Quản trị kinh doanh quốc tế - 16

Canada, những phân đuôi đặc biệt được sản xuất ở Trung Quốc và Italia, còn các động cơ thì sản xuất tại Anh Quốc. Cuối cùng, chiến dịch quảng cáo của công ty được hình thành ở Anh, quay phim ở Canada, lồng tiếng ở Anh và biên tập tại NewYork. Vấn đề quan trọng cần ghi nhớ ở đây là mỗi một hoạt động sản xuất ở một địa điểm cụ thể có khả năng tạo ra nhiều giá trị hơn so với các địa điểm khác. Năng suất là yếu tố rất quan trọng (mặc dù không phải là duy nhất) để xác định giá trị mà một địa điểm đóng góp thêm vào một hoạt động kinh tế nhất định. Năng suất ở một địa điểm chịu ảnh hưởng rất lớn bởi 2 nguồn lực: lao động và vốn. Để khai thác lợi thế kinh tế của địa điểm, các nhà quản lý cần phải làm quen với truyền thống và tập quán hết sức khác nhau ở các quốc gia. Chẳng hạn, sự khác nhau về chính trị và pháp luật có thể buộc các công ty phải sử dụng các nhà đầu tư bên ngoài hoặc đào tạo luật sư tại nước bản địa. Sự khác biệt về ngôn ngữ có thể gây khó khăn cho việc dịch các tài liệu quan trọng. Chính vì vậy, đôi khi một số công ty lại đi thuê các công ty ở một khu vực khác để thực hiện công việc của họ.

- Sản xuất tập trung và sản xuất phân tán

Đối với các nhà quản trị sản xuất thì vấn đề quan trọng cần được xem xét là nên sản xuất tập trung hay phân tán. Sản xuất tập trung (centralized production) có nghĩa là gom các cơ sở sản xuất vào một địa điểm, khu vực. Còn sản xuất phân tán (decentralized production) có nghĩa là các cơ ở sản xuất được đặt ở nhiều địa điểm cách xa nhau, thậm chí tại mỗi quốc gia nơi công ty tiêu thụ sản phẩm sẽ có một cơ sở sản xuất. Đây thường là các công ty theo đuổi chiến lược đa quốc gia. Các công ty gom các cơ sở sản xuất vào một khu vực để theo đuổi chiến lược chi phí thấp và khai thác tính kinh tế của quy mô là những công ty theo đuổi chiến lược toàn cầu. Thông qua việc sản xuất một khối lượng lớn các sản phẩm giống nhau tại một địa điểm mà công ty tiết kiệm được chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm.

Chi phí vận chuyển và vị trí tự nhiên cũng ảnh hưởng đến quyết định sản xuất tập trung hay phân tán. Thí dụ, các đối thủ theo đuổi chiến lược chi phí thấp thường không cần đặt cơ sở sản xuất gần các thị trường tiêu thụ để thay đổi sản phẩm theo sở thích của người tiêu dùng, vì họ thường bán các sản phẩm giống nhau trên tất cả các thị trường. Do vậy, các nhà sản xuất theo đuổi chiến lược chi phí thấp thường chọn địa điểm có tổng chi phí vận tải và sản xuất là thấp nhất để đặt doanh nghiệp. Tuy nhiên, các công ty này cũng phải cân đối chi phí cung ứng đầu vào cho quá trình sản xuất và chi phí đưa sản phẩm ra thị trường. Do đó, cơ sở hạ tầng ở địa phương bao gồm sự sẵn có về cảng biển, sân bay hoặc các trung tâm vận tải là một yếu tố quan trọng để xác định địa điểm đặt các cơ sở sản xuất. Ngược lại, các công ty tiêu thụ các sản phẩm khác biệt hóa có thể nhận thấy rằng sản xuất phân tán lại là một lựa chọn tốt hơn. Thông qua cơ sở sản xuất tại những thị trường khác nhau mà các công ty duy trì được

mối quan hệ gần gũi với khách hàng và có thể phản ứng nhanh chóng với sự thay đổi trong sở thích đối với người tiêu dùng. Liên hệ gần gũi với khách hàng còn giúp công ty tăng cường sự hiểu biết về hành vi người tiêu dùng trong nền văn hóa địa phương. Khi sự kết hợp giữa sự nghiên cứu phát triển và sản xuất trở thành nhu cầu cần thiết thì cả hai hoạt động này thường đặt ra ở cùng một nơi. Tuy nhiên, các công nghệ mới đang tạo ra nhiều quyền tự chủ hơn cho các công ty nhằm tách biệt riêng các hoạt động này. Ngày nay, tốc độ truyền tin cho phép các công ty tiếp nhận thông tin giữa các công ty lép vốn và trụ sở chính của nó một cách nhanh chóng.

- Dự kiến phương pháp sản xuất

Việc quyết định phương pháp mà công ty sẽ sử dụng để tạo ra sản phẩm được gọi là phương pháp sản xuất. Nhìn chung chiến lược cấp cơ sở của công ty sẽ quyết định phương pháp sản xuất cụ thể được sử dụng. Chẳng hạn, các chiến lược chi phí thấp thường đòi hỏi phải áp dụng phương pháp sản xuất hàng loạt bởi vì các nhà sản xuất muốn tiết kiệm chi phí nhờ quy mô. Ví dụ: Công ty sản xuất ván trượt tuyết với khối lượng lớn thường sẽ áp dụng phương pháp sản xuất tự động để khai thác lợi thế của máy tính. Tuy nhiên, chiến lược khác biệt hóa lại đòi hỏi các nhà sản xuất cung cấp các giá trị đặc biệt cho người tiêu dùng bằng việc bán cho họ những thứ độc nhất như chất lượng siêu hàng, các đặc trưng mới hay ấn tượng về nhãn hiệu đặc biệt.

Tính sẵn có về lao động và chi phí ở thị trường địa phương là rất quan trọng đối với việc lựa chọn phương pháp sản xuất. Nếu lao động ở nước sở tại là tương đối rẻ thì công ty quốc tế sẽ lựa chọn phương pháp sử dụng nhiều lao động hơn và ít tự động hơn trong các phương pháp sản xuất. Tuy nhiên, việc đó còn phụ thuộc vào các sản phẩm cụ thể. Cũng cần lưu ý rằng mức tiền công phải phù hợp với quan hệ cung cầu về lao động và năng suất lao động của công nhân địa phương.

Một vấn đề quan trọng khác cần được xem xét trong lập kế hoạch chiến lược là quyết định xem phương pháp sản xuất lựa chọn sẽ được tiêu chuẩn hóa cho mọi thị trường hay có điều chỉnh để sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng các thị trường khác nhau. Chẳng hạn, chiến lược hướng vào chi phí thấp thường đòi hỏi sản xuất tiêu chuẩn hóa và hàng loạt lớn. Sản phẩm hàng loạt lớn làm giảm chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm, nhờ đó mà bù đắp được chi phí bân đầu cao hơn do tự động hóa. Chi phí tiếp tục sẽ giảm xuống vì công nhân nâng cao tay nghề qua việc lặp đi lặp lại và quá trình học tập liên tục đã làm tối thiểu hóa các sai sót và lãng phí.

Nhưng sự khác biệt hóa thường đòi hỏi các đơn vị sản xuất phân bổ rải rác phải cải tiến thiết kế cho phù hợp với quy định của từng địa phương. Bởi vì, các cơ sở sản xuất phân tán chỉ sản xuất để cung cấp cho một thị trường quốc gia hoặc một khu vực cho nên các cơ sở sản xuất này thường có quy mô nhỏ hơn. Xu hướng này đã đánh mất lợi thế tiềm năng của kinh tế quy mô và do đó làm tăng chi phí trên một đơn vị sản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

phẩm. Tương tự như vậy, thị phần nhỏ hơn mà chiến lược khác biệt nhằm vào thường đòi hỏi xây dựng các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ tương ứng. Làm khác biệt một sản phẩm cho phù hợp với sở thích của nhiều khách hàng đã làm tăng chi phí của việc chế tạo ra nó. Các chi phí về nghiên cứu và phát triển cũng có xu hướng tăng lên đối với các sản phẩm có hình dáng, kiểu cách và đặc trưng khác biệt.

- Sơ đồ mặt bằng sản xuất

Quản trị kinh doanh quốc tế - 16

Việc sắp đặt quá trình sản xuất theo không gian ở bên trong các cơ sở sản xuất được gọi là sơ đồ mặt bằng sản xuất. Thực tế ở Nhật Bản, Singapore và Hồng Kông, nguồn cung cấp đất đai bị giới hạn và chi phí đất đai rất cao. Các công ty đặt trụ sở tại những thị trường này phải sử dụng không gian sẵn có một cách khôn ngoan bằng việc thỏa thuận các hợp đồng cung cấp dịch vụ. Ngược lại, ở những nước như Canada, Trung Quốc và Mỹ, sự rộng rãi về không gian làm giảm chi phí xây dựng tại nhiều địa điểm khác nhau. Nhờ đất đai rẻ hơn nên các công ty linh hoạt hơn trong việc bố trí mặt bằng bên trong các cơ sở sản xuất. Điều quan trọng hơn là tổ chức sản xuất ở bên trong từng cơ sở sản xuất phụ thuộc vào loại phương pháp sản xuất mà công ty lựa chọn. Quy trình này lại phụ thuộc vào chiến lược cấp cơ sở công ty. Ví dụ như do hiếm khi sản xuất máy vi tính với số lượng lớn để cất trữ trong kho, nên Compaq cạnh tranh bằng cách sản xuất máy vi tính khi họ nhận được đơn đặt hàng của khách hàng đơn lẻ. Để thực hiện chiến lược cơ sở này, Compaq đã quyết định thay thế dây chuyền lắp ráp khối lượng lớn bằng các phòng làm việc 3 người.

- Lựa chọn địa điểm sản xuất

Tìm được nơi thích hợp để xây dựng nhà máy là một trong các quyết định quan trọng của công ty kinh doanh quốc tế. Sự lựa chọn này có thể giúp công ty đạt được 2 mục tiêu: giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm. Ba căn cứ để xem xét địa điểm xây dựng nhà máy sản xuất trên phạm vi quốc tế: yếu tố quốc gia, yếu tố kỹ thuật và yếu tố sản phẩm.

+ Yếu tố quốc gia

Các yếu tố kinh tế chính trị, văn hóa và các yếu tố có liên quan đến sự khác nhau về chi phí giữa các quốc gia chính là những lý do làm cho các quốc gia khác nhau thì có lợi chi thế so sánh trong việc sản xuất các sản phẩm cụ thể khác nhau. Sự khác nhau đó ảnh hưởng đến lợi ích, chi phí và rủi ro trong khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ở 1 quốc gia nhất định. Vì vậy, một công ty nên lựa chọn địa điểm sản xuất ở nơi có điều kiện kinh tế, chính trị và văn hóa thuận lợi cho sản xuất sản phẩm với chi phí thấp nhất.

Tất nhiên các điều kiện khác cũng ảnh hưởng đến quyết định nơi chế tạo sản phẩm, thí dụ: hàng rào thương mại chính thức và không chính thức, những luật lệ về đầu tư trực tiếp nước ngoài và những biến đổi của tỷ giá hối đoái trong tương lai. Như

chúng ta đã biết, sự tăng giá đồng tiền có thể làm cho một quốc gia có chi phí sản xuất thấp nhất trở thành quốc gia có chi phí sản xuất cao nhất. Trong khoảng thời gian 1950 đến 1980, sự giảm giá của đồng Yên Nhật đã làm cho nước Nhật trở thành quốc gia có chi phí sản xuất thấp nhất. Từ năm 1980, khi đồng Yên Nhật tăng giá so với USD Mỹ thì chi phí sản xuất ở Nhật lại cao hơn Mỹ. Vì vậy nhiều công ty Nhật đã chuyển sang xây dựng nhà máy tại Đông Âu và Mỹ.

+ Yếu tố kỹ thuật

Loại kỹ thuật mà công ty sử dụng để chế tạo sản phẩm có thể ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi sản xuất sản phẩm. Thí dụ: một số kỹ thuật chỉ có thể sản xuất ở 1 quốc gia để phục vụ thị trường các quốc gia khác trong khu vực. Trong những trường hợp khác thì kỹ thuật có thể phục vụ cho hoạt động sản xuất của các vùng liên quan. Ba vấn đề cần quan tâm trong yếu tố kỹ thuật là: mức chi phí cố định khi áp dụng loại kỹ thuật này, quy mô tối ưu và tính chất tự động hóa.

