QTRRLS chính là việc các ngân hàng thiết lập hệ thống quy trình nhằm nhận biết, định lượng, giám sát, kiểm soát những tổn thất đang và sẽ gây ra đối
với thu nhập của ngân hàng do biến động của lãi suất để từ
đó có thể
đề ra
những chiến lược, chính sách hoặc sử dụng những công cụ nhằm phòng ngừa, hạn chế tới mức tối đa những ảnh hưởng xấu của biến động lãi suất tới thu nhập của ngân hàng một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục.
Một mục tiêu quan trọng trong QTRRLS là hạn chế tới mức tối đa các ảnh hưởng xấu của biến động lãi suất tới thu nhập của ngân hàng. Dù lãi suất thay đổi như thế nào, ngân hàng luôn mong muốn đạt được mức thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định.
Để đạt được mục tiêu này, các ngân hàng cần phải tập trung vào những bộ phận nhạy cảm nhất với lãi suất trong danh mục TSC và TSN. Thông thường, đó là các tài sản sinh lời như các khoản cho vay và đầu tư (thuộc về bên TSC) hay các khoản tiền huy động, khoản vay trên thị trường tiền tệ (thuộc về bên TSN).
Phòng ngừa rủi ro là một thành phần trong tiến trình tổng thể của quản trị rủi ro, đó là sự liên kết giữa mức độ rủi ro thực sự với mức độ rủi ro dự tính.
Đồng thời, đó cũng là một trường hợp cụ thể của quản trị rủi ro với mục đích làm giảm thiểu rủi ro. Trong khi đó, quản trị rủi ro sử dụng các công cụ phái sinh hoặc các công cụ tài chính khác để điều chỉnh (tăng hay giảm) mức độ rủi ro thực sự theo mức rủi ro dự tính.
QTRRLS là việc ngân hàng tổ chức một bộ phận nhằm nhận biết, định lượng những tổn thất đang và sẽ gây ra từ RRLS để từ đó có thể giám sát và kiểm soát RRLS thông qua việc lập nên những chính sách, chiến lược sử dụng
các công cụ phòng ngừa và hạn chế RRLS các hoạt động kinh doanh của ngân hàng một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục.
1.3.2. Ý nghĩa của quản trị rủi ro lãi suất
Thứ nhất, RRLS là một trong những rủi ro cơ bản nhất của NHTM.
Trong nền kinh tế thị trường, các quy luật kinh tế đặc thù như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh… ngày càng phát huy tác dụng. Những rủi ro trong sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến hiệu quả kinh doanh của NHTM. Các ngân hàng và các định chế tài chính phi ngân hàng trước hết là các trung gian tài chính đứng giữa và đứng trong vòng vây của 4 nhóm người có vốn và cần vốn trong nền kinh tế gồm: Hộ gia đình, Doanh nghiệp, Chính phủ và các nhà đầu tư nước ngoài. Sản phẩm mà các NHTM mua, bán, kinh doanh trên thị trường là các dịch vụ lưu chuyển vốn và các tiện ích ngân hàng khác. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là dùng uy tín để thu hút nguồn và dùng năng lực quản trị rủi ro để sử dụng nguồn và phát triển dịch vụ khác với tư khác với tư cách là người đứng giữa các lực lượng cung và các lực lượng cầu về các dịch vụ ngân hàng. Lãi suất chính là giá cả đầu vào cũng như đầu ra trong hoạt động của ngân hàng. Rủi ro xảy ra do những biến động về lãi suất luôn luôn thường trực trong hầu hết những hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Như vậy, kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại hình kinh doanh tiềm
ẩn nhiều rủi ro và RRLS là một trong những rủi ro cần quản trị của NHTM.
Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được chứ không thể chối bỏ rủi ro.
Thứ QTRRLS.
hai, hiệu quả
kinh doanh của NHTM phụ
thuộc vào năng lực
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng có nhiều yếu tố khách quan và
chủ
quan mang lại RRLS trong đó có nhiều yếu tố
bất khả
kháng nên không
tránh khỏi rủi ro. Trong điều kiện thị trường đầy biến động, khi lãi suất thị
trường thay đổi có thể dẫn đến những thiệt hại về tài sản cũng như ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Những ảnh hưởng của RRLS có thể dẫn đến rủi ro
thiếu vốn khả
dụng và từ
đó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ
hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Chính vì vậy, hàng năm NHTM trích lập quỹ bù đắp rủi ro và được hạch toán vào chi phí. Quy mô quỹ bù đắp rủi ro căn cứ vào mức độ và xác suất rủi ro. Nếu rủi ro thấp thì hiệu quả kinh tế sẽ tăng và ngược lại.
RRLS tồn tại trong những nghiệp vụ cơ bản của NHTM. Hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động kinh doanh ngoại tệ… đều tiềm ẩn RRLS. Như vậy, để hoạt động kinh doanh của NHTM đạt hiệu quả thì công tác QTRRLS cần phải được quan tâm thích đáng.
Xu hướng tự do hóa và toàn cầu hóa kinh tế khiến hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng ngày càng trở nên phức tạp, rủi ro hoạt động ngày càng gia tăng. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, làm thế nào để quản trị rủi ro một cách có hiệu quả trong một môi trường kinh doanh mới và thị trường có nhiều biến động như hiện nay? Vấn đề này chỉ có thể được giải quyết thông qua việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro.
Thứ ba, QTRRLS tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của NHTM.
Trong xu thế hội nhập, cạnh tranh ngày càng gay gắt, chất lượng hoạt
động quyết định sự tồn tại của NHTM. Khi công tác QTRRLS được quan tâm và
thực hiện có hiệu quả sẽ kéo theo chất lượng hoạt động kinh doanh khác của NHTM vì những biến động về lãi suất luôn có một ảnh hưởng đến những hoạt động chủ yếu của ngân hàng như hoạt động liên quan đến nghiệp vụ tạo vốn và nghiệp vụ huy động vốn. Quan tâm đến công tác QTRRLS sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng nói riêng và toàn bộ hoạt động của NHTM nói chung. Theo đó, có thể khẳng định “QTRRLS là thước đo của một NHTM”.
1.3.3. Nội dung quản trị rủi ro lãi suất
1.3.3.1. Quản trị theo quy trình
Theo tiêu thức này quản trị rủi ro lãi suất bao gồm các nội dung: Nhận biết rủi ro lãi suất, phân tích dự báo rủi ro và kiểm soát rủi ro lãi suất [V40]:
1.3.3.1.1 . Nhận biết RRLS
RRLS có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau và có hệ thống đo lường đa dạng trong cách tiếp cận từng loại RRLS. Các NHTM cần xem xét bản chất và độ phức tạp của các sản phẩm và hoạt động của ngân hàng mình và các tính chất rủi ro của những hoạt động kinh doanh này trước khi nhận dạng các nguồn tài chính gây nên RRLS và đóng góp có liên quan của mỗi nguồn đến hồ sơ RRLS chung của ngân hàng.
Các NHTM cần thiết lập hệ thống đo lường RRLS có khả năng nhận biết tất cả các nguồn RRLS cũng như đánh giá được tác động của biến động lãi suất đối với phạm vi hoạt động của ngân hàng, nhận diện và lượng hóa những nguồn chính gây nên rủi ro cho ngân hàng.
Dấu hiệu RRLS của ngân hàng có thể chia làm 4 loại: rủi ro đánh giá lại hay rủi ro chênh lệch kỳ hạn, rủi ro cơ bản, rủi ro đường cong lãi suất và rủi ro quyền chọn. Cụ thể:
Rủi ro đánh giá lại hay rủi ro chênh lệch kỳ hạn:
Đây là do sự khác biệt về thời gian của ngày đáo hạn (đối với lãi suất cố định) và định giá lại (đối với lãi suất thả nổi) của các tài sản (TSC), Nguồn vốn (TSN) và các tài sản ngoại bảng. Sự khác biệt về định giá lại là yếu tố cơ bản của hoạt động ngân hàng, nó có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng đồng thời cũng là nguyên nhân khiến ngân hàng chịu tổn thất. Một ngân hàng cho vay dài hạn với lãi suất cố định, trong khi đó tài sản bên nguồn vốn là tiền gửi ngắn hạn thì có thể đối mặt với việc giảm lợi nhuận khi lãi suất tăng lên bởi dòng tiền của món tiền cho vay là cố định trong suốt thời gian vay trong khi lãi suất phải trả cho món tiền huy động tăng lên sau ngày đáo hạn của món tiền gửi ngắn hạn [V31]; [V23]; [V18]; [V29]; [V30] ; [V40].
Rủi ro cơ bản:
Đây là rủi ro khi có sự thay đổi không đồng đều của các cơ sở lãi suất
khác nhau. Ví dụ
như
bên TSC, cho vay đồng USD dựa trên cơ
sở lãi suất
LIBOR, trong khi đó bên TSN đi vay lại dựa trên cơ sở lãi suất SIBOR mà hai cơ sở lãi suất này thay đổi khác nhau. Như vậy sẽ sinh ra RRLS trong trường hợp này đối với ngân hàng.
Rủi ro đường cong lãi suất:
Khi đường cong lãi suất thay đổi hình dạng sẽ gây ra RRLS. Khi lãi suất thay đổi, lãi suất của các kỳ hạn khác nhau sẽ thay đổi khác nhau. Rủi ro sẽ xảy ra khi lãi suất của kỳ hạn ngắn trở nên cao hơn lãi suất của kỳ hạn dài. Ví dụ
như trạng thái trường trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm có thể được tài trợ bằng một trạng thái đoản đối với trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm. Lúc này, khi đường cong lợi suất dốc xuống có thể gây thua lỗ, thậm chí khi đường cong lợi suất di chuyển song song.
Rủi ro quyền chọn:
Các hợp đồng quyền chọn gắn với rất nhiều khoản mục TSC, TSN và các tài sản ngoại bảng cũng có thể dẫn đến RRLS cho ngân hàng. Khi sử dụng hợp đồng quyển chọn, các ngân hàng (bên bán quyền) không biết trước thời gian tái định giá của các TSC, TSN do vậy có thể gây nên RRLS và rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Do đó, nếu không quản lý các loại hợp đồng quyền chọn này một cách cẩn trọng sẽ gây rủi ro cho ngân hàng.
1.3.3.1.2 . Phân tích, dự báo biến động của lãi suất
Phân tích và dự
báo biến động của lãi suất là quá trình sử
dụng các
phương pháp thích hợp nhằm xác định các cơ hội, nguy cơ của sự biến động của lãi suất, các yếu tố trong môi trường kinh doanh cũng như kết hợp với tình hình thực tại của các ngân hàng để có thể tận dụng được các cơ hội, hạn chế những nguy cơ nhằm đạt được mục tiêu của các ngân hàng trong thời kì cụ thể. Để có cơ sở cần thiết xây dựng chiến lược kinh doanh tốt nhất, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các NHTM, giảm xác suất mà ngân hàng phải đối mặt với khả năng gặp rủi ro, kiệt quệ tài chính… cần thiết phải phân tích và dự báo biến động lãi suất, ở đây không chỉ xem xét đến các yếu tố ở quá khứ và hiện tại mà điều quan trọng là phải dự báo đúng trong tương lai. Có như vậy mới đảm bảo lường trước được các diễn biến về sự biến động lãi suất trong tương lai, chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở khoa học vững chắc, là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của NHTM.
