Mô Hình Công Ty Mua Bán Nợ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần

theo hướng đơn giản và dễ hiểu nhất, chứng khoán hóa là một quá trình huy động vốn bằng cách sử dụng các tài sản có trên bảng cân đối kế toán (như: các khoản cho vay bất động sản; các khoản cho vay tiêu dùng; cho vay thẻ tín dụng; cho vay thương mại....) làm tài sản đảm bảo cho việc phát hành các loại chứng khoán nợ. Nói cách khác đây là quá trình phát hành chứng khoán nợ trên cơ sở đảm bảo bởi dòng tiền mặt tương lai sẽ thu hồi được từ một nhóm tài sản tài chính sẵn có. Trong đó các nhà đầu tư mua chứng khoán này chấp nhận rủi ro liên quan tới danh mục tài sản đảm bảo được đem ra chứng khoán hóa.

Tại Mỹ hai tổ chức là Fannie Mae và Freddie Mac, là hai tổ chức tài chính lớn nhất thực hiện vai trò là tổ chức trung gian chuyên trách (SPV) thực hiện nghiệp vụ chứng khoán hóa [39]. Theo đó hai định chế tài chính trung gian này mua các khoản nợ cho vay thế chấp nhà ở; bất động sản của các NHTM, và thực hiện chứng khoán hóa các khoản nợ này thành các chứng khoán nợ (phát hành chứng khoán trên cơ sở các khoản tín dụng thế chấp, có bảo đảm bằng nhà ở; bất động sản) và bán cho nhà đầu tư (thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán). Quá trình này không chỉ đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn cho các NHTM và cho thị trường tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong toàn bộ nền kinh tế.

Có bốn loại chủ thể kinh tế chủ yếu liên quan đến quá trình chứng khoán hóa, đó là: 1) người thế chấp và đi vay, 2) tổ chức tập hợp tài sản thế chấp rồi phát hành chứng khoán, 3) nhà đầu tư mua bán chứng khoán, và 4) TCTD cho vay. Với bốn loại chủ thể kinh tế thay vì hai loại là người thế chấp

- đi vay và TCTD cho vay, rủi ro được chuyển từ tổ chức tài chính sang nhà đầu tư trái phiếu đảm bảo bằng tài sản. Việc gộp nhiều loại tài sản thế chấp khác nhau vào một tập hợp cũng là một hình thức phân tán rủi ro. Vì thế, đã có cách gọi các trung gian tài chính tham gia vào chứng khoán hóa là những người tạo ra và phân tán rủi ro. Hai loại chủ thể kinh tế trung gian giữa người

đi vay và TCTD cho vay đóng vai trò trung gian-môi giới, nên giúp cho người vay và TCTD dễ "gặp nhau" hơn. Ngoài ra, chứng khoán hóa còn giúp giảm chi phí huy động tài chính. Dù người đi vay có mức xếp hạng tín nhiệm không cao nhưng với tài sản đem thế chấp tốt thì chứng khoán đảm bảo bằng tài sản này vẫn có thể được xếp hạng tín nhiệm cao và dễ bán. Chính vì thế, chứng khoán hóa tạo thuận lợi cho việc vay và cho vay có thế chấp [39].

Tuy nhiên khi thị trường bất động sản biến động và khủng hoảng từ thị trường này xảy ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến Fannie Mae và Freddie Mac và các NHTM có liên quan cũng như toàn bộ hệ thống tài chính Mỹ và nền kinh tế Mỹ, với 02 rủi ro cơ bản sau:

Thứ nhất: Rủi ro thanh khoản. Khi khủng hoảng xảy ra, các khoản đầu tư bất động sản (nhà cửa, đất đai...) không có khả năng thu hồi xuất hiện với mức độ cao, cường độ mạnh, nhiều khoản nợ mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng trực tiếp và trước tiên đến tổ chức chuyên trách, các công ty chứng khoán hóa (các khoản nợ vay mua nhà; vay thế chấp bất động sản; vay đầu tư kinh doanh bất động sản...đều quá hạn, ảnh hưởng trực tiếp đến HĐKD của các tổ chức này thua lỗ xuất hiện và thậm chí trên bờ vực của phá sản).