Chi phí cố định: trong một vài trường hợp, chi phí cố định của việc xây dựng và đưa nhà máy vào hoạt động rất cao. Thí dụ: chi phí khoảng 1 tỷ USD để xây dựng và đưa vào hoạt động 1 nhà máy sản xuất chip. Do vậy, chỉ nên xây dựng nhà máy ở một quốc gia để phục vụ các quốc gia khác trên thế giới. Ngược lại, khi chi phí cố định thấp thì nên xây dựng các nhà máy sản xuất ở một số quốc gia, như vậy công ty có thể phục vụ tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng ở các quốc gia mà công ty hoạt động. Sản xuất ở nhiều quốc gia khác nhau có thể giúp công ty tránh được những rủi ro vì khi trở thành quá phụ thuộc vào một quốc gia thì rủi ro sẽ rất cao, đặc biệt khi tỷ giá hối đoái thay đổi.

Quy mô tối ưu: Khi khối lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên và chi phí sản xuất một sản phẩm giảm thì công ty có thể đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô. Trong trường hợp này, sản xuất tăng lên sẽ tận dụng được tối đa lợi thế của máy móc thiết bị và việc tăng năng suất lao động nhờ chuyên môn hóa cao hơn trong quá trình sản xuất làm cho chi phí sản xuất giảm. Tuy vậy, chi phí sản xuất 1 sản phẩm chỉ giảm nếu quy mô sản xuất tăng lên trong một giới hạn nhất định. Vì nếu quy mô sản xuất vượt quá giới hạn đó thì việc tăng quy mô sản xuất sẽ làm tăng chi phí. Mức quy mô đó gọi là quy mô tối ưu.

Quy mô tối ưu của sản xuất là yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến các quyết định sản xuất tập trung hay phân tán:

Nếu quy mô lớn thì nên xây dựng nhà máy sản xuất ở một vài quốc gia nhất định để xuất hàng hóa sang thị trường các quốc gia lân cận.

Trong trường hợp, quy mô tối ưu nhỏ và khi chi phí cố định thấp thì nên xây dựng nhà máy ở các quốc gia là thị trường mục tiêu để phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau và tránh được rủi ro tỷ giá hối đoái thay đổi.

Trong trường hợp quy mô tối ưu nhỏ và chi phí cố định cao thì phải so sánh hiệu quả của 2 phương án.

Mức độ tự động hóa: mức độ tự động hóa có liên quan chặt chẽ với quy mô sản xuất của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Mức độ tự động hóa thường gắn với quy mô sản xuất lớn và ngược lại. Mức độ tự động hóa phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật chế tạo tự động - kỹ thuật cho phép công ty sản xuất một tập hợp nhiều sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng quy chuẩn, thường chỉ có các nhà máy quy mô lớn mới có thể đạt được. Hơn nữa, công ty sử dụng kỹ thuật tự động sẽ đạt tỷ lệ thành phẩm cao. Có 2 cấp kỹ thuật tự động, đó là máy móc tự động và hệ thống chế tạo tự động. Sử dụng hệ thống máy móc tự động trong kinh doanh quốc tế cho phép công ty có thể làm cho sản phẩm phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng ở các quốc gia khác nhau. Hệ thống máy móc tự động cho phép công ty có thể điều chỉnh sản lượng sản phẩm theo yêu cầu đa dạng của các thị trường khác nhau mà không cần xây dựng nhà máy ở các quốc gia khác nhau.

Như vậy công ty sẽ quyết định tập trung sản xuất ở một quốc gia khi yếu tố kỹ thuật đảm bảo để thực hiện tập trung sản xuất ở một quốc gia hoặc trong một quốc gia nhất định trên thị trường mục tiêu có chi phí cố định lớn và quy mô tối ưu cao.

+ Yếu tố sản phẩm

Quyết định tập trung sản xuất còn phụ thuộc vào đặc điểm của sản phẩm. Ba vấn đề xem xét trước khi ra quyết định: Quan hệ giữa giá trị sản phẩm và trọng lượng sản phẩm, quan hệ giữa giá trị nguyên vật liệu (NVL) và trọng lượng NVL và tính chất giống nhau của những sản phẩm cùng đáp ứng 1 loại nhu cầu trên toàn thế giới.

Thứ nhất, quan hệ giữa giá trị và trọng lượng của sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến chi phí vận chuyển. Đối với những sản phẩm thuộc nhóm hàng điện tử thì quan hệ này đối ngược nhau, bởi giá trị của sản phẩm thì lớn nhưng trọng lượng của nó thì thấp, do đó chi phí vận chuyển thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị. Giả định các yếu tố khác là như nhau thì công ty nên tập trung sản xuất tại một hay một số các quốc gia để phục vụ nhu cầu của thị trường quốc tế. Ngược lại, đối với các sản phẩm thì quan hệ này lại là quan hệ cùng chiều. Ví dụ: dầu khí là sản phẩm có trọng lượng lớn nên chi phí vận chuyển thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Do đó, giả sử các yếu tố khác như nhau thì công ty nên xây dựng nhà máy gần nơi tiêu thụ để giảm chi phí vận chuyển.

Thứ hai, quan hệ giữa giá trị NVL và trọng lượng NVL cũng ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển. Chẳng hạn giá trị NVL cao và trọng lượng NVL thấp thì chi phí vận chuyển thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí. Do đó, nếu các yếu tố khác là như nhau thì công ty nên tập trung sản xuất tại 1 hay 1 số quốc gia để phục vụ nhu cầu của thị trường quốc tế. Ngược lại, nếu giá trị NVL thấp mà trọng lượng NVL cao thì

chi phí vận chuyển thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Do đó, giả sử các yếu tố là như nhau thì công ty nên xây dựng nhà máy gần nơi tiêu thụ để giảm chi phí vận chuyển.

Thứ ba, những sản phẩm mà nhu cầu trên thế giới có khuynh hướng tương tự nhau như sản phẩm hóa chất, thép, sản phẩm điện công nghiệp hay các sản phẩm tiêu dùng hiện đại như máy tính và máy tính cá nhân. Do thị hiếu sở thích khách hàng trên thế giới ít có sự khác nhau nên không cần điều chỉnh nhiều. Đối với các sản phẩm này, công ty nên tập trung sản xuất ở những quốc gia được lựa chọn để phục vụ nhu cầu thị trường các nước trong khu vực.

Tóm lại trong việc lựa chọn nơi sản xuất, các công ty quốc tế thường quan tâm đến 2 vấn đề cơ bản: tập trung sản xuất ở một số quốc gia để phục vụ nhu cầu của thị trường quốc tế và xây dựng nhà máy sản xuất ở các vùng hay quốc gia gần thị trường tiêu thụ chính. Trước khi ra quyết định, các công ty quốc tế cần tính đến cả 3 yếu tố trên. Tuy nhiên, không phải lúc nào các yếu tố trên cũng biểu hiện rò ràng, nên trước khi quyết định chúng ta cũng cần xem xét và so sánh giữa lợi ích và bất lợi của mỗi quyết định.

4.1.2. Lựa chọn phương thức sản xuất

- Lý do phải lựa chọn

Trong kinh doanh quốc tế công ty phải quyết định tự sản xuất các bộ phận hay mua những bộ phận này từ những nhà sản xuất khác để chế tạo ra sản phẩm cuối cùng. Quyết định này là rất quan trọng trong chiến lược sản xuất của nhiều công ty. Chẳng hạn, trong ngành sản xuất ô tô thì một chiếc ô tô có tới hơn 10000 thiết bị khác nhau nên các công ty ở ngành công nghiệp này phải lựa chọn giữa việc tự làm hay mua bán thành phẩm. Thí dụ: Ford ở Châu Âu thì chỉ tự sản xuất 45% giá trị của xe Fiesta, 55% còn lại họ thường xuyên mua của các nhà sản xuất khác.

Quyết định này là rất quan trọng đối với 1 công ty khi kinh doanh trong nội địa, tuy nhiên quyết định này đối với công ty kinh doanh quốc tế sẽ phức tạp hơn vì có sự khác nhau của các yếu tố chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa cũng như các yếu tố liên quan tới chi phí của các quốc gia khác nhau.

- Lợi thế của việc tự sản xuất toàn bộ các bộ phận của sản phẩm

Khi công ty tự sản xuất tất cả các bán thành phẩm sẽ có những lợi ích sau:

Thứ nhất, đầu tư vào các tài sản chuyên dùng.

Một công ty phải đầu tư vào tài sản chuyên dùng để sản xuất những bán thành phẩm có vai trò quan trọng trong việc làm cho sản phẩm của công ty có tính cạnh tranh cao hơn trên thị trường. Giả định hãng xe Ford ở Châu Âu có xe hơi mới chất lượng cao do họ sử dụng bộ chế hòa khí đặc biệt, giúp việc sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn. Vì vậy, hãng này quyết định có nên tự sản xuất loại chế hòa khi này hay ký hợp đồng

để một công ty khác đảm nhận và cung cấp cho hãng. Để chế tạo bộ chế hòa khí đó cần bộ phận máy móc đặc biệt để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Hơn thế nữa, việc đầu tư chỉ để sản xuất ra bộ phận này chỉ để cũng cấp cho một khách hàng là Ford. Trong trường hợp này, công ty chế tạo bộ chế hòa khí sợ rằng Ford lợi dụng điều này để giảm giá cả của bộ chế hòa khí mà họ sản xuất. Còn đối với Ford thì họ lại sợ rằng họ phải phụ thuộc vào công ty cung cấp bộ chế hòa khí này vì nếu có trường hợp bất ổn, Ford không thể chuyển dễ dàng sang bạn hàng. Như vậy, Ford sợ công ty chế tạo bộ chế hòa khí này dựa vào ưu thế đó mà tăng giá cả. Nếu Ford thiếu sự tin tưởng vào công ty chế tạo bộ chế hòa khí thì họ sẽ tự chế tạo bộ chế hòa khí. Tuy nhiên, quyết định này sẽ buộc Ford phải đầu tư vào những tài sản chuyên dùng.

Thứ hai, bảo vệ bí quyết kỹ thuật của sản phẩm.

Bí quyết kỹ thuật sản phẩm là bí mật đặc biệt của công ty và cho phép công ty sản xuất ra những sản phẩm có những đặc tính riêng biệt. Bí quyết kỹ thuật cho phép công ty có những ưu thế cạnh tranh cao hơn các công ty khác. Không một công ty nào muốn đối thủ cạnh tranh có đựoc những bí quyết này. Nếu một công ty ký hợp đồng với một hãng khác để chế tạo một bộ phận nhất định thì kỹ thuật chế tạo bộ phận đó có thể bị hãng cung ứng sử dụng để bán cho đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, để bảo toàn kỹ thuật chế tạo thì công ty phải chọn cách tự sản xuất các bộ phận của sản phẩm.

Thứ ba, hợp lý hóa lịch trình chế tạo

Thực hiện quyết định tự sản xuất toàn bộ sản phẩm có thể làm cho quá trình lậo kế hoạch, phối hợp lịch trình trở nên dễ dàng hơn. Điều này đặc biệt thuận lợi cho các công ty thực hiện hệ thống quản lý NVL just-in-time để giảm việc dự trữ NVL và đảm bảo quá trình sản xuất thông suốt và do đó giảm chi phí sản xuất.

Nếu công ty mua bán thành phẩm từ người cung ứng thì sẽ có thể không thực hiện được lịch trình hợp lý, vì vậy công ty phải thường xuyên dự trữ NVL, tức là làm cho chi phí sản xuất tăng lên.

- Lợi thế của mua bán thành phẩm

Lợi thế của việc mua bán thành phẩm từ những người cung ứng độc lập có thể cho phía công ty có thể điều chỉnh tính linh hoạt của nguồn cung ứng và giảm được các đầu mối tổ chức.

- Điều chỉnh linh hoạt nguồn cung ứng

Ưu thế từ việc mua bán thành phẩm từ các nhà cung ứng độc lập cho phép công ty có thể linh hoạt trong việc chuyển từ nguồn cung ứng này sang nguồn cung ứng khác. Đối với các công ty kinh doanh quốc tế thì điều này càng trở nên quan trọng trong điều kiện có sự thay đổi khá thường xuyên của tỷ giá hối đoái và của các rào cản thương mại làm thay đổi mức độ hấp dẫn của các nhà cung ứng ở các quốc gia khác nhau.

Việc mua bán thành phẩm cũng cần thiết đối với nhiều quốc gia có rủi ro về chính trị. Với những quốc gia như thế thì công ty có thể mua bán thành phẩm thay vì đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bằng cách mua các bán thành phẩm từ nước này mà giúp công ty tránh được những rủi ro về mặt chính trị, kể cả khi có xảy ra chiến tranh thì công ty cũng không gánh chịu bất kỳ một rủi ro nào.

Tuy nhiên, việc thực hiện chiến lược mua bán thành phẩm cũng làm công ty gặp một số trường hợp bất lợi. Thí dụ: khi các công ty cung cấp bán thành phẩm nhận thấy rằng người mua sẽ thay đổi nhà cung cấp trong trường hợp có sự thay đổi về tỷ giá hối đoái, thay đổi về hàng rào thương mại và các liên quan đến chính trị thì họ sẽ không đầu tư nhiều để có các máy móc thiết bị đặc biệt cho quá trình sản xuất loại bán thành phẩm đó. Điều đó làm cho công ty gặp bất lợi từ phía nhà cung cấp.

- Giảm đầu mối công ty

Nếu công ty tự làm các bộ phận của sản phẩm thì quy mô tổ chức của doanh nghiệp sẽ tăng lên, dẫn đến chi phí tăng lên. Điều đó xuất phát từ 3 lý do cơ bản sau:

Khi số lượng các đơn vị trong công ty càng lớn thì phát sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong quá trình hợp tác và kiểm soát các đơn vị. Sự hợp tác và kiểm soát các đơn vị yêu cầu các cán bộ quản lý chủ chốt phải quản lý được số lượng lớn thông tin về hoạt động của các đơn vị bộ phận. Số lượng các đơn vị bộ phận càng lớn thì càng có nhiều thông tin đòi hỏi các cán bộ chủ chốt phải xử lý, nếu các đầu mối quá nhiều sẽ gây khó khăn cho các cán bộ quản lý. Về lý thuyết, khi công ty tham gia quá nhiều các hoạt động thì cán bộ cao cấp nhất của công ty sẽ không thể kiểm soát tốt các hoạt động của công ty. Trong nhiều trường hợp, giá phải trả cho các hoạt động không hiệu quả còn lớn hơn lợi ích của việc tập trung quản lý theo chiều dọc. Vấn đề này cần được quan tâm hơn trong kinh doanh quốc tế, vì khi các chi nhánh xa nhau về không gian, có sự khác biệt về thời gian, ngôn ngữ và văn hóa nên có nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh.

Khi công ty tự sản xuất các bộ phận của sản phẩm, các đơn vị chi nhánh sản xuất các bán thành phẩm này không có động lực giảm chi phí bởi vì chắc chắn là họ có khách hàng là công ty mẹ. Do họ không cần phải cạnh tranh với các đối thủ để bán được hàng hóa nên kết quả là chi phí sản xuất thường cao. Hơn nữa, các quản lý bộ phận đó có thể cố tình chuyển phần chi phí cao hơn cho các bộ phận khác trong công ty với hình thức giá chuyển giao chứ không tìm cách giảm các chi phí này.

Các công ty phải xác định giá chuyển giao trong việc chuyển bán thành phẩm từ bộ phận này sang bộ phận khác trong công ty để loại trừ các đơn vị dùng hình thức này để mưu lợi riêng. điều này luôn gây khó khăn cho bất kỳ công ty nào, xong đối với các công ty kinh doanh quốc tế thì càng khó khăn hơn nhiều. Các yếu tố như cơ chế thuế khác nhau, sự thay đổi tỷ giá và sự quan tâm khong đúng mức của giám đốc công ty

Xem tất cả 167 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí