Sự Không Phù Hợp Về Kì Hạn Của Nguồn Và Tài Sản

hàng hóa được mua bằng tiền đi vay sẽ tăng lên. Một sự giảm xuống của cung và một sự tăng lên của cầu đối với quỹ cho vay sẽ đẩy lãi suất tăng.

Theo Friedman, ông cho rằng trong mọi trường hợp tỷ lệ lạm phát của một nước là cực kỳ cao trong bất cứ thời kỳ kéo dài nào, thì tỷ lệ tăng trưởng của cung ứng tiền tệ là cực kỳ cao.

Tóm lại, khi lạm phát dự tính tăng, lãi suất tăng. Điều này có một ý nghĩa quan trọng trong việc dự đoán lãi suất khi nền kinh tế có xu hướng lạm phát

tăng. Trên cơ sở đó, có một chính sách lãi suất hợp lý. Khi lạm phát cao, nhà

nước cần phải nâng lãi suất danh nghĩa, đảm bảo cho lãi suất thực dương, hoặc nhà nước tung vàng, ngoại tệ ra bán để kiềm chế lạm phát.

1.4.1.3.Sự ổn định của nền kinh tế

Ảnh hưởng đến cung tiền vay: khi nền kinh tế ổn định và phát triển, của cải tăng lên, công chúng chỉ muốn giữ một số tiền nhất định đủ cho nhu cầu sử dụng, họ muốn đầu tư vào những tài sản thay thế có lợi tức dự tính cao: đầu tư vào các trái khoán công ty. Bởi vì khi nền kinh tế ổn định, thị trường trái khoán trở nên ổn định hơn, rủi ro trái khoán giảm, trái khoán trở thành một tài sản hấp dẫn hơn, vì vậy cung tiền vay tăng lên, đường cung dịch chuyển về bên phải, lãi suất có xu hướng giảm.

Ảnh hưởng đến cầu tiền vay: khi nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất là trong giai đoạn phát đạt của một chu kỳ kinh doanh, các công ty càng có nhiều ý định vay vốn và tăng số dư nợ nhằm tài trợ cho các cuộc đầu tư được trông đợi là sinh lời. Cầu tiền vay tăng lên, đường cầu dịch chuyển về bên phải, lãi suất có xu hướng tăng lên.

Khi đường cung và đường cầu tiền vay tăng lên và dịch chuyển về bên phải, sẽ đạt được một điểm cân bằng mới về bên phải. Tuy nhiên nếu đường cung dịch chuyển nhiều hơn đường cầu thì lãi suất cân bằng mới có xu hướng giảm xuống, ngược lại, nếu đường cầu dịch chuyển nhiều hơn thì lãi suất cân bằng mới tăng lên.

Trong nền kinh tế ổn định và có xu hướng phát triển, nhà nước nên sử dụng các công cụ lãi suất để tăng vốn đầu tư vào những lĩnh vực cần phát triển cho sự cân đối của nền kinh tế, đặc biệt từ các nguồn vốn trên thị trường trái khoán.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

1.4.2. Nguyên nhân chủ quan


Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Agribank Việt Nam - 5

1.4.2.1. Sự không phù hợp về kì hạn của nguồn và tài sản

Các tài sản của ngân hàng có kỳ hạn khác nhau nên khi gắn chúng với lãi suất thì ngân hàng quan tâm tới kỳ hạn đặt lại lãi suất – là kỳ hạn mà khi kết thúc hợp đồng lãi suất sẽ bị thay đổi theo lãi suất thị trường. Căn cứ vào kỳ hạn đặt lại lãi suất mà ngân hàng chia tài sản và nguồn thành hai loại: nhạy cảm với lãi suất và không nhạy cảm với lãi suất.

Các tài sn và ngun nhy cm thường là các loại mà số dư nhanh chóng chuyển sang lãi suất mới khi lãi suất thay đổi, ví dụ như khoản tiền gửi ngắn hạn, các khoản cho vay và đi vay trên thị trường liên ngân hàng, chứng khoán ngắn hạn của chính phủ, các khoản cho vay ngắn hạn. Các loại ít nhạy cảm thuộc về tài sản và nguồn trung và dài hạn với lãi suất cố định.

Khe hở lãi suất = Tài sản nhạy cảm lãi suất – Nguồn nhạy cảm lãi suất

Ngân hàng có khe hở dương nếu tài sản nhạy cảm lớn hơn nguồn nhạy cảm (kì hạn huy động dài hơn sử dụng) và ngược lại, có khe hở âm nếu tài sản nhạy cảm nhỏ hơn nguồn nhạy cảm (kỳ hạn huy động nhỏ hơn sử dụng).

Theo Quyết định 457/2005/QĐ­NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 của

NHNN về việc ban hành “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt

động của tổ chức tín dụng”. Trong đó quy định: Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn NHTM được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn là 40%. Như vậy, theo quy định khoảng 60% nguồn vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng được dùng cho vay ngắn hạn mà chủ yếu là cho vay kỳ hạn 12 tháng, 40% nguồn vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng đa số được sử dụng để cho vay trên 12 tháng.

Trên thực tế, các NHTM thường gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn trung dài hạn do xu hướng gửi tiền của khách hàng. Bên cạnh đó, trong năm

2015, các ngân hàng đẩy mạnh cho vay bất động sản, tỷ trọng dư nợ cho vay bất động sản chiếm 15% ­ 20% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng, đặc biệt đối với các ngân hàng quy mô nhỏ, các sản phẩm dịch vụ chưa phát triển, để tăng lợi nhuận chỉ có thể đẩy mạnh tín dụng trong đó tín dụng bất động sản tăng nhanh nhất với tỷ trọng từ 50% ­ 70% tổng dư nợ.

Theo thống kê của NHNN Việt Nam, cơ cấu cho vay bất động sản trung

dài hạn luôn chiếm tỷ

trọng khoảng 80% tổng dư

nợ cho vay bất động sản.

Trong điều kiện thị trường tiền tệ ổn định, nguồn cung tiền dồi dào, việc sử dụng 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn có thể đảm bảo an toàn cho hệ thống vì các ngân hàng có thể dễ dàng huy động được nguồn tiền gửi lớn, cho dù đa số nguồn huy động được đều là nguồn ngắn hạn. Nên hầu như các ngân hàng đều có khe hở kỳ hạn dương (kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản lớn hơn kỳ hạn hoàn trả trung bình của nợ), điều này có thể làm giảm lợi nhuận của ngân hàng nếu lãi suất tăng. Trong những tháng đầu năm 2016, do NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nguồn cung tiền giảm. Để đảm bảo số dư huy động phục vụ cho việc duy trì các khoản cho vay bất động sản trung dài hạn, các ngân hàng phải cạnh tranh quyết liệt để huy động vốn với công cụ chủ yếu là lãi suất làm lãi suất huy động tăng liên tục

Trong cuộc đua lãi suất vừa qua, rất nhiều ngân hàng đưa ra sản phẩm Tiết kiệm rút gốc linh hoạt, theo đó khách hàng gửi tiền có thể rút trước hạn mà vẫn được hưởng lãi suất cao hơn lãi suất không kỳ hạn. Sản phẩm này vô hình chung khuyến khích khách hàng gửi tiền kỳ hạn dài để có lãi suất cao hơn nhưng có thể rút ra bất cứ lúc này. Ngoài ra, để giảm chi phí dự trữ bắt buộc, các ngân hàng TMCP thỏa thuận với khách hàng gửi tiền kéo dài thời gian gửi tiền trên hợp đồng lên đến 12 tháng hoặc dài hơn so với thời gian thực gửi. Đây là một trong những nguyên nhân làm ngân hàng phải đối mặt với rủi ro cao vì các ngân hàng không thể xác định được kỳ hạn hoàn trả của món tiền, gây khó khăn cho công tác Quản lý TSN ­ TSC.

1.4.2.2. Ngân hàng sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng

Trong suốt một thời gian dài trước đây các NHTM Việt Nam sử dụng chế độ lãi suất cố định theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Khi lãi suất cố định thì thời hạn nguồn và tài sản là yếu tố tạo ra rủi ro lãi suất tiềm năng.

Các dự án cho vay trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay của NHTM, mà hầu hết những dự án cho vay này thường áp dụng mức lãi suất cố định do các chủ đầu tư muốn tính toán được hiệu quả của dự án. Cũng như vậy, phần lớn những người tiết kiệm cũng yêu cầu lãi suất cố định để phòng ngừa rủi ro. Khi lãi suất thị trường thay đổi thì những hợp đồng này có thể đem lại rủi ro cho ngân hàng và khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Chương một đã trình bày một cách tổng quan về rủi ro lãi suất Ngân hàng

thương mại bao gồm: khai niệm, ý nghĩa, chỉ tiêu đo lường , của hoạt động

quản trị rủi ro lãi suất; các chỉ tiêu đánh giá rủi ro lãi suất cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu rủi ro lãi suất Ngân hàng thương mại. Đặc biệt trong phần này đã trình bày những vấn đề lý luận về sự cần thiết của việc nâng cao công tác quản trị rủi ro lãi suất; nội dung, phương pháp để phân tích quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng thương mại làm cơ sở cho việc phân tích công tác quản trị rủi ro lãi suất và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị

rủi ro lãi suất của Ngân hàng Agribank ở các phần tiếp theo.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK GIAI ĐOẠN 2012 ­216

2.1. Giới thiệu Ngân hàng Agribank Việt Nam


Thông tin chung về Ngân hàng Agribank Việt Nam


Tên Tiếng Việt: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Tên Tiếng Anh: Viet Nam Bank for agricuture anh rural development

Tên viết tắt: Agribank

Trụ sở chính: Số 18 Trần Hữu Dực, Khu đô thị Mỹ Đình I, Từ Liêm, Hà Nội Tel: (84 4) 3831 3694

Fax: (84 4) 3831 3717 Swift: VBAAVNVX

Website: www.agribank.com.vn

2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển


Năm 1988, Agribank được thành lập theo Nghị

định số

53/HĐBT ngày

26/3/1988 của Hội đồng Bộ

trưởng (nay là Chính phủ) về

việc thành lập các

ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Agribank Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Agribank hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ NHNN: tất cả các Ngân hàng NHNN huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các Ngân hàng

NHNN tỉnh, thành phố. NHNo&PTNT Trung ương được hình thành trên cơ sở

tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp NHNN và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị.

Agribank là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.

Agribank từ khi thành lập đến nay luôn khẳng định vai trò là Ngân hàng thương mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước,

đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan

trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và NHNN Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế.

Agribank là ngân hàng lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt

Nam về

vốn, tài sản, nguồn nhân lực, màng lưới hoạt động, số

lượng khách

hàng. Tính đến 31/12/2012, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện:

­ Tổng tài sản: trên 617.859 tỷ đồng.

­ Tổng nguồn vốn: trên 540.378 tỷ đồng.


­ Vốn điêù lệ: 29.605 tỷ đồng.


­ Tổng dư nợ: trên 480.453 tỷ đồng.


­ Mạng lưới hoạt động: gâǹ Chi nhań h Campuchia.

2.300 Ngân hàng và phòng giao dịch trên toàn quốc,

­ Nhân sự: gần 40.000 cán bộ.

­ Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.043 ngân hàng đại lý tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Agribank là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA) nhiệm kỳ2016 ­ 2010, là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đăng

cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như: Hội nghị FAO vaò năm 1991, Hội

nghị APRACA vaò năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc

tế CICA vaò

năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ sản vaò

năm 2002...


Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và

triển khai các dự án nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp,

Agribank vẫn được các tổ

chức quốc tế như

Ngân hàng thế

giới (WB), Ngân

hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu

tư châu Âu (EIB)… tiń

nhiệm, uy thać

triển khai trên 123 dự án với tổng số vốn

tiếp nhận đạt trên 5,8 tỷ USD. Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) giai đoạn II; Dự án tài chính nông thôn III (WB); Dự án Biogas (ADB); Dự án JIBIC (Nhật Bản); Dự án phát triển cao su tiểu điền (AFD) v.v...

Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp An sinh xã hội của đất nước. Thực hiện Nghị quyết 30a/2016/NQ­CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo thuộc 20 tỉnh, Agribank đã triển khai hỗ trợ 160 tỷ đồng cho hai huyện Mường Ảng và Tủa Chùa thuộc tỉnh

Điện Biên. Sau khi bàn giao 2.188 nhà ở cho người nghèo vaò 2009, thań g 8/2010

Agribank tiêṕ

tục baǹ

giao 41 khu nhà ở với 329 phòng, 40 khu vệ sinh, 40 hệ

thống cấp nước, 40 nhà bếp, 9.000m2 sân bê tông, trang thiêt́ bị phuc vụ sinh hoạt

cho 38 trươǹ g học trên địa baǹ hai huyện naỳ . Bên cạnh đó, Agribank ung hộ xây

dựng nhàtiǹ h nghiã, nhàđại đoàn kết tại nhiều địa phương trên cả nước; tặng sổ

tiêt́ kiệm cho cać

cưu

nữthanh niên xung phong cóhoaǹ

cảnh khókhăn; tài trơ

kinh phímổ tim cho cać em nhỏ bị bệnh tim bẩm sinh; taì trợ kinh phíxây dựng

Bệnh viện ung bươú

khu vưc

miền Trung; tôn tạo, tu bổ cać

Di tićh lịch sử quốc

gia. Hăǹ g năm, cán bộ, viên chức trong toaǹ hệ thống đóng góp 04 ngày lương ung

hộ Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Ngaỳ vì người nghèo, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt

Nam, Quỹ tình nghĩa ngành ngân hàng. Số tiền Agribank đóng góp cho cać hoạt

động xã hội từ thiện vìcộng đồng tăng dần qua các năm, riêng năm 2011 lên tới 200 tỷ đôǹ g, riêng năm 2012 là 333 tỷ đồng.

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ


2.1.2.1. Chức năng

Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo, điều hành quản lý các hệ thống Ngân hàng trên toàn quốc.

Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.

2.1.2.2. Nhiệm vụ:

Huy động vốn: Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác trong nước và nước ngoài dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ;

Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp;

Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn và các loại cho vay khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Nông nghiệp.

Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác

Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 09/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí