các doanh nghiệp vẫn phải trang trải các khoản chi phí khác của các nhà quản lý ở nước ngoài.
+ Trợ cấp chuyển dịch công tác: Thường gồm các chi phí đi lại, chi phí gửi hàng và giữ hàng cá nhân nhà quản trị khi đi công tác.
+ Trợ cấp về nhà ở: là các chi phí liên quan đến thuê nhà ở.
+ Trợ cấp giáo dục cho con của nhân viên quản lý: Một mối quan tâm lớn của các nhà quản lý khi đi công tác xa là chất lượng giáo dục của địa phương. Trong nhiều trường hợp, con em họ không thể đến các lớp học ngay vì chúng không nói được tiếng địa phương. Khi đó hầu hết các doanh nghiệp phải chi trả cho việc giáo dục ở các trường tư.
+ Trợ cấp khó khăn: là trợ cấp đặc biệt dành cho những người đi công tác ở vùng có khó khăn đặc biệt như ở các nước kinh tế đang phát triển, các nước có chiến tranh hoặc nền an ninh xã hội không bảo đảm. Khoản trợ cấp khó khăn được tính theo tỷ lệ với lương cơ bản, nói chung khoảng 15-20%.
- Thưởng và ưu đãi về thuế: Các doanh nghiệp thường đưa ra những ưu đãi cho các vị trí quản lý để họ chấp nhập những cương vị công tác ở các chi nhánh nước ngoài. Hình thức phổ biến nhất là tiền thưởng, có thể dưới hình thức trả tiền một lần hoặc thêm vào lương trả hàng kỳ.
Các nhà quản lý còn có thể bị lôi cuốn bởi một yếu tố có liên quan đến thu nhập khác đó là thuế thu nhập. Chẳng hạn chính phủ Mỹ cho phép các công dân làm việc ở nước ngoài không phải đóng thuế thu nhập từ phần thu nhập ở nước ngoài, thậm chí ngay cả khi khoản thu nhập đó ở nước không đánh thuế thu nhập.
4.2.4. Quan hệ lao động quốc tế
Theo cách nhìn có tình chiến lược thì vấn đề mấu chốt của quan hệ lao động quốc tế là hạn chế mâu thuẫn trong quá trình thực hiện mục tiêu giữa các tổ chức công đoàn lao động và các doanh nghiệp quốc tế. Một doanh nghiệp có khả năng sâu chuỗi và củng cố hoạt động kinh doanh toàn cầu đề tận dụng lợi thế kinh tế về quy mô và địa điểm và giảm bớt những chi phí. Công đoàn lao động có thể làm cho doanh nghiệp không thực hiẹn được mục tiêu đó. Hiểu biết và xử lý tốt các quan hệ lao động quốc tế là một trong các nhân tố giúp cho doanh nghiệp quốc tế thực hiện chiến lược kinh doanh của mình.
Người lao động thường quan tâm đến thù lao, an toàn lao động, điều kiện làm việc, vì vậy liên đoàn hoạt động nhằm giúp các thành viên của họ được trả thù lao cao hơn, có điều kiện lao động an toàn hơn, và điều kiện làm việc tốt hơn thông qua việc thoả thuận với cán bộ quản lý công ty. Sức mạnh thoả thuận của liên đoàn lao động phụ thuộc vào khả năng của họ trong việc đe dọa phá rối sản xuất, hoặc là đình công và những hình thức phản đối khác như không làm việc ngoài giờ. Tuy nhiên, đe doạ
đó sẽ là sức ép chừng nào mà cán bộ quản lý không có lựa chọn nào khác và buộc phải liên kết với liên đoàn lao động.
Liên đoàn lao động trong nước cũng cần biết rằng công ty đa quốc gia là các công ty có thể di chuyển sản xuất của họ sang một quốc gia khác nếu liên đoàn đưa ra các đòi hỏi quá đáng. Ví dụ, Ford đã đe dọa liên đoàn lao động Anh là họ sẽ chuyển nhà máy của họ sang các quốc gia khác củ Châu Âu trừ khi lao động ở Anh phải có năng suất hơn, không đòi tăng lương và không tổ chức đình công cũng như các công việc phá rối khác. Doanh nghiệp kinh doanh quốc tế đang có xu hướng giữ những việc kỹ thuật cao tại nước mình, và chỉ chuyển những công việc cần kỹ thuật không cao cho các chi nhánh nước ngoài của mình. Do đó, họ có thể dễ dàng di chuyển sản xuất của mình đến một quốc gia có điều kiện thuận lợi hơn. Sức mạnh của các cuộc thoả thuận của liên đoàn lao động có thể bị giảm đi do tác động của các điều kiện trên
4.3. Quản trị tài chính trong kinh doanh quốc tế
4.3.1. Quản lý nguồn vốn
Phân tích ngân quỹ đầu tư là hoạt động quan trọng nhất của quản lý nguồn vốn trong kinh doanh quốc tế. Chi tiêu vốn là những dự án mà chi phí phân thành một số năm. Ví dụ như xây dựng cao ốc, nhà máy, thay thế thiết bị hiện hữu. Vì công ty có thể sống còn với những quyết định có hiệu quả trong một giai đọan dài, kỹ thuật toán học phân tích được sử dụng, bao gồm kỹ thuật chiết khấu dòng tiền như là NPV và IRR. Phương pháp truyền thống như thời gian hoàn vốn và tỷ lệ thu hồi cũng được sử dụng. Thực tế, kỹ thuật cơ bản thích hợp để phân tích nội địa thường áp dụng để phân tích chi tiêu vốn trong MNC cũng như là cho các dự án nước ngoài. Ngược lại với các dự án trong nước, một câu hỏi phải trả lời là: ai sẽ hướng dẫn phân tích, công ty mẹ hay là công ty con? Phân tích ban đầu được thực hiện ở công ty con hoặc chi nhánh và chuyển qua văn phòng trung tâm để thẩm định. Ví dụ, hai công ty con muốn xây dựng nhà máy sản xuất bánh xe mới và bán cùng một thị trừơng. Nếu không có sự phối hợp, họ sẽ cạnh tranh với nhau. Vì vậy sự phối hợp của công ty mẹ sẽ ra quyết định có lợi cho toàn bộ tổ chức. Vai trò này của công ty mẹ có thể làm cho NPV của dự án này thấp nhưng lại cao hơn ở dự án khác.
- Phân tích chỉ tiêu giá trị ròng hiện tại (NPV): cho các dự án đầu tư tại nước ngoài. Công ty mẹ sẽ xem xét lại phương án chi tiêu bởi vì họ cần những thông tin tổng thể để ra quyết định. Tuy nhiên, những quyết định chi tiêu như vậy thường khác nhau giữa các công ty con bởi vì có thể sử dụng kỹ thuật có khiếm khuyết hoặc không chỉ ra những tác động rủi ro chính trị. Chúng ta tách phần tài chính và kinh doanh bằng cách chiết khấu dòng tiền bằng chi phí vốn trung bình thể hiện ở quyết định tài chính của mình.
NPV là hiện giá tích luỹ ròng của dự án xem xét cái gì xác định NPV, chúng ta phải nhận ra rằng sự bất đồng giữa công ty mẹ và công ty con có thể xuất hiện bởi vì suất chiết khấu , chi phí đầu tư, kiểm soát rủi ro ngoại tệ có thể là nguyên nhân một vài dòng tiền trong tương lai có thể công ty mẹ bỏ qua. Từ quan điểm của công ty mẹ, nếu quỹ không chuyển nhanh, giá trị của nó sẽ bị giảm vì quỹ không có sẵn cho thanh toán cổ tức hoặc tái đầu tư. Ngược lại, một khi kiểm soát ngoại hối được thực hiện, công ty mẹ thường tạo ra đóng băng cho quỹ. Từ quan điểm của công ty mẹ, chi phí đầu tư trong tương lai ở một quốc gia, tài trợ bởi những quỹ này sẽ giảm. Trong cả hai trường hợp, công ty con không trực tiếp liên quan đến vấn đề quản lý ngoại hối, và nó sẽ chiết khấu tất cả dòng tiền tích lũy từ quan điểm của nó.Tượng tự, rủi ro chính trị có thể là nguyên nhân công ty mẹ tăng suất chiết khấu hoặc yêu cầu tỷ lệ thu hồi phản ánh những rủi ro đó. Tuy nhiên, công ty con không đồng ý với quan điểm này, nó sẽ không tăng suất chiết khấu, vì vậy tính hiện giá của dòng lưu kim sẽ cao hơn. Để xác định suất chiết khấu, nhiều vấn đề xuất hiện. Đầu tiên, thông thường là suất chiết khấu khác nhau. Lý do là lãi suất khác nhau giữa các quốc gia, và vì vậy tỷ lệ lạm phát xây dựng cho suất chiết khấu khác nhau. Công ty thường không bao giờ sử dụng suất chiết khấu của quốc gia này để đánh giá dòng lưu kim của quốc gia khác. Tiến trình đúng là tính suất chiết khấu thực.Thêm vào đó, tỷ số nợ khác nhau giữa các quốc gia, và số trung bình trong phương trình trên có thể thay thế chi phí vốn. Điều này xảy ra nếu MNC tối đa hóa sử dụng nợ để tài trợ. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ của các quốc gia không thích hợp để xác định chi phí vốn bởi vì nợ quá hạn có thể được thực hiện chỉ vì công ty con là một phần của công ty đa quốc gia. Tương tự, sẽ nhầm lẫn để sử dụng chi phí nợ thực của địa phương để xácđịnh chi phí vốn. Trong các ví dụ này, nếu MNC sử dụng nợ thông thường của địa phương và chi phí nợ, thì không thuận lợi cho MNC.Một cách tổng quát, quyền chọn tài trợ mở rộng cho MNC nhiều hơn cho công ty nội địa. Thị trường trái phiếu Châu Âu và thị trường trái phiếu nước ngoài cung cấp cho MNC khả năng tăng tài trợ với chi phí thấp nhất. Hơn nữa mạng đa quốc gia của MNC giúp họ nắm lấy những cơ hội thuận lợi. Những điều này bao gồm cả những khuyến khích đầu tư như là miễn thuế cho đầu tư mới, bảo hiểm xuất khẩu, đảm bảo khoản vay. Những điều này dẫn đến giảm chi phí toàn bộ.
4.3.2. Quản lý dòng tiền mặt toàn cầu
Một lĩnh vực quan trọng của quản trị tài chính toàn cầu là nắm giữ dòng tiền mặt toàn cầu. Có một số cách được thực hiện. Ba trong số những cách quan trọng bao gồm sử dụng thận trọng quỹ nội bộ, sử dụng kỹ thuật tài trợ, và sử dụng mạng đa quốc gia giữa các công ty thành viên.
* Chu chuyển của dòng ngân lưu (dòng tiền) nội bộ
Khi công ty đa quốc gia (MNC) muốn mở rộng kinh doanh, một cách đơn giản nhất mà chứa đựng nhiều tiền là lấy từ nguồn nội bộ như là vốn lưu động, là khoản chênh lệch giữa tài sản có lưu động và tài sản nợ lưu động. Ví dụ, nếu công ty con của GM ở Đức muốn thuê nhiều công nhân, họ có thể chi vượt mức quỹ dùng cho kinh doanh. Cách khác tăng tiền nội bộ bằng cách vay từ ngân hàng địa phương hoặc từ công ty mẹ. Ví dụ, Công ty con của MNC ở Chile nhận khoản vay từ công ty mẹ hoặc công ty con ở Đức và trả tiền lãi. Cách thứ ba là công ty mẹ tăng cổ phần đầu tư vào công ty con. Công ty con sẽ trả cho công ty mẹ cổ tức trên vốn đầu tư.
Những phương pháp này có thường được sử dụng không? Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm luật lệ của chính phủ liên quan đến cho vay liên công ty. Ví dụ, khi tỷ lệ thuế cao, họ thường tìm những khoản vay có lãi suất thấp cho những công ty con trong MNC cần đến vốn để mở rộng thị trường. Logic đằng sau chiến lược này là đơn vị có lợi nhuận cao không cần tính lãi suất cao bởi vì sẽ bị chính phủ đánh thuế cao. Ngược lại, công ty con vay tiền cần lãi suất thấp để mở rộng kinh doanh. Chuyển tiền theo kiểu này, MNC có thể đề nghị mở rộng, giảm thuế, và tăng doanh thu tiềm năng cho công ty con. Những nỗ lực để ngăn MNC nắm lấy những thuận lợi của thuế, trong những năm gần đây một vài chính phủ thay đổi luật thuế và định thuế tối thiểu cho những khoản vay liên công ty. Lĩnh vực khác cần quan tâm là giới hạn khả năng của công ty mẹ tính phí licence và phí bản quyền cho việc sử dụng công nghệ hoặc đánh giá phí quản lý mà bao gồm cả phí quản lý của công ty con. Khi không có giới hạn của chính phủ về những lĩnh vực này, MNC đã tự do rút tiền nhiều từ các công ty con, vì vậy cung cấp cho công ty mẹ một lượng tiền chung sử dụng để mở rộng hoạt động.
- Kỹ thuật tài trợ: Kỹ thuật tài trợ là chiến lược được sử dụng để chuyển tiền từ một MNC sang một công ty khác. Trong khi có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau, ba cách thông dụng nhất là: chuyển giá, tránh thuế và khoản vay trước .
+ Định giá chuyển giao
Chuyển giá là giá nội bộ được lập bởi một công ty trong nội bộ ngành trao đổi như là giá của công ty con ở Chile sẽ mua máy tính từ công ty con ở Đức. Kết quả ban đầu sẽ là công ty Đức sẽ bán motor cùng giá như những khách hàng bên ngoài khác. Kết luận thứ hai là công ty con ở Chile sẽ nhận chiết khấu bởi vì giao dịch liên ngành và công ty mẹ sẽ không cho phép công ty con của nó dùng lợi nhuận để chi tiêu cho nhau. Tuy nhiên, cả hai kết luận đều không đúng khi chiến lược chuyển giá được áp dụng. Giá cuối cùng được xác định bởi luật lệ địa phương và sẽ được lập ở mức cho phép MNC đạt được mục tiêu là tăng lợi nhuận, giảm phí hoặc chuyển tiền trong các công ty con. Một ví dụ để cho thấy rằng MNC có công ty con đặt văn phòng ở quốc gia A, có mức thuế thu nhập công ty thấp và bán sản phẩm cho công ty con ở quốc gia
B, có mức thuế lợi tức cao. Nếu chuyển giá được lập cẩn thận, thì có thể phân phối lại thuế cao sang nơi thuế thấp.
Bảng 4.1 cung cấp ví dụ ngược lại với chuyển giá là giá nối dài. Giá nối dài là giá mà người mua sẽ trả cho nhà buôn trên thị trường theo điều kiện cạnh tranh hoàn hảo. Như trong bảng, chi phí mà công ty con ở quốc gia A là 8.000 USD cho hàng hóa mà họ bán cho công ty con ở quốc gia B. Theo giá nối dài giá bán sẽ thêm 2.000 USD lợi nhuận nữa là 10.000 USD. Công ty con thứ hai sẽ bán hàng những hàng hóa này với giá 12.000 USD, vì vậy cả hai công ty sẽ có lợi nhuận là 2.000 USD. Như bảng, thuế của quốc gia A là 40%, trong khi B là 50%. Vì vậy công ty con đầu tiên sẽ có lợi nhuận ròng là 1.200 USD, trong khi đó công ty thứ hai chỉ có 1.000 USD. Theo thỏa thuận chuyển giá, mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận ở quốc gia thuế thấp và tối thiểu hóa lợi nhuận ở quốc gia có mức thuế cao. Trong trường hợp này, công ty đầu tiên bán hàng với giá 12.000 USD sau khi trả 40% thuế trên 4.000 USD lợi nhuận, họ sẽ có lời ròng là 3.400 USD. Công ty con thứ hai bán 12.000 USD, sẽ không có lợi nhuận. Tuy vậy, nhờ vào chiến lược chuyển giá, lợi nhuận toàn bộ của MNC lớn hơn là giá nối dài Lợi ích hiển nhiên của chuyển giá là cho phép MNC giảm thuế. Lợi ích thứ hai là chiến lược này đưa đến công ty tập trung tiền mặt vào một điểm như là công ty con đầu tiên. Một vấn đề với chuyển giá là bảng kê tài chính không thể thực hiện của công ty con bởi vì lợi nhuận biên được xử lý. Vấn đề thứ hai là chiến lược không khuyến khích người bán kinh doanh có hiệu quả. Trong những năm gần đây các quốc gia đã soạn thảo lại luật thuế để ngăn ngừa chuyển giá. Ở Mỹ, cơ quan thuế yêu cầu các MNC áp dụng quy định xác định trước, trước khi thành lập chính sách chuyển giá. Sau khi công ty nộp yêu cầu này, sở thuế sẽ xác định chính sách này có thích hợp không. Mục tiêu của sở thuế là đảm bảo rằng MNC tính cho các công ty con ở nước ngoài giá linh kiện và sản phẩm như nhau khi họ tính cho một bên độc lập thứ ba, vì vậy loại trừ được hiện tượng xử lý giá cho mục đích thuế.
Bảng 4.1 Chuyển lợi nhuận bằng chuyển giá
Giá nối dài | Chuyển giá | |||
Quốc gia A (Đơn vị: USD) | Quốc gia B (Đơn vị: USD) | Quốc gia A (Đơn vị: USD) | Quốc gia B (Đơn vị: USD) | |
Giá bán | 10.000 XK | 12.000 | 12.000 XK | 12.000 |
Chi phí | 8.000 | 10.000 | 8.000 | 12.000 |
Lợi nhuận | 2.000 | 2.000 | 4.000 | 0 |
Thuế (A:40%; B:50%) | 800 | 1.000 | 1.600 | 0 |
Lợi nhuận ròng | 1.200 | 1.000 | 3.400 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản trị kinh doanh quốc tế - 16
- Đặc Thù Của Quản Trị Nguồn Nhân Lực Trong Các Công Ty Kinh Doanh Quốc Tế
- Quản trị kinh doanh quốc tế - 18
- Quản trị kinh doanh quốc tế - 20
Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.
* Tìm nơi trú ẩn về thuế
Tránh thuế: Kỹ thuật tài trợ là sử dụng tránh thuế, là kinh doanh ở quốc gia có mức thuế thấp. Chiến lược này được dùng để liên kết với chuyển giá và liên quan đến bán hàng của công ty con ở mức chi phí thấp để tránh thuế theo đó bán sản phẩm ở mức giá cao hơn cho một công ty con thứ ba.
Bảng 4.2 cung cấp ví dụ về vấn đề này. Kết quả trong bảng là lợi nhuận ròng là
4.000 USD, lớn hơn trong bảng 4.1 khi chỉ áp dụng chuyển giá.
Bảng 4.2 Chuyển giá thông qua tránh thuế
Công ty con | ||
Quốc gia | Quốc gia A | Quốc gia B (tránh thuế) |
Giá bán | 8.000 USD | 12.000 USD |
Chi phí | 8.000 USD | 8.000 USD |
Lợi nhuận | 0 USD | 4.000 USD |
Thuế (A:40%; B:0%) | 0 USD | 0 USD |
Lợi nhuận ròng | 0 USD | 4.000 USD |
- Xây dựng các khoản nợ bình phong:
Vay trước là chiến lược tiền quỹ liên quan đến bên thứ ba quản lý khoản vay. Ví dụ, nếu MNC của Mỹ quyết định kinh doanh ở Trung Quốc, MNC phải quan tâm đến rủi ro chính trị kèm như có thể chính phủ Trung Quốc sung công tài sản của công ty con, bao gồm cả tiền mặt nắm giữ. Để bảo vệ đầu tư của họ, công ty mẹ đã ký quỹ ở ngân hàng lớn trên thế giới có ràng buộc chặt chẽ với Trung Quốc. Công ty con sẽ vay vốn với ngân hàng này, nhờ đó MNC đã có vị thế tốt hơn cho quỹ của họ. Chiến lược của quỹ là quan trọng trong chuyển tiền, cũng như là giúp các MNC đương đầu với cơ chế chính trị và luật lệ để tồn tại. Tuy nhiên, những chiến lược này luôn luôn bổ sung bởi mạng hoạt động nội bộ quản lý quỹ để đảm bảo các hóa đơn được thanh toán tức thì.
Công ty con ở Đức
50.0000
100.000
Công ty con ở Chile
125.0000
100.000
25.000
25.000
100.000
Công ty con ở Nhật Bản
25.000 50.000
150.000
50.000
Công ty con ở Mexico
50.000
Hình 4.1: Dòng chuyển tiền giữa các công ty con của công ty đa quốc gia
(đơn vị:USD)
- Xác lập hệ thống mạng thanh toán nội bộ toàn cầu:
Khi các công ty con kinh doanh với nhau, họ có thể giữ tiền của công ty khác và công ty khác cũng giữ tiền của họ. Nhà quản lý trung tâm thanh toán này sẽ chịu trách nhiệm tìm ra cách làm cho quá trình này diễn ra một cách nhanh và đúng nhất. Đặc biệt là, các nhân viên này sẽ nhận thông tin chuyển tiền hàng tháng từ các công ty con và sẽ sử dụng những dữ liệu này để xác định vị thế của mỗi đơn vị trên mạng thanh toán. Nhà quản lý sẽ tìm ra những khoản nào cần được chuyển. Những cuộc chuyển tiền này thường được thực hiện theo loại tiền tệ của người trả, để công ty con của Nhật sẽ có nghĩa vụ trả Yên, trong khi công ty ở Nhật sẽ trả peso. Quá trình này được quản lý bởi bộ phận của phòng thanh toán bù trừ. Các công ty quốc tế sẽ thiết lập mạng đa quốc gia giữa các công ty con giúp công ty mẹ đảm bảo rằng ràng buộc tài chính giữa các đơn vị nhanh chóng thực hiện. Nếu hóa đơn cho phép chưa chi trả trong một thời điểm, có thể đưa đến các doanh nghiệp khác không muốn kinh doanh với các công ty con thanh toán chậm. Mạng giúp giảm những vấn đề như vậy. Thuận lợi thứ hai là những công ty làm chủ những khoản tiền nhanh chóng hơn để thâm nhập quỹ của họ. Thuận lợi thứ ba là công ty mẹ biết những công ty con nào có tích lũy nhiều tiền và có thể lấy nguồn này nếu cần thiết để cung cấp cho những hoạt động ở địa phương khác. Thuận lợi thứ tư là chi phí chuyển ngoại hối thấp bởi vì trung tâm thanh toán có thể chuyển số tiền lớn cùng lúc.
Công ty con ở quốc gia A
Công ty con ở quốc gia B
Trung tâm thanh toán bù trừ | Dòng tiền ra |
tiền vào | Dòng tiề |
n vào | |
Công ty con quốc gia D |
Dòng | |
Công ty con quốc gia C |
Hình 4.2: Mô hình dòng chuyển tiền giữa các công ty con của công ty đa
quốc gia
Có một số vấn đề liên quan đến mạng đa quốc gia, đó là:
Một là nhiều quốc gia kiểm soát các giao dịch này bằng cách chỉ cho phép họ giao dịch thương mại, không cho phép chuyển tiền.
Hai là một số trường hợp khác, chính phủ yêu cầu thanh toán nhập khẩu chậm đến khi hoàn tất thủ tục hải quan, vì vậy làm chậm quá trình của mạng từ khoảng 60 đến 90 ngày.
Thứ ba là quản lý của các công ty con phối hợp và cho nhà quản lý trung tâm thanh toán biết về tất cả các cuộc giao dịch tác động đến quá trình này. Đôi khi có sự
tác động đến sự phối hợp của các nhà quản lý mà dòng lưu kim ra lớn hơn dòng lưu kim vào. Theo tiến trình của mạng họ có thể không thể chậm trễ trong thanh toán đến 3 hoặc 4 tháng trong khi hoạt động để dự trữ và thanh toán hóa đơn phải ngay tức thì.
Mạng đa quốc gia có thể giúp MNC đảm bảo tài khoản nội bộ giữa công ty con cân bằng, và quá trình này có ích để giúp công ty mẹ quản lý nguồn tiền mặt toàn cầu. Tuy nhiên, có một số vấn đề trong quá trình này yêu cầu sự lưu tâm đặc biệt và những vấn đề mà mạng không thể giải quyết rủi ro hối đoái tác động lên giá trị tiền tệ quốc tế. Những rủi ro này đặc biệt quan trọng khi MNC kinh doanh với người mua mà trả bằng ngoại tệ yếu. Liên quan đến vấn đề này MNC thường thực hiện chiến lược quản trị rủi ro ngoại hối.
4.3.3. Quản lý rủi ro ngoại hối
Có một số cách mà MNC sử dụng để quản trị rủi ro hối đoái. Ví dụ, nếu công ty tin rằng Mexico đang giảm giá đồng peso, như vậy giá trị đồng peso đang giữ sẽ giảm. Ngược lại, nếu đồng peso tăng giá so với USD, MNC sẽ giữ peso và giảm đồng USD.
Đây chỉ là ví dụ đơn giản, nhưng minh họa chiến lược rủi ro hối đoái rất quan trọng để quản lý tài chính đa quốc gia có hiệu quả. Một số lĩnh vực cần lưu tâm khi xem xét quản trị rủi ro hối đoái. Một là lạm phát, lạm phát sẽ tác động lên giá trị hối đoái. Thứ hai là tác động do hối đoái tạo ra. Thứ ba là chiến lược bảo hộ có thể được sử dụng để giảm thiểu rủi ro. Thứ tư là loại hình dự đoán và hệ thống báo cáo để xây dựng kế hoạch và kiểm soát các đáp ứng của công ty.
- Lạm phát: Mỗi quốc gia có các mức độ lạm phát hàng năm khác nhau. Mặt tích cực, lạm phát có thể làm cho các khoản nợ tài chính hấp dẫn. Ví dụ, nếu General Electric mua cao ốc văn phòng ở Monterrey, Mexico, với giá 3 triệu peso và trả làm 3 năm, lạm phát có thể ảnh hưởng đến toàn bộ giá trị. Nếu lạm phát là 10% năm, tòa cao ốc có giá trị hơn 3 triệu peso vào cuối năm thứ ba. Vì vậy, lạm phát khuyến khích người mua mua ngay khi giá thấp. Mặt khác, lạm phát tác động lên lãi suất bằng cách tăng chi phí khoản vay. Lạm phát cũng tác động đến giá trị của tiền tệ trên thị trường thế giới. Khi MNC kinh doanh ở quốc gia có mức lạm phát cao, có một số chiến lược công ty cần sử dụng bao gồm:
(1) Nhanh chóng giảm tài sản cố định để thanh toán giá trị tài sản nhanh nhất có thể;
(2) Chậm thanh toán các khoản chưa thanh toán cho người bán mà thanh toán bằng tiền địa phương, vì giá trị của tiền tệ này sẽ giảm và thanh toán dài hạn được hoãn, điều này tốt hơn cho công ty con;
(3) Nhấn mạnh hơn vào vịêc thu các khoản phải thu vì tiền tệ này sẽ mất giá hàng tháng;