Ngân hàng có thể thành lập ra một bộ phận có nhiệm vụ chuyên theo dõi, nghiên cứu và phân tích những biến động về lãi suất nhằm đưa ra những nhận định về lãi suất. Áp dụng hệ thống thông tin quản lý hỗ trợ việc lập báo cáo phục vụ quản lý RRLS, hay các công cụ nhằm phân tích độ nhạy của lãi suất để xác định ảnh hưởng của việc thay đổi lãi suất đối với kết quả hoạt động kinh doanh khi thị trường thay đổi.
Dự báo biến động của lãi suất chính là dự báo sự biến động của lãi suất trong tương lai ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng cũng có thể xây dựng một hệ thống dự báo lãi suất, họ có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh lãi suất các bên TSC, TSN để đáp ứng tính cạnh tranh trên thị trường. Nguyên lý của việc điều chỉnh này là: khi lãi suất dự báo tăng thì ngân hàng cho vay ngắn hạn, đi vay dài hạn và ngược lại, khi lãi suất giảm thì cho vay dài hạn, đi vay ngắn hạn.
Việc phân tích và dự báo chính xác về lãi suất trong tương lai có thể hạn chế các rủi ro khi lãi suất thay đổi bằng cách tạo ra các khe hở nhạy cảm hợp lý, phù hợp với dự đoán của lãi suất trong tương lai. Hơn nữa, đối với các ngân hàng QTRRLS một cách tích cực có thể thu lợi nhuận khi lãi suất thay đổi theo đúng như dự đoán của họ.
1.3.3.1.3 . Tổ chức quản trị rủi ro lãi suất
Sự phát triển của thị trường tài chính và môi trường kinh doanh luôn biến động khiến các ngân hàng phải đối mặt với những rủi ro và thách thức mới, buộc họ phải không ngừng cải tiến cách thức quản lý hoạt động kinh doanh và quản lý các rủi ro liên quan. Cơ chế quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng nói chung và QTRRLS nói riêng giờ đây được xây dựng dựa trên sự phối hợp giữa các thành
viên tham gia trong đó các thành viên quản lý các khía cạnh khác nhau của rủi ro tài chính và rủi ro hoạt động.
Bảng 1. 1 Sự hợp tác trong hoạt động quản trị NHTM
Trách nhiệm đối với rủi ro | |
Thành viên hệ thống: | |
Thành viên làm luật | Thiết lập một khung quy định bao gồm hạn mức chịu rủi ro và các công cụ quản trị rủi ro khác nhằm tối ưu hóa việc quản trị rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng |
Thành viên giám sát | Giám sát khả năng tài chính và hiệu quả quản trị rủi ro. Kiểm tra sự tuân thủ luật lệ. |
Thành viên thuộc tổ chức: | |
Các cổ đông | Chỉ định hội đồng quản trị , đội ngũ quản lý và kiểm toán một cách thích hợp. |
Đội ngũ quản lý | Thiết lập các hệ thống thực thi các chính sách của tổ chức, bao gồm cả quản trị rủi ro trong các hoạt động hằng ngày. |
Hội đồng kiểm toán/ Kiểm toán nội bộ | Kiểm tra và bảo đảm sự tuân thủ các chính sách quản lý, hệ thống giám sát và quy trình quản trị rủi ro. |
Kiểm toán độc lập | Đưa ra các ý kiến đối với các báo cáo tài chính và đánh giá chính sách quản trị rủi ro. |
Thành viên công chúng/ khách hàng | |
Nhà đầu tư | Tự chịu trách nhiệm đối với các quyết định của mình. |
Các tổ chức xếp hạng tín dụng | Thông báo rộng rãi tới công chúng về hoạt động của tổ chức. |
Các nhà phân tích | Phân tích các thông tin về rủi ro và đưa ra khuyến nghị tới khách hàng. |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nghiệp Vụ Cơ Bản Của Ngân Hàng Thương Mại
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lãi Suất Tín Dụng
- Rủi Ro Lãi Suất Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại
- Các Biện Phaṕ Phoǹ G Ngừa, Hạn Chếrui Ro Lãi Suất
- Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - 9
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Trị Rủi Ro Lãi Suất
Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.
Nguồn: BIS 2006