Thứ hai: Thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng lớn. Trong đó giá các loại cổ phiếu của các định chế tài chính trung gian giảm mạnh, tạo yếu tố tâm lý bất an từ nhà đầu tư và gây nên hiệu ứng bất lợi đối với toàn bộ nền kinh tế. Mức độ tiềm ẩn khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nền kinh tế là rất lớn.

Hai nguyên nhân bản chất:

Nợ dưới chuẩn cao: Tăng trưởng tín dụng quá mức của các định chế tài chính vào lĩnh vực bất động sản, nhà đất bằng việc mở rộng tín dụng đối với các đối tượng có mức tín nhiệm thấp, không cần bảo chứng đủ tin cậy nhằm thu lợi nhuận nhanh (lãi suất cho vay cao. Trong khi đó lãi suất huy động tiền gửi thấp) của các tổ chức tài chính tại Mỹ đã dẫn đến tỷ lệ nợ quá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

hạn, nợ dưới chuẩn gia tăng và hệ quả là mất khả năng thanh toán. Đây là một trong nguyên nhân chính xuất phát từ chính chất lượng tín dụng; chất lượng nợ thấp mà trong quá trình HĐKD các định chế tài chính đã xem nhẹ.

Tồn tại hạn chế của chính công cụ chứng khoán hóa: Vai trò của chứng khoán hóa như đã phân tích ở phần trên là không nhỏ và được xem như là công cụ tài chính mới - "phát minh" mới. Song khi khủng hoảng trên thị trường địa ốc xảy ra, cùng với việc "nới lỏng" cho vay của các định chế tài chính, nợ quá hạn gia tăng nhanh và làm mất khả năng thanh toán của các định chế tài chính này, hệ quả là cuộc khủng hoảng thị trường tài chính Mỹ tiếp tục lan tỏa và tác động đến toàn bộ hệ thống tài chính và nền kinh tế Mỹ như hiện nay. Thực tế cho thấy bản chất chứng khoán hóa bất động sản của các Công ty tài chính Mỹ - đã tạo ra khả năng cho vay của các định chế này (nhờ phát hành chứng khoán nợ - trên cơ sở các khoản tín dụng bất động sản). Trong đó tiền thu bán chứng khoán được các tổ chức tài chính trả nợ ngắn hạn (tiền gửi huy động). Về mặt lý thuyết mọi rủi ro về nợ sau khi bán chứng khoán thuộc về người mua chứng khoán (nhà đầu tư) chứ không phải công ty tài chính. Tuy nhiên khi khủng hoảng xảy ra, người vay tiền mua nhà mất khả năng thanh toán, nợ quá hạn phát sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu lãi của các công ty tài chính và phá sản như là một tất yếu. Nhờ chứng khoán hóa, quá trình này diễn ra chậm hơn, song mức độ lan tỏa thì lớn hơn rất nhiều vì nó liên quan trực tiếp đến 02 thị trường quan trọng là: thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.

So sánh pháp luật Việt Nam và Hoa Kỳ về xử lý nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại cổ phần - 9

Bộ Tài chính, Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) của Hoa Kỳ đã cho ra đời ngân quỹ (dưới dạng các gói tiền 200 tỷ USD, 500 tỷ USD hay thậm chí là 700 tỷ USD) nhằm bảo lãnh cho việc chứng khoán hóa các khoản nợ quá hạn.

Đây là hai động thái giống nhau về bản chất, chính là mua cổ phiếu ưu

đãi - mua cổ phiếu với mức lợi tức không phụ thuộc vào lợi nhuận và cũng không được tham gia điều hành ngân hàng thương mại cổ phần - do các NHTM phát hành nhằm tạo vốn cho các NHTM đang lâm nợ có thể tái cấu trúc. Đồng thời, đây là cách tối ưu hóa việc chia nhỏ rủi ro tín dụng của NHTM đến các nhà đầu tư thị trường chứng khoán.

2.2.2.4. Mô hình công ty mua bán nợ tại ngân hàng thương mại cổ phần

Bên cạnh các biện pháp nói trên, Hoa Kỳ còn áp dụng biện pháp mua lại nợ quá hạn cho các NHTM. Các khoản nợ quá hạn sẽ được phân loại và được các công ty nợ quá hạn hoặc các tổ chức tương tự mua lại. Động thái này một mặt tạo vốn cho các NHTM để hoạt động trong thời gian cấp bách, một phần khiến các nhà đầu tư lạc quan hơn, kích thích kênh đầu tư tạo cơ hội cho nền kinh tế tái hoạt động. Để bổ trợ cho giải pháp này, các công ty nợ quá hạn còn giúp những NHTM yếu kém giải quyết các vấn đề thanh khoản tạm thời nhằm tạo động lực cho việc tái cấu trúc hệ thống.

Mô hình AMC đươc

đưa ra áp dun

g lần đầu tiên taị Mỹ vào năm 1989.

Trong những năm 80, môt

cuôc

khủng hoảng các quỹ tiết kiêm

và cho vay

(S&L) với quy mô lớn đã diên

ra ở Mỹ . Do môt

số quỹ tiết kiêm

quá ́n để

có thể đóng cửa mà không gây ra những hậu quả nhất định tới xã hội nê n Chính phủ Mỹ phải đưa ra giải pháp thành lập "Công ty ủy thác xử lý tài sản " (Resolution Trust Company) (hay "Công ty tín thác xử lý các đổ vỡ ngân

hàng"), môt

loaị hình công ty quản lý nơ ̣ và khai thác tài sản [37]. Công ty

này với tư cách là một cơ quan Trung ương đứng ra mua lại các khoản nợ khó

đòi của các quỹ tiết kiêm và sau đó tìm cách làm tối đa hóa khả năng thu hồi

của các khoản nợ thông qua việc bán lại trên thị trường [37].

AMC tại Mỹ theo mô hình bán nhanh , bán/ chuyển nhươn


g khối lương

́n. Tài sản của những tổ chức có nguy cơ đổ vỡ sẽ được bán , chuyển nhương

lại một phần hay toàn bộ cho một tổ chức có tình hình tài chính lành mạnh ...

Mô hình AMC này tại Mỹ chỉ áp dụng được với các quốc gia có tiềm lực kinh tế, và có sẵn các tổ chức kinh tế vốn có tình hình tài chính lành mạnh.

Mục tiêu: Như vây

, hệ thống AMC tại Hoa Kỳ đươc

thành lâp

nên

nhằm muc

tiêu phuc

hồi sứ c maṇ h cho hê ̣thống ngân hàng. Ngân hàng chính

là kênh dẫn truyền các khoản tiết kiệm trong dân cư , trong xã hôi vào viêc

đầu tư cho các hoaṭ đôn

g kinh tế. Môt

khi các khoản đầu tư, cho vay của ngân

hàng là không có hiệu quả , mà thể hiện trướ c tiên và trưc quan nhất qua tỷ

các khoản nợ quá hạn khó đòi trên tổng dư nợ cao , thì có nghĩa sự lành mạnh cũng như năng lực tài chính của ngân hàng đang bị suy giảm , ngân hàng đang đứ ng trước nguy cơ rủi ro lớn . Khi đó, để củng cố lại hệ thống ngân hàng, các AMC sẽ mua laị , tiếp quản các khoản nơ ̣ khó đòi đó và tìm cách xử lý chúng

môt

cách "thông minh" và hiệu quả nhất . Hoạt động của công ty này sẽ luôn

hướng tới viêc

làm sao để tối đa hóa đươc

giá tri ̣của các khoản nơ ̣ tồn đong

đươc

giao và giảm thiểu chi phí cho quá trình cải tổ hê ̣thống ngân hàng va

các doanh nghiệp . Khác với loại hình công ty khác ở Hoa Kỳ, AMC không

hoạt động vì mục tiêu lợi nhuâṇ . Hơn nữa , đối tương mua bán của AMC la

các khoản nợ khó đòi tồn đọng với ít tài sản đảm bảo có giá trị , thâm

chí co

giá trị bằng 0 hoăc

tài sản không đủ giấy tờ , không còn đối tươn

g để thu nơ ̣...

nên hầu như công ty cũng không thể tao

lơi

nhuân

đươc̣ .

Chứ c năng: Như khái niêm đã trình bày rõ , hai chứ c năng cơ bản nhất

của AMC tại Hoa Kỳ là mua lại các khoản nợ tồn đọng và tối đa hóa khả năng thu hồi các khoản nơ ̣ đó.

Viêc

mua la ̣i nơ ̣ khó đòi từ hê ̣thống ngân hàng đươc

thưc

hiên

theo

những phương thứ c và ́ c giá cả khác nhau , tùy thuộc vào "tình trạng" của khoản nợ cũng như sự thỏa thuận giữa hai bên - bên bán và bên mua . Thông thường, ngân hàng sẽ có nhu cầu bán lại nợ đọng cho AMC khi tỷ lệ nợ quá hạn của hệ thống đã vượt mức 5% (mứ c tối đa cho phép theo thông lê ̣quốc tê).

Vì nợ được mua bán là những khoản nợ tồn đọng khó đòi , với rất nhiều kho

khăn và vướng mắc trong viêc

thu hồi nơ ̣ từ khách hàng nơ ̣ hay từ viêc

̉ lý tài

sản bảo đảm, nên khả năng thu hồi toàn bô ̣giá tri ̣món vay gần như là không

thể. Để có thể tối đa hóa đươc giá tri ̣thu hồi của khoản vay và các nguồnlưc tư

khoản vay, AMC phải rất linh hoaṭ và chủ đôn

g trong viêc

̉ lý số nơ ̣ tồn đong

đã mua. Môt

số biên

pháp AMC tại Hoa Kỳ thường sử dun

g la:

dùng tài sản thế

chấp để góp vốn liên doanh liên kết hay cho thuê, sử a chữa, đầu tư để tăng gia trị tài sản trước khi đem bán, chuyển nơ ̣ thành vốn cổ phần...

Quyền lưc

hoat

đôn

g : Để giải quyết các khoản nơ ̣ tồn đon

g , các AMC

tại Hoa Kỳ được trao các quyền lưc

đăc

biêṭ.

Các quyền lực này cho phép AMC thực thi nhiệm vụ giải quyết vấn đề nợ quá hạn một cách hiệu quả; trong các trường hợp cụ thể, cho phép AMC tránh được một số điều luật đang tồn tại trong hệ thống pháp luật quốc gia.

Thực tế quá trình giải quyết khủng hoảng nợ quá hạn diễn ra tại Hoa Kỳ cho thấy AMC tại Hoa Kỳ được quyền tịch biên tài sản của các chủ thể đi vay không hợp tác mà không cần đến các giấy tờ cần thiết từ phía tòa án. Ngoài ra, một nhân tố nữa cũng không kém phần quan trọng đảm bảo cho hiệu quả hoạt động của một AMC công là tính độc lập, tự chủ của AMC; toàn bộ quá trình hoạt động của một AMC không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị. Hầu hết hoạt động của các AMC đều tạo ra các khoản lỗ, vì vậy việc chia sẻ thiệt hại phát sinh từ các hoạt động của AMC là điều rất đáng được quan tâm. Các AMC tại Hoa Kỳ đều được tài trợ từ các nguồn vốn của Chính phủ hoặc dưới các hình thức phát hành công cụ nợ của chính các AMC này. Chính phủ Hoa Kỳ đã phát hành trái phiếu để hỗ trợ cho thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần trung ương và chương trình đảm bảo an toàn cho người gửi tiền; tài trợ cho quá trình tái cấu trúc toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần cũng như việc mua lại nợ quá hạn của AMC.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một là, vai trò của Nhà nước và nguồn vốn thực hiện việc xử lý nợ quá hạn. Quan sát quá trình xử lý nợ quá hạn của các quốc gia trên thế giới, thì dù ở hình thức nào và dù thành công hay thất bại đều có sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ dưới dạng trái phiếu, bảo lãnh phát hành trái phiếu hay tiền mặt. Bên cạnh việc hỗ trợ nguồn vốn ban đầu để xử lý nợ quá hạn, Chính phủ và Nhà nước còn đóng vai trò tạo điều kiện để xây dựng một khuôn khổ pháp lý đủ mạnh để có thể điều tiết toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc xử lý nợ quá hạn, tạo lập một môi trường hoạt động minh bạch, bình đẳng, thông suốt.

Hai là, AMC phải được hình thành có định hướng và quyền lực rõ ràng. Nhiệm vụ, sứ mệnh của AMC cần được phân định cụ thể. Quyền lực của AMC cần được giao với nguồn ngân sách nhất định gắn với một thời hạn cụ thể. Các AMC ra đời đều thực hiện chung một sứ mệnh là giúp xử lý các khoản nợ quá hạn đang tồn đọng ở mức lớn trong hệ thống tài chính. Tuy nhiên, việc thành lập các AMC cần phải được làm rõ rằng đây là các công ty quản lý tài sản chứ không phải là kho lưu giữ nợ quá hạn của hệ thống tài chính. Có nghĩa là sứ mệnh của các AMC không chỉ là làm trong sạch bảng cân đối của các NHTM, các tổ chức tài chính mà còn phải tìm cách phục hồi giá trị của các tài sản này ở mức cao nhất có thể.

Ba là, xây dựng một cơ chế định giá các khoản nợ quá hạn một cách công khai và minh bạch. Quy trình xử lý nợ quá hạn qua các AMC gồm 2 khâu chính quan trọng là khâu thu mua các khoản nợ quá hạn và khâu xử lý các khoản nợ quá hạn đã được mua lại. Trong khâu thu mua các khoản nợ quá hạn thì công việc khó khăn nhất chính là phân loại và định giá các khoản nợ quá hạn.

Bốn là, các giải pháp thực hiện giải quyết nợ quá hạn cần được lựa chọn phù hợp với trình độ phát triển của thị trường tài chính. Trong khâu xử lý các khoản nợ quá hạn đã mua về để thu hồi vốn, hay phục hồi giá trị các tài

sản xấu, AMC của các quốc gia muốn thành công phải lựa chọn cơ chế xử lý phù hợp với trình độ phát triển của thị trường tài chính quốc gia đó. Có ba giải pháp thường được thực hiện như sau:

Thứ nhất, phương pháp chuyển nợ thành vốn cổ phần, thường được sử dụng tại các nước thực hiện đồng thời chương trình tái cơ cấu khu vực ngân hàng thương mại cổ phần và khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNN. Khi áp dụng phương pháp này, các AMC thường được Chính phủ bảo đảm về quyền ưu tiên hàng đầu khi các DNNN thực hiện niêm yết rộng rãi hoặc khi có sự thay đổi quyền kiểm soát. Việc hoán đổi nợ thành vốn cổ phần là phương pháp được Trung Quốc sử dụng chủ yếu trong quá trình xử lý nợ quá hạn và gặt hái được khá nhiều thành công. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này cũng phải đối mặt với một số khó khăn nhất định như tỷ trọng cổ phần sở hữu của các AMC trong phần lớn các trường hợp không đủ quyền để biểu quyết cho các quyết định liên quan đến việc đổi mới công tác quản trị của doanh nghiệp.

Thứ hai, phương pháp chứng khoán hóa là quá trình phát hành chứng khoán nợ trên cơ sở đảm bảo bởi dòng tiền mặt tương lai sẽ thu được từ một nhóm tài sản tài chính sẵn có. Do đó, các nhà đầu tư mua chứng khoán nợ chấp nhận rủi ro liên quan tới danh mục tài sản đảm bảo được đem ra chứng khoán hóa. Phương pháp này cho phép phát hành đa dạng các chứng khoán với các kỳ hạn và lãi suất khác nhau. Ðể thực hiện thành công phương pháp này đòi hỏi phải có: Khuôn khổ pháp lý hoàn thiện về chứng khoán hóa; thị trường vốn phát triển và sự ưa chuộng các sản phẩm chứng khoán hóa của các nhà đầu tư; hệ thống dữ liệu lịch sử về các khoản tín dụng, tài sản thế chấp phải đầy đủ và minh bạch; áp dụng các biện pháp bảo đảm cho chứng khoán phát hành. Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong việc xử lý nợ quá hạn tại Mỹ. Nghiệp vụ chứng khoán hóa cũng mở ra một thị trường mới cho

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 10/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí