảm này thường được xác định với kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng… Các khoản đầu tư càng ngắn hạn càng nhạy cảm với lãi suất, có nghĩa là khi lãi suất thay đổi thì thu nhập từ các khoản đầu tư này sẽ thay đổi.
Tài sản nhạy cảm lãi suất là các loại tài sản mà trong đó thu nhập về lãi suất sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi. Quản lý tài sản nhạy cảm lãi suất của ngân hàng là việc chuyển hoá nguồn vốn tín dụng thành tiền mặt và tài sản sinh lời, tức là việc phân chia vốn giữa tiền mặt, tín dụng, đầu tư, chứng khoán và các tài sản khác.
Trong bảng tổng kết tài sản của ngân hàng thì khoản mục đầu tư vào
chứng khoán ngắn hạn và cho vay ngắn hạn là hai khoản mục có độ nhạy cảm với lãi suất cao. Hai khoản mục này sẽ là nhân tố quan trọng để một ngân hàng có thể đánh giá và hạn chế rủi ro lãi suất của ngân hàng khi lãi suất biến đổi.
Bảng 2.3: Tài sản nhạy cảm với lãi suất 2014 2016
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2014 | 2015 | 2016 | 2015/201 | 2016/2015 | |
TIÊU | 4 |
Lệch | (%) | Lệch | (%) | |||||
Tín dụng ngắn hạn | 360,903 | 254,979 | 480,702 | 105,924 | 29.35 | 225,722 | 88.53 | |
Chứng khoán ngắn hạn | 35,436 | 38,491 | 45,014 | 3,055 | 8.62 | 6,523 | 16.95 | |
Tổng TSNC lãi suất | 396,339 | 293,470 | 525,715 | 102,868 | 25.95 | 232,245 | 79.14 |
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng số liệu 2.3, ta thấy tổng tài sản nhạy cảm với lãi suất của Ngân hàng Agribank chiếm tỷ trọng hơn 50% so với tổng tài sản của Ngân hàng. Và năm 2016 tăng lên nhiều nhất, tăng 232.245 tỷ đồng tương ứng tăng là 49,14% so với năm 2015 đây là dấu hiệu cho thấy có thể xảy ra rủi ro lãi suất đối với Ngân hàng Agribank. Trong tổng tài sản nhạy cảm thì chủ yếu là tín dụng ngắn hạn chiếm hơn 90% trong tổng số, trong đó chủ yếu là cho vay ngắn hạn.
a. Cho vay ngắn hạn
Cho vay ngắn hạn là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn tam thời của các thành phần kinh tế và các nhu cầu chỉ tiêu ngắn hạn của cá nhân. Thông thường những khoản tín dụng này sẽ được tái đầu tư trong năm tiếp theo, vì vậy chúng thuộc loại tài sản nhạy cảm với lãi suất. Bên cạnh đó, đầu tư vào chứng khoán là những khoản đầu tư sinh lời của ngân hàng nhưng mức lợi nhuận và rủi ro khác nhau. So với việc mua trái phiếu Chính phủ thì nghiệp vụ tín dụng có độ rủi ro lớn hơn và lợi nhuận vì thế đạt được cũng nhiều hơn. Chính vì vậy, thông thường dư nợ tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng đầu tư của ngân hàng.