Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Trong 3 Năm (2018- 2020)

31


Hội đồng quản trị

2.1.3 Cơ cấu tổ chức


Tổng Giám đốc


Phó TGĐ

(Phụ trách kinh doanh)

Phó TGĐ

(Phụ trách Tài chính)



Phòng Marketing

Phòng Kinh doanh

Phòng nghiên cứu

Các Chi nhánh

Phòng Nhân sự

Phòng Tài chính – Kế toán


Kho GDP, GSP

Vận chuyển



Chi nhánh Nam Định

Chi nhánh Thanh Hoá

Chi nhánh Đà Nẵng

Chi nhánh Hồ Chí Minh


Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức tại doanh nghiệp


Hội đồng quản trị của công ty do Chủ tịch HĐQT Tô Trương Quyền đứng đầu, chịu trách nhiệm lãnh đạo và quản lí điều hành các hoạt động của công ty. Phụ giúp ông Quyền còn có ban lãnh đạo công ty bao gồm một Tổng giám đốc và 2 Phó tổng giám đốc phụ trách hai mảng là kinh doanh và tài chính. Tổng giám đốc Hưng Việt là người có tiếng nói thứ hai tại công ty chỉ sau Chủ tịch HĐQT, phụ trách bao quát tất cả các công việc chính về tình hình kinh doanh, chỉ đạo thực hiện các kế hoạch đề ra cũng như theo dõi tình hình tài chính doanh nghiệp, là người kí và ra các quyết định đại diện trước pháp luật cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Tổng giám đốc sẽ thường xuyên báo cáo trực tiếp thông tin tổng hợp được cho Chủ tịch HĐQT và các cổ đông khác. Những chiến lược và định hướng của doanh nghiệp sẽ được HĐQT thảo luận và đưa ra kịp thời. Phó Tổng giám đốc công ty là người giúp Tổng giám đốc thực hiện công việc được giao, nhận ủy quyền và cũng báo cáo kết quả với cấp trên. Hai Phó Tổng giám đốc sẽ điều hành hoạt động của các phòng ban chức năng. Mỗi phòng ban chức năng sẽ lại có một trưởng phòng và phó phòng quản lí các nhân viên.

Về các phòng ban chức năng :

- Phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm mua hàng và bán hàng, tạo ra nguồn thu chính cho doanh nghiệp. Nhân viên phòng kinh doanh hầu hết là những dược sĩ vừa có trình độ chuyên môn, lại am hiểu kiến thức kinh tế bởi Dược là ngành kinh doanh có điều kiện, đòi hỏi người bán cũng như mua hàng phải có chứng chỉ hành nghề. Ngoài ra, hai bộ phận trực thuộc phòng kinh doanh là bộ phận kho vận và bộ phận vận chuyển.

- Phòng Marketing: Chức năng là lên các kế hoạch để giới thiệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng, phát triển các dòng sản phẩm mới, quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp, đồng thời phối kết hợp với phòng kinh doanh xác định phân khúc thị trường, mục tiêu và định vị thương hiệu của mình.


- Phòng nghiên cứu: nhân viên phòng nghiên cứu đều là các dược sĩ trình độ đại học trở lên. Vì là ngành kinh doanh có điều kiện nên các sản phẩm mua vào bán ra cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật, hải quan... Phòng nghiên cứu được lập nên để rà soát, kiểm tra nội bộ các tiêu chuẩn hàng hóa lưu thông trong doanh nghiệp.

- Phòng tài chính- kế toán: có nhiệm vụ tham mưa, tư vấn cho ban lãnh đạo công ty về tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh các nghiệp vụ cơ bản của kế toán như hạch toán, quản lí vốn, tài sản, công nợ hay kiểm soát nội bộ... bộ phận này chịu trách nhiệm lập các kế hoạch tài chính, đề xuất với lãnh đạo các biện pháp quản lí chế độ tài chính – kế toán phù hợp với quy định của pháp luật.

- Phòng nhân sự: chủ yếu phụ trách công tác tuyển dụng và quản lí nhân sự trong nội bộ công ty kết hợp cùng các công việc hành chính. Đây là nơi lưu trữ thông tin về nhân sự trong công ty, theo dõi sự biến động nhân sự để thực hiện các quyền lợi như đóng bảo hiểm, thai sản,... cho nhân viên.

Tương tự ở các chi nhánh sẽ bao gồm 1 Giám đốc chi nhánh, 1 Phó giảm đốc chi nhánh, các trưởng phòng ban và nhân viên.

Hưng Việt quản lí cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến, tạo động lực và sự năng động sáng tạo trong công việc. Mọi thay đổi cũng như chỉ thị của ban lãnh đạo cấp cao sẽ được truyền đạt nhanh chóng tới các phòng ban có liên quan.

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm (2018- 2020)

Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2018-2020, ta thấy Hưng Việt kinh doanh luôn có lãi. Cụ thể: Năm 2018, LN sau thuế chỉ đạt 606 triệu đồng nhưng sang năm 2019, LN sau thuế đạt 2,788 triệu đồng và đến năm 2020, con số này là 2,404 triệu đồng.


Giai đoạn 2018-2019 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về LN sau thuế ở công ty. Cụ thể là LN sau thuế năm 2019 tăng hơn 2,600 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 359.78%. Nguyên nhân là do sự thay đổi cơ cấu nội bộ. Đến năm 2020 thì LN sau thuế giảm so với năm 2018 là 384 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 13.80% do ảnh hưởng chi phí lãi vay. Biến động trên cho thấy mặc dù hoạt động kinh doanh vẫn có lãi song công ty cần xem xét nguyên nhân việc tăng, giảm LN sau thuế để kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm gia tăng LN trong các kì kế tiếp.

Doanh thu bán hàng của công ty vào năm 2018 đạt 55,228 triệu đồng, năm 2019 đạt 77,684 triệu đồng. Năm 2019 so với năm 2018, doanh thu bán hàng tăng 40.66% . Nguyên nhân của sự tăng trưởng lớn này là bởi từ năm 2016-2017, công ty cắt chi nhánh miền Nam thành công ty thành viên, cắt 3 địa bàn Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương thành công ty thành viên Hải Phòng. Do vậy mà có sự thay đổi về doanh thu cũng như tình hình tài chính đến Hưng Việt nói chung. Sang năm 2020, doanh thu bán hàng tăng 6.62% so với năm 2019 tương ứng 5,145 triệu đồng. Tỷ lệ tăng doanh thu bán hàng của năm 2020 so với 2019 thấp hơn tỷ lệ tăng của doanh thu năm 2019 so với năm 2018, điều này ghi nhận thực tế hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chưa tốt, gặp nhiều khó khăn.

Vì không có các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh nên doanh thu thuần của công ty các năm đều bằng với doanh thu bán hàng. Lợi nhuận gộp của công ty hằng năm đều tăng trưởng. Điều này là bởi doanh nghiệp đã chú trọng hơn trong khâu tìm kiến nguồn hàng đầu vào với giá rẻ. Năm 2020 tỷ lệ tăng của lợi nhuận gộp là 6.8% lớn hơn tỷ lệ tăng doanh thu.

Doanh thu hoạt động tài chính của công ty có sự tăng giảm thất thường là bởi có năm công ty được hưởng cổ tức từ khoản tiền đầu tư liên doanh liên kết của mình. Trong 2 năm liên tiếp từ 2018-2019, phía công ty nhận góp vốn


đã trả cổ tức liên tiếp cho doanh nghiệp. Từ đó làm tăng doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty trong thời gian đó.

LN từ hoạt động kinh doanh của công ty tính đến hết năm 2019 đã tăng hơn 2,600 triệu đồng so với năm 2018, tương ứng tỷ lệ tăng trưởng 336%. Đến năm 2020 con số này chững lại và giảm nhẹ 13%. Nguyên nhân chính là chi phí kinh doanh của doanh nghiệp tăng rất cao. Điển hình là chi phí lãi vay tăng gấp hơn 2 lần giai đoạn từ 2019 đến 2020. Thời điểm này ban lãnh đạo quyết định mở rộng quy mô hoat động kinh doanh, tiến hành vay ngân hàng nhiều nhằm có tiền đặt cọc hàng hóa trước. Đi cùng với đó là chi phí quản lí kinh doanh, quản lí doanh nghiệp cũng tăng mạnh và duy trì ở mức trên 18,000 triệu đồng từ 2019 trở lại đây. Quy mô doanh nghiệp mở rộng đòi hỏi cần nhiều lực lượng lao động hơn, doanh nghiệp phát sinh thêm các khoản chi phí đi kèm trong khâu quản lí chung. Cùng với sự tăng mạnh của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thì số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cũng biến động tương ứng

Bên cạnh các vấn đề về doanh thu, lợi nhuận thì doanh nghiệp cũng để tâm đến các khoản nộp ngân sách nhà nước. Ban lãnh đạo công ty luôn luôn đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với nhà nước. Các khoản lợi nhuân tăng lên từ 2019 cũng kéo theo các khoản nộp ngân sách nhà nước tăng lên.


Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm (2018-2020)

(Đơn vị tính: đồng)


Chỉ tiêu

2018

2019

2020

Tốc độ tăng trưởng

2019/2018

2020/2019

Doanh thu bán hàng

55,228,181,431

77,684,148,548

82,829,744,628

40.66%

6.62%

Các khoản giảm trừ doanh thu

-

-

-



Doanh thu thuần

55,228,181,431

77,684,148,548

82,829,744,628

40.66%

6.62%

Giá vốn hàng bán

40,335,648,829

54,647,328,401

58,366,212,932

35.48%

6.81%

Lợi nhuận gộp

14,892,532,602

23,036,820,147

24,463,531,696

54.69%

6.19%

Doanh thu hoạt động tài chính

53,511,323

151,390,203

39,263,434

182.91%

-74.06%

Chi phí tài chính

1,159,980,847

1,250,667,469

2,516,820,473

7.82%

101.24%

Chi phí lãi vay

1,117,925,368

1,200,506,601

2,468,033,317

7.39%

105.58%

Chi phí quản lí kinh doanh

12,989,818,775

18,464,889,487

18,966,213,241

42.15%

2.72%

Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh

796,244,303

3,472,653,394

3,019,761,416

336.13%

-13.04%

Thu nhập khác

-

-

-



Chi phí khác

3,666

-

-



Lợi nhuận khác

-3,666

-

-



Tổng lợi nhuận trước thuế

796,240,637

3,472,653,394

3,019,761,416

336.13%

-13.04%

Chi phí thuế TNDN

189,675,557

683,765,588

615,687,192

260.49%

-9.96%

Lợi nhuận sau thuế

606,565,080

2,788,887,806

2,404,074,224

359.78%

-13.80%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Quản trị mua hàng tại công ty cổ phần thương mại và dược phẩm Hưng Việt - 6

(Nguồn: Phòng TC-KT)


2.2 Tình hình mua hàng của Công ty CP Thương mại và Dược phẩm Hưng Việt

2.2.1 Tình hình mua hàng của công ty theo các nhóm hàng chủ yếu


BẢNG 2.2 KẾT QUẢ MUA HÀNG THEO CÁC NHÓM HÀNG CHỦ YẾU

Đơn vị : 1000đ



Chỉ tiêu

2018

2019

2020

2019/2018

2020/2019


Số tiền

Tỷ

trọng (%)


Số tiền

Tỷ

trọng (%)


Số tiền

Tỷ

trọng (%)


Số tiền

Tỷ

trọng (%)

Tỷ

lệ (%)


Số tiền

Tỷ

trọng (%)

Tỷ

lệ (%)

Nhóm Kháng Sinh

13,996,470

34.7

21,093,869

38.6

23,229,752

39.8

7,097,399

3.9

50.71

2,135,884

1.2

10.13

Nhóm Tiêu Hóa

7,744,444

19.2

10,984,113

20.1

13,190,764

22.6

3,239,669

0.9

41.83

2,206,651

2.5

20.09

Nhóm Thần Kinh

10,688,947

26.5

12,732,827

23.3

11,906,707

20.4

2,043,881

-3.2

19.12

(826,120)

-2.9

-6.49

Nhóm Trẻ Em

4,557,928

11.3

5,191,496

9.5

4,377,466

7.5

633,568

-1.8

13.90

(814,030)

-2

-15.68

Nhóm Nguyên liệu

3,347,859

8.3

4,645,023

8.5

5,661,523

9.7

1,297,164

0.2

38.75

1,016,500

1.2

21.88

Tổng

40,335,648

100

54,647,328

100

58,366,212

100

14,311,680

0

35.48

3,718,884

0

6.81

(Nguồn: Phòng TC-KT)


Với tư cách là một công ty thương mại hoạt động trong ngành kinh doanh dược phẩm ở Việt Nam, các mặt hàng thuốc của Hưng Việt phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân trên chính địa bàn hoạt động kinh doanh của mình. Căn cứ vào số liệu trong Bảng 2.2. Kết quả mua hàng theo các nhóm hàng chủ yếu, nhà quản trị sẽ có cái nhìn khách quan về tỷ trọng hàng bán; từ đó vạch ra chiến lược kinh doanh hiệu quả dựa trên các hàng hóa có triển vọng.

Nhìn vào tương quan ta thấy tổng giá trị hàng hóa mua vào của doanh nghiệp tăng dần theo từng năm, từ mức 40,335 triệu đồng trong năm 2018 đã nhảy vọt lên 58,366 triệu đồng trong năm 2020, mức tăng là hơn 18,000 triệu đồng. Đi sâu vào chi tiết hơn từng nhóm mặt hàng, ta thấy tỷ trọng và giá trị của nhóm hàng Kháng sinh và Tiêu hóa tăng liên tục theo các năm. Còn các nhóm hàng Thần kinh hay Trẻ em mức tăng giảm không được đều. Lí do bởi đây chưa phải nhóm hàng thế mạnh của công ty.

Nhóm hàng Kháng sinh qua ba năm doanh số bán đều tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng 5 nhóm hàng của công ty. Năm 2019 tỷ trọng tăng 3.9% tương ứng với tỷ lệ 50.71%. Sang năm 2020 tỷ trọng và tỷ lệ tăng lên đều thấp hơn so với năm 2019, tương ứng 1.2% và 10.13%. Mặc dù mức tăng giảm đi song tỷ trọng nhóm hàng này vẫn chiếm gần 40% tổng sản lượng mua vào. Đây là nhóm hàng chiến lược đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Nhìn chung khi mà cuộc sống của người dân được cải thiện thì lại phát sinh thêm nhiều các bệnh lí cần sử dụng kháng sinh, nhu cầu của người tiêu dùng với mặt hàng thuốc kháng sinh cũng từ đó mà tăng lên.

Các sản phẩm trong nhóm Tiêu hóa chiếm vị trí thứ hai trong tổng giá trị hàng mua vào. Đây chủ yếu là các mặt hàng thực phẩm chức năng, dễ mua dễ sử dụng, thân thiện với đại đa số người tiêu dùng ở các lứa tuổi khác nhau. Trong năm 2018, trị giá hàng mua vào của nhóm Tiêu hóa chỉ là 7,744 triệu

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí